Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Từ thực trạng trên, bài viết này với mong muốn làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu đựng thâm hụt của nó đối với cán cân thanh toán quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện.
9 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn hiện nay
ThS. Nguyễn Thị Hiền Đại học Ngoại thương
Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và hiện trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam có xu hướng thu hẹp. Từ thực trạng trên, bài viết này với mong muốn làm rõ đâu là nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu đựng thâm hụt của nó đối với cán cân thanh toán quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện.
Diễn biến cán cân vãng lai
Cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam được theo dõi và ghi nhận theo Sổ tay Cán cân thanh toán quốc tế của IMF (IMF’s Balance of Payments Manual 5- 1993). Là một bộ phận chính yếu trong cán cân thanh toán quốc tế, cán cân vãng lai ghi nhận các giao dịch thương mại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, thu nhập và chuyển giao ròng từ nước ngoài. Kể từ năm 1989, khi nền kinh tế bắt đầu có những chuyển đổi quan trọng, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam giảm nhanh. Sau năm 1993, Việt Nam bắt đầu tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nhiều nước và cán cân vãng lai bắt đầu thâm hụt trở lại với mức độ ngày càng lớn cho đến năm 1996, khi mức thâm hụt lên tới 9,9% so với GDP. Mức thâm hụt được co hẹp trở lại trong hai năm 1997 - 1998 và đạt thặng dư trong năm 1999. Nguyên nhân là do nỗ lực của Chính phủ nhằm kiểm soát nhập khẩu. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam. Số lượng và mức giải ngân các dự án FDI mới giảm mạnh sau năm 1998. Vì vậy, máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc khối FDI cũng giảm theo. Như vậy, sau một thời gian dài trạng thái cán cân vãng lai luôn ở trong tình trạng thâm hụt, năm 1999, lần đầu tiên cán cân này chuyển về trạng thái thặng dư. Trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng xuất khẩu nên thặng dư cán cân vãng lai dần thu hẹp lại và chuyển sang trạng thái thâm hụt ngày càng rộng ra, đặc biệt trong những năm gần đây (biểu đồ 1).
Biểu đồ 1. Các cấu phần trong Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1997 -2008
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CEIC Database
Nhìn từ biểu đồ 1 cho thấy, trạng thái cán cân vãng lai của Việt Nam chịu tác động chủ yếu từ trạng thái cán cân thương mại do các giao dịch về hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu và chi của tài khoản vãng lai (chiếm khoảng 70% - 85%). Trong khi đó, cán cân chuyển giao vốn vãng lai ròng (bao gồm viện trợ và kiều hối) có tác động tích cực đến cán cân vãng lai. Trong những năm gần đây, diễn biến xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động quá nhanh và mạnh mẽ từ việc gia nhập WTO. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng khá nhanh nhưng vẫn không bì kịp với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu khi rào cản thuế quan dần dần được xóa bỏ, đã làm hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam trong khi để tăng tốc độ xuất khẩu không phải là việc đơn giản mà đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Sự gia tăng nhập khẩu tác nhân của nhiều nguyên nhân khác, như nhu cầu của kinh tế,... Chính hoàn cảnh này đã đẩy cán cân thương mại Việt Nam vào tình thế ngày càng thâm hụt, lên tới 13,67% so với GDP vào năm 2008. Thêm vào đó, theo các chuyên gia kinh tế Paul Baker, Vietnam’s Balance of Payments: Short and Medium Term Perspectives and suggested economic policy measures, Tài liệu hội thảo phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam và những quy định về cán cân thanh toán quốc tế của WTO, Bộ Công thương, tháng 9/2009
, nguồn gốc sâu xa của tình trạng trên đó chính là năng lực xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam khi chưa thực sự tham gia vào chuỗi cung ứng của khu vực cũng như trên thế giới. Giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính nên rất dễ bị tổn thương khi có các cú “shock” từ bên ngoài. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu, phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng,... trong những năm qua tùng nhanh đáng kể.
Tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai được bù đắp đáng kể bởi nguồn thu nhập từ chuyển giao vốn vãng lai (viện trợ và kiều hối) và các giao dịch kinh tế khác thuộc cán cân vốn và tài chính. Biểu đồ 1 ở trên cho thấy, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam và các dòng vốn chảy vào Việt Nam đóng vai trò quan trọng để bù đắp thiếu hụt của cán cân vãng lai trong thời gian qua, đặc biệt là trong hai năm 2007 - 2008. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, lượng kiều hối chuyển về nước có phần giảm sút mạnh thời gian qua tạo nên sức ép thâm hụt đối với cán cân vãng lai cũng như cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, đầu tư gián tiếp và vay nợ nước ngoài dài hạn, ổn định cũng là những hình thức được sử dụng để bù đắp cho sự thiếu hụt cán cân thương mại, cán cân vãng lai và có vai trò quyết định đến khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai trong thời gian qua. Đặc biệt là vai trò của nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA và FDI trong việc bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai và cải thiện dự trữ ngoại hối. Tỷ trọng nguồn vốn vay ODA hằng năm luôn chiếm tới 73 đến 78% trong tổng nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam.
Nguyên nhân thâm hụt cán cân vãng lai
Có thể nói, nguyên nhân sâu xa của tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai đều xuất phát từ sự mất cân đối, chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước. Trong thời gian qua, mức thâm hụt cán cân vãng lai trở nên nghiêm trọng hơn là kết quả của nhu cầu đầu tư tăng cao hơn so với mức tiết kiệm trong nền kinh tế, trong đó có cả khu vực nhà nước. Tình trạng tỷ lệ tiết kiệm thấp, trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cao, 41,5% GDP (2008) và 41,6% (2007) (xem bảng 1) dẫn đến đầu tư phụ thuộc nhiều vào nguồn lực bên ngoài. Hay nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tình trạng này là nguyên nhân quan trọng gây nên hiện tượng thâm hụt cán cân vãng lai trong thời gian qua (bảng 1).
Bảng 1. Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP của Việt Nam giai đoạn 1999-2009 và dự báo năm 2010
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010f
GDP
(Tỷ USD)
28.7
31.2
32.7
35.1
39.6
45.5
52.9
60.9
71.1
89.4
94.05
101
Đầu tư/GDP (%)
27.6
29.6
31.2
33.2
35.4
35.5
35.6
36.8
41.6
41.5
42.4
46.1
Tiết kiệm/
GDP (%)
32.1
31.7
33.2
32
30.6
32
34.5
36.5
31.8
30.8
25.1
26.8
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ IMF Country Report 09/110 (tr.24), Moody’s Investors Service- Global Credit Research, May 2010
Thứ nhất, với chính sách tỷ giá được coi là “cố định linh hoạt” của Việt Nam gắn với đồng đôla Mỹ, diễn biến tỷ giá một số thời điểm chưa theo kịp với thực tế của thị trường trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tỷ giá hầu như cố định đã góp phần làm giảm kim ngạch xuất khẩu, tăng kim ngạch nhập khẩu. Biểu đồ 2 cho thấy, mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD/VND có xu hướng tăng lên theo thời gian và biên độ giao động được điều chỉnh linh hoạt tùy từng hoàn cảnh kinh tế cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá thực RER và REER có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây do chênh lệch tốc độ lạm phát của Việt Nam so với Mỹ và các nước đối tác thương mại chính đã góp phần làm giảm sức cạnh tranh về giá hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới. Thực tế này một phần lý giải tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua trở nên lớn hơn (biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Tỷ giá thực song phương, đa phương và tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu (X/M) của Việt Nam trong thời gian qua
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của CEIC Database
Thứ hai, hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 2007 làm cho luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam. Sự biến động này là do chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác. Vì vậy, luồng tiền này vô hình chung làm cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam tăng lên, trong khi xu hướng tiết kiệm của người Việt Nam đang giảm rõ nét. Ngoài ra, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI chảy vào Việt Nam, đặc biệt là các dự án đầu tư bất động sản khi liên quan đến nhập khẩu mà không tạo ra giá trị gia tăng xuất khẩu trực tiếp, cũng đã góp phần làm cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại trở nên nghiêm trọng trong thời gian qua.
Thứ ba, vấn đề thâm hụt ngân sách nhà nước cũng thường đi kèm với thâm hụt cán cân vãng lai. Cũng như Mỹ, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam có phần xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước. Thâm hụt ngân sách cao (năm 2009: 6,9% GDP) cộng với nợ công (và nợ công có bảo đảm) tăng lên 45% so với GDP là minh chứng cho sự thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng gia tăng của Việt Nam (biểu đồ 3).
Biểu đồ 3. Mức thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP trong thời gian qua
%GDP
Nguồn: IMF Country Report No 09/110, Tham vấn điều IV của IMF, Working Paper ,Tháng 4/2009
Phân tích khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân vãng lai
Để đo lường mức thâm hụt cán cân vãng lai và đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân này của nền kinh tế, thường có hai cách tiếp cận chủ yếu. Cách tiếp cận thứ nhất dựa vào các chỉ số kinh tế vĩ mô, tài chính và nợ nước ngoài. Tuy nhiên cách tiếp cận này có những hạn chế vì các chỉ số không thể nói lên “chuẩn mực” là bao nhiêu và “xếp hạng” như thế nào để có thể đưa ra được nhận định chính xác về tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai. Cách tiếp cận thứ hai dựa vào khả năng thanh toán. Chính vì vậy, cách tiếp cận này thường dựa vào các chỉ tiêu nợ khi so sánh với nguồn lực sử dụng để trả nợ như cán cân vãng lai/GDP (%) hay chỉ tiêu cán cân vãng lai/xuất khẩu (%). Mức thâm hụt cán cân vãng lai trên 5% so với GDP thường được coi là đáng báo động và nhiều nhà kinh tế cho rằng, mức thâm hụt tối đa này nên chỉ dừng lại trước 20% trước khi bắt đầu cho cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, việc đánh giá khả năng chịu đựng thâm hụt cán cân này cần gắn với việc phân tích các nguồn gốc được coi là nguyên nhân của thâm hụt. Trong bối cảnh tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP cao, mức thâm hụt được cho là có khả năng chịu đựng nếu nó là kết quả của mức tăng đầu tư của quốc gia đó cao chứ không phải do mức tiết kiệm giảm, đặc biệt là khi tiết kiệm quốc gia ở mức thấp. Cho dù tốc độ tăng đầu tư cao, nhất là đầu tư của khu vực tư nhân vào vốn sản xuất có thể gây ra thâm hụt cán cân vãng lai, nhưng trong tương lai, chúng lại góp phần tăng năng lực sản xuất và thu nhập từ xuất khẩu, do đó, cải thiện khả năng trả nợ nước ngoài.
Ngoài ra, ngày nay, các nhà phân tích kinh tế thường dựa vào mô hình phân tích nợ của Jaime De Pine’s (1989) khi sử dụng 4 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khả năng trả nợ từ tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai và mức độ rủi ro đến các giao dịch tài khoản vốn của một quốc gia. Đó là, lãi suất/tăng trưởng xuất khẩu; tăng trưởng nhập khẩu/tăng trưởng xuất khẩu; nợ gốc/xuất khẩu và tỷ lệ nhập khẩu/xuất khẩu. Mô hình này chỉ ra rằng, nếu tỷ lệ nợ/xuất khẩu có xu hướng tăng theo theo gian, tín hiệu này cho thấy quốc gia đó đều ở trong tình trạng nợ và thâm hụt cán cân thanh toán không bền vững, nguy hiểm. Ngược lại, khi chỉ số này theo chiều hướng giảm xuống, sẽ là tín hiệu tốt về khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia đó. Ở góc độ bài viết này tập trung phân tích theo cách tiếp cận thứ hai.
Mức thâm hụt cán cân vãng lai so với GDP (biểu đồ 4)
Biểu đồ 4. Mức thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thương mại của Việt nam (1991-2009)
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của CEIC Database
Biểu đồ 2 ở trên cho thấy, bước sang năm 2002 trở đi, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai lại tiếp tục tiếp diễn. Tuy nhiên, mức thâm hụt có xu hướng giảm dần và ở mức không đáng kể cho đến năm 2006. Đáng chú ý, trong 3 năm trở lại đây (2007 - 2009), khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, thâm hụt cán cân vãng lai tăng đột biến, đạt mức kỉ lục là 10,3% năm 2008 và cán cân này thâm hụt lên tới 9,2 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, được coi là đáng báo động vì theo chuẩn mực quốc tế (khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai nằm trong khoảng 5% GDP). Tương tự, cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua cũng ở mức 14-15% so với GDP trong khi mức chuẩn mực quốc tế là 10%. Thâm hụt lớn về thương mại và cán cân vãng lai trong những năm gần đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng bền vững của nền kinh tế, đặc biệt sẽ tạo nên áp lực giảm giá đồng nội tệ.
* Thâm hụt cán cân vãng lai và khả năng trả nợ của nền kinh tế
Xét theo tiêu chí này, có thể thấy, chỉ số nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam có xu hướng ổn định giao động từ 30 đến 35%. Năm 2008, chỉ số này có xu hướng cải thiện hơn so với năm 2007 và ở mức 29,8%. Nếu xét theo chuẩn mực quốc tế, ngưỡng an toàn 40% thì đây là mức khá an tâm. Hơn nữa, tốc độ tăng của nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ trong thời gian tới dự kiến thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm. Theo tiêu chí này, thâm hụt cán cân vãng lai được coi là có khả năng chịu đựng. Bên cạnh đó, chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài so với xuất khẩu nằm ở trong ngưỡng an toàn và có xu hướng giảm. Nếu như năm 2004, tỷ lệ này là 5,5% thì đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống còn 3,3% (biểu đồ 5).
Biểu đồ 5 Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP và Kim ngạch xuất khẩu
Tác giả tổng hợp từ số liệu CEIC Database và IMF, Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới 9/2009 (WEO)
* Số tuần nhập khẩu của dự trữ ngoại hối
Xét theo tiêu chí về mức dự trữ ngoại hối so với số tuần nhập khẩu, thực tế cho thấy, nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam hầu hết đều ở trong trạng thái khan hiếm, duy trì ở mức thấp chỉ tương đương hơn 2 tháng nhập khẩu. Kể từ năm 2007, khi niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về triển vọng nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO khá lên, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam trong hai năm 2007 - 2008 lên tới 17,5 tỷ và 9,1 tỷ đôla (tương ứng) đã phần nào giúp Việt Nam cải thiện được mức dự trữ ngoại hối của mình. Trong hai năm 2007, 2008, mức dự trữ ngoại hối tương đương với số tháng nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể, hơn 3 tháng, nằm ở ngưỡng trên của mức an toàn cho phép. Tuy nhiên, do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kể từ năm 2008 trở lại đây càng lớn, lượng kiều hối tăng không như kỳ vọng, đầu tư vào Việt Nam giảm làm cho dự trữ ngoại hối của nước ta càng trở nên thấp hơn và dự báo chỉ đáp ứng đủ 9 tuần nhập khẩu Nguồn:
Tài liệu tham khảo:
[1]. Aristovnik, Aleksander (2007), How sustainable are current account deficits in selected transition economies? MPRA Paper No 485, psted 07.
[2]. Atish Ghosh and Uma Ramakrishnan (2006), Do Current account deficits matter? Finance & Development, A quartely magazine of the IMF, December, Volume 43
[3]. Atish Ghosh, Manuela Goretti, Bikas Joshi, Uma Ramakrishnan,Alun Thomas, and Juan Zalduendo (2008), Capital inflows and balance of payments pressures – Tailoring Policy Responses in emerging market economies, IMF policy Discussion Paper, page 6-8.
(biểu đồ 6).
Biểu đồ 6. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam và số tháng nhập khẩu Tổng dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối tương đương với số tháng nhập khẩu
4.1
Nguồn: Paul Baker, Vietnam’s Balance of Payments: Short and Medium Term Perspectives and suggested economic policy measures, Hội thảo Bộ Công thương 9/2009
Tóm lại, kết quả phân tích tình trạng thâm hụt và khả năng chịu đựng thâm hụt của cán cân vãng lai ở trên cho thấy, thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại. Nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là do năng lực sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam còn quá thấp so với khu vực, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu để chế biến xuất khẩu với giá trị gia tăng thấp, nhu cầu nhập khẩu cho xây dựng cơ sở hạ tầng (tăng theo FDI) làm cho tăng trưởng nhập khẩu Việt Nam luôn vượt quá tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nguồn bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai chủ yếu từ chuyển giao vốn vãng lai, đầu tư nước ngoài (FDI, FPI) và vay nợ nước ngoài. Trong ngắn hạn, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam sẽ gây sức ép đến cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối. Để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại, Việt Nam cần có nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, các chính sách về tỷ giá, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tái cơ cấu ngành sản xuất, chính sách khuyến khích đầu tư có chọn lọc... cần được rà soát lại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên cả 2 phương diện về giá cả và chất lượng, thương hiệu. Có như vậy, Việt Nam mới có khả năng cải thiện cán cân thương mại, cán cấn vãng lai, từ đó giảm sức ép đối với cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong dài hạn.