Đề tài Phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2012 - Quý I/ 2014

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đến năm 2020 nước ta là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với mục tiêu khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải rất nỗ lực để đạt được, phải phát huy tất cả các nguồn lực hiện có, mà trong đó nguồn lực rất quan trọng chiếm một vị trí trung tâm, một vai trò quyết định, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia từ trước đến nay, là nguồn vốn quyết định cho sự phát triển bền vững đó là con người - nguồn nhân lực. Hiện nay, sự hội nhập với thế giới điển hình như Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7-11-2006, cùng các tổ chức như ASEAN, APEC, bên cạnh những thuận lợi như nước ta là nước đông dân, có dân số trẻ, lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh chiếm 70% tổng dân số (gần 88 triệu người), nguồn nhân lực (NNL) Việt Nam hầu hết là cần cù, nhạy bén, năng động và ham học hỏi. Với số dân hiện nay Việt Nam còn là nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực. Đây là một trong những lợi thế của Việt Nam so với các quốc gia khác trong quá trình gia nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh những thuận lợi đó thì chúng ta phải đối mặt rất nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi đất nước phải có một nguồn lao động có chất lượng để đáp ứng các mục tiêu của đề ra.

doc31 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2012 - Quý I/ 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THANH HẢO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2012 - QUÝ I/2014 CHUYÊN ĐỀ KINH TẾ Ngành Quản Trị Kinh Doanh Mã số ngành: 52340101 Tháng 8 - 2014 PHẦN GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu đến năm 2020 nước ta là nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Với mục tiêu khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải rất nỗ lực để đạt được, phải phát huy tất cả các nguồn lực hiện có, mà trong đó nguồn lực rất quan trọng chiếm một vị trí trung tâm, một vai trò quyết định, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia từ trước đến nay, là nguồn vốn quyết định cho sự phát triển bền vững đó là con người - nguồn nhân lực. Hiện nay, sự hội nhập với thế giới điển hình như Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7-11-2006, cùng các tổ chức như ASEAN, APEC,bên cạnh những thuận lợi như nước ta là nước đông dân, có dân số trẻ, lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh chiếm 70% tổng dân số (gần 88 triệu người), nguồn nhân lực (NNL) Việt Nam hầu hết là cần cù, nhạy bén, năng động và ham học hỏi. Với số dân hiện nay Việt Nam còn là nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực. Đây là một trong những lợi thế của Việt Nam so với các quốc gia khác trong quá trình gia nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh những thuận lợi đó thì chúng ta phải đối mặt rất nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi đất nước phải có một nguồn lao động có chất lượng để đáp ứng các mục tiêu của đề ra. Để hoàn thành mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp thì nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng có vai trò quan trọng nhất, vai trò quyết định cho sự thành công của đất nước. Trong nhiều năm gần đây, công nghiệp - xây dựng là nhóm ngành kinh tế thực lớn nhất, trong nhiều năm trước đã trở thành động lực, đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, GDP năm 2010 của ngành công nghiệp xây dựng là 7,17% và tỷ trọng trong GDP của công nghiệp-xây dựng đạt 41,64%, cũng là mức cao nhất từ trước tới 2010. Trong các năm 2012 và 2013 tăng trưởng của nghành công nghiệp xây dựng luôn cao hơn tăng trưởng chung của cả nước. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong nền kinh tế chiếm tương đối chưa cao và có mức tăng hằng năm còn thấp cùng với đó chất lượng nguồn nhân lực trong ngành vẫn còn thấp, để hoàn thành mục tiêu của đất nước thì đòi hỏi ngành công nghiệp xây dựng phải phấn đấu nhiều hơn nữa, cần phải có một nguồn nhân lực có chất lượng, đặc biệt là nhân lực có trình độ. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng nên đề tài “Phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2012 đến quý I năm 2014” là cần thiết để thấy cái nhìn toàn cảnh về việc sử dụng nguồn nhân lực trong ngành từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp xây dựng ở Việt Nam giai đoạn 2012 – I/2014 từ đó đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2012 đến quý I/2014. - Từ việc phân tích thực trạng, rút ra những mặt hạn chế và tiến hành phân tích nguyên nhân; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng trong thời gian tới. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sự dụng số liệu thống kê về lao động trên các website tổng cục thống kê, trang web bộ giáo dục, thống kê về lao động việc làm, các nghiên cứu, sách, báo, tạp chí, các luận văn mẫu để hỗ trợ cho việc phân tích, nghiên cứu và đánh giá. 3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Trên cơ sở những số liệu đã có sẽ tiến hành so sánh, phân tích và đưa ra kết luận cũng như đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Thành phố Cần Thơ. 4.2. Phạm vi thời gian Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp về lao động và việc làm được thu thập từ năm 2012 đến quý I/2014. 4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng nguồn nhân lực của ngành công nghiệp xây dựng giai đoạn 2012 đến quý I/2014. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ NGUỒN NHÂN LỰC Thuật ngữ nguồn nhân lực (human resourses) xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phương thức quản lý, sử dụng con người trong kinh tế lao động. Nếu như trước đây phương thức quản trị nhân viên (personnel management) với các đặt trưng coi nhân viên là lực lượng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 đến nay với phương thức mới, quản lý nguồn nhân lực (hurman resourses management) với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để người lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích luỹ tự nhiên trong quá trình lao động phát triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ "nguồn nhân lực" là một trong những biểu hiện cụ thể cho sự thắng thế của phương thức quản lý mới đối với phương thức quản lý cũ trong việc sử dụng nguồn lực con người. Lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (Theo Bộ luật Lao Động Việt Nam). Còn theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì: NNL của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Được xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức (Theo Nicholas Henry). Theo nghĩa truyền thống, nguồn nhân lực được gọi là lao động, như một nguồn vốn đầu vào của sản xuất bên cạnh các vốn vật chất khác. Trong báo cáo của Liên hợp quốc đánh giá về những tác động của toàn cầu hoá đối với nguồn nhân lực đã đưa ra định nghĩa nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con người. Quan niệm về nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận này có phần thiên về chất lượng của nguồn nhân lực. Trong quan niệm này, điểm được đánh giá cao là coi các tiềm năng của con người cũng là năng lực khả năng để từ đó có những cơ chế thích hợp trong quản lý, sử dụng. Quan niệm về nguồn nhân lực như vậy cũng đã cho ta thấy phần nào sự tán đồng của Liên hợp quốc đối với phương thức quản lý mới (Theo báo cáo Liên Hợp Quốc). Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia do vậy tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. 1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC Nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển bền vững. Nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, là xu thế phát triển của thời đại là yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá là sự cần thiết khách quan đối với Việt Nam nói riêng. Một nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề, là cơ sở quyết định sự thành bại trong công cuộc xậy dựng và phát triển đất nước. Hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao còn là nhân tố khắc phục được những hạn chế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vị trí địa lýNó giúp đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Theo Mác, lực lượng sản xuất được cấu thành bởi tư liệu sản xuất và lực lượng lao động. Chính lao động sống của con người và những kỹ năng, kinh nghiệm trong quá trình sử dụng công cụ và phương tiện lao động đã tham gia vào quá trình lượng hóa các nhân tố ấy thành vật chất. Mỗi thế hệ người lao động là sản phẩm của lực lượng sản xuất do chính các thế hệ trước tạo ra, đồng thời họ lại là chủ thể đóng vai trò tác động trực tiếp mà nếu thiếu nó thì công cụ và phương tiện sản xuất trở thành vô nghĩa. Mác còn cho rằng, con người trong lực lượng sản xuất vừa là con người phát triển cao về trí tuệ, khỏe mạnh về thể chất vừa giàu có về tinh thần. Trong đó trí tuệ không phải là những tri thức trừu tượng mà trước hết là năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề và các thao tác thuộc về kỹ năng cần thiết không thể thiếu được của người lao động. * Vai trò lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế: - Vai trò hai mặt của lao động trong quá trình phát triển kinh tế Lao động có vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào từ kinh tế - xã hội đến quốc phòng an ninh. Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, là đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Mặt khác, lao động là một bộ phận của dân số, là lực lượng tiêu thụ sản phẩm, nói cách khác đó chính là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế là do sự đóng góp không nhỏ của lực lượng lao động. Suy cho cùng lao động có tác động đến tổng cung và tổng cầu đối với nền kinh tế. + Lao động tác động đến tổng cung Vốn, lao động, công nghệ và tài nguyên là những nhân tố không thể thiếu trong quá trình tạo ra của cải vật chất. Dưới góc độ là yếu tố của quá trình tái sản xuất xã hội thì lao động là yếu tố đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất, vì nếu các yếu tố khác được đảm bảo đầy đủ nhưng không có yếu tố lao động thì quá trình sản xuất không thể nào diễn ra. Lao động là yếu tố đảm bảo cho sự kết hợp giữa các yếu tố trên để tạo ra sản phẩm. Như vậy, con người nói chung và lao động nói riêng là yếu tố của quá trình sản xuất, với tư cách là chủ thể sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần. Nói cách khác lao động làm tăng tổng cung của nền kinh tế. + Lao động tác động đến tổng cầu Lao động vừa là lực lượng sáng tạo ra của cải vật chất vừa là chủ thể tiêu dùng chính những sản phẩm đó thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Đây là một thị trường tiêu thụ rộng lớn, kích thích mở rộng sản xuất vì nhu cầu càng lớn khả năng mở rộng sản xuất càng cao. Mặt khác, thị trường tiêu thụ rộng lớn là một lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đó là một nhân tố quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Vai trò lao động tới tăng trưởng kinh tế Vai trò lao động đến tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, trình độ chuyên môn, sức khỏe người lao động là sự kết hợp của lao động và các yếu tố đầu vào khác. Các chỉ tiêu này dược thể hiện tập trung qua mức tiền công của lao động. Khi tiền công của người lao động tăng có nghĩa chi phí sản xuất tăng, phản ánh khả năng sản xuất tăng lên. Đồng thời, khi mức tiền công tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người lao động cũng tăng, do đó hả năng chi tiêu của người tiêu dùng tăng. Ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người lao động nói chung là thấp, do đó ở những nước này lao động chưa phải là động lực mạnh cho sự phát triển. Để nâng cao vai trò của người lao động trong sự phát triển kinh tế cần thiết có các chính sách nhằm giảm bớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các nguồn lực khác một cách đồng bộ. 1.3. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC 1.3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực các nước đang phát triển * Số lượng lao động tăng nhanh Có sự khác biệt chủ yếu giữa sự thách thức phát triển mà các nước đang phát triển gặp phải so với các nước phát triển là sự gia tăng nhanh của lực lượng lao động. Sự gia tăng nguồn lao động liên quan chặt chẽ với việc gia tăng dân số. * Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp Một trong những đặc điểm nổi bật nhất về lao động ở các nước đang phát triển là đa số lao động làm trong khu vực nông nghiệp. Ở Việt Nam, theo tổng cục thống kê lao động trong nông nghiệp năm 2012 chiếm hơn 47,5%. Loại hình công việc này mang tính phổ biến ở những nước đang phát triển. Xu hướng chung là lao động trong ngành nông nghiệp giảm dần trong khi lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên. Mức độ chuyển dịch tùy vào tốc độ phát triển của nền kinh tế. * Hầu hết người lao động được trả tiền công thấp Lực lượng lao động ở các nước đang phát triển ngày càng tăng làm cho nguồn cung ứng lao động dồi dào. Trong khi đó hầu hết các nguồn lực khác đều thiếu và còn yếu: trang thiết bị, ngoại tệ,...Ngoài ra, tiền công thấp một phần là do trình độ chuyên môn còn thấp của người lao động. * Còn bộ phận lớn lao động chưa sử dụng Do sức ép về dân số và khó khăn về kinh tế ở các nước đang phát triển đã tác động lớn tới vấn đề công ăn việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, tình trạng lao động thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng gia tăng đặc biệt ở khu vực thành thị. 1.3.2 Đặc điểm nguồn nhân lực ngành công nghiệp xây dựng Ngành công nghiệp xây dựng tạo ra nhiều việc làm, nhưng cũng như các ngành kinh tế khác trong cơ chế thị trường, số lượng việc làm dao động khá lớn theo các giai đoạn trong chu kỳ phát triển của kinh tế quốc dân. Công nhân công nghiệp xây dựng có tiền lương giờ tương đối cao và thường làm việc trên 40 giờ mỗi tuần, một bộ phận thậm chí còn làm hơn 45 giờ mỗi tuần. Tiền lương phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm loại hình công việc, mức độ phức tạp  của dự án và điều kiện địa lý. Tiền lương còn biến động theo tình hình thời tiết và tiến độ thi công của công việc do bộ phận khác làm trước trong dây chuyền thi công. Tuy an toàn lao động được tổ chức tốt nhưng số tai nạn trong ngành công nghiệp xây dựng vẫn tương đối cao hơn nhiều ngành khác. * Phân loại nhân lực trong ngành công nghiệp xây dựng Cán bộ quản lý (Contruction managers) gồm chỉ huy các cấp trên công trường, các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng lại trong bối cảnh dễ có nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác. Cán bộ quản lý thường có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Công nhân kỹ thuật xây dựng (construction trade workers) chia thành  ba nhóm chính: công nhân kết cấu (structural workers), công nhân hoàn thiện (finishing workers)  và công nhân cơ điện (electro - mechanical workers). Tùy theo chuyên môn mà công nhân  kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ bê tông, thợ hàn, thợ điện, thợ máyMột số khâu thi công  có máy móc phức tạp hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả kỹ sư trực tiếp tham gia lao động (operating engineers). Công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo tại các trường dạy nghề sơ cấp, trung cấpvà được cấp chứng chỉ. Công nhân lao động phổ thông (construction laborers) làm các lao động nặng nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn Một số làm thợ phụ (helpers) cho công nhân kỹ thuật. Công nhân lao động chỉ cần được huấn luyện ít ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động. Ngoài các loại nhân lực nói trên, trên công trường còn có một số nhân lực khác như vận tải, bảo dưỡng trang thiết bị  và xe cộ, bảo vệ, giữ kho CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ tăng dân số khá cao khoảng 1,05% mỗi năm, trung bình mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người. Lực lượng lao động dồi dào là một lợi thế to lớn để phát triển đất nước. Hiện nay nước ta đang ở thời kỳ “dân số vàng” đây là cơ hội “vàng” để Việt Nam hạ thấp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, nâng cao trình độ của người lao động, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, sử dụng nguồn lao động chất lượng giúp tăng trưởng và phát triển kinh tế,... Tuy nhiên điều này đem lại không ít khó khăn, thách thức cho chúng ta trong khi nước ta vẫn là nước đang phát triển, trình độ chuyên môn còn khá thấp, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chênh lệch tỷ lệ giới tính khi sinh tiếp tục tăng và quá trình già hóa dân số nhanh, thời kỳ “dân số vàng” sẽ nhanh chóng chuyển sang “dân số già”. Do đó chúng ta phải có những chính sách hợp lý trong cơ chế quản lý kinh tế - xã hội để phát huy những thế mạnh cũng như khắc phục những hạn chế của dân số. Dân số Việt Nam năm 2013 khoảng hơn 89 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2012. Trong đó dân số nam là 44,38 triệu người chiếm tỷ lệ 49,47%, dân số nữ là 45,33 triệu người chiếm 50,53%. Dân số nam chiếm tỷ lệ thấp hơn dân số nữ, tuy nhiên chênh lệch này không đáng kể. Qua hình 1 cho thấy, trong tổng 89,71 triệu người năm 2013 thì dân số khu vực thành thị là 29,03 triệu người chiếm 32% trong tổng dân số, còn dân số nông thôn là 60,68 triệu người chiếm 68%. Tỷ lệ dân số khu vực thành thị có xu hướng ngày càng tăng trong khi dân số khu vực nông thôn ngày càng giảm đi. Điều này cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động chiếm tỉ lệ cao nhất. Bên cạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật, nông dân còn kết hợp với các nhà khoa học. Việc kết hợp này cũng góp phần tăng năng suất đáng kể. Tuy nhiên, phần lớn nông dân còn tư tưởng “nghĩ sao làm vậy” nên dù nguồn nhân lực từ nông dân rất dồi dào nhưng vẫn còn yếu kém. Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013 Hình 1: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn Theo tổng cục thống kê tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Đến năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,2%, trong đó khu vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58%. Sang quý I năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động là 2,18%, trong đó khu vực thành thị là 3,75%. Đơn vị: triệu người Nguồn: Tổng cục thống kê, 2013 Hình 2: Lao động trên 15 tuổi đang làm việc trong nền kinh tế Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2012 là 51,69 triệu người. Đến năm 2013, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 52,4 triệu người, tăng 0,71 triệu người. Bước sang quý I năm 2014 lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 52,8 triệu người, tăng 0,4 triệu người so với năm 2013 và tăng 1,11 triệu người so với năm 2012. Lao động trên 15 tuổi đang làm việc trong các ngành kinh tế đều tăng qua các năm, phù hợp với tình hình tăng dân số đều đặn của cả nước. Lao động Việt Nam khá dồi dào, đảm bảo nhân lực cho việc xây dựng đất nước và đạt được các mục tiêu đề ra. Bảng 1: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2012 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Tổng số Qua đào tạo Chưa qua đào tạo Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học Cả nước 100 4,7 3,6 1,9 6,4 83,4 Thành thị 100 7,5 5,6 2,9 15,7 68,3 Nông thôn 100 3,5 2,8 1,5 2,4 89,8 Giới tính Nam 100 7,1 3,2 1,4 6,9 81,4 Nữ 100 2,2 4,0 2,5 5,8 85,5 Nguồn: Báo cáo lao động việc làm Tổng cục thống kê, 2012 Qua bảng 1 cho thấy, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo chiếm
Tài liệu liên quan