Đề tài Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện pháp khắc phục

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống tín dụng nông thôn đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Nó cung cấp dịch vụ tài chính có chi phí phù hợp với khả năng của người dân nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, và nhờ đó vượt ra khỏi vòng nghèo đói. Ngoài ra, hệ thống tín dụng còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế xã hội. Nhưng bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là với thị trường tín dụng nông thôn. Rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động tín dụng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế xã hội. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ít hay nhiều phụ thuộc vào chất lượng tín dụng. Vì vậy, việc tìm hiểu và giải quyết những rủi ro luôn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn. Do đó em chọn đề tài “Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện pháp khắc phục” để nghiên cứu.

doc19 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện pháp khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống tín dụng nông thôn đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế. Nó cung cấp dịch vụ tài chính có chi phí phù hợp với khả năng của người dân nông thôn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, và nhờ đó vượt ra khỏi vòng nghèo đói. Ngoài ra, hệ thống tín dụng còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh tế xã hội. Nhưng bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng  luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là với thị trường tín dụng nông thôn. Rủi ro tín dụng luôn luôn là vấn đề cần được quan tâm, do hoạt động tín dụng có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế xã hội. Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ít hay nhiều phụ thuộc vào chất lượng tín dụng. Vì vậy, việc tìm hiểu và giải quyết những rủi ro luôn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn. Do đó em chọn đề tài “Phân tích thực trạng rủi ro trong tín dụng nông thôn và biện pháp khắc phục” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Tìm hiểu và phân tích những rủi ro trong hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn và đưa ra giải pháp khắc phục. b. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn. - Phân tích những rủi ro trong tín dụng nông thôn. - Đề ra những biện pháp để đạt hiệu quả cao trong hoạt động tín dụng nông thôn, đồng thời cải thiện đời sống của người nông dân. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: số liệu thứ cấp qua sách, báo, tạp chí, internet,… 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu các ngân hàng thương mại trong hệ thống tín dụng nông thôn ở Việt Nam. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN 1.1. Khái quát về thị trường tín dụng nông thôn Ở nước ta, nông nghiệp phát triển rất mạnh tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu sang các nước khác. Vì vậy, chúng ta nên chú trọng các ngành thuộc sản xuất nông nghiệp. Nhưng đa số người tham gia sản xuất nông nghiệp thường là những người nông dân, các cơ sở kinh doanh nhỏ; do đó nguồn vốn kinh doanh của họ bị hạn chế. Chính vì điều này, hệ thống tín dụng nông thôn đã ra đời. Mục tiêu cuối cùng của hệ thống tín dụng nông thôn là đáp ứng yêu cầu vốn cho nông dân với lãi suất hợp lý. Hệ thống tín dụng nông thôn bao gồm các định chế chính thức và không chính thức. Như vậy, cải thiện hiệu quả hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn chính là tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của các định chế này. 1.2. Những đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn 1.2.1. Yếu tố khách hàng Khách hàng của tín dụng nông thôn thường sống ở các vùng nông thôn, xa xôi, đi lại gặp nhiều khó khăn, điều kiện sinh hoạt còn nhiều hạn chế. Khả năng tài chính khách hàng yếu kém, năng lực sản xuất nhỏ bé, sản xuất kinh doanh còn theo tập quán, phong trào, trình độ nhận thức có nhiều hạn chế nên việc tổ chức sản xuất kinh doanh, vận dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa đạt hiệu quả cao. Đặc điểm này phần nào ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng, đưa đến rủi ro tín dụng cho các tín dụng nông thôn. Vấn đề này đặt ra cho cán bộ tín dụng phải chú ý khâu kiểm tra sau khi cho vay để kịp thời hướng dẫn, tư vấn khách hàng trong quá trình tổ chức sản xuất, nhằm đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn và thực hiện mục tiêu hỗ trợ thành viên phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, tín dụng nông thôn cũng có thuận lợi là có điều kiện gần gũi, hiểu rõ khách hàng, thành viên hơn vì cùng sống chung trong khu vực làng, xã.  1.2.2. Yếu tố tự nhiên Kinh tế  nông thôn chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, yếu tố thời tiết, khí hậu, biến động giá cả ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất.  Nếu thời tiết, khí hậu, giá cả bất thường sẽ mang lại trong sản xuất nhiều rủi ro, tổn thất cho khách hàng và cả ngân hàng thương mại. 1.2.3. Yếu tố thông tin, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật  tại chỗ  Yếu tố này cũng có thể đem lại các rủi ro nhất định, ảnh hưởng kết quả sản xuất, kinh doanh của người dân trong vùng. Ví dụ:  Những nơi mà điều kiện thông tin còn hạn chế, kiến thức tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến với dân  chưa đầy đủ, thì việc cập nhật thông tin, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất chưa phổ biến, kịp thời làm năng suất, hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất thấp, không đồng đều; hay việc qui hoạch phát triển kinh tế vùng,  địa phương có những điểm chưa hợp lý (việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp, thị trường tiêu thụ không ổn định, khó khăn cho đầu ra sản phẩm…) cũng sẽ mang lại những tác động không tốt, làm giảm thu nhập cho các hộ nông dân và họ sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ vốn vay cho các tổ chức tín dụng. Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG TÍN DỤNG NÔNG THÔN 2.1. Thực trạng chung của các ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nguồn vốn tự có của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn bên ngoài, đó là vốn vay của các ngân hàng thương mại. Đây là nhu cầu vay vốn rất cần thiết nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh một cách bình thường. Tùy đặc điểm và tính chất hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp, việc sử dụng vốn vay ngân hàng thương mại cũng có sự khác nhau.  Doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn được thực hiện bằng những cam kết thỏa thuận theo những nội dung đã ấn định phù hợp với các nguyên tắc tín dụng. Mỗi khoản cho vay được xác định một thời hạn trả nợ nhất định. Trong phạm vi thời hạn nợ quy định khi đến hạn trả nợ, doanh nghiệp vay vốn phải có trách nhiệm hoàn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại. Nhưng khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả gây ra lỗ thì doanh nghiệp không trả được nợ và lãi cho ngân hàng khi nợ đã đến hạn trả. Do đó, ngân hàng thương mại không thu hồi được vốn và lãi. Điều này đã làm cho tổng số nợ quá hạn của các ngân hàng tăng lên. Bảng 1: Tình hình doanh nghiệp nợ và phần trăm nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian 2002 - 2007 Năm Tiêu chuẩn 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ (tỉ đồng) toàn bộ nền kinh tế 286.614 365.300 395.212 420.552 476.260 515.645 Tỉ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 8,15% 8,02% 7,58% 6,24% 7,16% 6,82% Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Từ số liệu của bảng 1 ta thấy: - Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, biểu hiện sự tăng trưởng về tín dụng của nền kinh tế. - Tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn ổn định và có xu hướng giảm là biểu hiện tốt. Nhưng đến năm 2006 lại tăng vì Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tăng, đa số là từ việc vay ngân hàng. Đến năm 2007 thì tỉ lệ phần trăm nợ quá hạn giảm, tuy phần trăm nợ quá hạn có xu hướng giảm, song tính số tuyệt đối thì đây là khoản nợ quá hạn rất lớn của nền kinh tế. Nếu số nợ này trở thành nợ khó đòi, nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn trong nền kinh tế. Thực tế hiện nay một số ngân hàng thương mại nhìn cục bộ, có phần trăm nợ quá hạn cao, được biết là số nợ tồn đọng kéo dài chưa hoặc không giải quyết được. Ở các nước trên thế giới hoặc trong khu vực, phần trăm nợ quá hạn của ngân hàng thương mại phải đạt tỉ lệ phần trăm là dưới 5%. Như vậy, tỉ lệ này của nước ta còn cao. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, chúng ta phải phấn đấu hạ thấp phần trăm quá hạn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nếu nợ quá hạn không xử lý kịp thời thì sẽ trở thành nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỉ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Bảng 2: Tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại (2002 – 2007) Năm Tiêu chuẩn 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số nợ xấu (tỉ đồng) 20.000 16.000 13.000 17.500 21.500 24.000 Tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 7,2% 5,3% 4% 3,18% 5,6% 5,4% Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bảng 2 cho ta thấy được tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng qua các năm có thay đổi từ 7,2% năm 2002 đã giảm xuống 5,4% ở năm 2007. Nhưng khoản nợ xấu này vẫn còn rất cao trong nền kinh tế nước ta. Do đó, các ngân hàng phải luôn quan tâm và theo dõi tỉ lệ nợ xấu. Việc ngân hàng đầu tư, cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Sở dĩ khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng hạn theo các cam kết có thể do sản xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, hoặc tiêu thụ rồi những tiền chưa thu được. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp khách hàng thua lỗ, không trả nợ cho ngân hàng được. Khi các ngân hàng phải dùng khá nhiều nguồn khác nhau để bù đắp rủi ro, trong đó chủ yếu dùng lợi nhuận để xử lý, bù đắp dẫn đến việc hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Thông tin từ Ngân hàng thế giới cho thấy, mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được kiềm chế lại trong những năm trước, giảm xuống còn 25% trong năm 2006. Tuy nhiên, mức tăng năm 2007 lại quá nhanh, đạt mức 40% tính đến tháng 8/2007. Trong khi mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh đứng ở mức vừa phải, khoảng 23% thì tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng ở mức rất cao là 77% tính đến tháng 8/2007. Mức tăng trưởng tín dụng nhanh như vậy khiến người ta không khỏi lo ngại về chất lượng các khoản vay. Ngân hàng thế giới cũng đề cập đến một mức tăng trưởng tiền gửi cao ở cả khối ngân hàng quốc doanh lẫn cổ phần, ước đạt trung bình hơn 50% trong 12 tháng qua. Với mức tăng trưởng tiền gửi cao hơn nhiều so với mức cho vay, các ngân hàng gặp phải tình trạng dư thừa vốn khả dụng kéo dài. Ngoài ra, trong giai đoạn 5 năm qua, Ngân sách Nhà nước đã bố trí bình quân khoảng 6.000tỷ đồng/năm thông qua các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tín dụng đầu tư thông qua Quỹ Đầu tư phát triển khoảng 8.021 tỷ đồng. Chính phủ cũng đã ký kết với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế 3 dự án tài trợ cho phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn với tổng số tiền 373 triệu USD, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ đầu tư vốn vào địa bàn nông thôn thông qua quỹ tương trợ của các tổ chức hội. Tuy nhiên, mức tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp bình quân chỉ đạt 4,4% (riêng trồng trọt 4%), lâm nghiệp tăng 1,4%, cộng với những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu, năng suất chất lượng tăng trưởng đã đặt ra câu hỏi: Các chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng của Nhà nước - đòn bẩy chính đã chưa thực sự hiệu quả? Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng trong kinh tế nông, lâm nghiệp thời gian qua có tốc độ nhanh, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu vay vốn của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn cũng chỉ đạt khoảng 70%, lại gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các qui định về thế chấp, thu hồi nợ… Các kênh tín dụng còn phân tán, việc cho vay ưu đãi được thực hiện qua nhiều đầu mối (như Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội) với các mức lãi suất cho vay khác nhau, dẫn đến người thụ hưởng khó nhận biết đầy đủ để tiếp cận khoản vay ưu đãi. Trong khi đó, tín dụng thương mại và tín dụng chính sách chưa tách bạch rõ ràng, một số khoản vay theo chỉ định khó có khả năng thu hồi. Cơ cấu và qui mô vay phát triển ngành nghề, vùng chuyên canh sản xuất còn chưa tập trung cho mục tiêu trọng điểm, một số chương trình cho vay kém hiệu quả, cơ chế đảm bảo tiền vay còn khó khăn, ách tắc. Năm 2007 là năm các hoạt động sản xuất kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng chịu nhiều tác động mạnh mẽ, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh, bên cạnh thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh, thì đồng thời cũng gây áp lực về nguồn vốn tín dụng; những biến động về giá vàng, giá USD, giá bất động sản gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của nhà sản xuất và người người gửi tiền, khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến sản xuất... Điển hình ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là một trong ba huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những đợt rét đậm, rét hại hồi đầu năm 2008, tổng thiệt hại về sản xuất của Thanh Sơn lên đến hơn 3 tỷ đồng, trong đó riêng nguồn vốn vay tín dụng thương mại đã chiếm trên 2,3 tỷ đồng. Để giúp người nông dân nhanh chóng khắc phục tình trạng khó khăn trước mắt, Ngân hàng nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn đã tập trung nguồn vốn ưu tiên giải ngân cho vay các dự án khôi phục sản xuất. Bởi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như thời điểm vừa qua, thì nhu cầu nguồn vốn cho vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu để chăm sóc lúa, hoa màu và nhất là chăm sóc chè đều tăng hơn hẳn so với mức đầu tư thông thường. Vì thế nguồn vốn đáp ứng nhu cầu khôi phục sản xuất sẽ phải lớn hơn rất nhiều con số 2,3 tỷ đồng bù đắp thiệt hại. Như vậy Ngân hàng nông nghiệp Thanh Sơn phải có kế hoạch cho người nông dân vay hợp lý để đạt được chỉ tiêu thi đua của ngành đề ra. 2.2. Nguyên nhân rủi ro trong tín dụng nông thôn 2.2.1. Thực trạng từ khách hàng * Rủi ro bất khả kháng Khách hàng chủ yếu là những người kinh doanh nông nghiệp. Các mặt hàng nông nghiệp thường phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết. Khi thời tiết xấu sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, năng suất của sản phẩm. Dịch bệnh, sâu, chuột... gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi, trồng trọt. Chẳng hạn dịch cúm gà cuối năm 2003 và đầu năm 2004 làm thiệt hại 15% tổng đàn gia cầm, giảm gần 1% GDP cả nước... ước chừng thiệt hại khoảng 350 triệu USD. Do có những thiệt hại như vậy nên ảnh hưởng đến việc trả vốn vay và lãi suất của người dân đến các ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn và cung cấp vốn cho khách hàng. * Thông tin không đến với người nghèo Những quy định mới về thế chấp tài sản và không phải thế chấp đã tháo gỡ một phần khó khăn khi người vay thiếu tài sản thế chấp, nhưng vẫn bất cập đối với một bộ phận nông dân kinh doanh trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và cả người nghèo. Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đi vào cuộc sống. Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách đều dựa vào thông tin của lãnh đạo địa phương cung cấp. Tuy nhiên, lãnh đạo địa phương không có thông tin đầy đủ về các hoạt động tín dụng trong địa bàn của mình phụ trách, và cũng không thể khẳng định tất cả hộ gia đình của địa phương đều được tiếp cận thông tin. Đôi khi những người có phương án đầu tư hiệu quả không được tiếp cận với các chương trình cho vay vốn; trong khi họ hàng, bạn bè của các nhà chức trách địa phương lại thường có tên trong danh sách được hưởng những chương trình vay vốn ưu đãi. 2.2.2. Thực trạng từ ngân hàng * Phí giao dịch quá cao Đa số khách hàng trong tín dụng nông thôn là người nghèo sống ở vùng sâu vùng xa nên cán bộ tín dụng hầu như không thể tiếp cận. Thêm nữa, chi phí giao dịch quá cao đã đẩy lãi suất cho vay lên và làm tăng gánh nặng nợ nần của người dân nông thôn. Chi phí giao dịch tại ngân hàng hiện quá cao đối với đại bộ phận dân cư. Điều này do địa bàn nông thôn rộng, món vay nhỏ và thủ tục quá phức tạp. Chi phí giao dịch này đã đẩy lãi suất cho vay tăng và làm tăng gánh nặng nợ nần của nông dân. Bởi nếu không tăng lãi suất, các tổ chức tài chính sẽ phải đối mặt với khả năng thua lỗ. Mạng lưới tài chính còn chưa vươn tới vùng sâu vùng xa. Đa số người nghèo ở đây chưa được cán bộ tín dụng tiếp cận. Hơn nữa, lượng vốn cũng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vay của người dân nông thôn có mức sống trung bình. * Bất bình đẳng nguồn vốn Môi trường cạnh tranh nguồn vốn vay còn nhiều bất cập. Ngân hàng Chính sách đang gặp những khó khăn vì phụ thuộc vào tài trợ của Chính phủ, khả năng huy động vốn hạn chế do mạng lưới hầu như không có chi nhánh độc lập, tỷ lệ hoàn vốn cho vay còn thấp... nên không thể đồng thời cải thiện phúc lợi khu vực nông thôn và bảo tồn vốn kinh doanh. Nếu cho vay gặp thiên tai địch họa thì chỉ có các tổ chức tín dụng Nhà nước được xoá nợ, còn các tổ chức tín dụng cổ phần phải tự bù đắp. Đây là một bất bình đẳng. Trong cơ chế cạnh tranh lãi suất, nhiều tổ chức tín dụng nhỏ đã không thể nâng lãi suất huy động quá cao, mà đành thu hẹp phạm vi hoạt động do không đủ nguồn vốn đầu tư. Nguồn nhân lực khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém, nghiệp vụ tín dụng nhiều hạn chế, dẫn đến những khoản cho vay dài hạn lẽ ra cần phải được thẩm định kỹ lưỡng và tính toán rủi ro, thì do trình độ cán bộ quá yếu nên để thất thoát tài sản. Đội ngũ cán bộ thiếu hiểu biết tiếng dân tộc để tuyên truyền cho vay vốn. Hiện có rất nhiều tổ chức cung cấp tín dụng nông thôn, song tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư của nông dân còn thấp, mặc dù đa số nông dân vẫn muốn vay vốn. Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN 3.1. Giải pháp chung cho tính hình hoạt động của ngân hàng 3.1.1. Huy động vốn Khai thác và huy động tổng lực các nguồn vốn tín dụng trên thị trường tín dụng nông thôn để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu cao về vốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trước hết, cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư (dưới dạng vàng, bạc, đá quý, bất động sản). Để thực hiện được mục tiêu đó, phải đa dạng hóa hình thức huy động vốn: - Huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm truyền thống, loại không kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 9, 12 tháng, tăng cường huy động tiết kiệm trung và dài hạn. Chủ động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với lãi suất và hình thức thích hợp, hấp dẫn, được bảo đảm bằng vàng hoặc ngoại tệ, có xác định thời hạn nhất định 1, 3, 5, 10 năm. Người mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng có thể dễ dàng chuyển đổi quyền sở hữu một cách hợp pháp. Khi thanh toán kỳ phiếu, trái phiếu, nếu gặp rủi ro về tỷ giá phải có nguồn tài chính cấp bù lỗ. Cần phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng vàng song hành với phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng tiền mặt (nội tệ và ngoại tệ), v.v... - Thu hút vốn (trong thời kỳ nhàn rỗi) từ các nguồn thu của các doanh nghiệp Nhà nước ở nông thôn, bưu điện, bảo hiểm, cấp nước sạch, điện lực... vào hệ thống ngân hàng, tạo nên tính năng động, hiệu quả trong huy động vốn. - Tạo nguồn vốn tín dụng thông qua việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ: Dịch vụ ủy thác, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ bảo đảm an toàn các vật có giá, dịch vụ kiều hối... - Thu hút vốn từ các khu vực kinh tế khác (thành thị, khu công nghiệp, khu chế xuất) về nông thôn, thông qua dịch vụ gửi tiền một nơi có thể rút nhiều nơi trong cùng một hệ thống ngân hàng. - Khuyến khích các chủ thể sản xuất - kinh doanh thanh toán không dùng tiền mặt, mà qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, vừa giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí trong kiểm đếm, bảo quản, vừa làm tăng tính hiệu quả riêng của đồng vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, phải xây dựng Chiến lược khách hàng, xây dựng cơ chế chính sách thu hút khách hàng có số dư tiền gửi lớn, thường xuyên tại ngân hàng bằng lợi ích vật chất, áp dụng lãi suất hợp lý, khuyến khích khách hàng gửi vốn trung và dài hạn. Có thể áp dụng lãi suất cao đối với những khoản tiền gửi lớn, dài hạn tại ngân hàng để khuyến khích người gửi tiền. 3.1.2. Mở rộng mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng Mở rộng mạng lưới giao dịch của các tổ chức tín dụng thông qua việc củng cố, kiện toàn hoạt động của các chi nhánh ngân hàng huyện, thị và ngân hàng cấp IV đã có mặt tại thị xã, thị trấn, thị tứ, xã, phường; đầu tư xây dựng các trụ sở giao dịch với khách hàng. Bên cạnh đó, phải xây dựng các trụ sở cố định, cần hình thành những ngân hàng di động, đa năng thông qua việc trang bị ô tô, xe máy chuyên dùng, đảm bảo cho nguồn tín dụng có mặt ở khắp các vùng, miền kể cả những vùng xa xôi, hẻo lánh, có điều kiện tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa; phấn đấu mục tiêu mọi hộ dân đều có thể tiếp cận được tới các dịch vụ tín dụng chính thức. 3.1.3. Nâng cao năng lực của các thành viên tham gia thị trường tín dụng nông thôn. * Đối với các tổ chức tín dụng: Cần nghiên cứu kỹ thị
Tài liệu liên quan