Đề tài Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa krúê, xã Êa Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk

Phát triển nền kinh tế - xã hội của một quốc gia toàn diện và bền vững là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HDH) đất nước. Đó là chủ trương lớn nhất của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2010. Qua 20 năm đổi mới, nhất là từ năm 1995 trở lại đây, nước ta đã đạt được một số thành tựu đang khích lệ như: về nông nghiệp nước ta đứng thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo, công nghiệp phát triển mạnh làm chỗ dựa cho công nghiệp chế biến, chăn nuôi và thủy sản cũng càng ngày càng phát triển mạnh, thu nhập của người dân càng ngày càng tăng. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh công nhân – nông dân – trí thức do Đảng lãnh đạo ngày càng được tăng cường và cũng cố. Từng bước hội nhập và quan hệ thế giới được mở rộng, vị thế của nươc ta trên trường thế giới không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn lực của đất nước tăng lên nhiều. Chính trị - xã hội được ổn định, nhân dân tin tưởng ở đường lối mới của Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Khu vực vùng Tây Nguyên trong những năm qua đã có những biến đổi không ngừng trong xây dựng kinh tế - xã hội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước thì ở vùng Tây Nguyên cũng hết sức cố gắng xây dựng một vùng năng động vì sự nghiệp phát triển của toàn vùng. Trong những năm gần đây, bộ mặt kinh tế -xã hội của toàn vùng không ngừng được cải thiện, nâng cao, đời sống tinh thần nhân dân trên vùng đất Tây nguyên đã có những thay đổi đáng kể, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng luôn được đảm bảo vững chắc. Đó là cơ sở thuận lợi cho Tây Nguyên và nhân dân trong vùng đất Tây nguyên được tiếp tục phấn đấu xây dựng một nếp sống mới, một nếp sống văn minh dựa trên tinh thần đoàn kết, để xây dựng những điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Tây Nguyên trong tương lai. Đăk Lăk là một trong những vùng Tây Nguyên có điều kiện kinh tế- xã hội khá ổn định trong những năm qua. Đất ở đây chủ yếu đất đỏ bazan phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như: cao su, cafê, tiêu, điều và các loại cây trông ngắn ngày khác. Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện krông Ana tỉnh Đăk Lăk đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết quả cao, đời sống của nhân dân đã được cải thiện một bước đáng kể, bộ mặt kinh tế có nhiều đổi mới. Song quá trình phát triển kinh tế của Buôn Êa Kruế xã Êa Bông còn gặp phải nhiều khó khăn. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hợp lý đang là một yêu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay của địa phương nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa krúê, xã Êa Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” là phù hợp với yêu cầu cấp thiết hiện nay của địa phương.

doc57 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa krúê, xã Êa Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài. Phát triển nền kinh tế - xã hội của một quốc gia toàn diện và bền vững là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HDH) đất nước. Đó là chủ trương lớn nhất của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2010. Qua 20 năm đổi mới, nhất là từ năm 1995 trở lại đây, nước ta đã đạt được một số thành tựu đang khích lệ như: về nông nghiệp nước ta đứng thứ 2 trên thế giới xuất khẩu gạo, công nghiệp phát triển mạnh làm chỗ dựa cho công nghiệp chế biến, chăn nuôi và thủy sản cũng càng ngày càng phát triển mạnh, thu nhập của người dân càng ngày càng tăng. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nền tảng là liên minh công nhân – nông dân – trí thức do Đảng lãnh đạo ngày càng được tăng cường và cũng cố. Từng bước hội nhập và quan hệ thế giới được mở rộng, vị thế của nươc ta trên trường thế giới không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn lực của đất nước tăng lên nhiều. Chính trị - xã hội được ổn định, nhân dân tin tưởng ở đường lối mới của Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý. Khu vực vùng Tây Nguyên trong những năm qua đã có những biến đổi không ngừng trong xây dựng kinh tế - xã hội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước thì ở vùng Tây Nguyên cũng hết sức cố gắng xây dựng một vùng năng động vì sự nghiệp phát triển của toàn vùng. Trong những năm gần đây, bộ mặt kinh tế -xã hội của toàn vùng không ngừng được cải thiện, nâng cao, đời sống tinh thần nhân dân trên vùng đất Tây nguyên đã có những thay đổi đáng kể, tình hình chính trị, an ninh quốc phòng luôn được đảm bảo vững chắc. Đó là cơ sở thuận lợi cho Tây Nguyên và nhân dân trong vùng đất Tây nguyên được tiếp tục phấn đấu xây dựng một nếp sống mới, một nếp sống văn minh dựa trên tinh thần đoàn kết, để xây dựng những điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất Tây Nguyên trong tương lai. Đăk Lăk là một trong những vùng Tây Nguyên có điều kiện kinh tế- xã hội khá ổn định trong những năm qua. Đất ở đây chủ yếu đất đỏ bazan phì nhiêu, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như: cao su, cafê, tiêu, điều…và các loại cây trông ngắn ngày khác. Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện krông Ana tỉnh Đăk Lăk đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết quả cao, đời sống của nhân dân đã được cải thiện một bước đáng kể, bộ mặt kinh tế có nhiều đổi mới. Song quá trình phát triển kinh tế của Buôn Êa Kruế xã Êa Bông còn gặp phải nhiều khó khăn. Xác định được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế hợp lý đang là một yêu cầu đòi hỏi cấp thiết hiện nay của địa phương nên em quyết định chọn đề tài “ Phân tích thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa krúê, xã Êa Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk” là phù hợp với yêu cầu cấp thiết hiện nay của địa phương. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk trong những năm từ 2004 đến 2006 nhằm xác định những phương hướng và đề ra những giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân trong những năm tiếp theo. 1.3.Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk trong những năm từ 2004 đến 2006. 1.4.Phạm vi nghiên cứu. 1.4.1. Đặc điểm nghiên cứu. Đề tài được tiến hành trên địa bàn Buôn Êa Kruế xã Êa Bông-huyện Krông Ana-Tỉnh Đăk Lăk. 1.4.2.Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài này từ ngày 15/10/2007 đến ngày 18/11/2007 Số liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu được lấy từ báo cáo về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và báo cáo “thu chi tài chính” hàng năm của UBND xã Êa Bông huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk trong những năm từ 2004 đến 2006. 1.4.3. Nội dung nghiên cứu. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Tìm hiểu về thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk trong những năm từ 2004 - 2006. Xác định những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk. Đề xuất những giải pháp khắc phục và tìm ra những giai pháp tiếp tục phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn Buôn Êa Kruế xã Êa Bông huyện Krông Ana Tỉnh Đăk Lăk trong những năm tiếp theo. PHÂN THỨ II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về hộ và hộ nông dân 2.1.1.1. Khái niện về kinh tế: Kinh tế là bao gồm tất cả những hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân cũng như của toàn xã hội trong tất cả các ngành, các lĩnh vực. 2.1.1.2. Khái niệm kinh tế hộ và nông hộ: Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ. Hộ là đơn vị cơ bản liên quan đến sản xuất, tái sản xuất đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác. Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân và cộng đồng. Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, cơ bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi nghèo đói để vươn lên làm giàu có, từ tự cung tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường. 2.1.2. Lý thuyết về kinh tế hộ nông dân: 2.1.2.1.Lý thuyết về gia đình nông dân của Tchayanov (1924) Luận điểm cơ bản nhất của lý thuyết này là coi nền kinh tế nông dân là phương thức sản xuất tồn tại trong mọi chế độ xã hội từ nô lệ qua phong kiến đến tư bản chủ nghĩa. Phương thức này có những quy luật phát triển riêng của nó trong mỗi chế độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Lao động gia đình không có lương là chủ yếu, do đó các khái niện kinh tế thông thường không đáp ứng được cho doanh nghiệp nông hộ kiểu này. Không có lương-không thể tìm được lợi nhuận, lợi tức Hộ nông dân chỉ có thu nhập chung cho tất cả các hoạt động kinh tế của gia đình là giá trị sản lượng hàng năm trừ đi chi phí. Mục tiêu của hộ là thu nhập cao không kể thu nhập đó từ nguồn gốc nào, trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề… Khái niện gốc để phân tích kinh tế hộ gia đình là sự cân bằng lao động-tiêu dùng giữa sự thỏa mãn các nhu cầu của gia đình và sự nặng nhọc của lao động. Sản lượng chung của nông hộ trừ đi chi phí sẽ là sản lượng thuần mà gia đình để tiêu dùng, đầu tư sản xuất và tiết kiệm. Người nông dân không tính được bằng tiền công lao động đã sử dụng, do đó chỉ là mục tiêu là có thu nhập thuần cao, muốn có thu nhập cao hơn thì phải làm nhiều giờ hơn.Số lượng lao động bỏ ra gọi là trình độ tự bóc lột của lao động gia đình. Mỗi hộ nông dân cố gắng đạt được mức độ thu nhập thỏa mãn nhu cầu thiết yếu bằng cách tạo sự cân bằng giữa mức độ thỏa mãn nhu cầu của gia đình và mức độ nặng nhọc của lao động.Sự cân bằng này thay đổi theo thời gian, theo quy luật sinh học do tỷ lệ giữa người lao động và người tiêu dùng quyết định. Quy luật này đã làm cho doanh nghiệp gia đình (kinh tế hộ) có sức cạnh tranh hơn các doanh nghiệp lớn.Vì trong điều kiện mà doanh nghiệp lớn phá sản thì hộ nông dân làm việc nhiều giờ hơn, chịu bán sản phẩm với giá rẻ hơn không tính đến lãi, hạn chế tiêu dùng để qua được các thời kỳ khó khăn. Lý thuyết này chỉ đúng với xã hội nông dân sản xuất tự cung tự cấp là chính, không hoàn toàn đúng với các nông trại chủ yếu sẩn xuất hàng hóa. Đối với các nước đang phát triển mô hình hộ nông dân của Tchayanov là một mô hình nghiên cứu rất có hiệu quả. Tuy vậy do điều kiện phát triển kinh tế thị trường nên có nhiều điều cần bổ sung. 2.1.2.2. Mô hình kinh tế nông hộ của Hunt ( 1979 ) và Kikuchi ( 1981 ) Mô hình này được bổ sung khi tác giả nghiên cứu ở Kenya. Hộ nông dân sản xuất một phần để tự tiêu, một phần cho thi trường. Thành phần và số lượng sản phẩm để tiêu do nhu cầu quyết định, không chịu ảnh hưởng của giá thị trường, chủ yếu do lợi ích của sản phẩm so với sự nặng nhọc để sản xuất ra nó. Đa số gia đình không thuê hoặc thuê rất ít lao động bên ngoài, do đấy cũng không thể tính lãi theo kiểu tư ban. Tuy vậy có thể tính được lao động thuê hay bán trong sản xuất hàng hóa.Tùy theo giá lao động mà hộ nông dân quyết định đi làm thuê hay tự sản xuất hàng hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất là ít: ruộng đất, cơ hội đi làm ngoài, nhân khẩu, lao động, vốn cố định, kinh nghiệm sản xuất, khả năng chịu rủi ro và tiếp thu kiến thức mới, trình độ quản lý, khả năng vay vốn và mua vật tư, các yếu tố sinh thái và giá cả đầu ra đầu vào, sự phân công lao động giữa giới. Nếu có khả năng tăng diện tích thì số khẩu trong gia đình ảnh hưởng đến nhu cầu tăng diện tích. Để điều chỉnh việc thiếu đất, hộ nông dân tăng vụ, làm ngành nghề hoặc đi làm thuê. Hộ nông dân phản ứng với sự thay đổi bên ngoài như giá đầu ra, dầu vào khác với doanh nghiệp lớn. Lúc lợi nhuận thì thu nhập trên đầu người và tiết kiệm tăng, giảm chi phí sản xuất và đầu tư lao động. 2.1.2.3. Mô hình nông hộ sản xuất hàng hóa. Khi trình độ sản xuất phát triển thì nông hộ bước vào giai đoạn sản xuất hàng hóa hoàn toàn và có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp. Để nghiên cứu mô hình nông hộ loại này có thể áp dụng phương pháp hàm sản xuất, nghiên cứu quan hệ đầu vào đầu ra nhằm xác định mức sử dụng nguồn lợi tốt nhất và phản ứng của nông hộ đối với giá cả thị trường. Kiểu hộ nông dân này phản ứng với thị trường vốn, thị trường ruộng đất, thị trường vật tư, lao động và sản phẩm. 2.1.2.4. Hộ là đơn vị kinh tế và tế bào xã hội. Gần đây các nhà nghiên cứu đã cố gắng xây dựng mô hình hộ nông dân thích ứng với cơ chế hoạt động thực tế của nông hộ. Mô hình này giả thiết rằng, hộ nông dân vừa là một đơn vị kinh tế vừa là một đơn vị tiêu dùng, Mục tiêu của nông hộ vừa là sản xuất để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong gia đình vưa có hàng hóa để bán ra thị trường tăng thêm thu nhập. Hộ với tư cách là đơn vị kinh tế Chủ sở hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn. Đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế phân theo ngành, theo nghề nghiệp, theo vùng lãnh thổ. Trình độ phát triển của kinh tế hộ (Kinh tế tự cấp tự túc, kinh tế hàng hóa). Hiệu quả của hoạt đông kinh tế dựa trên phân tich chi phí - kết quả so sánh đầu vào, đầu ra). Hộ với tư cách là đơn vị tiêu dung Nghiên cứu các nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu để tìm hiểu về mức sống của các nhóm xã hội và về mối quan hệ giữa hộ với chu trình kinh tế chung. Mức thu nhập và mức chi tiêu cũng phản ánh mức sống. Song kết quả và hiệu quả của hai cách đó không phải luôn giống nhau. Mức chỉ tiêu ổn định hơn do nhu cầu thiết yếu của một người nói chung không biến đổi nhiều. Những nhu cầu ngoài thiết yếu thì chỉ biến động nếu xem xét trong một khoảng thời gian khá dài tùy thuộc vào sự tăng giảm của thu nhập và sự biến đổi của yếu tố khác phụ thuộc môi trương và xã hội. Thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lao động, sức khỏe, kinh nghiệm, tuổi tác, và các yếu tố xã hội khác. Hộ với tư cách là tế bào xã hội. Với nhiệm vụ nghiên cứu kinh tế hộ tập trung, xem xét những mối quan hệ của các thành viên trong hộ với quá trình phân công lao động và quá trình ra quyết định kinh tế, đồng thời chú ý đến mối quan hệ giữa hộ với môi trường bên ngoài trong hoạt động kinh tế. Trong mô hình này để phân tích các hoạt động của hộ nông dân người ta sử dụng các công thức sau để phân tích: Hàm mục tiêu của nông hộ là tối đa hoá lợi ích: U = U (Xa, Xm<Xl) Trong đó: Xa: Là sản lượng tiêu dùng; Xm: Là sản lượng bán ra thị trường; Xl: Là Thời gian làm việc nhà và nông nhàn Hàm sản xuất của nông hộ là: X = X (a, l, k) Trong đó: a: Là lao động; l: Là Đất đai; k: Là vốn Trên cơ sỡ tính toán các hàm trên có thể xác định được mục tiêu và cơ chế hoạt động của hộ nông dân. 2.1.2.5. Phân loại hộ Vì sao phải phân loại hộ? Kinh tế hộ là loại hình có số lượng đông hơn hẳn so với những loại hình tổ chức sản xuất khác (hộ sản xuất nông nghiệp chiếm hơn 9.5 triệu người). Hoạt động kinh tế hộ diễn ra trên một địa bàn rộng lớn, từ miền núi, đồng băng đến ven biển, hải đảo. Sự trung hợp giữa đơn vị kinh tế và tế bào xã hội trong nhiều trường hợp đã khiến cho các hoạt động kinh tế học chịu sự chi phối không chỉ của các yếu tố kinh tế mà còn của các yếu tố xã hội. Kinh tế hộ đa dạng cần được xem xét nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau. Phân loại dựa trên yếu tố tự nhiên Hộ nông thôn hay hộ đồng bằng Phân loại theo vùng kinh tế. Phân loại hộ theo phương pháp này cho phép tìm hiểu đặc điểm kinh tế hộ ở từng vùng mà còn cho phép so sánh hoạt động kinh tế giữa các vùng. Phân loại dựa trên các yếu tố kinh tế Phân loại hộ theo kiểu này tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Vi du: dựa vào thu nhập và chi tiêu. Sự kết hợp giữa phân loại theo thu nhập và theo khu vực thường được sử dụng và phân tích. Phân loại hộ theo đa dạng hoá sản xuất. Nông hộ từ sản xuất thuần nông phát triển sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. ( Phân tích hộ theo các nhóm thuần nông; kinh doanh tổng hợp, phi nông nghiệp…). Phân loại theo đa dạng hoá sản xuất có những hạn chế: Xác định cơ cấu lao động của hộ không phải lúc nào cũng tính đầy đủ sự đa dạng về việc làm và nghề nghiệp của các thành viên. Đa dạng hoá sản xuất và tính chất sản xuất hàng hoá không phải khi nào cũng gần với nhau, Trên thực tế trình độ sản xuất hàng hoá liên quan chặt chẻ với chuyên môn hoá sản xuất. Phân loại hộ dựa trên các yếu tố xã hội Dựa trên yếu tố xã hội cụ thể như giới, dân tộc, trình độ của chủ hộ, quan hệ xã hội của chủ hộ, lao động… Phân loại hộ bằng phương pháp thống kê nhiều chiều Dùng mức thu nhập để phân kiểu hộ. Để có thể phản ánh được sự hoạt động đa dạng của hộ dùng các cách phân loại hộ dùng các chỉ tiêu phản ánh sự hoạt động khác nhau của hộ. Mục tiêu sản xuất, nhân tố sản xuất; Cơ cấu sản xuất, mức thu nhập để so sánh. 2.1.3 Chức năng kinh tế hô Nông dân có khả năng tự duy trì được tái sản xuất giãn đơn do có tư liệu sản xuất là đất đai và lao động. Tối đa hoá lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của sản xuất ở hộ nông dân. Quá trình tập trung hoá ruộng đất vào một số người bị hạn chế vì đất đai bị chia nhỏ cho sự kế thừa. Nông dân có thể vượt qua các áp lực của thị trường bằng việc sử dụng lao động của gia đình. Sản xuất nông nghiệp thường không hấp dẫn cho đầu tư thành tư bản nông nghiệp. Nông dân có khả năng đa dang hoá các hoạt kinh tế ở hộ. Kết luận: Kinh tế nông hộ có khả năng tồn và phát triẻn qua nhiều chế độ xã hội khác nhau. Điều này lý giải được tai sao kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại và phát triển ngay trong các nước tư bản phát triển mà không biến thành doanh nghiệp tư bản và tai sao hình thức hợp tác xã (HTX) kiểu củ ra đời trong hợp tác hoá, tập thể hoá kinh tế nông dân không tồn tại được. 2.2 Cơ sỡ thực tiễn 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta Qua quá trình nghiên cứu tổng kết của các nhà khoa học cho thấy kinh tế hộ phát triển qua 4 giai đoạn sau: Giai đoạn thứ nhất: Sản xuất mang tính tự nhiên, con người dựa vào thiên nhiên như: săn bắn hái lượm, sản xuất chưa đáp ứng đúng nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Giai đoạn thứ hai: Kinh tế hộ sản xuất tự cấp nhằm thoả mãn nhu cầu cần thiết của gia đình. Giai đoạn thứ ba: Đã có tích lũy một số vốn nhưng chưa có để tái sản xuất giản đơn từng bước mở rộng sản xuất từ độc canh cây lương thực chuyển sang kinh doanh tổng hợp sản xuất hàng hóa bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn thứ tư: Nhờ sự phát triển hộ tích lũy được giai đoạn trước có điều kiện ứng dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. Nhóm hộ đã thực sự sản xuất hàng hóa năng suất chất lượng và số lượng sản phẩm tăng vọt, lúc này sản xuất hàng hóa là chủ yếu. Ở Việt Nam ta, hộ cũng được phân ra theo các giai đoạn phát triển khác nhau. Như ở Tây Nguyên quá trình phát triển hộ được phân loại như sau: Hộ du canh du cư: sản xuất khó khăn, thiếu ăn. Hộ định cư, chưa định canh: sản xuất tự cấp tự túc. Hộ định canh nhưng chưa đinh cư: làm nương theo chu kỳ sản xuất dựa vào điều kiện tự nhiên, trình độ sản xuất thấp, nhà ở tạm bợ, cuộc sống còn khó khăn. Hộ định canh định cư: tiến tới sản xuất hàng hóa và làm giàu. Hiện nay nhờ chính sách đổi mới trong nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định trong sản xuất. Sản xuất hàng hóa của hộ nông dân đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ở nhiều nơi kinh tế tự cấp, tự túc vẫn còn tồn tại ít có sự biến đổi đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. 2.2.2. Khái quát quá trình phát triển kinh tế hộ ở nước ta 2.2.2.1.Giai đoạn cải cách ruộng đất Nhìn chung thời kỳ này là sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở hộ nông dân là chủ yếu, ruộng đất căn bản thuộc sở hữu tư nhân, quan hệ hàng hóa ruộng đất phát triển, việc mua bán ruộng đất diễn ra đơn giản và thuận tiện, Kinh tế phân hóa, ruộng đất địa chủ chiếm 83% so với địa chủ là 80%, còn người nghèo 90% với ruộng đất là 17%. Cho nên người nghèo đi làm thuê làm mướn, lĩnh canh, người giàu thuê mướn. Sau cải cách đa số hộ nông dân đều có ruộng đất và trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất Nhà nước cấp cho mình, giai đoạn này hộ nông dân cá thể là đặc thù. Theo tài liệu của tổng cục thống kê kể từ 1939 đến 1953, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp chỉ tăng 10%, trồng trọt chiếm 83-85%. Sau cải cách từ năm 1954 đến 1959, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp miền Bắc tăng 35% (bình quân mỗi năm tăng 7%), trong đó giá trị sản lượng trồng trọt tăng 29% (bình quân mỗi năm tăng 5, 8%). Đây là bước đầu mà hộ nông dân đạt được sau cải cách ruộng đất. 2.2.2.2. Giai đoạn sau cải cách ruộng đất. Cuối năm 1960 chúng ta có 84% nông hộ và hợp tác xã, lúc này môi trường kinh doanh của nông hộ thay đổi căn bản. Năm 1959 Nhà nước ra văn bản ruộng đất thuộc sở hữu toàn dân, mọi hoạt động mua bán ruộng đất đều bị cấm. Sản xuất nông nghiệp được tổ chức chủ yếu theo hợp tác xã và nông lâm trường. Nông hộ chỉ được 5% ruộng đất canh tác để làm kinh tế gia đình, thời kỳ này tổng giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm 48%. Trong đó: 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng lương thực. Lúc này kinh tế hộ trở thành kinh tế cơ sở. Thời kỳ này nền kinh tế nước ta yếu kém, nước ta trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ, hai miền Nam Bắc thống nhất năm 1975 và cũng từ giai đoạn 1975-1980. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm khôi phục phát triển nông nghiệp hợp tác. Đáng chú ý nhất là cuộc vận động “Tổ chức lại sản xuất và cải tiến lại quản lý từ cơ sở đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn theo con đường xã hội chủ nghĩa” theo tinh thần nghị quyết 61/CT của Hội đồng Chính Phủ và Hội đồng Trung Trung Ương Đảng lần hai (khoá 4) tháng 8-1977 với những giải pháp lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, hầu hết các chủ trương và giải pháp thời kỳ này chỉ làm gay gắt thêm những mâu thuẫn của nền nông nghiệp tập thể hóa nên nông nghiệp nước ta trong thời kỳ này lâm vào khủng hoảng trầm trọng. 2.2.2.3. Giai đoạn 1981 – 1987. Chỉ thị 100 của ban Bí thư (1/1981) đã khẳng định một cách làm mà lâu nay nhiều địa phương ngấm ngầm thực hiện dưới hình thức “khoán chui”. Đó là khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Các hộ nông dân có nhiệm vụ gieo trồng, chăm sóc, năng suất khoán cho mỗi lô đất do hội nghị nông dân xác định trên cơ sở năng suất trung bình 4-5 năm trước đó. Nông dân được hưởng từ 30-31% năng suất này để trả cho số ngày công và lượng phân hữu cơ mà hộ đã đóng góp, hộ được giao lại sản lượng vượt khoán và có quyền bán ở trên thi trường tự do. Trong khi người nông dân đang phấn khởi
Tài liệu liên quan