Trong những năm gần đây xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng đất nước. Trong đó xuất khấu thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là cá Tra, Basa là sản phẩm chỉ mới đi vào xuất khẩu chưa được 10 năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất lớn và nó được xem là mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được việc xuất khẩu cá Tra, Basa còn gặp những khó khăn rất lớn như: vụ kiện bán phá giá của hiệp hội cá da trơn Mỹ, có một lô hàng bị EU trả về do nhiễm kháng sinh hóa chất. nguyên nhân của những khó khăn trên là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiếu rõ về các thị trường xuất khẩu, trong thời gian đó không có chương trình đầu tư sâu vào việc nghiên cứu thị trường. Do đó để hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt và hạn chế việc gặp những khó khăn thì cần phải đầu tư tìm hiểu thị trường, phân tích những nguyên nhân gây ảnh hưởng để có biện pháp hoạt động xuất khẩu thích hợp.
Đối với công ty cổ phần thủy sản Cafatex, là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá Tra, Basa trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam còn rất thấp. Nhất là sau vụ kiện bán phá giá của mỹ, giá trị xuất khẩu trực tiếp của sản phẩm này giảm xuống rất nhiều. công ty đã mở rộng sang các thị trường mới nên đã hạn chế được phần nào ngững khó khăn của hoạt động xuất khẩu. Nổi bậc nhất là thị trường, giá trị xuất khẩu ở thị trường này trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng như chúng ta đã biết thị EU nổi tiếng khó tính nhất hiện nay nên để đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu cá Tra, Basa vào thị trường này và gia tăng giả trị xuất khẩu trong thời gian tới công ty cần xác định EU là thị trường mục tiêu và chủ lực và là cơ sở để tìm hiểu những thị trường khác. Từ đó phải phân tích kĩ các nhân tố của thị trường đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn để có các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty, đưa Cafatex trở thành một trong những công ty phát triển mạnh nhất trong cả nước, cũng như nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty cổ phần thủy sản cafatex vào thị trường EU”.
81 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty cổ phần thủy sản cafatex vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
¯
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong những năm gần đây xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng đất nước. Trong đó xuất khấu thủy sản là một trong những ngành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam. Đặc biệt là cá Tra, Basa là sản phẩm chỉ mới đi vào xuất khẩu chưa được 10 năm nhưng lại có tốc độ tăng trưởng hàng năm rất lớn và nó được xem là mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được việc xuất khẩu cá Tra, Basa còn gặp những khó khăn rất lớn như: vụ kiện bán phá giá của hiệp hội cá da trơn Mỹ, có một lô hàng bị EU trả về do nhiễm kháng sinh hóa chất. nguyên nhân của những khó khăn trên là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiếu rõ về các thị trường xuất khẩu, trong thời gian đó không có chương trình đầu tư sâu vào việc nghiên cứu thị trường. Do đó để hoạt động xuất khẩu được phát triển tốt và hạn chế việc gặp những khó khăn thì cần phải đầu tư tìm hiểu thị trường, phân tích những nguyên nhân gây ảnh hưởng để có biện pháp hoạt động xuất khẩu thích hợp.
Đối với công ty cổ phần thủy sản Cafatex, là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Nhưng tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá Tra, Basa trong tổng kim ngạch xuất khẩu cá Tra, Basa của Việt Nam còn rất thấp. Nhất là sau vụ kiện bán phá giá của mỹ, giá trị xuất khẩu trực tiếp của sản phẩm này giảm xuống rất nhiều. công ty đã mở rộng sang các thị trường mới nên đã hạn chế được phần nào ngững khó khăn của hoạt động xuất khẩu. Nổi bậc nhất là thị trường, giá trị xuất khẩu ở thị trường này trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng như chúng ta đã biết thị EU nổi tiếng khó tính nhất hiện nay nên để đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu cá Tra, Basa vào thị trường này và gia tăng giả trị xuất khẩu trong thời gian tới công ty cần xác định EU là thị trường mục tiêu và chủ lực và là cơ sở để tìm hiểu những thị trường khác. Từ đó phải phân tích kĩ các nhân tố của thị trường đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn để có các giải pháp khắc phục hạn chế và phát huy thế mạnh nhằm làm gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty, đưa Cafatex trở thành một trong những công ty phát triển mạnh nhất trong cả nước, cũng như nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là lý do mà em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty cổ phần thủy sản cafatex vào thị trường EU”.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
- Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra, basa của công ty trong những năm gần đây đồng thời đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu đó.
- Phân tích các nhân tố của thị trường ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty bao gồm các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Đánh giá những nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng ở hiện tại và tương lai. Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm làm gia tăng giá trị và hiệu quả xuất khẩu cá Tra, Basa của công ty trong những năm tới.
III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH:
1. Phương pháp thu thập số liệu:
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.
2. Phương pháp phân tích
- Thu thập thông tin dữ liệu liên quan đến thị trường và kết quả xuất khẩu cá tra, basa, của công ty cafatex và của việt nam trong những năm gần đây và những thông tin định hướng cho những năm kế tiếp.
- Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả. Trên cơ sở đó đánh giá được những vấn đề thực hiện được và chưa thực hiện được, nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
- Phương pháp số tuyệt đối và số tương đối.
- Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích mối quan hệ, mức độ biến động cũng như sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của bài luận văn này, em chỉ tập trung vào phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty cổ phần thủy sản Cafatex trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu xuất khẩu cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của giai đoạn từ năm 2003 đến 2005.
Từ đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xuất khẩu cá tra, basa của công ty trong tương lai.
PHẦN NỘI DUNG
¯
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG:
1. Khái niệm:
Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ cũng như của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hoá. Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hoá cụ thể.
Thị trường là nơi mà người mua và người bán tìm đến với nhau thông qua trao đổi thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.
Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:
Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?
Số lượng bao nhiêu?
Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào?
Còn người tiêu dùng thì biết được
Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?
Nhu cầu được thoả mãn như thế nao?
Khả năng thanh toán ra sao?
Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung- cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh.
Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiêt thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó phát triển.
Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước.
2. Vai trò:
Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường.
II. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU:
1. Khái niệm:
Nói đến xuất khẩu nghĩa là bán hàng ra nước ngoài. Hầu như bất kỳ quốc gia nào cũng đều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát triển tất yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như thế quốc gia đó mới đuổi kịp các nước trên thế giới về trình độ khoa học công nghệ, cũng như về văn minh văn hoá, và tiến bộ xã hội, … để phát triển đát nước. Một quốc gia được coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển về mọi mặt và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu là một trong những mặt có tầm quan trọng to lớn quyết định đến sự hưng thịnh của một nền kinh tế. Xuất khẩu không chỉ đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó còn mang đến cho người dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ không có.
Như vậy có thể nói xuất khẩu là một công cụ hay nói khác hơn là một hình thức hoạt đọng giao lưu thương mại nhằm dung hoà lợi ích của mọi người trên thế giới. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao đổi hàng hoá dịch vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình , đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Như vậy xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nước ngoài.
2. Vai trò:
Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, điều này được thể hiện thông qua các lý do sau:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất.
- Xuất khẩu được xem là công cụ đoàn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Bởi vì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nhiều ngành nghề từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và nâng cao mức sống cho người dân.
- Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đói và tương đối của đất nước.
- Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cướng hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới.
Tóm lại: đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU:
- Đặc điểm của thị trường: những thông tin về những nét văn hoá và thị hiếu tiêu dùng của thị trường.
- Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu.
+ Thuế quan:
Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước.
+ Hạn ngạch:
Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng hàng hoá hoặc giá trị hàng hoá mà chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ chịu mức thuế quan cao.
Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và thời gian nhất đã định.
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện:
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bảnhạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981.
VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác.
VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dung trong chính sách ngoại thương.
+ Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao đông, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, …
Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng háo sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, …
+ Chính sách ngoại thương:
Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định.
Chính sách ngoại thương là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một đất nước, nó góp phần thúc đẩy thực hiện các mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kỳ.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác nhau cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những mục têu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên các chính sách ngoại thương đều có tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài.
Mỗi nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế , vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại thuơng riêng với các biện pháp cụ thể.
+ Nguyên tắc Tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation):
Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) là biểu hiện của việc “không phân biệt đối xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
· Thứ nhất: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế – thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng được giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.
· Thứ hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế – thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các phí tổn cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Theo luật pháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế.
+ Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Sustem of Preference)
Nghiên cứu chế độ Tối huệ quốc cần phải nghiên cứu chế độ MFN đặc biệt giành cho các nước chậm tiến và đang phát triển thông qua chế độ ưu đãi phổ cập GSP.
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triển dành cho 1 số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển (gọi là các nước nhận ưu đãi).
Nội dung chính của chế độ GSP là:
· Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang hoặc kém phát triển.
· GSP áp dụng cho các loại hàngcông nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.
· Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP: Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ các nước được hưởng đều được giảm hay miễn thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu vào những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện như sau:
* Điều kiện xuất sứ từ nước được hưởng.
* Điều kiện về vận tải (Ví dụ : hàng vận chuyển không qua lãnh thổ nước thứ ba hoặc không qua mua bán, tái chế lại).
* Điều kiện về giấy chứng nhận xuất sứ.
- Đối thủ cạnh tranh: là những doanh nghiệp trong và ngoài nứoc hoạt động sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đối thủ cạnh tranh gồm có: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tương lai, đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.
- Thị trường nguyên liệu: là nơi diễn ra hoạt động mua bán nguyên liệu, cung cấp cho các doanh nghiệp nguyên liệu sản xuất sản phẩm.
- Chính sách, kế hoạch phân phối sản phẩm của công ty.
CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
ü Tiền thân của công ty cổ phần thủy sản CAFATEX là xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (thành lập tháng 5/1987) trực thuộc Liên hiệp Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu Hậu Giang, với nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là thu mua - chế biến – cung ứng hàng thủy sản xuất khẩu.
ü Tháng 7/1992 sau khi tỉnh Hậu Giang cũ được chia cắt thành 2 tỉnh mới là Cần Thơ và Sóc Trăng, theo quyết định số 416/QĐ.UBT.92 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ ký ngày 01/07/1992 đã quyết định thành lập xí nghiệp chế biến thủy súc sản Cần Thơ trên cơ sở xí nghiệp đông lạnh thủy sản II (cũ) nguyên là đơn vị chuyên sản xuất và cung ứng sản phẩm thủy sản đông lạnh cho hệ thống seaprodex Việt Nam xuất khẩu.
ü Tháng 3/2004 với chủ trương của chính phủ công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hoạt động theo luật doanh nghiệp với tên gọi là công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
ü Công ty cổ phần thủy sản CAFATEX.
ü Tên giao dịch: CAFATEX FISHERY JOINT STOCK Co. (viết tắt là: Cafatex corporation)
üLoại hình pháp lý: công ty cổ phần.
ü Trụ sở: km 2081 quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang .
ü Điện thoại: 071. 847 775
ü Số tài khoản : 011.1.00.000046.5 tại ngân hàng ngoại thương Cần Thơ.
ü Mã số thuế : 1800158710.
ü Vốn điều lệ: 49.404.825.769 VND trong đó :
- Vốn nhà nước: 14.327.399.473
- Vốn cổ đông thuộc công ty: 27.078.785.004
- Vốn cổ đông bên ngoài : 7.998.641.292
2. Mục tiêu, chức năng và phạm vi sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1. Mục tiêu:
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động các nguồn lực về: vốn, công nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập một cách ổn định cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm giá trị thương hiệu CAFATEX, phát triển công ty bền vững và lâu dài.
Đưa thương hiệu CAFATEX trở thành 1 thương hiệu quen thuộc và tin cậy trong lòng của khách hàng, đưa doanh nghiệp CAFATEX phát triển bền vững lâu dài và trở thành 1 trong những doanh nghiệpdẫn đầu về doanh thu cũng như quy mô trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy sản.
2.2. Chức năng:
« Nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến, đóng gói thủy súc sản xuất khẩu.
« Kinh doanh xuất - nhập khẩu và phân phối sản phẩm thủy - súc sản qua chế biến, đóng gói thực phẩm và hàng tiêu dùng khác cho thị trường trong và ngoài nước.
« Kinh doanh xuất - nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị máy móc cho ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến đóng gói thủy sản cho thị trường trong và ngoài nước.
2.3.Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy tổ chức theo sơ đồ sau
Ghi chú:
: Văn phòng công ty
: Các xưởng trực tiếp
sản xuất
: Các đơn vị trực thuộc
công ty
: Các đơn vị không
trực thuộc công ty
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN CAFATEX
(Cafatex Corporation)
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN DỰ ÁN
BAN ISO - MAKETING
BAN NGUYÊN LIỆU
P.TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
Trong đó:
- Kho vật tư
P.XUẤT NHẬP KHẨU
Trong đó:
Kho thành phẩm
P.CÔNG NGHỆ
KIỂM NGHỆ
Trong đó:
- P.kiểm cảm quan
- P.kiểm sinh hoá
- Nhóm quản lý chất lượng
- Nhóm kiểm tra nguyên liệu
P.BÁN
HÀNG
PHÒNG
TỔNG VỤ
Trong đó:
- Đội xe
- Đội bảo vệ PCCC
- Đội vệ sinh thu gom
- Trạm y tế
- Tổ BHLĐ
- Bếp ăn công nghiệp
P.CƠ ĐIỆN
LẠNH
Trong đó:
- Tổ vận hành
- Tổ điện, điện tử, điện lạnh
- Tổ sửa chữa thiết bị.
CHI NHÁNH
TP.HCM
NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN TÔM
CAFATEX DL65
TRẠM THU MUA TÔM CÀ MAU
TRẠM THU MUA
TÔM VĨNH LỢI
XÍ NGHIỆP THUỶ SẢN
TÂY ĐÔ
TRẠM
THU MUA TÔM
HỘ PHÒNG
XƯỞNG TÔM
BẮC MỸ - CHÂU ÂU
XƯỞNG TÔM
NHẬT BẢN
XƯỞNG
SƠ CHẾ TÔM
XƯỞNG ĐIỀU PHỐI,
TINH CHẾ TÔM
2.3.1. Ban tổng giám đốc:
Ban tổng giám đốc công ty gồm:
Tổng giám đốc: Nguyễn Văn Kịch
Quyền hạn và nhiệm vụ: định hướng hoạt kinh doanh của đơn vị. Tổ chức xây dựng các mốí quan hệ kinh tế với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế. Đề ra các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sao cho đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Giám đốc có