Hiện nay, có rất nhiều người và thậm chí cả sinh viên - những người mà đang được trang bị một cách khá đầy đủ kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội vẫn không hiểu rõ một cách chính xác bản chất hình thái Kinh tế - Xã hội (KT - XH) là gì và có những hình thái KT - XH nào mà thế giới con người đã trải qua và có khá hơn thì chỉ biết rằng xã hội con người đã trải qua các chế độ nào.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích luận điểm của Mác “Tôi coi sự phát triển của hình thái Kinh tế - Xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
Phân tích luận điểm của Mác “Tôi coi sự phát triển của hình thái Kinh tế - Xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên”
I - Lời mở đầu
Hiện nay, có rất nhiều người và thậm chí cả sinh viên - những người mà đang được trang bị một cách khá đầy đủ kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội vẫn không hiểu rõ một cách chính xác bản chất hình thái Kinh tế - Xã hội (KT - XH) là gì và có những hình thái KT - XH nào mà thế giới con người đã trải qua và có khá hơn thì chỉ biết rằng xã hội con người đã trải qua các chế độ nào.
Ngay chính tôi, trước khi chưa làm bài tiểu luận về hình thái KT - XH này tôi cũng chỉ biết rằng mình đang sống trong chế độ XHCN nhưng cũng chưa hiểu rõ rằng hình thái KT - XH chính xác là cái gì, bản chất của nó ra sao. Và khi được học môn Triết về phần hình thái KT - XH tôi mới thấy hết được ý nghĩa của nó, nó không đơn thuần chỉ là một khái niệm, cũng không là một cái gì cụ thể mà nó như là một cái gì đó vận động. Quả thực, khi nghiên cứu về vấn đề này khi tôi thiểu được ra thế nào là hình thái KT - XH, thế nào là sự phát triển hình thái KT - XH thì tôi thấy như tầm hiểu biết của tôi rộng hơn rất nhiều.
II - Hình thái KT - XH
Trước khi đi vào phân tích “Sự phát triển của hình thái KT - XH là quá trình lịch sử tự nhiên” cần phải hiểu hình thái KT - XH là gì, kết cấu của nó như thế nào? Hình thái KT - XH là một phạm trù của CNDVLS dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến thức thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
Tất nhiên những mặt trên là cơ bản, ngoài ra hình thái KT - XH còn bao gồm cả những quan hệ về dân tộc, gia đình, lịch sử và các quan hệ khác. Các quan hệ trên đây có vai trò độc lập nhất định, đồng thời cũng bị chi phối bởi những điều kiện vật chất kinh tế cụ thể và những quan hệ cơ bản khác của xã hội.
Như vậy, về cơ bản cấu trúc của hình thái KT - XH bao gồm: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng. Ngoài ra cấu trúc hình thái KT - XH còn có thêm các quan hệ về dân tộc, gia đình và các loại quan hệ xã hội khác. Vậy thì 3 mặt cơ bản của hình thái KT - XH cụ thể là gì?
Trước khi lo nghĩ đến những vấn đề chính trị, nghệ thuật, khoa học,... thì nhu cầu tối thiểu của một con người là phải ăn, uống, ở, mặc. Đây là những nhu cầu đơn giản nhất nhưng là thiết yếu nhất để con người có thể tồn tại. Tại sao lại bàn đến con người ở đây. Bởi con người chính là trung tâm, là nguyên nhân, là một trong những nhân tố tạo nên hình thái KT - XH. Những thứ cơ bản cho nhu cầu tồn tại của con người hoàn toàn không có sẵn trong tự nhiên, mà con người muốn sống phải sáng tạo lại hiện thực, những sản phẩm cần thiết để sống phải được tạo ra chứ không có trong tự nhiên dưới dạng trực tiếp sẵn có. Sống là phải sáng tạo và sáng tạo một cách thực tiễn hay nói cách khác là phải sản xuất để mà sống.
Mỗi một con người có sự suy nghĩ sáng tạo khác nhau, nên cách thức sáng tạo làm việc khác nhau, vì vậy mỗi xã hội lại có phương thức sản xuất khác nhau. Phương thức sản xuất là cách thức sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, thống nhất với các quan hệ sản xuất tương ứng với nó.
1. Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất.
Tư liệu sản xuất gồm có đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đối tượng lao động là những cái mà con người muốn tác động vào để biến nó trở thành những sản phẩm con người mong muốn. Nó là toàn bộ những tài nguyên thiên nhiên có sẵn mà con người đã, đang và sẽ trực tiếp sử dụng và đưa vào sản xuất; nó còn là những sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên mà do con người bằng lao động của mình đã tạo ra như: các loại hoá chất, sợi tổng hợp, các chất hợp kim, các loại nguyên vật liệu mới, giống và cây con mới. Con người không bao giờ chỉ bằng lòng với những thứ đang hiện có, việc tìm kiếm ra những đối tượng lao động mới, việc tạo ra những sản phẩm mới luôn là động lực cuốn hút mọi hoạt động sáng tạo của con người. Vì vậy đối tượng lao động luôn luôn được biến đổi, đổi mới không ngừng.
Tư liệu lao động chính là công cụ lao động (máy móc, thiết bị, hệ thống công nghệ,...) để con người tác động vào đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn. Ngoài ra, tư liệu lao động còn có cả phương tiện lao động, đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất như: nhà xưởng, kho bãi, bến cảng, sân ga, phương tiện liên lạc, đường xá, cầu cống,... Tư liệu lao động luôn luôn được cải thiện, biến đổi theo sự phát triển sáng tạo của con người. Chính công cụ lao động và phương tiện lao động là cơ sở để đánh giá sự phát triển của mỗi thời đại kinh tế, mỗi chế độ chính trị xã hội.
Người lao động là nhân tố trung gian nối kết tư liệu lao động với đối tượng lao động. Nếu một xã hội dù có tư liệu lao động hiện đại đến đâu không có người lao động thì tác dụng tích cực của tư liệu lao động cũng chẳng có ý nghĩa gì. Hơn nữa, tư liệu lao động cũng là do con người lao động tạo ra. Chính vì vậy con người luôn cần được quan tâm giáo dục và đào tạo để phát huy sức mạnh trí tuệ của mình.
2. Quan hệ sản xuất là toàn bộ mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội. Nó thể hiện ở 3 mặt quan hệ cơ bản: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất; quan hệ phân phối sản phẩm lao động.
Ba mặt kinh tế nói trên là một thể thống nhất hữu cơ, tạo thành quan hệ sản xuất, trước đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định đối với các mặt quan hệ khác.
Quan hệ sản xuất cũng thay đổi tuỳ thuộc vào trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của con người, chứ không phụ thuộc vào ý thức của con người. Sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa quan hệ sản xuất với tích chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những quy luật cơ bản nhất của đời sống xã hội. Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu và sức lao động. Khi công cụ sản xuất được sử dụng bởi từng cá nhân riêng biệt để sản xuất ra một sản phẩm cho xã hội, không cần đến lao động của nhiều người thì lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội. Trình độ của lực lượng sản xuất được thể hiện ở trình độ tinh xảo và hiện đại của công cụ sản xuất; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng, kỹ xảo của người lao động, trình độ phân công lao động xã hội, tổ chức quản lý sản xuất và quy mô của nền sản xuất.
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất càng cao thì chuyên môn hoá và phân công lao động càng sâu. Trình độ phân công lao động và chuyên môn hoá là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
3. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Toàn bộ tư tưởng xã hội là chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, khoa học,... trong đó hệ tư tưởng chính trị, pháp luật là sự phản ánh trực tiếp cơ sở hạ tầng và có vị trí chi phối toàn bộ đời sống tư tưởng xã hội. Những tổ chức thiết chế tương ứng bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước các cấp từ Trung ương tới địa phương, bộ máy bạo lực, quan đội, cảnh sát, toà án, nhà tù,... các Đảng phái chính trị, các tổ chức tôn giáo, và tổ chức quần chúng khác. Những mối quan hệ nội tại giữa các bộ phận của kiến trúc thượng tầng với nhau trong đó quan trọng hơn cả là mối quan hệ giữa hệ tư tưởng chính trị với bộ máy quản lý Nhà nước; hệ tư tưởng chính trị, bộ máy quản lý Nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội, các lĩnh vực khác nhau của đời sống tinh thần.
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những mối quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái KT - XH nhất định. Cơ sở hạ tầng chính là tổng hợp các kiểu quan hệ sản xuất, đó là những quan hệ vật chất, là cơ sở kinh tế của đời sống xã hội. Trong xã hội có giai cấp, tính chất đối kháng về mặt kinh tế của cơ sở hạ tầng chính là cơ sở nảy sinh những đối kháng trong kiến trúc thượng tầng, giai cấp nào thống trị về kinh tế sẽ thống trị về chính trị và thiết lập cả sự thống trị về mặt tinh thần đối với xã hội, trong đó hệ tư tưởng chính trị và bộ máy quản lý Nhà nước có vị trí quan trọng nhất. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. Và kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại cơ sở hạ tầng.
III - Sự phát triển của hình thái KT - XH
Nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau tương ứng với mỗi giai đoạn ấy là một hình thái KT - XH nhất định. Các hình thái KT - XH vận động, phát triển và thay thế lẫn nhau đều do tác động của các quy luật khách quan, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất một trong những quy luật quan trọng nhất đó là quá trình phát triển tự nhiên của lịch sử.
Trong bộ “Tư bản” và các tác phẩm khác của Mác, theo Mác, sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên, trong đó bản thân con người làm ra lịch sử của mình, nhưng không phải con người làm ra lịch sử một cách tuỳ tiện, một sự lựa chọn tuỳ ý, mà làm ra lịch sử phụ thuộc vào toàn bộ sự phát triển đã qua của sinh hoạt vật chất của xã hội. Ngay cả sinh hoạt tinh thần của xã hội cũng phản ánh sinh hoạt vật chất của xã hội. Từ đây Mác & Ăng ghen đã nêu lên hàng loạt những quy luật chi phối xã hội, đó là quy luật về quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật về tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, về cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc hạ tầng.
Trong tác phẩm “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học”, Mác viết: “Trong sản xuất xã hội, để cung cấp cho đời sống của mình, con người hình thành những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý chí của mình - những quan hệ sản xuất phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của những lực lượng sản xuất vật chất của mình. Tập hợp những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội cơ sở hiện thực trên đó dựng lên kiến trúc thượng tầng về pháp lý và chính trị và phù hợp với cơ sở đó là những hình thái nhất định của ý thức xã hội. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định quá trình đời sống xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Nhưng trong phương thức sản xuất thì công cụ lao động đánh giá trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, còn con người - người công nhân giữ vai trò quyết định cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất ổn định tương đối, ngày càng mâu thuẫn với lực lượng sản xuất không ngừng phát triển được biểu hiện về mặt xã hội, là mâu thuẫn giai cấp dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối kháng.
Do phải duy trì sự sống và bảo đảm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình, con người phải phát triển lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất tuy được tạo ra bằng năng lực thực tiễn của con người, song không phải con người làm ra theo ý muốn chủ quan. Người ta làm ra lực lượng sản xuất của mình dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt được trước đó. Lực lượng sản xuất phát triển kéo theo quan hệ sản xuất phải thích ứng với nó. Quan hệ sản xuất do lực lượng sản xuất quyết định, nhưng đến lượt nó, quan hệ sản xuất lại quy định các quan hệ khác của xã hội như quan hệ về chính trị, tư tưởng pháp quyền, đạo đức, khoa học,... Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, quan hệ sản xuất không phù hợp sẽ dẫn đến cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất cũ và dẫn đến sự thay đổi toàn bộ các quan hệ sản xuất khác. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chi phối toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử. Nó quyết định sự thay thế của các phương thức sản xuất, quyết định sự hình thành và biến đổi của các hình thái KT - XH.
Có thể lấy ví dụ đơn giản về sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. ở những công ty bánh kẹo bây giờ thì hầu hết trước đây đều sản xuất mì sợi. Do nhu cầu con người, do sự sáng tạo, phát triển của con người, do những yếu tố khách quan thay đổi, công ty chuyển sang sản xuất bánh kẹo. Đây là một lĩnh vực sản xuất khác vì vậy đòi hỏi phải có phương thức sản xuất khác, đối tượng lao động thay đổi yêu cầu tư liệu lao động cũng phải thay đổi, và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của con người cũng phải được thay đổi làm cho quan hệ sản xuất thay đổi theo.
Hình thái KT - XH cũ bao giờ cũng thai nghén, tạo tiền đề, tổ chức để cho hình thái KT - XH mới ra đời từ trong lòng nó dưới các dạng và mức độ khác nhau. Đối với triết học biện chứng thì không có hình thái nào là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng cả, tất cả đều quá độ, đều dẫn đến cái khác theo sự phát triển của tiến bộ xã hội.
Lịch sử nhân loại là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái KT - XH, song không vì vậy mà cho rằng sự phát triển và thay thế các hình thái KT - XH ở mọi quốc gia, mọi lục địa đều diễn ra giống nhau và tiến trình như nhau. Lịch sử không phát triển theo đường thẳng và ở mỗi nước khác nhau có thể sẽ có những hình thái KT - XH và trình độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên mỗi nước không phải là sự phát triển riêng biệt, sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa chúng được diễn ra dưới nhiều hình thức sẽ có tác động quan trọng đến sự phát triển của các dân tộc và của lịch sử nói chung. Tính chất không đồng đều này biểu hiện ở một số dân tộc tiến lên phía trước, một số dân tộc khác lại ngưng trệ do rất nhiều nguyên nhân chi phối, một số nước do những điều kiện cụ thể lại bỏ qua một hình thái kinh tế đó.
Như vậy lịch sử là một thể thống nhất, nhưng rất đa dạng và nhiều vẻ, chứa đựng trong các hình thái KT - XH khác nhau. Nó vận động từ thấp tới cao theo những nguyên nhân nội tại của nó, bởi tính logic khách quan tất yếu của lịch sử quy định.
IV - Thực trạng KT - XH ở Việt Nam, phương hướng và giải pháp
Có một số quan điểm cho rằng theo lý thuyết hình thái KT - XH thì Việt Nam không thể đi lên CNXH được. Và có đi lên theo ý nghĩa của Lênin thì những điều kiện như Lênin nêu ra Việt Nam hiện cũng không có. Hơn nữa, kinh tế thị trường không thể đi đôi với CNXH.
Đây là cách tư duy so sánh tình thức không gắn với hiện thực lịch sử. Sự phát triển của hình thái KT - XH của mỗi nước là do sự tác động của rất nhiều yếu tố cụ thể của từng quốc gia dân tộc và thời đại. Không có cái chung nào tồn tại ngoài cái riêng, do đó mỗi quốc gia dân tộc thể hiện cái chung qua những hoàn cảnh cụ thể của mình. Các sự kiện diễn ra và các chế độ xã hội hình thành và phát triển là do sự tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và chính trị tư tưởng trên quy mô dân tộc và thời đại lúc đó. Việc bỏ qua một số hình thái KT - XH trong lịch sử của nhiều dân tộc là một khả năng thực tế được tạo nên do chính các quy luật chung nhất của vận động lịch sử cùng tác động trên mọi quy mô đã được vạch ra trong lý luận về hình thái KT - XH của chủ nghĩa Mác. Tách cái trừu tượng khỏi cái cụ thể là một thứ tư duy hình thức thuần tuý do vậy đã không hiểu đúng ý Mác - Lênin đã khẳng định rằng quy luật chủ yếu không phải là trật tự trước, sau mà là quan hệ tác động qua lại. Do đó, nếu ở một nước lực lượng sản xuất phát triển chưa cao nhưng trong những tác động chung của thời đại và hoàn cảnh chính trị trong nước cho phép, nhân dân lao động có thể nắm lấy chính quyền và từ chính quyền đó có thể tạo ra các điều kiện văn minh để hình thành chế độ mới.
Theo Lênin, những nước còn ở trình độ phát triển quá thấp muốn quá độ lên CNXH phải có 3 điều kiện. Thực tế cho thấy một số nước phát triển hoặc tương đối phát triển xây dựng thành công CNXH và đặc biệt chú ý, những năm gần đây Việt Nam đã giải quyết thành công các điều kiện trên bằng những mối quan hệ quốc tế mới cả về vật chất lẫn trí tuệ. Trí tuệ người Việt Nam ngày nay không phải chỉ từ bài học của mình mà từ cả những giá trị chung của nhân loại đã đạt được trong nền văn minh đương đại.
Tin tưởng sắt đá vào nguyên lý phát triển macxit, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là đường đi tất yếu của lịch sử nhân loại. Người viết: “Loài người đã trải qua sự phát triển từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến rồi đến xã hội tư bản, xã hội tư bản với bản chất vô nhân đạo và đầy mâu thuẫn trong lòng nó, cũng giống như những quy luật của lịch sử xã hội, xã hội tư bản sẽ chuyển sang xã hội chủ nghĩa - cộng sản chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh - Toàn tập, T7 - NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội - một996, trang 246). Tư tưởng sâu xa của HCM không chỉ là ở sự lựa chọn hướng đi của dân tộc phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Giá trị nhân văn trong cách nhìn mới của HCM là ở chỗ người xem xã hội XHCN là hướng đi tối ưu của loài người. Chính vì vậy, ngay từ khi đất nước còn chìm đắm trong vòng nô lệ, HCM đã quyết chọn con đường cách mạng dân quyền để thực hiện dân sinh, tiến lên CNXH. CNXH, với bản chất nhân đạo và đầy sức sống của nó, nơi thể hiện lý tưởng cao đẹp của con người, có khả năng tự tạo ra sức mạnh nội sinh để thúc đẩy xã hội đi lên phù hợp với lý tưởng chân chính của nhân dân Việt Nam. Độc lập dân tộc & CNXH đã trở thành nhân lõi xuyên suốt lý tưởng xây dựng XH mới và triết lý phát triển xã hội Hồ Chí Minh.
Xã hội XHCN với bản chất và sức sống của nó thì chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở một Nhà nước vững mạnh của dân, do dân và vì dân. Đó là một Nhà nước do nhân dân làm chủ. Chính phủ là cơ quan Nhà nước cao nhất tập trung quyền lực của nhân dân do nhân dân giao phó vận hành theo cơ chế pháp quyền, thực hiện mọi trách nhiệm vì cuộc sống của nhân dân. Cán bộ là người đại diện cho ý chí của nhân dân, là công bộc của dân. Một Nhà nước như vậy sẽ là nơi tập trung và thể hiện toàn bộ sức mạnh của nhân dân, tạo ra sức mạnh xã hội.
Kinh tế quyết định chính trị, chính trị tập trung ở kinh tế. Vì vậy cần phải tăng cường phát triển kinh tế cho đất nước, ngày càng phải quan tâm đến vấn đề hợp tác hoá nhiều hơn để quy tụ sức mạnh toàn dân trong xây dựng nền kinh tế mới, cải tạo quan hệ sản xuất, phát triển lực lượng sản xuất, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Tóm lại cần phải có một nền kinh tế vững mạnh, do nhân dân lao động làm chủ đất nước và làm chủ kinh tế để bảo đảm cho đất nước phát triển.
Kinh tế là nền tảng và là yếu tố hàng đầu của phát triển xã hội thì văn hoá - khoa học - giáo dục là nguồn lực nội sinh từ thượng tầng kiến trúc tác động đến tận hạ tầng cơ sở, tạo nên sự vận động của tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội. Vì vậy, cần phải thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, tạo động lực chuyển biến nền KT - XH, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, góp phần làm chuyển chất xã hội và đưa xã hội đi theo con đường XHCN.
Phát triển khoa học - kỹ thuật tất yếu gắn liền với giáo dục - đào tạo con người. Con người là nội lực quyết định nhất của lực lượng sản xuất; nó là chủ thể tạo ra, đồng thời sử dụng khoa học - kỹ thuật, điều hành toàn bộ quá trình xã hội. Vì vậy mà Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề: “Muốn xây dựng CNXH phải có con người xã hội chủ nghĩa” - “Những con người vừa hồng vừa chuyên”. Sức mạnh của một dân tộc là tri thức, là trí tuệ “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Phải diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài. Dân trí là điều kiện để thực hiện văn hoá - xã hội, tạo tiềm năng trí tuệ và sức vươn lên một xã hội nhân văn.
Sức sống của phát triển lâu bền chỉ có được khi một xã hội phát huy cao độ các yếu tố sức mạnh truyền thống và cái mới hiện đại. Sự gắn bó hài hoà truyền thống - hiện đại là nguyên tắc của phát triển. Bởi ở đó, tương lai được tiếp sức từ nguồn sống của quá khứ và của hiện tại. Truyền thống là tinh hoa và sức mạnh kết tụ từ ngàn đời của một dân tộc. Nó làm cơ sở cho xã hội truyền thống đi vào hiện đại. Hiện đại nâng cao truyền thống - đó là sức mạnh và sức bền của phát triển.
Yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế được thể hiện qua quan h