Đề tài Phân tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang

Hội nhập quốc tế đang trở thành yêu cầu bức xúc đối với mỗi quốc gia trong xu thế hiện nay và Việt Nam cũng đang vận hành nền kinh tề trong xu thế hội nhập đó. Khi hội nhập mọi lĩnh vực đều trở nên phức tạp, trong đó hội nhập về lĩnh vực tài chính nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng có độ phức tạp, nhạy cảm cao nhất. Muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng trong nước phải ngày càng mở rộng quy mô chiếm nhiều thị phần, phát triển trên cơ sở an toàn, bền vững và hiệu quả bởi vì an toàn là nền tảng để ngân hàng lớn, mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều này các ngân hàng cần phải có một lượng vốn đáng kể và lượng vốn đó chủ yếu được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Với lý do trên nên vấn đề cạnh tranh giành lấy thị phần, thu hút nguồn vốn của các NHTM tương đối gay gắt mà công cụ chủ yếu không chỉ là lãi suất mà còn là các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm tiền gửi, các chính sách chăm sóc khách hàng . Vì thế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) không chú trọng cạnh tranh bằng lãi suất, mà chủ yếu cân đối giữa nhu cầu nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà vẫn đạt hiệu quả kinh doanh. Giải pháp để nâng cao nguồn vốn huy động của SCB là luôn luôn chú ý lắng nghe và tìm hiểu thấu đáo từng đối tượng khách hàng để có những sản phẩm huy động vốn và những chính sách khách hàng phù hợp với tâm lý, nhu cầu nhằm tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng, hài lòng khi đến với SCB. Với mục đích trên hiện SCB đang có rất nhiều sản phẩm dành cho khách hàng như: chương trình tặng thêm lãi suất đối với người cao tuổi, lạm phát vẫn có lãi, tích lũy học tập, chiếc ví thông minh, tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang Vậy các chương trình, sản phẩm này có đáp ứng được nhu cầu vốn cho ngân hàng không và nó đã tác động như thế nào đến tình hình huy động vốn của ngân hàng? Đề tài: “Phân tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang” sẽ làm rõ hơn vấn đề nêu trên.

doc57 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt Trong xu thế hội nhập hiện nay, các ngân hàng phải cạnh tranh rất khốc liệt không chỉ với ngân hàng trong nước mà còn với cả ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng với vai trò đi vay để cho vay vì vậy muốn gia tăng lợi nhuận họ cần phải gia tăng khả năng huy động vốn của mình. Tuy nhiên, tình huy động vốn của một ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như uy tín ngân hàng, lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng và các sản phẩm, các chương trình của ngân hàng. Trong phạm vi luận văn nên đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả của các sản phẩm, chương trình đã ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của ngân hàng như thế nào. Qua gần hai năm hoạt động được chia thành ba thời kỳ so sánh ta thấy SCB An Giang đã hoạt động tốt, ổn định. Mặc dù trong thời gian đầu lợi nhuận của SCB An Giang chưa cao do tốn nhiều chi phí nhưng đến cuối năm 2007 ngân hàng đã hoạt động ổn định và có lãi, mạng lưới hoạt động được mở rộng và dần khẳng định vị trí của mình trong địa bàn tỉnh An Giang. Có được kết quả trên là do ngân hàng đã kết hợp tốt nhiều yếu tố, đặc biệt là ngân hàng đã đưa ra các chính sách sản phẩm phù hợp, đánh đúng vào tâm lý và nhu cầu của người dân địa phương. Tuy nhiên bên cạnh đó ngân hàng vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Qua quá trình nghiên cứu, do thấy được cả hai mặt thuận lợi và hạn chế của chi nhánh, đề tài đã đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm giúp ngân hàng khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu thế để hoạt động tốt hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn trong những năm tới và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực. MỤC LỤC h & g CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG 3 2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 3 2.1.1 Đối với ngân hàng thương mại 3 2.1.2 Đối với khách hàng 3 2.2 Các loại huy động vốn 3 2.2.1 Tiền gửi thanh toán 4 2.2.2 Tiết kiệm không kỳ hạn 4 2.2.3 Tiết kiệm định kỳ 4 2.2.4 Các loại tiết kiệm khác 5 2.3 Sản phẩm ngân hàng 5 2.1.1 Đưa sản phẩm ra thị trường 5 2.1.2 Giai đoạn phát triển 6 2.1.3 Giai đoạn chín muồi 6 2.1.4 Giai đoạn thoái trào 6 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 8 2.4.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn 8 2.4.2 Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động 8 2.4.3 Vốn huy động có kỳ hạn / Vốn huy động 8 2.4.4 Đánh giá tình hình hiệu quả 8 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- CNAG 9 3.1 Giới thiệu tổng quát 9 3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội sở 9 3.1.2 Sản phẩm dịch vụ chính 9 3.1.3 Mạng lưới hoạt động 9 3.1.4 Định hướng của SCB 9 3.1.5 Mục tiêu của SCB 9 3.2 Quá trình hình thành và phát triển 9 3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang 10 3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang 10 3.4.1 Sơ đồ tổ chức 10 3.4.2 Chức năng các phòng ban 10 3.5 Giới thiệu quy trình huy động vốn tại NHTM Cổ Phần Sài Gòn 11 3.5.1 Tiếp quỹ đầu ngày 11 3.5.2 Hướng dẫn khách hàng 11 3.5.3 Mở tài khoản 11 3.5.4 Giao dịch gửi tiền tiết kiệm 11 3.5.5 Giao dịch rút tiền tiết kiệm 12 3.5.6 Tái tục thẻ tiết kiệm 13 3.5.7 Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền 13 3.5.8 Chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm 13 3.5.9 Các qui định khác 13 3.5.10 Cuối ngày giao dịch 14 3.5.11 Lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng từ 15 3.6 Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong công tác HĐV 16 3.6.1 Thuận lợi 16 3.6.2 Khó khăn 16 3.7 KQHĐKD của ngân hàng TMCP Sài GònCN An Giang qua các quý 16 3.7.1 Những sự kiện nổi bật 16 3.7.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng 16 3.8 Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng vào năm 2008 18 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐVCỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG 19 4.1 Cơ cấu nguồn vốn và thực trạng tình hình huy động vốn hiện nay của ngân hàng 19 4.1.1 Tình hình nguồn vốn 19 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn 21 4.1.2.1. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm 23 4.1.2.2 Tiền gửi thanh toán 25 4.2 Giới thiệu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn 26 4.2.1 Tích lũy hưu trí 26 4.2.2 TKTT tặng thêm LS đối với chủ thẻ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên 30 4.2.3 Sản phẩm tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang 34 4.2.4 Gửi tiền nhận lãi ngay 37 4.3 Đánh giá tác động của các SPNH đối với tình hình HĐV tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang 39 4.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 40 4.3.2 Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động 40 4.3.3 Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động 41 4.3.4 Đánh giá hiệu quả của một số SPNH đối với tình hình HĐV 41 4.4 Giải pháp và kiến nghị 42 4.4.1 Giải pháp 42 4.4.2 Kiến nghị 44 4.4.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng 44 4.4.2.2 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan hữu quan 45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 46 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG h & g Bảng 3.1: Báo cáo KQHĐKD của SCB năm 2006 – 2007 17 Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn 22 Bảng 4.2: Biểu lãi suất tiền gửi tích lũy hưu trí 28 Bảng 4.3: Tình hình HĐV tiền gửi TLHT của SCB An Giang trong quý IV 29 Bảng 4.4: Tình hình huy động của TG TKTT tặng thêm LS cho chủ thẻ từ 50 tuổi trở lên 31 Bảng 4.5: Tỷ trọng về TGTK tặng thêm LS cho chủ STK từ 50 tuổi trở lên 33 Bảng 4.6: Tình hình HĐV của SP TGRGTPHLSBT qua 3 quý của năm 2007 36 Bảng 4.7: Vốn huy động của từng sản phẩm trong tổng VHĐ 38 Bảng 4.8: Tình hình HĐV của các sản phẩm tích lũy đến cuối năm 2007 39 Bảng 4.9: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tại chi nhánh 39 DANH MỤC HÌNH h & g Hình 2.1: Các loại tiền gửi quan trọng nhất 4 Hình 2.2: Phân loại dịch vụ ngân hàng 5 Hình 2.3: Các nguồn cấu thành vốn bằng tiền của ngân hàng 5 Hình 2.4: Các giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm ngân hàng 7 Hình 2.5 Các giai đoạn tạo ra sản phẩm mới 7 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang 10 Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ giao dịch TGTK tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn 15 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện KQHĐKD của SCB An Giang năm 2006 – 2007 17 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của SCB An Giang 19 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn năm 2006 – 2007 21 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng nguồn vốn của từng hình thức HĐV trong tổng tiền gửi tiết kiệm 23 Hình 4.4: Biểu đồ thề hiện tình hình HĐV của tiền gửi tích lũy hưu trí 29 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của TG TKTT tặng thêm LS cho chủ thẻ từ 50 tuổi trở lên 32 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng về TGTK tặng thêm LS cho chủ STK từ 50 tuổi trở lên 34 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của SP TGRGTPHLSBT qua 3 quý 36 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện vốn huy động của từng sản phẩm qua 3 thời kỳ 38 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện tình hình HĐV của các sản phẩm vào cuối năm 2007 39 Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện tỷ số VHĐ/TNV qua các thời kỳ so sánh 40 Hình 4.11: Tỷ số VHĐCKH/TNV 41 Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện tình hình hiệu quả của SCB An Giang trong 3 TKSS 42 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT h & g CBNH Cán bộ ngân hàng CMND Chứng minh nhân dân CNAG Chi nhánh An Giang CP Chi phí GDV Giao dịch viên HĐQT Hội đồng quản trị HĐV Huy động vốn LS Lãi suất NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NV Nguồn vốn KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh RGTPHLSBT Rút gốc từng phần hưởng ls bậc thang SCB Ngân hàng thương mại cổ phần SàiGòn SPNH Sản phẩm ngân hàng SPTG Sản phẩm tiền gửi STK Sổ tiết kiệm TCKT Tổ chức kinh tế TG Tiền gửi TGĐ Tổng giám đốc TGTK Tiền gửi tiết kiệm TGTT Tiền gửi thanh toán TKSS Thời kỳ so sánh TKTT Tiết kiện thông thường TLHT Tích lũy hưu trí TMCP Thương mại cổ phần TN Thu nhập VHĐCKH Vốn huy động có kỳ hạn CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Lý do chọn đề tài Hội nhập quốc tế đang trở thành yêu cầu bức xúc đối với mỗi quốc gia trong xu thế hiện nay và Việt Nam cũng đang vận hành nền kinh tề trong xu thế hội nhập đó. Khi hội nhập mọi lĩnh vực đều trở nên phức tạp, trong đó hội nhập về lĩnh vực tài chính nói chung, hoạt động ngân hàng nói riêng có độ phức tạp, nhạy cảm cao nhất. Muốn cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài thì ngân hàng trong nước phải ngày càng mở rộng quy mô chiếm nhiều thị phần, phát triển trên cơ sở an toàn, bền vững và hiệu quả bởi vì an toàn là nền tảng để ngân hàng lớn, mạnh và phát triển. Tuy nhiên, để làm được điều này các ngân hàng cần phải có một lượng vốn đáng kể và lượng vốn đó chủ yếu được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Với lý do trên nên vấn đề cạnh tranh giành lấy thị phần, thu hút nguồn vốn của các NHTM tương đối gay gắt mà công cụ chủ yếu không chỉ là lãi suất mà còn là các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm tiền gửi, các chính sách chăm sóc khách hàng…. Vì thế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) không chú trọng cạnh tranh bằng lãi suất, mà chủ yếu cân đối giữa nhu cầu nguồn vốn và sử dụng vốn nhằm vừa đảm bảo quyền lợi của khách hàng mà vẫn đạt hiệu quả kinh doanh. Giải pháp để nâng cao nguồn vốn huy động của SCB là luôn luôn chú ý lắng nghe và tìm hiểu thấu đáo từng đối tượng khách hàng để có những sản phẩm huy động vốn và những chính sách khách hàng phù hợp với tâm lý, nhu cầu nhằm tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng, hài lòng khi đến với SCB. Với mục đích trên hiện SCB đang có rất nhiều sản phẩm dành cho khách hàng như: chương trình tặng thêm lãi suất đối với người cao tuổi, lạm phát vẫn có lãi, tích lũy học tập, chiếc ví thông minh, tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang… Vậy các chương trình, sản phẩm này có đáp ứng được nhu cầu vốn cho ngân hàng không và nó đã tác động như thế nào đến tình hình huy động vốn của ngân hàng? Đề tài: “Phân tích tác động của các sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang” sẽ làm rõ hơn vấn đề nêu trên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng. - Đánh giá tác động của một số sản phẩm tiền gửi đối với tình hình huy động vốn tại ngân hàng. - Đánh giá sự tăng trưởng của một số sản phẩm tiền gửi trên qua các thời kỳ. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu bốn sản phẩm tiền gửi: Tích lũy hưu trí, Tiết kiệm thông thường tặng thêm lãi suất đối với chủ thẻ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên, Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang, gửi tiền nhận lãi ngay và tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang qua ba thời kỳ của năm 2006 – 2007. Đồng thời đề tài sẽ thu thập dữ liệu từ các nguồn như: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và các văn kiện đại hội của SCB. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu về tình hình HĐV, về nguồn vốn huy động của từng chương trình sản phẩm. Tìm hiểu về các sản phẩm của ngân hàng. Trao đổi trực tiếp với nhân viên ngân hàng về các vấn đề liên quan đến đề tài. Tổng hợp, phân tích, so sánh. Đánh giá thành công của sản phẩm. Nêu ra giải pháp 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiệu quả của các chương trình khuyến mãi, nghiên cứu các sản phẩm tiền gửi đối với việc huy động vốn tại ngân hàng. Hy vọng rằng kết quả đề tài sẽ giúp ích cho SCB An Giang trong công tác nâng cao hiệu quả huy động vốn của mình. CHƯƠNG 2 NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NGÂN HÀNG 2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn xem như không có hoạt động của NHTM. Một NHTM khi được cấp phép thành lập, phải có vốn điều lệ theo qui định.Tuy nhiên vốn điều lệ chỉ đủ tài trợ cho tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thết bị cần thiết cho hoạt động chứ chưa đủ vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác. Để có vốn phục vụ cho các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn, do vậy, có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngân hàng cũng như đối với khách hàng. 2.1.1 Đối với ngân hàng thương mại Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Từ đó, NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Có thể nói nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết “đầu vào” của ngân hàng. 2.1.2 Đối với khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác, nghiệp vụ huy động còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi. Cuối cùng nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng. 2.2 Các loại huy động vốn Do nhu cầu và động thái gửi tiền của khách hàng rất đa dạng và khác nhau nên để thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền, NHTM phải thiết kế và phát triển thành nhiều loại sản phẩm tiền gửi khác nhau. Nhưng thông thường tiền gửi của khách hàng tại NHTM thường xuyên có các loại sau: Tiền gửi ngân hàng Tiền gửi thanh toán Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi khác Tiết kiệm có kỳ hạn Tiết kiệm không kỳ hạn Hình 2.1: Các loại tiền gửi quan trọng nhất 2.2.1 Tiền gửi thanh toán Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. 2.2.2 Tiết kiệm không kỳ hạn Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân hàng vì mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tương lai. Với sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch. Tuy nhiên, khác với hình thức tiền gửi cá nhân mỗi lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện được các giao dịch thanh toán như trong tiền gửi thanh toán. 2.2.3 Tiết kiệm định kỳ Tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thường được phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có thể phân chia thành tiền gửi kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng , 12 và trên 12 tháng. Căn cứ vào phương thức trả lãi có thể chia thành: Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ ( tháng hoặc quý) Việc phân chia kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm tiền gửi của ngân hàng trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầu gửi tiền đa dạng của khách hàng. 2.2.4 Các loại tiết kiệm khác Ngoài hai loại tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định kỳ hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiềt kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh. 2.3 Sản phẩm ngân hàng Sản phẩm ngân hàng thực chất là các dịch vụ ngân hàng. Khách hàng mua sản phẩm ngân hàng thực chất là mua sự thỏa mãn một nhu cầu nào đó của mình. Các dịch vụ ngân hàng được phân loại theo sơ đồ sau: Các nghiệp vụ đầu tư Dịch vụ tín dụng Các dịch vụ ngân hàng Các dịch vụ khác Dịch vụ tiền gửi Hình 2.2: Phân loại dịch vụ ngân hàng Ta thấy rằng ngân hàng có rất nhiểu dịch vụ, trong đó dịch vụ tiền gửi và dịch vụ tín dụng là hai dịch vụ chính, chủ yếu và là hai dịch vụ chủ lực của ngân hàng. Tuy nhiên, vì giới hạn của đề tài nên chỉ tập trung phân tích các dịch vụ tiền gửi mà bỏ qua các dịch vụ khác. Tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất trong vốn tiền tệ của ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng tập trung vào công tác tiếp thị nguồn vốn này. Nguồn vốn bằng tiền của ngân hàng gồm có các nguồn vốn sau: Nguồn vốn bằng tiền Vốn cổ phần Tiền vay của ngân hàng Tiền gửi của khách hàng Hình 2.3: Các nguồn cấu thành vốn bằng tiền của ngân hàng Như bất kỳ ngân hàng nào, SPNH đều phát triển qua các giai đoạn liên tục sau: 2.3.1 Đưa sản phẩm ra thị trường Thời kỳ ngân hàng lần đầu tiên đưa sản phẩm ra công chúng là bước khởi đầu của giai đoạn đưa sản phẩm mới ra thị trường. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm là đặc trưng cơ bản của giai đoạn này, kết quả có thể là hoàn toàn không có hoặc có lợi nhuận không đáng kể. Như thông lệ giai đoạn đầu của chu kỳ sống có liên quan tới chi phí lớn cho công tác marketing và phải bỏ nhiều công sức để tạo ra sự quen biết rộng rãi về sản phẩm. Giá sản phẩm cao là một điều không tránh khỏi ở giai đoạn này vì có chi phí ban đầu lớn. Ở giai đoạn này không có cạnh tranh chính là lợi thế cơ bản đối với ngân hàng. 2.3.2 Giai đoạn phát triển Giai đoạn này có đặc điểm là tốc độ tiêu thụ nhanh và kết quả là ở chính giai đoạn này, mức lợi nhuận đạt ở ngưỡng cao nhất. Mặc dù chi phí cho marketing còn ở mức cao, nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng chi phí giảm. Các chi phí liên quan tới việc cung ứng dịch vụ này đối với thị trường mục tiêu giảm xuống và bởi vậy giá sản phẩm hạ. Giai đoạn phát triển này có sự cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng chiến lược của ngân hàng vẫn là tập trung nổ lực hướng tới việc tiếp tục lâu dài đưa sản phẩm này ra thị trường. Mức độ cạnh tranh chủ yếu phụ thuộc vào mức hiệu quả của sản phẩm này ở thị trường. Trong giai đoạn phát triển ngân hàng cố gắng mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm và thâm nhập vào những lĩnh vực mới của thị trường. Sự mở rộng đó cho phép ngân hàng thu tối đa lợi nhuận của mình và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bởi vậy giai đoạn này chu kỳ sống của sản phẩm rất có lợi cho ngân hàng, do đó nhiệm vụ quan trọng là phải kéo dài nó ra. 2.3.3 Giai đoạn chín muồi Giai đoạn này có đặc điểm việc tiêu thụ sản phẩm phát triển chậm và đôi khi lại còn bị giảm xuống. Điều đó có thể giải thích bằng rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, tới lúc sản phẩm chín muồi, nhu cầu của người tiêu dùng thực tế đã thay đổi. Thứ hai, một dịch vụ khác tương tự nhưng được hoàn thiện hơn thay thế sản phẩm này. Thứ ba, ngân hàng có thể không chịu được áp lực của cạnh tranh. Cuối cùng, dịch vụ đó có thể không có doanh lợi đối với ngân hàng vì xuất hiện khả năng mới về đầu tư vốn có hiệu quả hơn. Khối lượng lợi nhuận thu được ở giai đoạn chín muồi sản phẩm bắt đầu dần dần giảm xuống. Đồng thời sản phẩm được phát triển rộng rãi và bao trùm tối đa khách hàng của ngân hàng. Thành tựu về giá cả sản phẩm với mức tối thiểu là nguyên nhân tăng cường mạnh mẽ cạnh tranh. Đôi khi người ta gọi giai đoạn cuối của thời kỳ chín muồi sản phẩm là giai đoạn bão hòa của thị trường, mà sự chín muồi đó có quan hệ tới sự bắt đầu của thoái trào tiêu thụ. 2.3.4 Giai đoạn thoái trào Giai đoạn này có liên quan tới sự giảm mạnh mẽ khối lượng tiêu thụ và có khả năng giảm mức lợi nhuận thu được tới số không. Thời gian của thoái trào đó khác nhau đối với các loại sản phẩm của ngân hàng khác nhau. Cạnh tranh trong giai đoạn thoái trào rất êm ắng. Điều đó chủ yếu được giải thích bởi sự chuyển hướng chú ý sang loại sản phẩm mới. Sự duy trì hàng loạt sản phẩm
Tài liệu liên quan