Đề tài Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU

Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Do đó, Việt Nam cũng coi đây là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế mở cửa hội nhập, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt hợp tác với các nền kinh tế lớn, mạnh như EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Do dó, quan hệ hợp tác kinh tế với tổ chức này là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Quan hệ với EU chính thức từ năm 1990, năm 1995 Việt Nam đã trở thành một đối tác bình đẳng với EU khi bản “Hiệp định khung Việt Nam - EU” được thông qua. Đặc biệt, Ngày 4/10/2010, Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam - EU vừa được ký tắt. Qua đó khẳng định rằng từ cả hai phía, Việt Nam và EU đều đánh giá cao mối quan hệ kinh tế này. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối liên hệ kinh tế Việt Nam – EU có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về thông tin và nền tảng cho hợp tác kinh tế giữa nước ta với Khối Liên minh EU. Chúng em chọn đề tài: “Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU” với mong muốn đáp ứng phần nào yêu cầu tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế này.

doc45 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục A.LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu đề tài: 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 I.NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2 II.KHÁI QUÁT VỀ EU 2 1.Lịch sử hình thành: 2 2.Vị thế của EU trong thương mại Quốc tế: 3 III.NỀN TẢNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 4 1.Đặc điểm thương mại Việt Nam – EU 4 2. Chiến lược của liên minh châu Âu EU đối với ASEAN nói chung, Việt Nam nói riêng 6 PHẦN II:THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN 7 I TIỀM NĂNG QUAN HỆ 7 1.Việt Nam 7 2.Liên minh Châu Âu- EU 8 3.Tiềm năng mối quan hệ hợp tác Việt Nam – EU 9 II QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – EU 10 1.Thương mại 10 2.đầu tư trực tiếp 23 III.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT 29 IV. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ 32 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM -EU 34 I.ĐỊNH HƯỚNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-EU 34 II. GIẢI PHÁP 35 1.Phía EU: 35 2.Phía Việt Nam: 36 3.Các giải pháp cụ thể: 36 B. KẾT LUẬN 38 Tài liệu tham khảo 39 A.LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Do đó, Việt Nam cũng coi đây là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của nó. Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế mở cửa hội nhập, Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt hợp tác với các nền kinh tế lớn, mạnh như EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc,… Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU là một trong ba trụ cột của nền kinh tế thế giới. Do dó, quan hệ hợp tác kinh tế với tổ chức này là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Quan hệ với EU chính thức từ năm 1990, năm 1995 Việt Nam đã trở thành một đối tác bình đẳng với EU khi bản “Hiệp định khung Việt Nam - EU” được thông qua. Đặc biệt, Ngày 4/10/2010, Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam - EU vừa được ký tắt. Qua đó khẳng định rằng từ cả hai phía, Việt Nam và EU đều đánh giá cao mối quan hệ kinh tế này. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mối liên hệ kinh tế Việt Nam – EU có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu về thông tin và nền tảng cho hợp tác kinh tế giữa nước ta với Khối Liên minh EU. Chúng em chọn đề tài: “Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU” với mong muốn đáp ứng phần nào yêu cầu tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế này. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài: Bài viết chủ yếu đề cập đến những mảng nổi trội trong quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU, cũng như các nước tiêu biểu có quan hệ giao thương với Việt Nam. Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp và việc tập hợp, hệ thống hoá các tài liệu sưu tầm được, bài luận có mục đích chỉ ra cái nhìn khái quát và tương đối đầy đủ về mối quan hệ kinh tế giữa ViệT Nam và EU, những thành tựu đạt được cùng với những khó khăn, trở ngại mà nước ta và Khối EU gặp phải. Qua đó đề xuất một vài hướng giải quyết cho những khó khăn, trở ngại đó. Bài tiểu luận cũng góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết về thị trường EU. Trong quá trình làm tài liệu, do hạn chế về kiến thức cùng với khả năng nhận định và đánh giá chưa thật sâu sắc nên chúng em sẽ rất khó tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được sự chấp thuận của quý độc giả! PHẦN I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN: Thị trường chung: Là thị trường mà tại đó hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn Thương mại: là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. Khu vực tự do mậu dịch (FTA) Xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên và duy trì hàng rào thuế quan với các nước ngoài khu vực nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành ngoại thương của mỗi thành viên và của cả khu vực. Trên thế giới có các khu vực mậu dịch tự do Châu Âu(EFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), mậu dịch tư do Bắc Mỹ (NAFTA). II.KHÁI QUÁT VỀ EU 1.Lịch sử hình thành: Từ năm 1986 EU đã là một thị trường thống nhất hải quan, có định mức thuế quan chung. Ngày 7/2/1992, hiệp ước Maastricht được kí kết tại Hà Lan Ngày 1/1/1993 hiệp ước Maastricht bắt đầu có hiệu lực, và cũng là ngày thị trường chung Châu Âu được chính thức hình thành thông qua việc hủy bỏ các đường biên giới nội bộ trong liên minh (biên giới quốc gia, biên giới hải quan). Thị trường chung (thị trường nội khối thống nhất) này được kiện toàn. Kể từ đó, các yếu tố sản xuất được tự do luân chuyển, và một chính sách thương mại chung để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa dịch vụ trong nội khối ra đời gắn liền với việc hình thành thị trường chung. Đầu năm 2002, với việc phát hành tiền giấy và tiền xu Euro, tiền tệ được thống nhất. Đến nay EU đã có 27 thành viên tham gia (Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Ireland, Anh, Hy Lạp,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp, Romania, Bulgaria), với hơn 500 triệu dân. Một số đặc điểm chính về thị trường châu Âu (EU) : EU là một thị trường có nhiều quy định kỹ thuật khắt khe, chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và phát triển bền vững Thị hiếu của người tiêu dùng EU hướng nhiều về các yếu tố sức khỏe và thể chất. Người dân châu Âu đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe, chất liệu từ thiên nhiên, hạn chế hóa chất. Thị trường EU có 3 nhóm người tiêu dùng: Nhóm 1: có khả năng thanh toán ở mức cao: 20% dân số- dùng hàng chất lượng tốt nhất và đắt nhất Nhóm 2: khả năng thanh toán ở mức trung bình: 68% dân số Nhóm 3: khả năng thanh toán thấp: 10% dân số Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam thuộc nhóm 2 và 3. Các đối thủ cạnh tranh hàng Việt Nam là hàng Trung Quốc và các nước Asean khác Đặc điểm phân phối hàng hóa Hệ thông phân phối bao gồm mạng lưới buôn bán và mạng lưới bán lẻ với sự tham gia của các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các của hàng siêu thị, công ty bán lẻ độc lập….hình thưc phân phối phổ biến nhất là theo tập đoàn và không theo tập đoàn 2.Vị thế của EU trong thương mại Quốc tế: Trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị rất lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể hiện trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU – khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng - vẫn tiếp tục phát triển. Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua tương đương của thế giới. Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G20 nền kinh tế lớn và Liên hiệp quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009. Thương mại thế giới suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kim ngạch xuất khẩu của EU. Những thiệt hại về tài sản, nợ xấu dẫn tới đổ bể hàng loạt ngân hàng. Khủng hoảng tín dụng khiến việc đầu tư của các doanh nghiệp EU giảm mạnh vì 3/4 tín dụng của những doanh nghiệp này do hệ thống ngân hàng cung cấp... Nền kinh tế EU rơi vào suy thoái trầm trọng. Tuy vậy, qua nhiều cố gắng khắc phục của chính phủ các nước trong liên minh, nền kinh tế châu Âu dần lấy lại vị thế của mình. Vị thế trong nền kinh tế thế giới tuy có giảm sút nhưng vẫn rất quan trọng. Bảng: Tốc độ tăng trưởng GDP của EU giai đoạn 2000 - 2010 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009** 2010** EU-27 3,9 2,0 1,2 1,3 2,5 2,0 3,2 2,9 0,7 -4,1 1,7 EU-15 - 1,7* 1,1* 0,8* 2,3 1,8 3,0 2,6 0,5 -4,1 1,7 Nguồn: European Commission: Statistical Annex of European Economy, Spring 2010. Ghi chú: * European Commission Spring 2006 Forecasts. ** Theo IMF, World Economic Outlook, October 2010. III.NỀN TẢNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI 1.Đặc điểm thương mại Việt Nam – EU 1.1 Một số đặc điểm thương mại của Khối EU EU là thị trường với 27 nước, trên địa bàn rộng hơn 4 triệu km2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của EU với các nước ngoài khối là 2.800 tỷ USD, chiếm 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn cầu. Nếu tính cả xuất nhập khẩu của các nước trong khối EU với thế giới thì có tổng kim ngạch tới trên 5.000 tỷ USD, chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới. Dân số và GDP của EU, Hoa Kì và Việt Nam năm 2010 Chỉ số EU Hoa Kì Việt Nam Số dân (triệu người) 501,26 380.786 89 GDP(tỷ USD) 14,793 14,660.2 102.2 EU có lợi thế lớn về xuất nhập khẩu dịch vụ. Riêng xuất nhập khẩu dịch vụ của EU chiếm khoảng 43,8% thị phần tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dịch vụ của toàn thế giới (gấp 2,5 lần so với Mỹ) và nhập khẩu dịch vụ của EU chiếm 42,7% thị phần của toàn thế giới. EU là khối có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% tổng vốn đầu tư FDI của toàn cầu. Chính sách thương mại của EU là hướng theo việc xóa bỏ các hạn chế thương mại, hạ thấp các hàng rào thuế quan và hiện khối này đang thực hiện đa phương hóa, khu vực hóa và song phương hóa với các nước trên thế giới. EU đã cấp chế độ thuế quan phổ cập cho 143 nước và thực hiện ưu đãi đặc biệt cho những nước nghèo trên thế giới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu như gạo, đường, chuối, sắn lát.v.v...Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được thực hiện nghiêm ngặt. Bên cạnh cam kết với các nước thành viên WTO, EU ký nhiều hiệp định thương mại và các hiệp định ưu đãi khu vực và song phương và dành chế độ MFN toàn phần cho sản phẩm nhập khẩu từ Australia, Canađa, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Singapore, Hoa Kỳ và các hiệp định ngành hàng song phương khác. Tất cả các nước thành viên EU phải áp dụng chính sách ngoại thương chung đối với ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu là người đại diện duy nhất cho Liên minh trong đàm phán, ký các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Chính sách ngoại thương của EU gồm chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Vào năm 2010, EU quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách áp dụng Quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) đối với các mặt hàng giày dép, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang EU giai đoạn 2009-2012. 1.2 Một số đặc điểm trong thương mại giữa Việt Nam - EU 2010 EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại và đầu tư. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2009 đạt 14,8 tỷ USD. Hiện nay, EU là một trong 3 thị trường quan trọng nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam; xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2009 đạt 9,3 tỉ USD. EU cũng là nhà đầu tư quan trọng và tiềm năng (đến tháng 12/2009, EU có 947 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 13,3 tỷ USD). Từ năm 1995 đến hết năm 2007, tổng cam kết ODA của EU và EC đạt 8,3 tỷ USD, giải ngân khoảng 5 tỷ USD. Hiện nay nếu xét về viện trợ không hoàn lại EU là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam (Năm 2009, tổng mức cam kết cho 2010 của toàn bộ EU đạt 1 tỷ 082 triệu USD, tăng 21% so với cam kết cho năm 2009). Năm 2010 đánh dấu 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU và 15 năm Hiệp định khung về hợp tác giữa hai bên được ký kết. Năm 2010 cũng là năm quan hệ kinh tế Việt Nam - EU phát triển trong bối cảnh thuận lợi hơn so với năm trước. 2. Chiến lược của liên minh châu Âu EU đối với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng 2.1Đối với ASEAN Đông Nam Á ngày càng trở thành một trong những động cơ tăng trưởng năng động nhất cuả nền kinh tế thế giới. Với các nền kinh tế hướng về xuất khẩu ngày càng phát triển và một thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng gồm 530 triệu người, ASEAN là một khu vực có tầm quan trọng kinh tế to lớn. 30 năm quan hệ chính thức giữa châu ÂU và ASEAN đã nâng cao nhận thức của hai bên về nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang tăng tốc một cách ngoạn mục, nhiều vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế khó khăn và thực tế là Đông Nam Á được xem là sẽ trở thành một trong những khu vực tăng trưởng năng động nhất trong nền kinh tế thế giới khiến Liên minh châu ÂU (EU) nhận thấy rằng cần phải tiếp thêm sinh lực mới cho quan hệ EU – ASEAN trên cơ sở các giá trị cùng chia sẻ và lợi ích kinh tế, chính trị chung. Đó chính là lý do ra đời của một khuôn khổ chiến lược mới mà Uỷ ban Châu Âu đã nêu trong thông báo tháng 9-2001, đã được các nước thành viên và Nghị viện Châu Âu thông qua và được EU công bố mới đây. Thông báo xác định 6 ưu tiên chiến lược và phác thảo các hoạt động nhằm nâng cao quan hệ EU-ASEAN, trong đó nhấn mạnh lĩnh vực hỗ trợ ổn định khu vực và đấu tranh chống khủng bố. Theo đó EU sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ các họat động trong lĩnh vực phòng ngừa xung đột và giải quyết xung đột, sẵn sàng trợ giúp các nước tiến hành các biện pháp chống khủng bố quốc tế mà không phương hại đến sự tôn trọng của các nước liên quan đối với các nguyên tắc nhân quyền cơ bản và sự đối lập chính trị một cách hoà bình. Một ưu tiên chiến lược khác được EU chú trọng đó là việc tiếp thêm động lực mới cho quan hệ thương mại và đầu tư khu vực. Thông báo nêu rõ: EU và ASEAN có những lợi ích mạnh mẽ trong việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế. Uỷ ban đang đề xuất một kế hoạch thương mại, đó là sáng kiến Thương mại xuyên khu vực EU-ASEAN (TREATI) nhằm phát triển các luồng thương mại và đầu tư cũng như thiết lập một khuôn khổ hiệu quả cho đối thoại và hợp tác pháp quy giữa hai khu vực về các vấn đề thuận lợi hoá thương mại, tiếp cận thị trường và đầu tư. Một số nội dung trong chính sách thương mại mới liên quan đến Asean của EU do Ủy ban châu Âu công bố ngày 09/11/2010 Tạo ra tiến bộ đáng kể đối với các cuộc đàm phán thương mại song phương đang diễn ra,khởi động những cuộc đàm phán thương mại mới với các nước ASEAN và đề xuất các cuộc đàm phán độc lập về đầu tư với các đối tác quan trọng; Theo đuổi các cuộc đàm phán với các nước láng giềng của EU hướng tới mục đích cuối cùng là ký kết các FTA toàn diện và sâu sắc với tất cả các quốc gia láng giềng, tiến gần hơn tới nhất thể hóa thị trường. Làm sâu sắc hơn quan hệ của EU với các đối tác chiến lược 2.2 Đối với Việt Nam Đối với Việt Nam, EU hiện là đối tác tài trợ phát triển không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn nhất, lớn thứ hai của Việt Nam và là đối tác có nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện lớn nhất tại Việt Nam. EU và Việt Nam đang chuẩn bị cho vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Việc đàm phán sẽ được tiến hành sớm nhất có thể trong năm 2011 khi việc chuẩn bị kỹ thuật hoàn tất. Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam sẽ giúp Việt Nam tăng cường tiếp cận thị trường Châu Âu, có khả năng giảm thuế cho các mặt hàng của Việt Nam vào EU. Hiệp định Thương mại Tự do cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề về thuế, chống bán phá giá cho giày dép của Việt Nam xuất khẩu vào Châu Âu; giúp tăng cường các ngành dịch vụ, giúp Việt Nam trở nên địa điểm hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài. Nội dung nghiên cứu một cơ chế tài trợ hiện đại, phù hợp hơn với Việt Nam khi Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thay vì nhóm nước nghèo. Cơ chế tài trợ hiện thời của EU với Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm 2013. Gần đây, EU đã công bố “sách Xanh” về chính sách phát triển của Liên minh Châu Âu với Việt Nam và một số quốc gia khác. Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư,Bộ Ngoại giao VN, vovnews, Báo cáo Tình hình Dân số TG 2010 của Liên Hiệp Quốc,Political calculation PHẦN II:THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN I. TIỀM NĂNG QUAN HỆ 1.Việt Nam + Vị trí địa lý : Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi, có chiều dài tiếp giáp với biển Đông, là bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương, có tuyến đường giao thông hàng hải, hàng không từ Đông sang Tây với những vịnh, cảng quan trọng. Đường bộ, đường sông đã nối 3 nước Đông Dương thành thế chiến lược kinh tế, quân sự thuận lợi. Điều này tạo khả năng cho Việt Nam phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau trong hoạt động dịch vụ. Nhất là nước ta lại nằm trong khu vực phát triển kinh tế với tốc độ tăng GDP từ 7-9%/năm trong vài ba thập kỷ trở lại đây. +Nguồn nhân lực : Hiện nay, dân số nước ta khoảng 86,93 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, trong đó có khoảng 50% là lực lượng lao động. Trung bình mỗi năm có khoảng trên 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Giá lao động của người Việt Nam khá rẻ. Điều đó tạo ra lợi thế cho Việt Nam khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, có tinh thần vượt khó và đoàn kết cao, thông minh sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học kỹ thuật hiện đại và ứng dụng nó, có khả năng thích ứng với những tình huống phức tạp. + Nguồn tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên thiên nhiên ở nước ta khá đa dạng và phong phú bao gồm đất đai, rừng biển, nguồn nước, khoáng sản đủ loại, khí hậu (sức gió, ánh nắng, lượng mưa để có thể hình thành năng lượng tự nhiên) và tài nguyên du lịch. Có thể nói rằng với một nguồn tài nguyên như thế đất nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng để phát huy lợi thế của mình so với một số nước. + Chính trị: Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này. Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều đổi mới và phát triển nhanh chóng. Nền chính trị ổn định cùng với các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, Việt Nam đã thu hút được luồng vốn lớn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Từ năm 1990, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5%. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997-1998 khiến nhiều nước Đông Nam Á chao đảo, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng. Và cuộc khủng hoảng vừa diễn ra năm 2008-2009 Việt Nam được xem là nước thoát khỏi sự ảnh hưởng khủng hoảng khá tốt ( IMF) 2.Liên minh Châu Âu- EU Nền kinh tế EU đứng hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài,…Đồng EURO sức mạnh có khả năng thách thức đồng đô la của Mỹ. Ngày càng nhiều công ty vay EURO để giao dịch quốc tế, nhiều ngân hàng trung ương đang chuyển dự trữ ngoại tệ của mình từ Đô la sang EURO, đặc biệt là các nước Đông Âu. EU còn làm tăng vai trò ảnh hưởng của mình trên thế giới bằng các khoản viện trợ, năng lượng, phúc lợi và cả thương mại. EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến tro
Tài liệu liên quan