Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh, và những trở ngại trong nội tại của doanh nghiệp trong việc hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu. Một trong những trở ngại đó chính là rủi ro.
58 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2706 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta Agf, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRƯƠNG THỊ HUYỀN TRANG
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG DELTA AGF
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG DELTA AGF
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Huyền Trang
Lớp: ĐH5TC Mã Số Sv: DTC041762
Người hướng dẫn: Th.S Trần Thị Thanh Phương
Long Xuyên, tháng 6 năm 2008
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên thực hiện luận văn “Phân tích tác động đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF” xin chân thành cảm ơn:
Ban giám đốc và nhân viên phòng kế toán công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF đã chấp nhận cho thực tập, tạo điều kiện để tiếp xúc môi trường làm việc thực tế và cung cấp số liệu để thực hiện việc phân tích.
Thạc sĩ Trần Thị Thanh Phương - Giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, giúp khắc phục và hoàn thiện dần bài luận văn.
Những giáo viên chuyên môn khác, bạn bè.
Đặc biệt là gia đình và tất cả những ai ảnh hưởng đến kết quả bài luận văn này.
Tác giả xin tri ân.
a ²²² b
MỤC LỤC
a ²²² b
Chương 1: TỔNG QUAN
Cơ sở hình thành đề tài
Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nguy cơ từ môi trường kinh doanh, và những trở ngại trong nội tại của doanh nghiệp trong việc hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho chủ sở hữu. Một trong những trở ngại đó chính là rủi ro.
Rủi ro có thể mang tính tích cực hoặc tiêu cực, nhưng mặt tiêu cực thường được quan tâm hơn. Trong doanh nghiệp thường có hai loại rủi ro: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với các hoạt động kinh doanh do không chắc chắn về doanh số và chi phí hoạt động. Mối quan tâm của nhà quản trị là ảnh hưởng của kết cấu chi phí (tỷ trọng giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi) đối với mức độ rủi ro kinh doanh, về khả năng tạo đủ doanh thu để đạt đến mức đủ tiền thanh toán các định phí trong sản xuất. Mặt khác, đầu tư vào chi phí cố định để gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ nhằm khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ), khuếch đại rủi ro kinh doanh. Đó là ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động.
Rủi ro tài chính là rủi ro biến động lợi nhuận trên vốn cổ phần kết hợp với rủi ro mất khả năng chi trả phát sinh từ việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định (nợ dài hạn và cổ phiếu ưu đãi) trong cơ cấu nguồn vốn. Tác động của chúng được gọi là đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy như là công cụ để khuếch đại lực, biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật thể cần dịch chuyển. Trong vật lý người ta dựa vào điểm tựa cố định để khuếch đại lực nhằm mục tiêu di chuyển một vật thể nào đó. Thuật ngữ “đòn bẩy” trong tài chính ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định để gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đòn bẩy trong tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu hoạt động của doanh nghiệp tốt, đòn bẩy sẽ khuếch đại cái tốt lên gấp bội lần. Ngược lại, nếu hoạt động doanh nghiệp xấu thì đòn bẩy cũng khuếch đại cái xấu lên bội lần.
Công ty được phân tích đang trong giai đoạn khởi đầu của chu kỳ kinh doanh, đây là giai đoạn biểu hiện rõ ràng mức độ cao của rủi ro kinh doanh.Vì vậy rủi ro tài chính đi kèm nên giữ càng thấp càng tốt nhằm tránh tác động tổng hợp cùng một lúc hai loại rủi ro lên tổng thể doanh nghiệp.Vấn đề đang quan tâm và cần xác định hiện nay là phân tích đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và rủi ro, nên thay đổi tác động của chúng ra sao, để công ty kiểm soát được rủi ro tổng thể mà vẫn sử dụng chúng như công cụ tích cực để đạt được lợi nhuận kỳ vọng trên vốn cổ phần mong muốn, đưa ra những quyết định phù hợp liên quan nguồn vốn. Đó là lí do tôi chọn đề tài: “Phân tích tác động của đòn bẩy lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Delta AGF”.
Mục tiêu nghiên cứu
Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính của công ty.
Đánh giá ảnh hưởng của hai đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro.
Giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận trên vốn cổ phần.
Nội dung nghiên cứu
Phân tích mức độ ảnh hưởng khác nhau của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), rủi ro kinh doanh do đầu tư định phí thay đổi.
Xem xét sự thay đổi qui mô tài trợ vốn có chi phí cố định tác động đến khả năng tạo lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) cũng như rủi ro nó tạo ra như thế nào.
Dựa trên nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án tương lai, xây dựng nhiều phương án tài trợ với tỷ lệ nợ khác nhau. Phân tích mối quan hệ EBIT và EPS để có thể lựa chọn phương án tài trợ nhu cầu vốn tương lai thích hợp.
Tổng hợp tác động đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, những thông tin qua trao đổi với những người có thẩm quyền quyết định và ảnh hưởng đến số liệu cần thu thập, để đảm bảo thông tin thu thập được chính xác, đầy đủ, và mang tính thực tiễn.
Phương pháp xử lý số liệu: phân loại, tính toán số liệu để tìm ra các chỉ tiêu giải quyết vấn đề. Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin để đưa ra giải pháp và đề nghị.
Phạm vi nghiên cứu
Công ty chính thức đi vào hoạt động tháng 4/2007, với nhu cầu xác định mức độ rủi ro và khả năng tăng trưởng lợi nhuận tương lai như trên, nên sẽ tiến hành phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và tài trợ của công ty quý 3, quý 4 năm 2007. Đây là hai quý thể hiện rõ sự biến động của qui mô nợ vay.
Hoạt động công ty có rất nhiều lĩnh vực nên ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro cũng có rất nhiều nhân tố. Ở đây chỉ xem xét tác động của hai loại đòn bẩy đến khả năng sinh lợi và rủi ro.
a ²²² b
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm đòn bẩy và một số khái niệm cơ bản liên quan
Khái niệm đòn bẩy
Đòn bẩy liên quan đến việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định và các chi phí tài chính cố định của một doanh nghiệp.
Đòn bẩy hoạt động là mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định, công ty đầu tư chi phí cố định với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Giống như chiếc đòn bẩy trong cơ học, sự hiện diện của chi phí hoạt động cố định gây ra sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (lỗ). Ảnh hưởng của đòn bẩy thể hiện ở chỗ sự biến đổi nhỏ về doanh thu (hoặc sản lượng) sẽ làm phát sinh sự biến đổi lớn về lợi nhuận (lỗ).
Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định. Đòn bẩy tài chính được định nghĩa như là mức độ theo đó các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) được sử dụng trong cấu trúc nguồn vốn của công ty.
Cấu trúc vốn được định nghĩa là tất cả các nguồn vốn trung và dài hạn có sẵn cho một doanh nghiệp, bao gồm nợ trung, dài hạn; cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường.
Bảng báo cáo thu nhập - Hình thức điều chỉnh
Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy tài chính
Doanh số
Trừ Chi phí hoạt động biến đổi
Chi phí hoạt động cố định
Tổng chi phí hoạt động
Lãi trước thuế và lãi vay (EBIT)
Trừ Chi phí tài chính cố định (lãi vay)
Lãi trước thuế (EBT)
Trừ thuế thu nhập doanh nghiệp
Lãi sau thuế (EAT)
Lãi ròng phân phối cho cổ phần thường
Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
Các khái niệm cơ bản liên quan
Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị của nó sẽ thay đổi theo sự thay đổi về mức độ hoạt động. Tổng số của chi phí khả biến sẽ tăng khi mức độ hoạt động tăng, và ngược lại. Tuy nhiên nếu tính trên một đơn vị của mức độ hoạt động thì chi phí khả biến lại không đổi trong phạm vi phù hợp. Chi phí khả biến gồm: chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bao bì đóng gói, chi phí hoa hồng bán hàng…
Chi phí bất biến là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí bất biến tính trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm đi, và ngược lại. Thông thường trên các báo cáo, chi phí bất biến được thể hiện dưới dạng tổng số. Chi phí bất biến gồm những chi phí có liên quan đến những máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, chi phí quản lý, chi phí lương văn phòng, chi phí khấu hao, thuê tài chính dài hạn, chi phí bảo trì, bảo hiểm, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu…
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của yếu tố khả biến. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất định.
Ở đây chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả chi phí đều có thể biến đổi. Qua thời gian, một doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô các cơ sở vật chất và số nhân viên điều hành để đáp ứng với các thay đổi trong doanh thu.
Số dư đảm phí (contribution margin) là chêch lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, hoặc cho một loại sản phẩm (cũng bằng một đơn vị sản phẩm)
Số dư đảm phí
Doanh thu
x 100%
Tỷ lệ số dư đảm phí =
Giá bán – biến phí đơn vị
Giá bán
Tỷ lệ số dư đảm phí =
x 100%
Khi chi phí sản xuất kinh doanh được phân loại theo cách ứng xử của chi phí, người quản lý sẽ lập ra báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí. Đây là một công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hóa quá trình phân tích để ra quyết định, đặc biệt là quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, người quản lý sẽ có căn cứ dự đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào vì các biến động của mức độ hoạt động trong toàn doanh nghiệp.
Gọi Q: sản lượng tiêu thụ, P: giá bán, V: chi phí khả biến đơn vị, F: chi phí bất biến. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí như sau:
Tổng số
Đơn vị
Doanh thu
(-) Chi phí khả biến
Số dư đảm phí
(-) Chi phí bất biến
Lợi nhuận hoạt động
PQ
VQ
(P-V)Q
F
(P-V)Q - F
P
V
P-V
Tại sản lượng Q1 => Doanh thu: PQ1 => EBIT1 = (P-V)Q1 – F
Tại sản lượng Q2 => Doanh thu: PQ2 => EBIT2 = (P-V)Q2 - F
Khi doanh thu tăng một lượng: PQ2 – PQ1
Lợi nhuận tăng một lượng là: ∆EBIT = EBIT2 – EBIT1 = (P-V)(Q2-Q1)
Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: nếu doanh thu tăng (giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng lên (giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí (điều kiện định phí không đổi).
Từ kết luận trên ta rút ra hệ quả sau: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng sản lượng tiêu thụ) ở tất cả những sản phẩm, những bộ phận, những công ty… thì những công ty nào, những bộ phận nào có tỷ lệ số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều.
Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage)
Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động
Dưới tác động của đòn bẩy hoạt động, một sự thay đổi trong số lượng hàng bán đưa đến kết quả lợi nhuận (lỗ) gia tăng với tốc độ lớn hơn. Để đo lường mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động, người ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy hoạt động (degree of operating leverage - DOL). Độ bẩy hoạt động được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lợi nhuận hoạt động so với phần trăm thay đổi của sản lượng (hoặc doanh thu).
Độ bẩy hoạt động (DOL)
ở mức sản lượng Q
(doanh thu S)
Phần trăm thay đổi
lợi nhuận hoạt động
Phần trăm thay đổi
sản lượng (hoặc doanh thu)
=
(1)
Cần lưu ý rằng độ bẩy có thể khác nhau ở những mức sản lượng (hoặc doanh thu) khác nhau. Do đó, khi nói đến độ bẩy phải chỉ rõ độ bẩy ở mức sản lượng Q, doanh thu S nào đó. Chúng ta thực hiện thêm một số biến đổi công thức (1) để có thể dễ dàng tính DOL theo cách khác:
Lợi nhuận hoạt động EBIT = PQ – VQ – F = Q(P-V) – F
Bởi vì đơn giá P, định phí F, và biến phí đơn vị V là cố định nên:
∆EBIT = ∆Q(P-V). Thay vào công thức (1) ta được:
(2)
Công thức (2) dùng để tính độ bẩy hoạt động theo sản lượng Q, công thức này chỉ thích hợp đối với những công ty mà sản phẩm có tính đơn chiếc. Đối với công ty sản xuất sản phẩm đa dạng và không thể tính thành đơn vị, chúng ta sử dụng chỉ tiêu độ bẩy theo doanh thu. Công thức tính độ bẩy theo doanh thu như sau:
Độ bẩy hoạt động
Số dư đảm phí
Lợi nhuận
=
S: doanh thu, V: tổng chi phí khả biến
Giả định có hai công ty cùng doanh thu và lợi nhuận, nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau, thì những công ty có tỷ lệ số dư đảm phí lớn, lợi nhuận tăng lên càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và độ bẩy hoạt động sẽ lớn hơn. Điều này cho thấy những công ty mà tỷ trọng chi phí bất biến lớn hơn khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động sẽ lớn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi doanh thu, sản lượng bán.
Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động
Yếu tố tác động đến đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất chính là kết cấu chi phí.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn ra nhanh chóng.
Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những công ty có mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một đòn bẩy hoạt động cao có thể tạo thêm lợi ích cho công ty. Nhưng các công ty có các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”.
Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của công ty, định phí của công ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức cầu sụt giảm, một công ty với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi công ty với các định phí lớn sẽ mất tiền.
Vai trò của đòn bẩy hoạt động đối với rủi ro của doanh nghiệp
Rủi ro doanh nghiệp là rủi ro do những bất ổn phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp khiến cho lợi nhuận hoạt động giảm. Cần chú ý rằng độ bẩy hoạt động chỉ là một bộ phận của rủi ro doanh nghiệp. Yếu tố chính của rủi ro doanh nghiệp là sự thay đổi hay sự bất ổn của doanh thu và chi phí sản xuất, còn đòn bẩy hoạt động làm khuếch đại sự ảnh hưởng của các yếu tố này lên lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên bản thân đòn bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro, bởi lẽ độ bẩy cao cũng chẳng có ý nghĩa gì cả nếu doanh thu và cơ cấu chi phí cố định, bởi vì cái gốc là sự thay đổi doanh thu và chi phí sản xuất. Các nhà đầu tư khôn ngoan đều hiểu rằng dù một doanh nghiệp có mở rộng phạm vi thay đổi doanh số nhiều hơn mức cho trước cũng không có nghĩa là đầu tư nhiều hơn đã làm gia tăng chi phí cố định và sau đó là gia tăng đòn bẩy hoạt động. Do đó sẽ sai lầm nếu như đồng nghĩa độ bẩy hoạt động với rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên, độ bẩy hoạt động có tác dụng khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận và do đó khuếch đại rủi ro của doanh nghiệp.
Từ giác độ này, có thể xem độ bẩy hoạt động như là một dạng rủi ro tiềm ẩn, nó chỉ trở thành rủi ro hoạt động khi nào xuất hiện sự biến động doanh thu và chi phí sản xuất.
Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động
Sau khi nghiên cứu về đòn bẩy hoạt động, chúng ta đặt ra câu hỏi: Hiểu biết về đòn bẩy hoạt động của công ty có ích lợi thế nào đối với giám đốc tài chính? Là giám đốc tài chính, bạn cần biết trước xem ở một mức định phí nào đó, sự thay đổi doanh thu sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận hoạt động. Độ bẩy hoạt động chính là công cụ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Khi doanh thu tăng hay giảm X % thì EBIT có chiều hướng tăng hay giảm X %×DOL. Nếu doanh nghiệp có độ bẩy hoạt động cao, chỉ có biến động nhỏ trên doanh thu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận.
Đôi khi biết trước độ bẩy hoạt động, công ty có thể dễ dàng hơn trong việc quyết định chính sách doanh thu và chi phí của mình. Nhưng nhìn chung, công ty không thích hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao, bởi vì trong tình huống như vậy chỉ cần một sự sụt giảm nhỏ của doanh thu cũng dễ dẫn đến sụt giảm lớn lợi nhuận.
Trái lại, một số doanh nghiệp dự đoán kinh tế sẽ phát triển tốt, thị phần và doanh số ngày càng khả quan hơn, sẽ trang bị thêm cơ sở vật chất và máy móc hiện đại, độ bẩy hoạt động lớn sẽ đẩy mạnh mức gia tăng lợi nhuận.
Sử dụng đòn bẩy hoạt động hợp lý có tác dụng khuếch đại gia tăng EBIT. Tuy nhiên sự khuếch đại này không phải tuyến tính mà theo quy luật giảm dần.
Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage)
Có một điều khác biệt lý thú giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính là công ty có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào đặc điểm hoạt động của công ty quyết định, chẳng hạn công ty hoạt động trong ngành hàng không và luyện thép có đòn bẩy hoạt động cao trong khi công ty hoạt động trong ngành dịch vụ như tư vấn và du lịch có đòn bẩy hoạt động thấp. Đòn bẩy tài chính thì khác, công ty có quyền lựa chọn những hình thức tài trợ khác nhau như nợ vay, cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường. Thế nhưng trên thực tế ít khi có công ty nào không sử dụng đòn bẩy tài chính, vậy lý do gì khiến công ty sử dụng đòn bẩy tài chính?
Trước hết, nợ vay có những lợi thế sau:
Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, hạ thấp chi phí thực của lãi vay.
Phân tán rủi ro cho vốn chủ sở hữu.
Không phải lo sợ vấn đề hiệu ứng pha loãng quyền sở hữu nếu phát hành bổ sung cổ phiếu gọi vốn.
Công ty có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn tuỳ theo từng thời kỳ.
Tuy nhiên, sức ép vận hành đảm bảo lợi suất cao hơn lãi suất, đảm bảo điểm rơi lợi nhuận tích lũy đủ thanh toán nợ gốc. Nếu công ty gặp khó khăn tài chính và lợi tức kinh doanh không đủ bù đắp chi phí về lãi suất, các cổ đông của công ty sẽ phải bù vào chỗ sụt giảm đó.
Cổ phiếu ưu đãi không phải trả vốn gốc nhưng không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế.
Khi hoạt động kinh doanh hiệu quả, công ty thường quyết định tài trợ vốn từ những nguồn có chi phí cố định (nợ vay và cổ phiếu ưu đãi), bởi vì người nắm giữ nợ có được lợi nhuận cố định nên các cổ đông không phải chia sẻ lợi nhuận của họ nếu công ty rất thành công, có thể tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ, vì thế công ty thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn cổ phiếu ưu đãi.
Đo lường tác động của đòn bẩy tài chính
Độ bẩy tài chính (DFL)
Độ bẩy tài chính (degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩ