Đề tài Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Công ty TNHH Việt An

Trong cơ chế kinh tế thị trường khá sôi động như hiện nay, việc hoạt động đạt hay kém hiệu quả của một doanh nghiệp luôn đi liền với một mức rủi ro nhất định. Đó là yếu tố vốn có trong việc sử dụng và phân bổ các nguồn lực vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, gắn với một rủi ro cao hơn thì tỷ suất sinh lợi cũng sẽ lớn hơn. Ta có thể đánh giá được mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải thông qua tác động của các chỉ số đòn bẩy. Do đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào phân tích đòn bẩy để điều chỉnh các yếu tố liên quan sao cho phù hợp với suất sinh lợi và thái độ chấp nhận rủi ro của mình.

doc44 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi tại Công ty TNHH Việt An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 PHẦN MỞ ĐẦU *********** 1.1. Lý do chọn đề tài Trong cơ chế kinh tế thị trường khá sôi động như hiện nay, việc hoạt động đạt hay kém hiệu quả của một doanh nghiệp luôn đi liền với một mức rủi ro nhất định. Đó là yếu tố vốn có trong việc sử dụng và phân bổ các nguồn lực vào hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, gắn với một rủi ro cao hơn thì tỷ suất sinh lợi cũng sẽ lớn hơn. Ta có thể đánh giá được mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải thông qua tác động của các chỉ số đòn bẩy. Do đó, doanh nghiệp có thể căn cứ vào phân tích đòn bẩy để điều chỉnh các yếu tố liên quan sao cho phù hợp với suất sinh lợi và thái độ chấp nhận rủi ro của mình. Là một doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản non trẻ chỉ mới thâm nhập vào thị trường được hơn 2 năm, Việt An cũng đang đối mặt với nhiều rủi ro. Với bước khởi đầu tương đối kém hiệu quả trong kết quả hoạt động sản xuất của năm 2005 đã đặt ra một nghi vấn lớn “Liệu việc thua lỗ trong kinh doanh có phải là do công ty đã mắc phải rủi ro?”. Câu trả lời sẽ được nêu ra nếu ta có thể phân tích các tỷ số đòn bẩy một cách chính xác. Bởi vì bằng các kết quả thu được qua việc tính toán các tỷ số này, ta có thể phản ánh một cách đầy đủ mức độ rủi ro mà công ty phải đối mặt tương ứng với mỗi mức tỷ suất sinh lợi mang về cho công ty. Từ đó, ta có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của rủi ro và tác động của đòn bẩy trong vai trò làm gia tăng sự ảnh hưởng đó đến suất sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề rất cần thiết để cho công ty có một cái nhìn chi tiết hơn trong việc đầu tư và phân bổ các nguồn lực. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa vào năm 2007 đã đánh dấu một bước ngoặc mới trên con đường hoạt động của công ty. Nó đòi hỏi công ty cần phải có những mục tiêu và kế hoạch thực hiện rõ ràng nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Từ đây, công tác nghiên cứu và phân tích tác động đòn bẩy trở nên rất cần thiết. Nó sẽ cho thấy những vấn đề trong việc sử dụng tài sản và nguồn vốn tại công ty. Trên cơ sở những nhận định về rủi ro và suất sinh lợi, sẽ giúp cho nhà quản trị và nhà đầu tư định hướng tốt hơn cho việc hoạt động ở các năm sau, và đưa ra quyết định sau cùng. Qua bài viết này ta sẽ có cái nhìn tương đối rõ hơn và chi tiết hơn những vấn đề liên quan đến đòn bẩy ảnh hưởng lên rủi ro và suất sinh lợi của công ty. Để từ đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc phải các rủi ro của công ty, các nhân tố cấu thành rủi ro đó và đo lường những nhân tố ấy để tìm cách hạn chế, khắc phục nó. Đây là một vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm đến trong định hướng phát triển của mình, làm sao tối thiểu hóa mức độ rủi ro mà vẫn duy trì suất sinh lợi cao để mang lại hiệu quả bền vững cho công ty mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nhận diện rủi ro xảy ra trong giá bán và biến phí của công ty. Xem xét mức độ tác động của đòn bẩy đến rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Đề ra các giải pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi và hạn chế rủi ro ở công ty. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu: Tiến hành thu thập số liệu chủ yếu từ phòng kế toán thông qua các bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, bảng xác định kết quả kinh doanh. Tìm hiểu vấn đề thông qua việc hỏi trực tiếp cán bộ chuyên môn trong công ty. Phương pháp phân tích: So sánh giữa các kỳ phân tích để thấy được sự biến động trong hoạt động của công ty qua các năm. Đánh giá rủi ro của công ty qua việc tính toán các tỷ số tài chính. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện tại Công Ty TNHH Việt An và không đề cập sang các đối tượng khác như các đối thủ cùng ngành hoặc khách hàng của công ty... Số liệu phân tích chủ yếu trong năm 2005-2006. Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ************* 2.1. Rủi ro của doanh nghiệp 2.1.1. Rủi ro kinh doanh Khái niệm: RRKD là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng suất kinh doanh. RRKD phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định. Khi nói tới RRKD là nói tới tính biến thiên của EBIT. Có nhiều nguyên nhân tác động tới sự thay đổi này như sự thay đổi về nhu cầu thị trường, về giá cả đầu vào và giá cả đầu ra. RRKD là một hàm số của nhiều yếu tố, gồm DOL của doanh nghiệp và tính không chắc chắn của doanh thu. Để đo lường mức độ RRKD, người ta dùng cách tính độ nghiêng đòn cân định phí DOL. Một doanh nghiệp có quy mô chi phí cố định trong kỳ lớn thì đòn bẩy sẽ lớn, biến thiên lợi nhuận sẽ nhiều đồng thời rủi ro cũng tăng và ngược lại. Để hạn chế những rủi ro tiêu cực trong kinh doanh, cần phải mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm…Đặc biệt, phải duy trì một quy mô kinh doanh hợp lý theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 2.1.2. Rủi ro tài chính RRTC diễn ra cùng với mức độ sử dụng nợ. Nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. RRTC chỉ tính không chắc chắn tăng thêm trong EPS của một doanh nghiệp do việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Và để đo lường nó, người ta sử dụng độ nghiêng đòn cân nợ. Đòn cân nợ phụ thuộc vào quy mô vay nợ trong kỳ, nợ vay trong kỳ lớn thì đòn bẩy sẽ lớn và ngược lại. Những rủi ro có thể gặp phải khi sử dụng nợ vay như: - Mất khả năng trả nợ dẫn đến phá sản. - Vốn chủ sở hữu giảm nhanh nếu làm ăn thua lỗ. Từ đó, chúng ta nhận thấy khi tỷ suất sinh lợi trong kinh doanh lớn hơn lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có một tác động tích cực. Ngược lại, tỷ suất sinh lợi trong kinh doanh nhỏ hơn lãi suất nợ vay thì nợ vay sẽ có một tác động tiêu cực. Để hạn chế những tiêu cực của RRTC thì cần: tìm thị trường hiệu quả để đầu tư, thiết lập một cơ cấu tài chính hợp lý, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn, mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí,... Khi làm ăn có lời nhiều thì sử dụng nợ vay nhiều là tốt vì khi đó nó thúc đẩy và tạo ra một sự tăng trưởng nhanh cho doanh nghiệp. Nhưng khi làm ăn có lời ít hoặc bị thua lỗ thì tài trợ nhiều bằng vốn chủ sở hữu sẽ tốt hơn. Một mặt, có tác dụng giảm nợ, giảm nguy cơ mất khả năng thanh toán, mặt khác phân tán rủi ro do chia sẻ bớt cho các thành viên khác. 2.2. Phân tích điểm hòa vốn 2.2.1. Các yếu tố liên quan a. Định phí: Khái niệm: Định phí (Fixed cost) hay còn gọi là chi phí cố định (chi phí bất biến) là những khoản chi phí có tính độc lập không thay đổi theo doanh thu hoặc thay đổi rất ít, không đáng kể. Thuộc loại chi phí này gồm: Khấu hao tài sản cố định (KH theo thời gian). Tiền thuê mướn nhà cửa, công cụ, máy móc, trang thiết bị... Các loại thuế cố định hàng năm như thuế môn bài, thuế nhà đất… Chi phí quản lý hành chính. b. Biến phí: Khái niệm: Biến phí (Variable cost) hay còn gọi là chi phí biến động (chi phí khả biến) là những khoản chi phí luôn thay đổi trực tiếp theo doanh thu hoặc sản lượng sản xuất, tiêu thụ. Bao gồm các loại như: Giá vốn hàng bán ra (trong đơn vị thương nghiệp). Mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công (theo chế độ khoán sản phẩm hay doanh thu). Hoa hồng bán hàng. Các loại chi phí sản xuất, bán hàng khả biến khác… c. Hệ số an toàn: Hệ số an toàn thể hiện mức độ an toàn của doanh nghiệp khi đã vượt qua điểm hòa vốn. Mức độ an toàn của doanh nghiệp có thể đo bằng doanh thu an toàn hoặc tỷ lệ doanh thu an toàn. Doanh thu an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu tại điểm hòa vốn. Mức DT an toàn = DT thực tế − DT hòa vốn Tỷ lệ DT an toàn = Mức DT an toàn x 100% Mức DT thực hiện Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì tính an toàn của hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao, hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Nó thể hiện mức giảm doanh thu mà doanh nghiệp có thể chịu được trước khi bị lỗ. 2.2.2. Xác định điểm hòa vốn a. Khái niệm: Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí. Vì vậy, tại điểm này hoạt động của doanh nghiệp không lời cũng không lỗ. Thông thường điểm hòa vốn có thể xác định theo 3 chỉ tiêu: sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn. b. Sản lượng hòa vốn: Để xác định điểm hòa vốn ta cần xây dựng 2 phương trình: Phương trình doanh thu: S = DT = P x Q Phương trình chi phí: TC = CP = F + (V x Q) Với: S: Doanh thu TC: Tổng chi phí P: Đơn giá bán Q: Sản lượng F: Định phí V: Biến phí Tại điểm hòa vốn, doanh thu bằng tổng chi phí, và thay sản lượng hòa vốn Qo cho sản lượng Q, ta có: S = TC ó P x Qo = F + (V x Qo) Giải phương trình trên ta sẽ tìm được sản lượng hòa vốn Qo với: Qo = F P − V Chênh lệch giữa giá bán mỗi đơn vị và biến phí mỗi đơn vị (P – V) đôi khi được gọi là lãi gộp mỗi đơn vị (Số dư đảm phí). Nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp bao nhiêu để bù đắp cho các định phí chi ra. Vì vậy ta có thể nói rằng sản lượng hòa vốn được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị. c. Doanh thu hòa vốn: Từ công thức tính sản lượng hòa vốn ta có thể suy ra được công thức tính doanh thu hòa vốn: So = P x Qo So: Doanh thu hòa vốn Doanh thu hòa vốn là doanh thu của mức tiêu thụ tại sản lượng hòa vốn, nên doanh thu hòa vốn sẽ bằng tích số của giá bán và sản lượng hòa vốn. Hoặc ta có thể tính doanh thu hòa vốn So bằng tiền thay vì bằng đơn vị sản lượng như sau: So = Định phí 1 − Tổng biến phí trong kỳ Tổng doanh số trong kỳ d. Thời gian hòa vốn: Thời gian hòa vốn là số ngày mà doanh nghiệp sẽ đạt được doanh thu hòa vốn trong một kỳ kinh doanh, thường là một năm. Với đơn giá và Sản lượng hòa vốn ta sẽ tính được thời điểm hòa vốn: Thời gian hv = Doanh thu hòa vốn Doanh thu bình quân 1 ngày Trong đó: Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu trong kỳ 360 ngày 2.2.3. Phân tích hòa vốn bằng biểu đồ 2.2.4. Tác dụng của phân tích hòa vốn Đánh giá rủi ro của một doanh nghiệp hay rủi ro của một dự án đầu tư. Lựa chọn những phương án sản xuất khác nhau. Đánh giá khả năng tạo lãi của 1 phương án sản xuất sản phẩm mới. Bằng nhiều giả thiết, cho phép dự kiến được lợi nhuận. 2.3. Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến doanh lợi của doanh nghiệp 2.3.1. Đòn cân định phí Khái niệm: Đòn cân định phí (đòn bẩy vận hành hay đòn bẩy kinh doanh) nói lên mức tác động của định phí đối với kết quả sản xuất kinh doanh. Đòn cân định phí được xác định thông qua chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân định phí. 2.3.2. Độ nghiêng đòn cân định phí (DOL) Khái niệm: Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh DOL của một doanh nghiệp là tác động số nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định. Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh (DOL) đo lường phần trăm thay đổi trong EBIT của một doanh nghiệp từ 1% thay đổi trong doanh thu. DOL tại X = Phần trăm thay đổi trong EBIT Phần trăm thay đổi trong doanh thu Ta có thể viết lại phương trình này như sau: DOL tại X = ∆EBIT EBIT ∆Doanh thu Doanh thu Trong đó: ∆EBIT: Mức thay đổi của lãi trước thuế và lãi vay EBIT: Lãi trước thuế và lãi vay ∆Doanh thu: Mức thay đổi của doanh thu Hoặc ta có cách tính độ nghiêng đòn cân định phí thông qua các chỉ tiêu như: Doanh thu, lợi nhuận trước lãi trước thuế,... - Hay tổng quát hơn, độ nghiêng đòn cân định phí có thể tính bằng công thức như sau: DOL = DT − V EBIT Và DOL = DT − V = EBIT + F DT − V − F EBIT Từ đây, có thể thấy khi các chi phí tài chính cố định tăng thì DOL cũng tăng. 2.4. Mối quan hệ giữa EBIT và EPS Các doanh nghiệp thường sử dụng đòn bẩy tài chính để làm gia tăng thu nhập cho các cổ đông. Tuy nhiên, việc đạt được lợi nhuận gia tăng này sẽ kéo theo rủi ro gia tăng. Một phương pháp phân tích gọi là phân tích EBIT - EPS có thể dùng để giúp doanh nghiệp xác định khi nào tài trợ nợ có lợi và khi nào tài trợ vốn cổ phần có lợi hơn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng sử dụng nợ vay đều có lợi khi nền kinh tế phát triển. Doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ vay khi EBIT của doanh nghiệp tạo ra cao hơn EBIT tại điểm bàng quang. EBIT tại điểm bàng quang là điểm mà tại đó cho dù bất kỳ phương thức tài trợ nào, có nợ vay hay không, thì giá trị EPS ở các phương án là như nhau. Điểm bàng quang của EBIT được tính thông qua việc so sánh EPS giữa các phương án. Tổng quát ta có: EPS1 = EPS2 = EBITo(1 − T) = (EBITo − I)(1 − T) Scp1 Scp2 => EBITo = I x Scp1 Scp1 − Scp2 EPS1: EPS của phương án không dùng nợ. Scp1 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần. EPS2: EPS của phương án tài trợ bằng cả vốn chủ sở hữu và vay nợ. Scp2 : Số cổ phần thường chưa chi trả tương ứng với phương án tài trợ có sử dụng đòn bẩy tài chính. EBIT0: EBIT tại điểm bàng quang T : Thuế thu nhập doanh nghiệp I : Lãi vay Do hai phương án có phương thức tài trợ khác nhau dẫn đến khi EBIT thay đổi thì EPS của các phương án thay đổi khác nhau. Nhận xét: - Nếu EBIT của doanh nghiệp nhỏ hơn EBIT tại điểm bàng quang thì doanh nghiệp nên duy trì cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần. Vì EPS1>EPS2. - Nếu EBIT của doanh nghiệp bằng đúng EBIT tại điểm bàng quang, thì doanh nghiệp có thể tài trợ bằng bất kỳ phương án nào cũng đem lại cùng một giá trị EPS. - Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt quá điểm EBIT tại điểm bàng quang, thì doanh nghiệp nên sử dụng đòn cân nợ. Vì EPS2>EPS1. Đồ thị EBIT tại điểm bàng quang EPS EPS0 EBIT EBIT0 Điểm bàng quang EPS không nợ vay EPS tài trợ hỗn hợp Nếu EBIT thấp hơn EBIT tại điểm bàng quang thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường (không nợ vay) tạo ra được EPS cao hơn phương án tài trợ bằng nợ (hỗn hợp). Nhưng nếu EBIT vượt qua EBIT tại điểm bàng quang thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường (không nợ vay) tạo ra được EPS thấp hơn phương án tài trợ bằng nợ (hỗn hợp). Cho nên trong trường hợp này công ty vay nợ sẽ có lợi hơn. Trong trường hợp công ty không sử dụng vốn cổ phần mà bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ vay thì việc phân tích mối quan hệ giữa EBIT và ROE sẽ cho ta thấy việc sử dụng nguồn tài trợ sẽ ảnh hưởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu như thế nào. ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn mà họ đã bỏ ra để đầu tư vào công ty. Chỉ số này được tính dựa trên tỷ số giữa lợi nhuận ròng mà dự án tạo ra với nguồn vốn chủ sở hữu. ROE = Lợi nhuận ròng x 100% Vốn chủ sở hữu 2.5. Tác động của đòn bẩy tài chính đến doanh lợi của doanh nghiệp 2.5.1. Cơ cấu tài chính Khái niệm: Cơ cấu tài chính là tất cả các nguồn tài trợ cho toàn bộ nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp như: Nguồn vốn chủ sở hữu (cổ phiếu), vay ngắn hạn, vay dài hạn, phát hành trái phiếu… Nói cách khác, cơ cấu tài chính nói lên doanh nghiệp đã sử dụng những nguồn tài trợ nào và tỷ trọng của từng nguồn là bao nhiêu so với tổng nguồn vốn. Cơ cấu tài chính Cơ cấu vốn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn và trung hạn Bố trí cơ cấu tài chính thích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thấp chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro: Sử dụng nhiều nợ là gia tăng rủi ro. Tỷ lệ nợ cao nói chung đưa đến lợi nhuận kỳ vọng cao. Cơ cấu vốn tối ưu là cơ cấu vốn cân đối được giữa rủi ro và lợi nhuận. 2.5.2. Đòn cân nợ (DFL) Khái niệm: Đòn cân nợ (đòn bẩy tài chính) là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số nợ so với tổng tài sản của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. 2.5.3. Độ nghiêng đòn cân nợ Khái niệm: Độ nghiêng đòn cân nợ DFL là tỷ lệ thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) do sự thay đổi 1% của lợi nhuận hoạt động (EBIT). DFL tại X = % thay đổi trong EPS % thay đổi trong EBIT Ta có thể viết lại phương trình này như sau: DFL tại X = ∆EPS EPS ∆EBIT EBIT Trong đó: ∆EBIT: Mức thay đổi của lãi trước thuế và lãi vay EBIT: Lãi trước thuế và lãi vay ∆ EPS: Mức thay đổi của EPS Hoặc, nếu cấu trúc vốn chỉ gồm cổ phần thường và nợ: DFL = EBIT = (P − Vu)Q − F EBIT − I (P − Vu)Q − F − I Với: I : Lãi vay ngân hàng P: Đơn giá bán Q: Sản lượng F: Định phí Vu: Biến phí đơn vị Nếu cấu trúc vốn có cả cổ phần ưu đãi: DFL = EBIT = (P − Vu)Q − F EBIT − I − IP (P − Vu)Q − F − I − IP 1 − T 1 − T IP : Lợi tức cổ phần ưu đãi Trong khi doanh nghiệp có thể thay đổi DOL bằng cách tăng hay giảm các chi phí hoạt động cố định, doanh nghiệp cũng có thể thay đổi DFL bằng cách tăng hay giảm các chi phí tài chính cố định. Số lượng chi phí tài chính cố định do một doanh nghiệp gánh chịu tùy thuộc chủ yếu vào hỗn hợp giữa nợ và cổ phần thường trong cấu trúc vốn của mình. Như vậy, doanh nghiệp có tỷ lệ nợ và cổ phần ưu đãi tương đối lớn trong cấu trúc vốn sẽ có các chi phí tài chính cố định tương đối lớn và một DFL cao. 2.5.4. Độ nghiêng của đòn bẩy tổng hợp (DTL) a. Khái niệm đòn bẩy tổng hợp: Đòn cân nợ và đòn cân định phí đều cho thấy mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp. Đòn cân định phí làm tăng hoặc giảm EBIT mỗi khi doanh thu thay đổi, còn đòn cân nợ làm ảnh hưởng đến mức lời hoặc lỗ của chủ sở hữu doanh nghiệp. Đòn cân định phí tác động trước tiên lên EBIT của doanh nghiệp, sau đó đòn cân nợ lại tiếp tục tác động lên mức lời của chủ sở hữu. Tác động này tạo nên đòn bẩy tổng hợp của doanh nghiệp. b. Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp: Khái niệm: Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp đo lường độ nhạy của EPS khi doanh số bán thay đổi. Nó là phần trăm thay đổi trong EPS từ phần trăm thay đổi trong doanh thu. ∆EPS DTL tại X = Tỷ lệ thay đổi của EPS = EPS Tỷ lệ thay đổi doanh thu ∆Doanh thu Doanh thu Với: ∆ EPS : % thay đổi trong EPS ∆Doanh thu : % thay đổi trong doanh thu X : là điểm mà tại đó chúng ta tính DTL Để hiểu rõ mối liên hệ giữa đòn cân tổng hợp với đòn cân định phí và đòn cân nợ, ta có thể tính DTL bằng cách tính sau: Đối với doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm: DTL = (P − Vu)Q (P − Vu)Q − F − I Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm: DTL = Doanh thu − Biến phí EBIT − I Ngoài ra, để xác định DTL trên cơ sở phân tích tác động số nhân về đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính đến doanh lợi và rủi ro của doanh nghiệp ta có thể tính bằng phương trình sau: DTL = DOL x DFL Chương 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT AN ***************** 3.1. Lịch sử hình thành Tên công ty: Công ty Cổ phần Việt An Tên giao dịch: ANVIFISH Company Loại hình doanh nhiệp : Công ty Cổ phần Địa chỉ: khóm Thạnh An, phường Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Điện thoại: 076.932545 Fax: 076.932554 Email: anvifish@vnn.vn Công ty được thành lập vào ngày 22/07/2004 theo giấy phép chứng nhận kinh doanh số: 5202000307 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh An Giang cấp với tên pháp nhân: Công ty TNHH An Giang Basa. Ngày 04/01/2005, Công ty đăng ký thay đổi lần 1 với tên gọi: Công ty TNHH Việt An. Ngày 27/02/2007, Công ty đăng ký thay đổi lần 2 với tên gọi: Công ty Cổ phần Việt An. 3.2. Lĩnh vực hoạt động Ngành nghề: Khai thác, nuôi thuỷ hải sản; Chế biến thuỷ hải sản; Mua bán thuỷ hải sản; Sản xuất thức ăn cho gia súc. Sản xuất các mặt hàng thủy sản theo các đơn đặt hàng; Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chế biến. 3.3. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ 3.3.1. Chức năng Việt An là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở An Giang với sản phẩm chủ lực của công ty hiện nay là cá tra và cá basa fillet đông lạnh. Sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại khép kín từ khâu chế biến nguyên vật liệu tới khâu thành phẩm. 3.3.2. Quyền hạn Là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh, công ty có quyền tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế theo đúng quy định của pháp luật. Có quyền sử dụng vốn vay, vốn chủ sở hữu kinh doanh, đổi mới trang thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Có quyền sử dụng tài nguyên đất, nước, và các nguồn tài nguyên khác phục vụ cho sản xuất. Có quyền đầu tư, góp vốn hay liên doanh hợp tác để làm ăn. Có quyền mở rộng quy mô kinh doanh, thị trường buôn bán xuất nhập khẩu với các nước khác. Có quyền xây dựng bộ máy quản lý phù hợp với cơ cấu tổ chức của công ty theo từng thời kỳ. 3.3.3. Nhiệm vụ Kinh doanh đạt hiệu quả, có lợi nhuận. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải trong quá trình sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh. Không gây những tác động xấu đến môi trường bên ngoài. Thực hiện đầy đủ
Tài liệu liên quan