Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để thay thế cho xăng.
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách mang công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).
Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 160 triệu tấn/năm. Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng và 56% xuất khẩu của thế giới.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính Công ty cổ phần đường Biên Hòa năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(BIEN HOA SUGAR JOINT STOCK COMPANY)
Giấy CNĐKKD số 4703000014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16/05/2001)
Trụ sở chính: Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061) 3 836 199
Fax: (061) 3 836 213
E-mail: bsc@hcm.vnn.vn
Webside: www.bhs.vn
Vốn điều lệ: 185,316,200,000 VND
Niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Giấy phép niêm yết số 79/UBCK-GPNY do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 21/11/2006.
Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
Mã cổ phiếu: BHS
Số lượng cổ phiếu: 18,531,620 cổ phần
Mệnh giá cổ phiếu: 10,000 VND
Nơi niêm yết: Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
MỤC LỤC
PHẦN 1: SƠ LƯỢC NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
(Thực hiện: TRẦN THỊ NHẬT)
1.1 Tổng quan ngành mía đường
1.1.1 Tình hình mía đường thế giới
a. Lịch sử phát triển của ngành đường
Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để thay thế cho xăng.
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách mang công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).
Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 160 triệu tấn/năm. Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng và 56% xuất khẩu của thế giới.
Top 10 nước sản xuất đường niên vụ 2007 - 2008 (đv: triệu tấn)
Top 10 nước xuất khẩu đường niên vụ 2007 - 2008 (đv: triệu tấn)
Nguồn: www.illovosugar.com
Nhu cầu tiêu thụ đường ở mỗi người cũng khá cao. Theo số liệu thống kê năm 2008 cho thấy rằng ở Mỹ một người tiêu thụ khoảng 45.3 kg đường/năm, người Brazil là 58 kg/năm, người Ấn Độ 20 kg/năm, người Trung Quốc 11 kg/năm, ở Việt Nam là 15 kg/năm, với mức tăng trưởng mỗi năm khoảng 2.7%/năm. Như vậy, trung bình trên thế giới tiêu thụ khoảng 30 kg/người/năm.
Tiêu thụ đường tính trên đầu người 2007 - 2008 (đv: kg)
Nguồn: www.illovosugar.com
b. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây
Nhu cầu tiêu thụ đường bình quân tăng khoảng 2%/năm trong những năm gần đây. Trong niên vụ 1997 - 1998 đến nay, sản xuất luôn cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ nên dẫn đến việc tồn kho đường tăng. Tuy nhiên, trong niên vụ 2008 - 2009, sản lượng đường sản xuất thấp hơn tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn. Vì vây, đây cũng là một lý do làm biến động giá đường trong thời gian gần đây, mà đỉnh điểm là vào cuối tháng 12/2009, khi giá đường thô giao tại New York là 26.98 us cent/lb - cao nhất so với các giai đoạn trước đây.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường tăng giá trong thời gian qua là do lượng cung quá thấp trong khi đó, lượng cầu lại tiếp tục tăng cao. Mưa lớn ở Brazil - nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, khiến thu hoạch chậm lại gây căng thẳng cho nguồn cung đường. Sản lượng đường tại Brazil dư tính chỉ đạt được 30.3 triệu tấn trong niên vụ 2008 - 2009 so với mức 32 - 33 triệu tấn đã dự kiến đầu niên vụ. Bên cạnh đó, theo các nhà phân tích, nhu cầu đường ở Ấn Độ, nước tiêu dùng đường lớn nhất thế giới, có thể tăng từ 4 triệu tấn lên 5 triệu tấn, và thậm chí là 6 triệu tấn. Nước nhập khẩu đường lớn nhất Đông Nam Á - Indonesia, có thể phải tăng lượng đường nhập khẩu để ổn định giá đường trong nước.
Ngày càng nhiều yếu tố khiến đường tăng giá khi Ai Cập, Pakistan và Bangladesh cũng dự định mua thêm đường.
Diễn biến giá đường thô giao dịch tại NYBOT (Đv: Cent/lbs)
1.1.2. Ngành mía đường tại Việt Nam
Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.
Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:
Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
Đường vàng RS
Đường xay (hay đường thô)
Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao.
a. Năng lực sản xuất của ngành mía đường
Ngành sản xuất mía đường không được nhà nước quan tâm đúng mức. Nếu như các ngành khác như: lúa, cao su, ngô, v.v… được nhà nước khuyến khích phát triển thì ngành mía đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng mía và các chủ doanh ngiệp sản xuất mía. Chính vì yếu tố này mà diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao.
Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích trồng mía và sản lượng mía không ổn định. Cụ thể vào năm 2008, diện tích trồng mía giảm so với năm 2007 là 7.6% và sản lượng cũng giảm tương ứng là 7.3%. Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong nước không được ổn định, điều này xuất phát từ hai nguyên nhân:
Thứ nhất, cây mía không thể cạnh tranh nổi với một số loại cây trồng khác, điển hình nhất có lẽ là cây sắn.
Thứ hai, không thể không kể đến những cam kết “không kết dính” giữa người nông dân trồng mía và các chủ nhà máy mía. Khi những năm năng suất mía cao thì các các doanh nghiệp mía lại chèn ép giá của người dân, đẩy giá mía xuống thấp. Còn vào những năm mất mùa thì ngược lại, vì mục đích lợi nhuận, người dân đã tự ý phá vỡ hợp đồng để bán mía với giá cao, làm thiệt hại cho các chủ sản xuất mía.
Hiện nay cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất mía đường đa số là nhà máy quốc doanh. Các nhà máy lớn như là: nhà máy đường Nghệ An Tatte & Lyle, nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Bourbon Tây Ninh… Nhưng hiện nay chỉ mới có 3 công ty mía đường niêm yết trên sàn HOSE là: CTCP đường Biên Hòa (BHS), CTCP mía đường Lam Sơn (LSS), CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT).
Theo số liệu thống kê thì tổng công suất chế biến mía chỉ là 175,750 tấn, nghĩa là công suất bình quân mỗi nhà máy đường của nước ta hiện nay chỉ là 2,644 tấn mía cây/ngày. Trong đó, nếu không kể 8 công ty lớn của Việt Nam hiện nay, với tổng công suất 50 nghìn tấn mía cây/ngày - tức là công suất bình quân của nhóm này là 6,250 tấn mía cây/ngày, thì tổng công suất của 32 nhà máy đường còn lại chỉ là 55.7 nghìn tấn mía cây/ngày và công suất bình quân của mỗi nhà máy thuộc nhóm này chỉ là 1,742 tấn mía cây/ngày. Đây quả thực là một tình trạng đáng báo động đối với ngành mía đường Việt Nam. Bởi trên thế giới, quy mô được coi là tối thiểu để đạt được hiệu quả kinh tế của một nhà máy đường phải vào khoảng 6 - 7 nghìn tấn mía cây/ngày, như của nhóm 8 công ty mía đường lớn nhất trong nước. Quy mô bình quân của các nhà máy đường Thái Lan hiện vào khoảng 12 nghìn tấn mía cây/ngày, của Australia khoảng 10 nghìn tấn mía cây/ngày, hay của Mexico tuy thấp hơn rất nhiều, nhưng cũng là 5 nghìn tấn mía cây/ngày... cũng đủ cho thấy điều đó.
b. Giá mía đường trong nước
Tổng cầu đường toàn quốc niên vụ 2008 - 2009 vào khoảng 1.3 - 1.4 triệu tấn, trong khi tổng sản lượng sản xuất năm nay cũng như tồn kho năm ngoái chỉ đạt khoảng hơn 1.15 triệu tấn. Giá bán đường trong nước liên tục tăng, đặc biệt là thời gian trong tháng 12 này giá bán buôn đã tăng lên mức giá 16,000 - 16,500 đồng/kg, giá bán lẻ đạt mức từ 18,000 -19,000 đồng/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nguyên nhân làm giá đường tại Việt Nam tăng cao trong thời gian gần đây là do:
Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng của giá đường thế giới, do ảnh hưởng của thời tiết (hạn hán, lũ lụt,...), do các yếu tố thủy lợi còn hạn chế. Giá đường sẽ còn tăng do phải phục vụ cho mùa sản xuất hàng Tết âm lịch năm nay.
Giá mía nguyên liệu tăng, theo các công ty mía đường cho biết giá mía nguyên liệu liên tục bị đẩy tăng cao trong thời gian gần đây. Ở thời điểm tháng 10/2009, giá mía đường 8 CCS tại ruộng là 630,000 đồng/tấn, 10 CCS là 730,000 đồng/tấn. Giá xăng dầu tăng và giá phân bón liên tục tăng cao, đã làm diện tích mía nguyên liệu năm nay giảm so với năm ngoái (khoảng 22,300 ha), cũng là nguyên nhân đẩy giá nguyên liệu mía tăng cao.
Ngoài ra do chính sách bảo hộ của nhà nước đối với ngành đường làm cho giá đường trong nước cao hơn giá trên thế giới.
Tuy nhiên, bước sang năm 2010, chính sách bảo hộ ngành đường sẽ bị nói lỏng sẽ làm cho các nhà máy đường phải cải thiện quy mô sản xuất và hạ giá bán sản phẩm để có thể trụ được.
c. Sự cạnh tranh trong ngành mía đường
Ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do giá thành sản xuất cao, một phần là do giá mua nguyên liệu mía cao hơn các nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thời dây chuyền sản xuất mía nước ta chưa cao so với các nước trên thế giới.
Giá đường trên thế giới đang có xu hướng thấp hơn so với trong nước. Một ví dụ cụ thể, theo số liệu thống kê cho thấy vào tháng 2/2009, khi giá đường nhập khẩu của New York và London về VN chỉ khoảng 9.000 đồng/kg, thì ở Việt Nam, giá đã lên đến khoảng 13,000 - 14,000 đồng/kg. Rõ ràng là chúng ta chưa thể cạnh tranh nổi về giá cả trên thị trường quốc tế.
Mặt khác, trong các năm gần đây, giá đường Việt Nam được bảo hộ bởi thuế quan cao và hạn ngạch nhập khẩu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường 2008
Mặt hàng
Thông thường
Ưu đãi
CEPT 08
CEPT 09
CEPT 10
WTO
Đường thô
25%
27%
20%
10%
5%
25%
Đường tinh luyện
60%
40%
20%
10%
5%
60%
Tuy nhiên, bước sang năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, nước ta sẽ áp dụng thuế xuất nhập khẩu đường là 5%, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây là một khó khăn ngành đường để cạnh tranh với các nước công nghiệp đường phát triển trong khu vực và trên thế giới.
d. Triển vọng phát triển của ngành.
Hiện nay, tại nước ta, tổng cầu đường toàn quốc niên vụ 2008 - 2009 vào khoảng 1.3 - 1.4 triệu tấn, trong khi tổng sản lượng sản xuất năm nay cũng như tồn kho năm ngoái chỉ đạt khoảng hơn 1.15 triệu tấn. Sản lượng đường thiếu hụt làm tăng giá đường đột biến trong thời gian hiện nay. Như vậy, đây cũng là cơ hội cho ngành mía đường trong thời gian tới.
Khó khăn trước mắt đối với ngành đường trong nước trong năm 2010 và những năm sắp tới là việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu mía từ 10% (năm 2009) xuống còn 5% (năm 2010), cùng với việc gia nhập WTO, cộng thêm giá thành sản xuất đường cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới đã tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước. Vì vậy, nếu các nhà máy chế biến đường Việt Nam không nâng cao công suất sản xuất, cải thiện hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại như của thế giới thì việc nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục lỗ là rất lớn.
Theo thống kê, diện tích mía cả nước niên vụ 2008 - 2009 chỉ khoảng 270,000 ha, giảm 22,300 ha so với vụ trước, sản lượng mía giảm 7,3% với khoảng 1,27 triệu tấn, năng suất bình quân giảm còn 50 tấn/ha (gần 8%). Tổng sản lượng đường sản xuất cũng giảm theo, dự kiến chỉ đạt 995.000 tấn, giảm so với vụ trước tới 20,3%. Đây cũng là một thử thách cho ngành đường Việt Nam.
Có trên 60% các giống mía đang trồng phổ biến trong sản xuất là những giống cũ đã trồng tại Việt Nam trên dưới 10 năm về trước như ROC 1 – ROC 10, F156, F127… Đó là những giống mía dễ canh tác nhưng trữ lượng đường rất thấp. Nhìn chung trên cả nước, diện tích những giống mía mới hiện mới chỉ đạt rất khiêm tốn với khoảng 30,000 ha. Hiện nay, ngành mía đường đang tập trung đầu tư giống mới và kỹ thuật thâm canh để đảm bảo cho các nhà máy có đủ nguyên liệu và nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của ngành mía đường.
1.2. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa
1.2.1. Sơ lược về công ty
a. Lịch sử hình thành
Năm 1968, công ty được thành lập với tên gọi là nhà máy đường Biên Hòa với sản phẩm chính là đường ngà, công suất 400 tấn/ngày và chưng cất rượu Rhum. Công ty đặt trụ sở chính tại đường số 1 Khu công nghiệp Biên Hoà I, Đồng Nai. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 198,245.9 m². Qua quá trình phát triển và liên tục đổi mới công nghệ đa dạng hóa ngành nghề sản xuất thì đến năm 2001, công ty chính thức cổ phần hóa với tên gọi là công ty cổ phần đường Biên Hòa. Đến tháng 12/2006, cổ phiếu công ty chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán BHS.
b. Các thành tựu đạt được
Qua quá trình hoạt động hơn 40 năm, công ty đã đạt được nhiều thành quả cao: được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”, sản phẩm của công ty 12 năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (1997-2008), lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, v.v...
c. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty hiện gồm: Trụ sở công ty đặt tại Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai; công ty còn có các chi nhánh Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và đơn vị trực thuộc là Nhà máy Đường Biên Hòa - Tây Ninh toạ lạc tại Xã Tân Bình, thị xã Tây Ninh, với một nông trường và các nông trại trực thuộc có diện tích hơn 1,000 ha. Đây là nơi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất đường luyện và cũng là nơi sản xuất ra hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.
d. Bộ máy lãnh đạo và năng lực quản trị của công ty
Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 10 người. Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: ông Thái Văn Trượng, tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành kinh tế, với nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ III (2007-2011), là người có năng lực và giàu kinh nghiệm. Vì vậy, chắc chắn công ty sẽ phát triển tốt hơn nữa trong tương lai. Ngoài ra, các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, đều tốt nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác như bách khoa, công nghiệp. Họ đều có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển của công ty. Ngoài ra, công ty còn có: ban giám đốc, kế toán trưởng và ban kiểm soát công ty, đảm bảo một bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả cao.
e. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ của công ty đường Biên Hòa là 185,316,200,000 VND.
Cơ cấu vốn cổ đông (17/06/2009)
Cổ đông
Số CP
Tỷ lệ (%)
Cổ đông nhà nước
2,084,940
11.25
Cổ đông nước ngoài
604,776
3.26
Cổ đông khác
15,841,904
85.49
Tổng cộng
18,531,620
100.00
Các cổ đông lớn trong nước
Cổ đông
Số cổ phiếu
Tỷ lệ (%)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
2,038,156
11.00
Tổng công ty mía đường II
1,895,400
10.23
CTCP Sữa Việt Nam
925,620
4.99
Châu Kim Yến
813,806
4.39
Nguyễn Thị Kim Vân
750,683
4.05
f. Định hướng phát triển
Với quan điểm phát triển: công ty cổ phần đường Biên Hòa hướng đến việc tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan bao gồm các cổ đông sở hữu, người lao động, nông dân vùng nguyên liệu, các khách hàng, các nhà cung ứng, và các bên liên quan khác, công ty có chiến lược phát triển như sau:
Phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía.
Giữ vững vị trí dẫn đầu về uy tín sản phẩm và chất lượng đường tinh luyện.
Đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phát huy liên doanh liên kết.
Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý, áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại, đáp ứng nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hóa ngành nghề.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Các dòng sản phẩm
Đường tinh luyện:
Đường RS đóng bao, RS + vitamin A, RS túi xanh lá.
RE túi cành mai, RE bổ sung vitamin A, RE que 8 gr túi in, RE túi xanh dương, RE đặc biệt, RE sản xuất.
Rượu :
Vang nho 130, Champange đỏ 100, st napoleon 390, Marten 390, stick su, rượu Rhum 290, rượu Rhum dâu 290, Rhum cam 290, chanh Rhum 290.
Dịch vụ cho thuê kho bãi:
Tính đến tháng 02/2007, tổng diện tích cho thuê kho bãi khoảng hơn 25.000m2. Hệ thống kho bãi của công ty đuợc xây dựng khá kiên cố, hiện đại, thiết kế thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa ra vào kho. Ngoài ra hệ thống kho bãi còn nằm ở địa thế thuận tiện, gần đuờng quốc lộ 1A, cảng Đồng Nai, cảng Cogido và qua bàn cân có tải trọng lớn nên tiết kiệm đuợc nhiều chi phí cho các đơn vị thuê kho.
b. Hệ thống phân phối
Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh tại: thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, các sản phẩm của công ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng.
c. Vị thế công ty trong ngành
Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 41 năm, có thể nói là một trong những công ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc xuống Nam, thị phần công ty chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước.
Công ty còn xuất sản phẩm đi các thị trường khối ASEAN, Trung Quốc.
Đến nay, đường Biên Hòa chiếm 10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần.
Ngoài ra, công ty cổ phần đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, công ty có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước. Trong ngành mía đường Việt Nam, công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị duy nhất được Người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 10 năm. Trên thị trường tiêu dùng đường, duy nhất chỉ có công ty Cổ phần Đường Biên Hòa là đơn vị cung ứng sản phẩm đường phong phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho mọi đối tượng. Do vậy có thể nói công ty đường Biên Hòa là một thương hiệu mạnh trong ngành đường Việt Nam.
1.2.3. Kế hoạch phát triển kinh doanh trong tương lai
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đường vẫn được xem là mặt hàng thiết yếu, do vậy trong chiến lược phát triển, công ty cổ phần đường Biên Hòa luôn hướng đến tính bền vững của các dự án:
Đầu tư lò hơi đốt than công nghệ thế hệ mới với công suất 30 tấn hơi/giờ vào hoạt động, nhằm mục đích hạ giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Xây dựng và phát triển cụm chế biến công nghiệp phía tây sông Vàm cỏ đông, chủ động nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất với mục tiêu cung ứng ra thị trường 100,000 tấn đường tinh luyện hàng năm.
Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ethanol phù hợp với nhu cầu năng lượng sạch trong tương lai.
Phát điện lên lưới quốc gia từ nguồn nguyên liệu là bã mía, đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao.
Sản xuất thức ăn gia súc từ phụ phẩm đường, sản xuất phân vi sinh từ phế liệu qua quá trình sản xuất đường.
Ngoài ra để tạo thế bền vững cho sự phát triển kinh doanh và khai thác lợi thế địa lý, công ty còn thực hiện một số dự án sau:
Nâng cấp và tập trung đầu tư nâng cao sản lượng, chất lượng của các sản phẩm rượu cao cấp, đủ khả năng thay thế các loại rượu nhập.
Phát huy và mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đầu tư dây chuyền sản xuất