Theo M. Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có ảnh hưởng đến ngành trong tương lai. Gia nhập mới giảm thị phần các DN hiện tại trong ngành tăng cường độ cạnh tranh trong ngành.
Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực đến ngành mạnh hay yếu là tùy thuộc vào các yếu tố sau:
25 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích một ngành bằng mô hình (5+1) áp lực cạnh tranh của Micheal Porter, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------ oOo ------
BÀI TẬP
MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC.
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MỘT NGÀNH BẰNG MÔ HÌNH (5+1) ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA MICHEAL PORTER
LỚP HỌC PHẦN:
NHÓM THỰC HIỆN: 10
Các thành viên :
Thứ ký Nhóm Trưởng
Võ Thu Thủy Ninh Thị Tiền
Thủy Tiền
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10
Lần 1
Thời gian: 8h30 - 10h, ngày 31/8/2011
Địa điểm: sân thư viện
Số thành viên: 10/10
Các thành viên :
STT
Họ và Tên
Ghi Chú
91
Bùi Thị Thương
92
Diêu Thị Thúy
93
Đinh Thị Phương
94
Ngô Phương Thúy
95
Nguyễn Thị Thúy
D8
96
Nguyễn Thị Thúy
D2
97
Nguyễn Thị Thùy
98
Lâm Thị Thủy
99
Võ Thu Thủy
100
Ninh Thị Tiền
Nội dung:
- Xem xét đề tài thảo luận
- Mỗi thành viên nêu ý kiến riêng của mình về phần dàn bài chung của đề tài
- Cả nhóm cùng nhau xem xét và thống nhất dàn bài chung của nhóm
- Nhóm trưởng phân chia công việc, nhiệm vụ cho từng thành viên
Nhận xét: Cả nhóm đến đông đủ đúng giờ, từng thành viên tích cực đóng góp ý kiến, không khí làm việc khẩn trương.
Thứ ký Nhóm Trưởng
Võ Thu Thủy Ninh Thị Tiền
Thủy Tiền
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10
Lần 2
Thời gian: 8h30 – 10h15, ngày 5/9/2011
Địa điểm: sân thư viện
Số thành viên: 10/10
Nội dung:
- Từng thành viên nộp bài của mình
- Cùng nhau trao đổi, xem xét bài của từng thành viên
- Bổ sung, chỉnh sửa nội dung, sửa sai cho các thành viên. Các bạn tiếp tục làm, tìm thêm tài liệu, hoàn thiện bài cá nhân.
Nhận xét: Cả nhóm đến đông đủ đúng giờ, từng thành viên tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cho bài của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ đựơc giao.
Thứ ký Nhóm Trưởng
Võ Thu Thủy Ninh Thị Tiền
Thủy Tiền
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 10
Lần 3
Thời gian: 8h30 - 10h20, ngày 8/9/2011
Địa điểm: sân thư viện
Số thành viên: 10/10
Nội dung:
Nhóm trưởng tập hợp bài của các thành viên sau khi đã sửa sau buổi thứ 2. Các thành viên trong nhóm cùng nhau góp ý, bổ sung những thiếu sót hoàn thiện bài thảo luận.
Nhận xét: Cả nhóm đến đông đủ đúng giờ. Từng thành viên đã hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ký Nhóm Trưởng
Võ Thu Thủy Ninh Thị Tiền
Thủy Tiền
Lý thuyết: phân tích
Các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành:
1. Đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn:
Theo M. Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có ảnh hưởng đến ngành trong tương lai. Gia nhập mới à giảm thị phần các DN hiện tại trong ngành à tăng cường độ cạnh tranh trong ngành.
Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực đến ngành mạnh hay yếu là tùy thuộc vào các yếu tố sau:
Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng các doanh nghiệp có trong ngành, số lượng khách hàng,…
Các rào cản gia nhập ngành: Là các yếu tố làm cho việc gia nhập ngành khó khăn và tốn kém hơn.
Tính kinh tế của quy mô: Sản xuất có hiệu quả chi phí cao nhất được gọi là Quy mô có chi phí nhỏ nhất (Minimum Efficient Scale – MES) – chi phí sản xuất từng đơn vị sản phẩm đạt mức thấp nhất đồng nghĩa với việc mức sản xuất có hiệu quả chi phí cao nhất. Nếu đã biết MES của các doanh nghiệp trong một ngành là bao nhiêu, thì chúng ta có thể xác định lượng thị phần cần thiết để có chi phí gia nhập thấp hoặc tương đương với các đối thủ cạnh tranh.
Chuyên biệt hoá sản phẩm: doanh nghiệp thường cạnh tranh bằng cách cải tiến tính năng của sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ mới trong quy trình sản xuất hoặc đối với chính sản phẩm.
Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu.
Chi phí.
Gia nhập vào các hệ thống phân phối.
Chính sách của chính phủ.
2. Đe dọa của các sản phẩm và dich vụ thay thế:
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm và dịch vụ trong ngành. Vì thế, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như giá thành của các sản phẩm trong ngành. Các yếu tố tác động đến là:
Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế với sản phẩm của ngành.
Chi phí chuyển đổi khi sử dụng sản phẩm thay thế.
Xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng.
3. Quyền lực thương lượng của người cung cấp:
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh ,quyền lực đàm phán của họ đối với doanh nghiệp, ngành. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn thì sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.
Tầm quan trọng của nguyên liệu đầu vào với sản phẩm của ngành.
Thông tin về nhà cung cấp: Trong thời đại hiện tại, thông tin luôn là nhân tố quan trọng thúc đẩy thương mại phát triển. Vì thế, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đối với việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp.
Thương hiệu nhà cung cấp
Lợi nhuận của nhà cung cấp
Sự khác nhau giữa các nhà cung cấp.
Đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía ngành và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp.
Ngành không phải là nhóm khách hàng chính với các nhà cung cấp.
4. Quyền lực thương lượng của khách hàng:
Khách hàng là đối tượng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được chia thành 2 nhóm:
Khách hàng lẻ.
Nhà phân phối.
Cả 2 nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Đặc biệt, phải chú trọng khi phân tích tầm quan trọng của nhà phân phối, vì các nhà phân phối có thể uy hiếp ngay trong nội bộ doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền lực thương lượng của khách hàng là :
Vị thế mặc cả.
Quy mô.
Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa
Tính nhạy cảm đối với giá.
Sự chuyên biệt hóa sản phẩm.
Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế.
Chi phí chuyển đổi khách hàng.
Thông tin khách hàng.
à Quyền lực tương đối giữa người mua và nhà cung cấp có khuynh hướng thay đổi theo thời gian.
5. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác:
Nhóm ảnh hưởng
Các tiêu chuẩn tương ứng
Cổ đông
Giá cổ phiếu
Lợi tức cổ phần
Công đoàn
Tiền lương thực tế
Cơ hội thăng tiến
Điều kiện làm việc
Chính phủ
Hỗ trợ các chương trình của Chính phủ
Củng cố các Quy định và Luật
Các tổ chức tín dụng
Độ tin cậy
Trung thành với các điều khoản giao ước
Các hiệp hội thương mại
Tham gia vào các chương trình của Hội
Dân chúng
Việc làm cho dân địa phương
Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
Tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực
Các nhóm quan tâm đặc biệt
Việc làm cho các nhóm thiểu số
Đóng góp cải thiện thành thị
6. Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành:
Các doanh nghiệp đanh kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo nên sức ép trở lại đối với ngành à tăng cường độ cạnh tranh.
Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ:
Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, sự đa dạng và số lượng của các đối thủ cạnh tranh,…
Cấu trúc của ngành: Ngành tập trung hay phân tán.
Ngành phân tán: ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại.
Ngành tập trung: Ngành chỉ có một hay một vài doanh nghiệp nắm quyền điều hành.
Rào cản rút lui:
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư.
Ràng buộc với người lao động.
Ràng buộc với chính phủ và các tổ chức liên quan.
Ràng buộc với các chiến lược, kế hoạch.
Vận dụng mô hình (5+1) vào ngành bánh kẹo Việt Nam:
Đe dọa từ đối thủ tiềm ẩn:
Ngành bánh kẹo là một ngành công nghiệp hấp dẫn với các nhà đầu tư cũng như là các đối thủ tiềm ẩn. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm.
Ông Becker, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất bánh kẹo Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng, nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang có tốc độ phát triển cao nhất trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa, các sản phẩm của Việt Nam đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường thế giới, trong đó có thực phẩm, bánh kẹo.
Cũng theo ông Perter Becker, bánh mỳ, bánh nướng đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc, thường xuyên của nhiều người dân Việt Nam, thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới.
Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD.
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%; Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%...
Thị trường bánh kẹo Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ tăng, đòi hỏi phải có công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tuy đây là một ngành hấp dẫn nhưng lại có rào cản gia nhập ngành khá cao. Ngành bánh kẹo đòi hỏi nhiều chi phí, cũng như đầu tư lớn cho xây dựng mạng lưới phân phối, quảng cáo, tiếp thị, marketing. Hơn nữa, bánh kẹo lại là một sản phẩm có tính đặc thù - nó được tiêu thụ theo “ gu” và khách hàng thường trung thành với nhãn hiệu sản phẩm nên sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới trên thị trường. Để tham gia vào ngành đòi hỏi quy mô vốn lớn cho việc xây dựng nhà máy vì chỉ chú trọng đầu tư vào công nghệ mới có thể đảm bảo sản xuất ra sản phẩm có chât lượng, mẫu mã đẹp và được thị trường chấp nhận.
Khi đưa ra một sản phẩm mới để nhập cuộc thì các doanh nghiệp nhận thức được ngành này đang cạnh tranh khốc liệt nên cố gắng dị biệt hoá sản phẩm, nhằm thể hiện tính chất thương hiệu ban đầu của nó, nếu thành công thì nó sẽ đi vào người tiêu dùng nhiều hơn.
Ví dụ:
Kinh Đô ra mắt hàng thực phẩm bánh trung thu chay cao cấp
Mùa trung thu 2010, Kinh Đô chính thức tham gia thị trường bánh chay và ra mắt dòng sản phẩm bánh trung thu chay thập cẩm cao cấp
Mùa Trung Thu 2010, đáp ứng nhu cầu thưởng thức, biếu tặng, đặc biệt hướng đến người tiêu dùng ăn chay, ăn kiêng và những khách hàng ưa thích vị bánh thanh đạm... Kinh Đô đầu tư và chính thức tham gia thị trường bánh chay với các dòng sản phẩm bánh chay cao cấp hoàn toàn khác biệt so với các sản phẩm hiện có trên thị trường: 100% thành phần nguyên liệu chay cao cấp nhập khẩu, đặc biệt là trứng chay & các hương vị mô phỏng đặc sản tôm, cua, heo quay…; dây chuyền sản xuất riêng biệt nhằm đảm bảo tuyệt đối vị chay thuần khiết.Nổi bật nhất là sản phẩm cao cấp Trăng Vàng Thanh Tịnh với 4 bánh CHAY hảo hạng: Bào Ngư Thượng Hải, Cua Alaska Thượng Hạng, Trà Xanh Hạt Macadamia Hawai và Đậu Xanh Hạnh Nhân Cao Cấp kèm với hộp trà Olong thượng hạng. Được chế biến với công thức độc đáo và bí quyết sáng tạo giúp thể hiện trọn vẹn hương vị trung thu truyền thống nhưng vẫn đảm bảo vị thanh đạm, thuần khiết của bánh chay, Trăng Vàng Thanh Tịnh là món quà Trung thu đầy ý nghĩa đến với mọi người mọi nhà trong dịp Tết Trung Thu, cho mùa lễ hội thêm phần trọn vẹn.
Ngành kinh tế và dự báo tích cực về sức mua, đặc biệt là xu hướng, nhu cầu thưởng thức thực phẩm chay ngày càng cao của người tiêu dùng, Kinh Đô tin tưởng dòng sản phẩm bánh trung thu chay cao cấp của công ty sẽ là món quà trung thu ý nghĩa và được thị trường đón nhận. Như vậy mùa Trung Thu 2010, tất cả mọi người đều có thể thưởng thức bánh trung thu đặc trưng của mùa lễ hội Tết Trung Thu một cách trọn vẹn nhất.
Đe dọa từ sản phẩm thay thế:
Các loại hàng có thể thay thế cho nhau nên dẫn đến cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng lên thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do mức giá cao nhất bị khống chế khi có sản phẩm thay thế nên sẽ làm hạn chế lợi nhuận tiềm năng của ngành. Vì vậy, các doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu và kiểm tra các mặt hàng thay thế tiềm ẩn.
Thực tế cho thấy, phần lớn sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc bùng nổ công nghệ. Do vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến nguồn lực phát triển và vận dụng công nghệ mới vào chiến lược của doanh nghiệp.
Sản phẩm bánh kẹo không phải là sản phẩm tiêu dùng chính hàng ngày nhưng nhu cầu về loại sản phẩm này luôn luôn thay đổi do đòi hỏi của người tiêu dùng. Những yêu cầu về sản phẩm có thể theo nhiều khuynh hướng khác nhau như: khuynh hướng sản phẩm tốt cho sức khoẻ, khuynh hướng sản phẩm thuận tiện cho nhu cầu sử dụng ở từng thời điểm và từng địa điểm khác nhau…Như vậy có thể nói, sản phẩm thay thế trong ngành sản xuất bánh kẹo phải đối mặt là những sản phẩm được chế biến với với những nguồn nguyên liệu khác biệt có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Như các sản phẩm từ hoa quả có tính chất tự nhiên mứt và đường.
Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp:
Nguyên liệu luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp à Các nhà cung cấp luôn giữ vị trí quan trọng với các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong ngành bánh kẹo thì nguyên vật liệu chính bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa , trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần như là toàn bộ), đường (nhập 1 phần ), hương liệu phụ gia khác chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành.
Diễn biến về giá bột mì :
Đối với doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo thì bột mì là một trong những . nguyên vật liệu đầu tiên quan trọng và được nhập khẩu là chủ yếu. chính vì vậy , giá bột mì sẽ tác động tới chi phí sản xuất dựa trên sự biến động của giá lúa mì và tỷ giá USD/VND.
Đường cũng là một nguyên liệu rất quan trọng ảnh hưởng đến giá thành trong bánh kẹo. cùng với tình trạng chung của thế giới, Việt Nam đang xẩy ra hiện tượng cung không đáp ứng được cầu – khi diện tích nguyên liệu cho ngành đường có xu hướng giảm, công suất tối đa của cả nước mới chỉ đáp ứng được 75% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Mặc dù cuối tháng 7/2010, bộ công thươngđã cho phép nhập khẩu them 100.000 tấn đường để góp phần bình ổn giá, tuy nhiên , hiện nay trên thị trường , giá đường vẫn đang đứng ở mức cao hơn từ 3.000-4.000 đồng/kg so với tháng 5 , kéo theo nhiều mặt hàng bánh kẹo tăng giá. Hiện nay giá đường cát bán lẻ tại các đại lý ở hà nội phổ biến ở mức 19.000-22.000 đồng/kg, chủ yếu là đường của nhà máy sản xuất đường ở tỉnh nghệ an.
Vì thế, quyền lực thương lượng của nhà cung cấp gây ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam.
Ví dụ :Kinh Đô
Giá cả: Kinh Đô sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Thông thường Kinh Đô mua hàng với số lượng đặt hàng lớn nên sức mạnh đàm phán cao.
Tiến độ giao hàng
Công ty Kinh Đô ký kết hợp đồng với nhà cung cấp hết sức chặt chẽ do đó tiến độ giao hàng luôn được đảm bảo. Bên cạnh đó, công ty còn làm tốt công tác lập kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu nên công ty luôn chủ động để đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất.
Nhà cung cấp nguyên liệu của Kinh Đô có thể chia ra thành nhiều nhóm hàng: nhóm bột, nhóm đường, nhóm bơ sữa, nhóm hương liệu, nhóm phụ gia hoá chất… Sau đây là một số nhà cung cấp cung cấp các nhóm nguyên liệu chính cho Kinh Đô:
- Nhóm bột: Nhà cung cấp bột mì Bình Đông, Đại Phong- Nhóm đường: nhà máy đường Biên- Nhóm bơ sữa: nhóm hàng này Kinh Đô chủ yếu sử dụng từ nước ngoài thông qua việc nhập trực tiếp và qua nhà phân phối hoặc đại lý tại Việt nam.
- Nhóm hương liệu, phụ gia hoá chất: sử dụng chủ yếu từ nước ngoài, Kinh Đô mua thông qua văn phòng đại diện hoặc nhà phân phối tại Việt Nam, một số hãng hương liệu mà Kinh Đô đang sử dụng là: Mane, IFF, Griffit, Cornell Bros…
Về bao bì: Kinh Đô chủ yếu sử dụng bao bì trong nước. Các loại bao bì Kinh Đô sử dụng là: bao bì giấy, bao bì nhựa và bao bì thiết. Các nhà cung cấp chủ yếu của Kinh Đô đối với bao bì là: Visinpack (bao bì giấy), Tân Tiến (bao bì nhựa), Mỹ Châu (bao bì thiết).
hoà, Đường Juna, Đường Bonborn, nhà máy đường Phú Yên…
Quyền lực thương lượng của khách hàng:
Thông thường doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi quy mô nhu cầu sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại và tiềm năng, lợi ích mong muốn, thị hiếu, khả năng thanh toán của khách hàng. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến những thông tin này để định hướng tiêu thụ.
Sức ép về giá cả
Cuộc sống ngày càng phát triển, người dân càng có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm... Bên cạnh đó, mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng luôn có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt.
Áp lực về chất lượng sản phẩm
Tập đoàn đa quốc gia Millward Brown (Millward Brown là tập đoàn chuyên về quảng cáo, truyền thông tiếp thị, truyền thông đại chúng và nghiên cứu giá trị thương hiệu, có 75 văn phòng đặt tại 43 quốc gia) phối hợp với công ty nghiên cứu thị trường Custumer Insights vừa công bố 10 thương hiệu thành công tại Việt Nam gồm: Nokia, Dutch Lady, Panadol, Coca Cola, Prudential, Coolair, Kinh Đô, Alpenliebe, Doublemint và Sony. Báo cáo cũng chỉ ra 10 thương hiệu có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai là Kinh Đô, Flex, Sachi (tên sản phẩm Snacks của Kinh Đô), Sá xị, Bảo Việt, bia Hà Nội, Vinamilk, Milk, 333 và Jak. Kết quả này được nghiên cứu trên 4.000 người tiêu dùng tại Hà Nội và TP HCM, với phương pháp Barnd Dynamics là công cụ đo lường giá trị thương hiệu của Millward Brown. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn người tiêu dùng đánh giá tổng cộng 60 thương hiệu và 10 loại sản phẩm.
Các tiêu chí đánh giá là sự yêu thích của người tiêu dùng với sản phẩm cũng như những lợi ích, cách trình bày và giá trị của sản phẩm.
Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy, Kinh Đô là doanh nghiệp duy nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo được người tiêu dùng quan tâm và yêu thích. Tuy nhiên, áp lực về sự thay đổi sự lựa chọn đối với các sản phẩm khác vẫn luôn tồn tại nếu Kinh Đô không tiếp tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.
5. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác:
Cổ đông: Cổ đông có thể là một cá nhân hoặc một công ty sở hữu hợp pháp một lượng cổ phiếu nhất định của một công ty cổ phần. Vì giá cổ phiếu và lợi tức cổ phiếu có liên quan trực tiếp đến lợi ích của cổ đông cho nên nó cũng đóng vai trò quan trọng trong quyền thương lượng của cổ đông đối với doanh nghiệp. Nếu giá cổ phiếu tăng và lợi tức cổ phiếu cao thì sẽ có nhiều nhà đầu tư mua cổ phần để trở thành cổ đông của công ty làm tăng vốn.
Hiện nay thì KDC với lợi thế công ty có thị phần lớn nhất trên cả nước nên room của nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất hiện nay (30%)so với hai công ty là HHC và BBC.
chính phủ : Nỗ lực của Chính phủ để quảng bá các nhãn hiệu nội điạ trong ngành tiêu dùng đặc biệt trong ngành bánh kẹo “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.
Công đoàn:
Quyền lực của công đoàn đối với ngành bánh kẹo là không cao do: đa số các doanh nghiệp trong ngành đã đáp ứng được yêu cầu của lao động về tiền lương và điều kiện làm việc.
Các tổ chức tín dụng:
Quyền lực của các tổ chức này luôn luôn là cao với ngành bánh kẹo cũng như với các ngành khác. Vì để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh thì doanh nghiệp rất cần vốn à phải tăng thêm vốn bằng cách vay ở các tổ chức tín dụng như là các ngân hàng.
Dân chúng : ngành bánh kẹo đã đóng góp sự phát triển của xã hội tăng tỷ trọng GDP trong năm 2010 là tăng 6,1 và dự đoán CPI mức 9%cao hơn mục tiêu của chính phủ đề ra là 7%
6.Áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành
Những nội dung then chốt của việc phân tích đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay trong ngành sản xuất bánh kẹo có nhiều nhà sản xuất với quy mô sản xuất kinh doanh ở nhiều mức độ khác nhau. Mặt khác, các sản phẩm bánh kẹo rất đa dạng và phong phú.
Luôn