Trên thế giới, ngành Xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp loại các ngành tạo nguồn thu chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền kinh tế, ta luôn thấy có tên ngành Xây dựng.
15 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích ngành xây dựng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân Tích Ngành Xây Dựng VN
I, TỔNG QUAN NGÀNH XÂY DỰNG:
Trên thế giới, ngành Xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước trên thế giới, trong bảng xếp loại các ngành tạo nguồn thu chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền kinh tế, ta luôn thấy có tên ngành Xây dựng.
Ở VN cũng vậy. Khi tổng kết bức tranh kinh tế toàn cảnh người ta thường chú ý tới 3 chỉ số: Việc sử dụng đất đai, việc sử dụng lao động và sản lượng. Những số liệu thống kê chính thức trong nhiều năm đã cho phép chúng ta cùng hình dung ra các nét cơ bản nhất của ngành Công nghiệp xây dựng.
Tổng thể trong những năm trước đây, ngoại trừ những giai đoạn khủng hoảng kinh tế thì ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP của cả nước.
Trong ngành Xây dựng VN, bộ phận xây dựng nhà được đánh giá là bộ phận rất quan trọng, thường liên quan đến các khoản tín dụng dài hạn nên trên thực tế nó thúc đẩy các khoản tín dụng dài hạn, thúc đẩy thị trường tín dụng
Theo các số liệu gần đây nhất (2003 – 2005) thì hiện nay ở VN, ngành Xây dựng là ngành trực tiếp và gián tiếp đào tạo việc làm cho khoảng 15% lực lượng lao động và chiếm gần 15% GDP.
Như vậy, trong mối quan hệ nội tại ở nền kinh tế, ngành Xây dựng đang ngày càng mở rộng vị thế của mình so với các ngành khác trên cơ sở ngày càng phát triển tỷ trọng đóng góp của ngành vào cuộc thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Nghiên cứu ngành Xây dựng trong mối tương quan với những ngành Xây dựng của các nước khác trên thế giới, chúng ta sẽ có dịp thấy thêm nhiều tính chất mới và tầm vóc của ngành Xây dựng
Về công nghiệp sản xuất xi măng (xương sống của ngành sản xuất vật liệu xây dựng) hiện ở nước ta đây vẫn là một ngành non trẻ.
Hình như thế giới chúng ta đang sống, hiện có quán tính gắn liền với hình ảnh các nhà thầu xây dựng với hình ảnh của ngành Xây dựng, coi hình ảnh này là bức tranh phản chiếu rõ nét nhất. Như chúng ta đều biết, trên thế giới hiện nay, các nhà thầu xây dựng, đặc biệt là các nhà thầu xây dựng lớn luôn nhận được sự quan tâm và ngưỡng mộ của xã hội. Họ thực sự là những nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.
Không còn bao lâu nữa, tiến trình Hội nhập thị trường thế giới bao la đầy sóng gió của chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử lửa đặc biệt. Việc mở cửa thị trường xây dựng, cắt giảm bảo hộ...chắc chắn đang gõ cửa rất gần. Chúng ta cần nhanh chóng tìm hiểu kỹ tình hình mới, đôi stác mới để hoà nhập sức mạnh cùng tiến lên.
Tóm lại, trong khuôn khổ nền kinh tế khổng lồ thì ngành Xây dựng nước ta được coi là ngành rất quan trọng.
II, ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG:
Ngày 29-4-1958, theo Nghị quyết của kì họp thứ VIII Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa đã quyết định thành lập Bộ Kiến trúc - nay là Bộ Xây dựng. Từ đó đến nay, ngày 29-4 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của ngành Xây dựng Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong suốt chặng đường 42 năm phát triển, ngành Xây dựng đã đạt được nhiều thành tựu góp phần vào những thắng lợi to lớn của cả nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những thành tựu trong 42 năm qua của ngành Xây dựng gắn liền với những sự kiện trong lịch sử giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước ta. Đặc biệt sau khi hoàn thành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngành Xây dựng đã đi đầu lòng sự nghiệp xây dựng lại đất nước. Những kết quả trong giai đoạn này đã gắn liền với sự trưởng thành nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ những người xây dựng, sự hi sinh phấn đấu của các thế hệ và sự chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo tiền nhiệm của ngành Xây dựng.
Sự phát triển và trưởng thành của ngành Xây dựng là thành quả của sự đổi mới về lượng và về chất, thể hiện trên các mặt chính như sau:
1. Về công tác quản lý nhà nước:
Từ khi chuyển sang thời kì đổi mới đến nay, Bộ và toàn ngành Xây dựng đã nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách, tạo được chuyển biến tích cực, đúng hướng và toàn diện trong quản lí nhà nước, chỉ đạo điều hành và thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh.
Bộ đã phân định rõ chức năng quản lí nhà nước và quản lí sản xuất kinh doanh, mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các đơn vị kinh tế cơ sở, hướng dẫn và thúc đẩy các sở xây dựng thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với ngành tại các tỉnh, thành phố. Tiến hành các đợt kiện toàn bộ máy cơ quan Bộ, xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quy chế tổ chức cho phù hợp với quy chế mới. Đồng thời kiện toàn và sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong ngành, bằng cách sáp nhập, nâng cấp chuyển hoá mở rộng quyền hạn và tinh giản bộ máy quản lí tại các đơn vị cơ sở. Tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất và kinh doanh phát triển.
Để góp phần đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ đã nghiên cứu đề ra các chiến lược, định hướng phát triển và các cơ chế, chính sách của ngành. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi và thống nhất với các cấp, các ngành về quan điểm, nhận thức đối với các nội dung đổi mới. Bộ đã và đang soạn thảo mới, bổ sung, thay thế các văn bản pháp quy trình Nhà nước ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền để ngày càng hoàn thiện môi trường pháp lí quản lí các lĩnh vực do Bộ phụ trách cho phù hợp với cơ chế thị trường, hội nhập các nước.
Đồng thời Bộ đã tiến hành nhiều đợt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục, pháp quy, chủ trương, chính sách của ngành tại nhiều cơ quan, đơn vị thuộc các ngành, các cấp. Đã tổ chức và thúc đẩy sự hoạt động thường xuyên của hệ thống giám sát chất lượng công trình xây dựng và sản phẩm vật liệu xây dựng.
2. Về công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và công nghệ:
Đã có những tiến bộ đáng kể. Từ một viện thí nghiệm vật liệu xây dựng lúc ban đầu, đến nay trực thuộc Bộ đã có các viện nghiên cứu về khoa học công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị, nông thôn, môi trường, khoa học quản lí kinh tế xây dựng... Các tổ chức nghiên cứu khoa học kĩ thuật, khoa học quản lí cũng được hình thành ở các địa phương và các doanh nghiệp. Hàng vạn sáng kiến, hàng ngàn đề tài nghiên cứu (R), nghiên cứu ứng dụng (R & D) đã được công nhận và phát huy hiệu quả. Trong thời kì nền kinh tế đất nước còn khó khăn, trang thiết bị yếu kém... những sáng kiến, những đề tài nghiên cứu đã góp phần tích cực trong các hoạt động của ngành.
Trong thời kì đổi mới, việc nghiên cứu khoa học công nghệ càng được chú trọng, đã giải quyết dược hàng loạt vấn đề về chuyển giao công nghệ mới, ứng dụng những tiến bộ kĩ thuật trong xây dựng, trong sản xuất vật liệu xây dựng và trong các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm để từng bước hội nhập với cộng đồng thế giới. Đội ngũ những người làm công tác khoa học, công nghệ đã phát triển và trưởng thành; có khả năng giải quyết nhiều vấn đề kĩ thuật phức tạp trong xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng quy mô lớn ở Việt Nam như xử lí nền móng, castơ, xử lí chống lún, chống dội; xây dựng và lắp ráp nhà máy lớn (không có chuyên gia kĩ thuật nước ngoài) như Xi măng Hà Tiên, Xi măng Hoàng Thạch, Xi măng Bút Sơn...; làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như kĩ thuật sản xuất xi măng theo phương pháp khô, kĩ thuật sản xuất sứ vệ sinh, gạch lát ceramic, kính xây dựng, công nghê thông tin trong điều hành sản xuất, điều hành quản lí... 3. Về công tác đào tạo cán bộ:
Được hết sức coi trọng, đã bổ sung nhanh cả về số lượng và chất lượng, là nhân tố và động lực quan trọng trong quá trình phát triển của ngành. Bắt đầu từ một trường và một lớp nhỏ đào tạo cán bộ kỹ thuật, kiến trúc sư vào cuối thập kỷ 50, đến nay toàn ngành đã có một hệ thống, một mạng lưới đào tạo ngành nghề tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, bao gồm các trường đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật trên đại học, các trường kỹ thuật nghiệp vụ, trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở trung ương và địa phương. Cùng với việc đào tạo trong nước, nhiều cán bộ, công nhân được cử đi học tập ở nước ngoài (đặc biệt là đối với các cán bộ quản lí cán bộ cao cấp kĩ thuật, quản lí và các công nhân thuộc ngành nghề mới, kĩ thuật phức tạp). Qua 42 năm hoạt động, ngành Xây dựng không ngừng trưởng thành và phát triển. Đến nay lực lượng toàn ngành đã có tới 35 vạn người; trong đó thuộc trung ương 23 vạn, thuộc địa phương 12 vạn. Riêng Bộ Xây dựng có trên 14 vạn cán bộ, công nhân. Về cán bộ khoa học, kĩ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, toàn ngành có trên 43.000 người, trong đó Bộ Xây dựng có trên 22.000 người. Cán bộ có trình độ đại học toàn ngành là gần 20.000 người, trong đó Bộ xây dựng có trên 11.000 người. Cán bộ có trình độ tiến sĩ toàn ngành có 220 người, trong đó Bộ Xây dựng có 200 người. Thạc sĩ có trên 200 người, trong đó Bộ Xây dựng có gần 150 người.
Chất lượng cán bộ kỹ thuật ngày càng được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu về trình độ quản lí, trình độ kỹ thuật chuyên môn, chính trị và ngoại ngữ.... Chất lượng đội ngũ công nhân kĩ thuật cũng được đổi mới, từ tác phong công nghiệp đến cơ cấu ngành nghề. Hầu hết các công trình xây dựng quy mô lớn, các sản phẩm vật liệu xây dựng kĩ thuật cao... do trong nước hoặc nước ngoài đầu tư đều do bàn tay của người công nhân ngành Xây dựng thực hiện và làm chủ được ngành nghề.
4. Về công tác thi đua:
Ngay từ những năm đầu thành lập, Lãnh đạo Bộ, Công đoàn Xây dựng Việt Nam đã tổ chức và phát động nhiều phong trào thi đua. Từ phong trào thi đua "Mọi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" do Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi; phong trào thi đua "Phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động", phong trào thi đua năng suất cao" trước đây, đến các phong trào thi đua "Năng suất cao - Quản lí giỏi" hiện nay, là những phong trào thi đua liên tục được cán bộ, công nhân viên trong ngành hương ứng tích cực, dấy lên các cao trào lao động sản xuất sôi nổi 42 năm qua.
Vận dụng sáng tạo các phong trào thi đua vào từng nhiệm vụ, từng lĩnh vực công tác, từng công trình xây dựng, đặc biệt đối với những dự án quan trọng, trọng điểm của Nhà nước, các phong trào thi đua đã có tác dụng rất lớn. Nhiều nơi đã trở thành phong trào thi đua quốc tế lôi cuốn được cán bộ công nhân các nước bạn cùng tham gia như tại công trình Điện Phả Lại, Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Apatit Lào Cai, Kính Đáp Cầu, Xi măng Bỉm Sơn tăng và Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh.... Phong trào thi đua bảo đảm chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm xây dựng" đã cuốn hút cả các ngành, các địa phương có công trình xây dựng tham gia.
Đảng và Nhà nước đánh giá cao những thành quả của ngành Xây dựng trong 42 năm qua, và đã tuyên dương 9 tập thể Anh hùng, 24 cá nhân là Anh hùng lao động, tặng thưởng hàng ngàn huân chương các loại; trong đó có Huân chương Sao vàng (1998), Huân chương Hồ Chí Minh (1994), 25 Huân chương Độc lập và một số giải thưởng Hồ Chí Minh.
Những thành quả ngành Xây dựng đã đạt được trong 42 năm qua. trước hết là nhờ có sư lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và dẫn dắt. Đó là kết quả của toàn ngành quán triệt và kiên trì phấn đấu thực hiện nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc từng giai đoạn cách mạng, trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước. Đồng thời, là do cán bộ, đảng viên, công nhân viên trong ngành đã đoàn kết trên dưới một lòng, lao động cần cù, sáng tạo; vượt mọi khó khăn gian khổ, vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó.
Trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, ngành Xây dựng luôn được sự chỉ đạo của Chính phủ; sự đóng góp tích cực của các ngành ở trung ương, chính quyền và các cấp uỷ Đảng ở địa phương, các đoàn thể quần chúng; sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô (trước đây), Trung Quốc cùng các nước, các tổ chức quốc tế. Điều đó góp phần đưa ngành Xây dựng phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, vững vàng tiến vào thiên niên kỷ mới xây dựng "đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như lời Bác Hồ đã dạy.
III, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH XD:
Các định hướng quan trọng về Xây dựng của Việt Nam đến năm 2010 và 2020:Đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh trên cơ sở Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ
Bao gồm:
- Định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020
- Chương trình khung tổ chức thực hiện định hướng qui hoạch tổng thể phát triển đô thị và định hướng phát triển cấp nước đô thị việt nam đến năm 2020
- Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020
- Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2010
- Chiến lược phát triển khoa học công nghệ ngành Xây dựng đến năm 2010 vŕ tầm nhìn 2020
- Qui hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở việt nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Hoạt động hợp tác quốc tế Bộ Xây dựng
- Định hướng phát triển kiến trúc việt nam đến năm 2020
IV, PHÂN TÍCH SWOT:
STRENGTHS:
Ngành XD có những điểm mạnh như:
Bề dày kinh nghiệm về chuyên môn cũng như công tác đào tạo cán bộ
Đội ngũ kỹ sư tay nghề cao về các lĩnh vực như XD dân dụng, thiết kế, thi công, tư vấn...
Vốn lớn (vd như các tổng công ty Sudico với VĐL là 200 tỷ, cty CP XD Điện Việt Nam với VĐL là 320 tỷ...), chủ yếu là các công ty của Nhà n ước hoặc nhà nước là cổ đông lớn.
WEAKNESSES:
Một vài rủi ro thường gặp như :
1. Rủi ro về kinh tế :
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng. Những năm trở lại đây, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định: năm 2003 là 7,23%, năm 2004 đạt 7,7%, năm 2005 là 8,4% và năm 2006 đạt 8,2%. Các chuyên gia phân tích đều cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam duy trì ở mức 7 - 8%/năm trong các năm tới là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành. Do vậy, có thể thấy rủi ro biến động của nền kinh tế với Công ty là không cao.
2. Rủi ro về luật pháp :
Là doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, hoạt động của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 492 chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong ngành xây dựng nên hoạt động của Công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước như định hướng phát triển ngành xây dựng v.v.. Tất cả những xu hướng, chính sách này đều ảnh hưởng tới sự phát triển của Công ty.
3. Rủi ro đặc thù :
Công ty cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 492 hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông nên có một số rủi ro đặc thù như sau:
Rủi ro tài chính: Qúa trình giải ngân của công trình thi công xong của công ty khá chậm. Trong khi nguồn vốn quay vòng phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty phải đi vay ngân hàng. Điều đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Rủi ro về giá: Chủ yếu do sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong cùng ngành. Cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự giảm giá dịch vụ những vẫn phải đảm bảo chất lượng để giữ vững uy tín với khách hàng. Mặt khác, chi phí liên quan tới vật liệu xây dựng cũng như quá trình giải ngân thanh toán chậm ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất kinh doanh khi có biến động giá.
4. Rủi ro khác :
Các rủi ro khác như thiên tai, địch họa.v.v... là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty.
Bên cạnh đó, Ngành XD còn chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu. Biến đổi khí hậu uy hiếp các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước trong mùa mưa, lũ và nơi cư trú của hàng triệu người.
Đối với ngành xây dựng, một ngành luôn đi liền với “sử dụng đất”, các vấn đề kinh tế, sinh thái và xã hội; Các công trình kiến trúc, các khu đô thị, nhà ở... là những sản phẩm thường đặc trưng bởi tính lâu bền của chúng, đồng thời các mối quan hệ tương tác giữa tác động môi trường với lối sống, cấu trúc xã hội, nhu cầu và các hình thức tiêu dùng và lao động đều được phản ánh qua chúng.
Chính vì vậy, biến đổi khí hậu hiện nay đòi hỏi ngành xây dựng phải xem xét lại những gì vốn có, trước hết là quy hoạch xây dựng, đặc biệt ở những vùng có nguy cơ chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu như dải ven biển, các vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, các vùng núi cao và các hải đảo, nhằm ứng phó với sự dâng lên của mực nước biển, sự sạt lở đất ở vùng núi cao và những tác động khác, đồng thời tiến hành quy hoạch xây dựng cho tương lai trên cơ sở đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành xây dựng. Công tác thiết kế công trình và tiêu chuẩn về khí hậu xây dựng cũng cần được tính toán lại cho phù hợp với điều kiện khí hậu thay đổi ở từng vùng cụ thể, song với xu thế chung là nóng hơn, các điều kiện khí hậu biến động mạnh hơn, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn và với cường độ lớn hơn.
Đó có thể là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành xây dựng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
OPPORTUNITIES:
Phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và của Xã Hội nói chung (nhu cầu XDCB ngày càng nhiều).
Sau khi ra nhập WTO ngành XD nói chung cũng như toàn ngành kinh tế sẽ thu hút được một số lượng vốn lớn vốn đầu tư nước ngoài FDI, vốn ODA, FFI, FPI...
THREATS:
Thách thức đối với ngành xây dựng một phần chính là việc phòng tránh và khắc phục các rủi ro như thiên tai, địch họa...v.v... là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty.
V, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CỦA MỘT VÀI DN TIÊU BIỂU:
Theo các số liệu tổng hợp thì ngành Xây Dựng có P/E bình quân vào khoảng 19.598
1, Cty CP Đầu Tư Phát Triển Đô Thị và KCN Sông Đà (Sudico):
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời các năm 03, 04 và 05
Các chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Tỷ suất Lợi nhuận HĐSXKD/Doanh thu thuần
57,46%
70,18%
20,91%
57,45%
55,49%
66,09%
37,75%
55,48%
50,99%
39,03%
20,54%
52,52%
Nguồn: Dựa trên Báo cáo tài chính 2003, 2004 và 2005 đã kiểm toán của Công ty.
2, Cty CP CTXD Giao Thông 492:
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời:
+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
0,04
0,01
0,02
+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
0,42
0,15
0,07
+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
0,03
0,01
0,01
+ Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần
0,04
0,04
0,03
3, Cty Sông Đà 9 (SD9):
Các chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Tổng tài sản
0
0
887,845,600,000
Nguồn vốn sở hữu
0
0
97,485,080,000
Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
0
0
0.09
EPS
3444
ROE
0.00
0.00
0.31
ROA
0.00
0.00
0.03
PE
0.00
0.00
20.12
Cổ tức
%
%
0%
4, Cty cp xi măng Sông Đà (SCC):
Các chỉ tiêu tài chính năm 2006
Chỉ tiêu
2006
Tổng tài sản
47,912,530,000
Nguồn vốn sở hữu
38,332,360,000
Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
0.10
EPS
2874
ROE
0.15
ROA
0.12
PE
16.70
Cổ tức
0%
5, Cty Sông Đà 7 (SD7):
Các chỉ tiêu tài chính năm 2006
Chỉ tiêu
2006
Tổng tài sản
21,861,390,000
Nguồn vốn sở hữu
6,098,282,000
Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần
0.07
EPS
1792
ROE
0.15
ROA
0.04
PE
237.68
Cổ tức
0%
VI, Kết Luận:
Ngành Xây dựng có nhiều chuyển biến nổi bật, nhiều cơ chế chính sách được ban hành, đặc biệt Luật Xây dựng ra đời đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, là hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh, quản lý hoạt động