Đề tài Phân Tích Thái Độ sử dụng đồng phục của sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh ( Cơ Sở 2 )

Đề tài nghiên cứu: Phân Tích Thái Độ sử dụng đồng phục của sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM ( Cơ Sở 2 ) Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là phân tích thái độ của sinh viên về việc mua và sử dụng đồng phục trong học tập tại trường. Từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của việc sử dụng đồng phục. thông qua nghiên cứu này chúng ta có thể khẳng định phong cách riêng của trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân Tích Thái Độ sử dụng đồng phục của sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh ( Cơ Sở 2 ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ~~~~~~Ω~~~~~~ NGHIÊN CỨU MARKETING Phân Tích Thái Độ sử dụng đồng phục của sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM ( Cơ Sở 2 ) Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Bình Sinh viên thực hiện: 1. Vũ Chu Cung 2. Huỳnh Thị Thu Hạnh 3. Lại Thu Hằng 4. Trần Thị Thu Hằng 5. Trần Vũ Thúy Liễu 6. Dương Hữu Minh 7. Phạm Thị Ngọc Sương 8. Nguyễn Thị Mai Trâm Lớp:NCMK2K Khoá học:2008-2011 Biên Hoà-Đồng Nai,tháng 5 năm 2010 Mục Lục trang Mục lục 1 Bản tóm tắt báo cáo 2 1.Thông tin về đề tài nghiên cứu. 4 1.1. Giới thiệu chung. 4 1.2. Phương pháp nghiên cứu 4 1.3. Mô tả thị trường nghiên cứu. 5 1.3.1.Thực trạng 5 1.3.2. Tổng quan về thị trường nghiên cứu. 6 1.3.3. Thị trường sản phẩm 7 2. Nội dung nghiên cứu. 8 2.1. Miêu tả nội dung nghiên cứu. 8 2.2. Kết quả nghiên cứu. 8 2.2.1. Về thành phần sinh viên các khoa được nghiên cứu: 8 2.2.2. Quan điểm của sinh viên về đồng phục 8 2.2.3. Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nữ. 9 2.2.4. Mức độ hài lòng về đồng phục nam. 11 2.2.5. Mức độ sủ dụng đồng phục thường xuyên 13 2.2.6. Lý do sinh viên mặc đồng phục 14 2.2.7. Mặc đồng phục có bất tiện 15 3. Kết luận và một số khuyến nghị. 16 3.1. Kết quả đạt được. 16 3.2. Khuyến nghị. 16 Phụ lục 17 Bản tóm tắt báo cáo Đề tài nghiên cứu: Phân Tích Thái Độ sử dụng đồng phục của sinh viên Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM ( Cơ Sở 2 ) Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là phân tích thái độ của sinh viên về việc mua và sử dụng đồng phục trong học tập tại trường. Từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của việc sử dụng đồng phục. thông qua nghiên cứu này chúng ta có thể khẳng định phong cách riêng của trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM. Giới hạn nghiên cứu: thời gian nghiên cứu từ ngày 14/4/2010 đến ngày 20/5/2010. Phạm vi áp dụng: trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM cơ sở 2. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trong trường. Đây là nghiên cứu ứng dụng, đồng thời cũng là một nghiên cứu khám phá. Nghiên cứu khám phá : nhằm phát hiện ra thái độ của sinh viên trong việc sử dụng đồng phục. Tính chất : đây là một nghiên cứu định tính. Phương pháp chọn mẫu : chọn mẫu theo xác suất ngẫu nhiên đơn giản. Công cụ nghiên cứu : Phỏng vấn theo cấu trúc bảng câu hỏi . Hình thức : phỏng vấn cá nhân Phương pháp chọn mẫu: Tổng thể : sinh viên trường ĐH Công Nghiệp Cơ Sở 2 Nghiên cứu sơ bộ : phát ra 50 mẫu điều tra các đối tượng sinh viên ngẫu nhiên và thu lại 50 mẫu. Dùng công cụ cronback alpha để kiểm định thang đo. Cronback alpha đạt 0,732 tức là đã có thể sử dụng nghiên cứu. Tiếp đó dùng excel để chọn ra cỡ mẫu từ nghiên cứu sơ bộ. Cỡ mẫu xác định được từ nghiên cứu sơ bộ: 1222 mẫu đã điều tra 50 mẫu như vậy cần diều tra thêm 1172 mẫu nữa. Sử dụng các phép kiểm định Z (kiểm định tỷ lệ) và kiểm định T(kiểm định trung bình) để kiểm định các biến. Sử dụng basic table và general table, frequencies để diễn giải dữ liệu dưới dạng bảng và đồ thị. Tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu 1222 thu được kết quả. Giới tính: 23% sinh viên được phỏng vấn là nam, 77% còn lại là nữ. Quan điểm của sinh viên về đồng phục. 5,7% sinh viên cho rằng đồng phục hợp thời trang; 20,9% sinh viên thấy đồng phục của mình đẹp; 53,2% sinh viên cho rằng đồng phục của mình chỉ ở mức bình thường; 20,1% còn lại cho rằng đồng phục không đẹp. Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nữ đối với những yếu tố: áo, váy, cà vạt, màu sắc, chất liệu, giá cả : Áo chưa đẹp : Kiểm định T (-1,79+3,25=1,46<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết áo đẹp), Váy chưa đẹp : Kiểm định T (-2,38+2,68=0,3<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết váy đẹp), Cà vạt chưa đẹp : Kiểm định T (-1,91+ 3.16=1,25<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết cà vạt đẹp) Màu sắc chưa đẹp : Kiểm định T (-1,70+3,36=1,66<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết màu sắc đẹp) Chất liệu chưa tốt : Kiểm định T (-2,30+2,74=0,44<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết chất liệu tốt) Giá cả chưa hợp lý : Kiểm định T (-2,83+2,22=-0,61<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết giá cả hợp lý) Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nam xảy ra tương tự. Tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng sử dụng đồng phục chiếm tỷ lệ khá cao là 34% và tỷ lệ hiếm khi sử dụng đồng phục là 4,7%. Phần lớn sinh viên mặc đồng phục đến trường là do nội quy của nhà trường chiếm 89,1%. Có đến 73,7% sinh viên cho rằng mặc đồng phục là bất tiện. Thông tin về đề tài nghiên cứu. 1.1. Giới thiệu chung. Trong cuộc sống của một xã hội đang phát triển như ngày nay thì con người ngày càng hướng tới cái đẹp và thể hiện đặc trưng riêng cuả bản thân, không chỉ yếu tố bên trong mà cả hình thức bên ngoài. Chính vì thế, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị, doanh nghiệp, cũng như trường học đều muốn tạo cho mình một khuôn mặt riêng. Và cũng chính vì lý do đó mà việc mặc đồng phục là một vấn đề cần thiết phải được áp dụng.Đó củng chính là lý do chủ yếu khiến chúng tôi chọn đồng phục của sinh viên trong trường đại học là mục tiêu để tìm hiểu và nghiên cứu. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu là phân tích thái độ của sinh viên về việc mua và sử dụng đồng phục trong học tập tại trường. Từ đó tìm ra những ưu khuyết điểm của việc sử dụng đồng phục. thông qua nghiên cứu này chúng ta có thể khẳng định phong cách riêng của trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM. Qua cuộc nghiên cứu thái độ của sinh viên chúng tôi sẽ lập ra một kế hoạch marketing phù hợp với các đối tượng này nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Áp dụng đối với các trường học trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Đồng thới giúp các đơn vị quản lý học sinh, sinh viên có thêm tư liệu để quản lý học sinh, sinh viên tốt hơn. Giới hạn nghiên cứu: thời gian nghiên cứu từ ngày 14/4/2010 đến ngày 20/5/2010. Phạm vi áp dụng: trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM cơ sở 2. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên trong trường. Đây là nghiên cứu ứng dụng. Tóm tắt cuộc nghiên cứu trước đây về đề tài này: chưa có một cuộc nghiên cứu nào về đề tài này, như vậy nghiên cứu của chúng tôi mang tính chất là một nghiên cứu khám phá. 1.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu khám phá : nhằm phát hiện ra thái độ của sinh viên trong việc sử dụng đồng phục, tìm hiểu những ý kiến mà sinh viên muốn được phát biểu về bộ đồng phục của mình. Sinh viên có ý kiến gì về nội quy của nhà trường về đồng phục. Qua đó phát hiện ra tại sao có sinh viên không chấp hành nội quy của nhà trường. Tính chất : đây là một nghiên cứu định tính. Phương pháp chọn mẫu : chọn mẫu theo xác suất ngẫu nhiên đơn giản, ưu điểm của phương pháp này là có thể giúp ta chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung Phương pháp thu thập thông tin : Sử dụng phương pháp quan sát: quan sát sinh viên đi học có mặc đồng phục hay không và chia ra làm 2 nhóm (sử dụng đồng phục thường xuyên và không sử dụng đồng phục), sau đó sẽ dùng phương pháp thảo luận nhóm để tiến hành thu thập thông tin trên 2 nhóm này. Công cụ nghiên cứu : Phỏng vấn theo cấu trúc bảng câu hỏi . Hình thức : phỏng vấn cá nhân Sử lý dữ liệu thu được : Dùng chương trình SPSS đánh giá : Đánh giá độ tin cậy Phương pháp chọn mẫu: Tổng thể : sinh viên trường ĐH Công Nghiệp Cơ Sở 2 Nghiên cứu sơ bộ : phát ra 50 mẫu điều tra các đối tượng sinh viên ngẫu nhiên và thu lại 50 mẫu. Dùng công cụ cronback alpha để kiểm định thang đo. Cronback alpha đạt 0,732 tức là đã có thể sử dụng nghiên cứu. Tiếp đó dùng excel để chọn ra cỡ mẫu từ nghiên cứu sơ bộ. Cỡ mẫu xác định được từ nghiên cứu sơ bộ: 1222 mẫu đã điều tra 50 mẫu như vậy cần diều tra thêm 1172 mẫu nữa. Sử dụng các phép kiểm định Z (kiểm định tỷ lệ) và kiểm định T(kiểm định trung bình) để kiểm định các biến. Sử dụng basic table và general table, frequencies để diễn giải dữ liệu dưới dạng bảng và đồ thị. 1.3. Mô tả thị trường nghiên cứu. 1.3.1.Thực trạng Đồng phục là một vấn đề thuộc về phương diện văn hóa. Nó bị chi phối bởi các yếu tố: truyền thống văn hóa, môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế, điều kiện công việc học tập và cả yếu tố thời trang. Hiện nay, một số người không đồng tình về viêc sử dụng đồng phục trong học đường. Họ cho rằng đồng phục gây bất tiện trong sinh hoạt tại trường của sinh viên. Bên cạnh đó, một số phụ huynh khác cho rằng sinh viên là những người đã trưởng thành và cần có tính tự lập vì vậy nhà trường không nên ép chúng vào một khuôn phép nào. Phần lớn ý kiến lại cho rằng việc mặc dồng phục thể hiện một phong các, nề nếp của sinh viên trong trường học, tạo môi trường bình đẳng cho sinh viên trong học đường. Đồng phục có thể gây ra một số bất tiện nhưng nếu khắc phục được sẽ giúp cải thiện được môi trường học tập, làm việc cho sinh viên và giáo viên trở nên năng động hơn. 1.3.2. Tổng quan về thị trường nghiên cứu. Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh. Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51). Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 23 phường và 7 xã) Tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km2, với mật độ dân số là 2.970 người/km. Thành phố Biên hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kin tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh. Biên Hòa có tiềm năng to lớn để phát triển để phát triển công nghiệp với nền đất lý tưởng, thuận lợi cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng khai thác đáng kể, nhất là tài nguyên khoáng sản về vật liệu xây dựng, thuận lợi về nguồn cung cấp điện, có nguồn nước dồi dào đủ cung cấp nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ( sông Đồng Nai), ngoài ra nguồn nhân lực với trình độ cao đã tăng cường nguồn lực con người cho yêu cầu phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thành phố Biên Hòa có những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang được khai thác như: Tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn, khu du lịch Bửu Long và nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia... Thành phố đô thị loại II này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ. Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Ngoài hệ thống đường sắt Thống Nhất thuộc hệ thống đường sắt Bắc - Nam còn có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của Đồng Nai và cả nước như quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 15... Cây cầu huyết mạch và chịu nhiều tải trọng từ hàng triệu lượt phương tiện qua lại là cầu Đồng Nai cũng tọa lạc tại Thành phố công nghiệp này. Hiện nay cây cầu này đã xuống cấp và một cây cầu mới đang được xây dựng dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2009 sẽ cùng vận tải song hành nhằm giảm tải cho cầu Đồng Nai cũ đã hơn 40 năm tuổi. Cây cầu mới này xây cách cầu cũ khoảng 3m về phía thượng lưu sông Đồng Nai. Thành phố Biên Hòa là thành phố có mật độ dân cư cao thứ ba ở Việt Nam sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3932 người/km². Cùng với Bình Dương và Tp.HCM, Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu tạo thành một tam giác công nghiệp phát triển nhất cả nước. Về văn hóa và du lịch có đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, Văn miếu Trấn Biên (xây dựng năm 1715) và khu du lịch Bửu Long. 1.3.3. Thị trường sản phẩm. Với mật độ dân cư 3932 người/km², là môt thành phố có nền công nghiệp phát triển manh. Nơi đây tập trung nhiều trường trung học cơ sở và phổ thông danh tiếng, có nhiều trường cao đẳng và trung cấp nghề, Biên Hòa là thị trường triển vọng để phát triển sản phẩm dành cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là đồng phục. Hiện nay có nhiều công ty gia nhập vào thị trường sản xuất đồng phục cho học sinh, sinh viên như: Thái Tuấn, Thành Công, Việt Tiến, Việt Thy…Đây là những công ty cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. 2. Nội dung nghiên cứu. 2.1. Miêu tả nội dung nghiên cứu. Nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu thái độ sử dụng đồng phục của sinh viên tại cơ sở 2 trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM Đối tượng nghiên cứu là sinh viên hiện đang theo học tại đây. Giới tính: 23% sinh viên được phỏng vấn là nam, 77% còn lại là nữ. 2.2. Kết quả nghiên cứu. Sau khi khảo sát thực tế 1222 sinh viên thuộc các khoa. Nhóm chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 2.2.1. Về thành phần sinh viên các khoa được nghiên cứu: Biểu đồ 2.1: Thành phần sinh viên được nghiên cứu. Qua biểu đồ trên ta thây: Số lượng sinh viên tham gia khảo sát của khoa kế toán và khoa quản trị kinh doanh chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 34,5% và 37,9%. Các khoa còn lại chiếm tỷ lệ thấp như khoa công nghệ thông tin (8,3), tài chính ngân hàng (7,4%). Điều này được giải thích là do khoa kế toán và khoa quản trị kinh doanh là hai khoa tiên phong trong việc áp dụng mặc đồng phục đối với sinh viên của khoa theo học tại trường. Các khoa còn lại thì mới áp dụng trong năm nay như khoa tài chính ngần hàng, hoặc chưa được áp dụng như khoa công nghệ thông tin. 2.2.2. Quan điểm của sinh viên về đồng phục. Biểu đồ 2.2: Quan điểm của sinh viên về đồng phục. Qua biểu đồ 2.1 ta thấy: 5,7% sinh viên cho rằng đồng phục hợp thời trang; 20,9% sinh viên thấy đồng phục của mình đẹp; 53,2% sinh viên cho rằng đồng phục của mình chỉ ở mức bình thường; 20,1% còn lại cho rằng đồng phục không đẹp. Kết quả trên cho thấy tiêu chí đánh giá của sinh viên về đồng phục rất khắt khe, để đáp ứng được tiêu chí đó doanh nghiệp cần cải thiện về thiết kế các bộ đồng phục được đẹp hơn. 2.2.3. Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nữ đối với những yếu tố: áo, váy, cà vạt, màu sắc, chất liệu, giá cả. Biểu đồ 2.3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nữ. Biểu đồ 2.3.2: Kiểm định T đối với các biến về Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nữ. Qua các biểu đồ 2.3.1 và 2.3.2 ta phân tích : Áo chưa đẹp : Kiểm định T (-1,79+3,25=1,46<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết áo đẹp), và tỷ lệ sinh viên cho rằng áo nữ là bình thường chiếm 64,3%. Váy chưa đẹp : Kiểm định T (-2,38+2,68=0,3<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết váy đẹp), và tỷ lệ sinh viên không hài lòng là 27,3 và rất khồng hài lòng là 15,1% , tỷ lệ này rất cao. Cà vạt chưa đẹp : Kiểm định T (-1,91+ 3.16=1,25<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết cà vạt đẹp) tỷ lệ sinh viên không hài lòng là 20,5 % và cho rằng bình thường là 31,7%. Màu sắc chưa đẹp : Kiểm định T (-1,70+3,36=1,66<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết màu sắc đẹp) mặc dù có tỷ lệ sinh viên hài lòng cao nhất trong các yêu tố 43,3 % nhưng qua kiểm định T thì giả thuyết về màu sắc đẹp đã bị bác bỏ. Chất liệu chưa tốt : Kiểm định T (-2,30+2,74=0,44<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết chất liệu tốt) yếu tố này có tỷ lệ sinh viên hài lòng rất thấp : rất hài lòng là 2,9% và hài lòng 9,1% Giá cả chưa hợp lý : Kiểm định T (-2,83+2,22=-0,61<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết giá cả hợp lý) đây là yếu tố có tỷ lệ hài lòng thấp nhất, tỷ lệ hài lòng là 10,3% và rất hài lòng là 0%. Qua các phân tích trên ta thấy về đồng phục nữ các sinh viên đánh giá rất khắt khe về chất liệu, về kiểu dáng của váy, về áo và về giá cả. Tuy nhiên các sinh viên cũng rất quan tâm đến màu sắc và cà vạt với tỷ lệ khá cao về mức độ hài lòng. Doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa về thiết kế và chất liệu cần tốt hơn, giá cả cần hợp lý hơn với điều kiện của sinh viên. Đồng thời phát huy thế mạnh về màu sắc và kiểu dáng của cà vạt. 2.2.4. Mức độ hài lòng về đồng phục nam. Biểu đồ 2.4.1 : Mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục nam. Biểu đồ 2.4.2: Kiểm định T về mức độ hài lòng đối với đồng phục nam. Qua các biểu đồ 2.4.1 và 2.4.2 ta phân tích : Áo chưa đẹp : Kiểm định T (-1,74+3,30=1,56<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết áo đẹp) tỷ lệ rất hài lòng 9,5% , hài lòng là 26, 3% và bình thường là 50,7%. Cà vạt chưa đẹp : Kiểm định T (-2,03+3,02=0,99<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết cà vạt đẹp) tỷ lệ hài lòng thấp (23,2%) trong khi tỷ lệ không hài lòng cao(33,8%) Màu sắc chưa đẹp : Kiểm định T (-2,00+3,05=1,05<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết màu sắc đẹp) tỷ lệ hài lòng thấp hơn so với tỷ lệ không hài lòng (26,2%<28,1%) Chất liệu chưa tốt : Kiểm định T (-2,13+2,91=0.78<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyếtchất liệu tốt) tỷ lệ hài lòng thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ không hài lòng (8,7%<21,4%) Giá cả chưa hợp lý : Kiểm định T (-2,37+2,69=0,32<3, như vậy ta bác bỏ giả thuyết giá cả hợp lý) tỷ lệ không hài lòng là 27,4% và rất không hài lòng là 13,2% tỷ lệ này là rất cao so với tỷ lệ hài lòng là 12,8% và rất hài lòng là 4,7% . Qua phân tích trên ta thấy mức độ hài lòng của sinh viên đối với đồng phục nam trên tất cả các yếu tố là rất thấp, doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa tới đối tượng sinh viên nam. 2.2.5. Mức độ sủ dụng đồng phục thường xuyên. Biểu đồ 2.5 : Mức độ sử dụng đồng phục Tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng sử dụng đồng phục chiếm tỷ lệ khá cao là 34% và tỷ lệ hiếm khi sử dụng đồng phục là 4,7%. Điều này được lý giải là do mức độ hài lòng của sinh viên về đồng phục của mình là thấp nên không muốn sử dụng đồng phục để đi học. Các đơn vị quản lý học sinh, sinh viên cần quan tâm nhiều hơn nữa tới việc tại sao sinh viên lại không mặc đồng và đề xuất ý kiến với đơn vị sản xuất đồng phục để họ phục vụ được tốt hơn. 2.2.6. Lý do sinh viên mặc đồng phục. Biểu đồ 2.5 : Lý do sinh viên mặc đồng phục Phần lớn sinh viên mặc đồng phục đến trường là do nội quy của nhà trường chiếm 89,1%. Như vậy sinh viên mặc đồng phục là do bị ép buộc chỉ có 10,6% là tự nguyện. Thế nhưng có đến 72,9% sinh lại đồng ý với quyết định của nhà trường. Biểu đồ 2.6 : đồng ý với quyết định của nhà trường Chúng ta sẽ dùng kiểm định Z để kiểm tra giả thuyết trên với Pđ là tỷ lệ sinh viên đồng ý Pđ=73%. Với giả thuyết H0 : Pđ< P0 = 0.73 với giả thuyết Ha : Pđ ≥ 0.73, và mức ý nghiã α = 5%, nếu Z ≥ Zα thì giả thuyết được chấp nhận (nghiã là tỷ lệ sinh viên đồng ý với quyết định của nhà trường dưới 73%), ngược lại giả thuyết sẽ bị bác bỏ. Theo kết quả của kiểm định Z thì giả thuyết H0 bị bác bỏ tức là tỷ lệ sinh viên đồng ý với quyết dịnh của nhà trường lớn hơn 73%. 2.2.7. Mặc đồng phục có bất tiện. Có đến 73,7% sinh viên cho rằng mặc đồng phục là bất tiện. Chúng tôi có đưa ra một số câu hỏi mở để sinh viên tự trả lời và có một số ý kiến cho rằng bất tiện là vì: nóng, bất tiện khi di chuyển vào những lúc thời tiết thay đổi thất thường, không thoải mái, khó chịu, váy vướng víu, mặc không quen, không hợp. 3. Kết luận và một số khuyến nghị. 3.1. Kết quả đạt được. Việc nghiên cứu thái độ của sinh viên trong việc sử dụng đồng phục đến trường là cần thiết. Nó giúp doanh nghiệp và các đơn vị quản lý hiểu rõ hơn về thái độ của sinh viên. Kết quả của cuộc nghiên cứu chính là căn cứ để doanh nghiệp đưa ra những quyết định cho hiện tại và trong tương lai, đồng thời giúp các đơn vị quản lý học sinh, sinh viên quản lý tốt hơn về vi phạm đồng phục. Qua khảo sát thực tế chúng ta mới biết được cảm nhận của sinh viên về đồng phục như thế nào, xấu hay đẹp, có thuận tiện và thoải mái hay không, và muốn đưa ra những quan điểm gì…Từ đó chúng ta mới có thể tìm ra một hướng marketing mới và hướng quản lý mới tốt hơn. 3.2. Khuyến nghị. Doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa về chất liệu của đồng phục, giá cả nên hợp lý hơn. Các đơn vị quản lý học sinh, sinh viên nên tìm hiểu rõ lý do sinh viên tại sao không mặc đồng phục. Nên tổ chức các cuộc thi mang chủ đề về đồng phục để khuyến khích các sinh viên tự giác mặc đồng phục như: lớp học chuyên cần, lớp học mặc đồng phục đẹp nhất, sinh viên mặc đồng phục đẹp nhất… Lần đầu làm nghiên cứu nhóm còn nhiều thiếu xót rất mong quý thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Phụ Lục Sổ mã hóa thông tin TT Câu hỏi nghiên cứu Biến quan sát Mã trả lời Trả lời 1
Tài liệu liên quan