Đề tài Phân tích tình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Với sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chính thức bước vào một sân chơi kinh tế toàn cầu. Trong sân chơi này, nền kinh tế nước ta sau một năm gia nhập đã chứng kiến những chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư mà đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng trong hoạt động đầu tư hiện nay, việc quản lý hoạt động đầu tư luôn là điều đáng quan tâm đối với các cơ quan nhà nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như vậy, huyện Đồng Hỷ với điều kiện địa lý -kinh tế thuận lợi là đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố và các tỉnh phía Bắc, cùng với quỹ đất nông nghiệp và tiềm năng khoáng sản khá lớn, tạo ra một lợi thế hàng đầu để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Huyện Đồng Hỷ thực sự là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là huyện miền núi vì vậy các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ cần phải được quản lý nhằm phát huy nguồn lực, lợi thế có sẵn của huyện. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Trên thực tế, quá trình quản lý hoạt động đầu tư của UBND huyện Đồng Hỷ gặp một số những trở ngại, khó khăn.

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài. Với sự kiện trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chính thức bước vào một sân chơi kinh tế toàn cầu. Trong sân chơi này, nền kinh tế nước ta sau một năm gia nhập đã chứng kiến những chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư mà đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng trong hoạt động đầu tư hiện nay, việc quản lý hoạt động đầu tư luôn là điều đáng quan tâm đối với các cơ quan nhà nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như vậy, huyện Đồng Hỷ với điều kiện địa lý -kinh tế thuận lợi là đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố và các tỉnh phía Bắc, cùng với quỹ đất nông nghiệp và tiềm năng khoáng sản khá lớn, tạo ra một lợi thế hàng đầu để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Huyện Đồng Hỷ thực sự là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây là huyện miền núi vì vậy các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ cần phải được quản lý nhằm phát huy nguồn lực, lợi thế có sẵn của huyện. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Trên thực tế, quá trình quản lý hoạt động đầu tư của UBND huyện Đồng Hỷ gặp một số những trở ngại, khó khăn. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với quá trình thực tập tại UBND huyện Đồng Hỷ, nhóm thực tế đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Phân tích các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ, tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư,cách phân bổ nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Qua đó phát hiện ra những mặt đạt được, hạn chế còn tồn đọng để có những giải pháp cải thiện tình hình đầu tư và quản lý các hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Mục tiêu cụ thể: Làm rõ những thuận lợi và khó khăn đối với việc tổ chức, quản lý thực hiện đầu tư trên địa bàn huyện. Làm rõ những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học, tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh tế xã hội. Phân tích thực trạng tình hình kinh tế xã hội, sử dụng vốn đầu tư và quản lý đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ. 3. Phạm vi nghiên cứu. 3.1. Phạm vi về nội dung. Do điều kiện về thời gian và kiến thức hạn chế nên đề tài được nghiên cứu trong phạm vi phân tích các báo cáo: Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Quyết định giao kế hoạch huyện Đồng Hỷ năm 2010 Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2010 Báo cáo tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Đồng Hỷ. 3.2. Phạm vi về thời gian - Thời gian thực tế từ ngày 26/04/2010 đến ngày 31/05/2010. - Số liệu trình bày tổng quan được sưu tầm trong các tài liệu đã công bố năm 2000 đến nay. - Số liệu phân tích được thu thập từ năm 2006-2010. 3.3. Phạm vi về không gian. Nghiên cứu tại :"Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ " 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 4.1 Phương pháp thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu thực tế - Tài liệu sơ cấp: Là tài liệu thu thập lần đầu và sử dụng số liệu thực tế - Tài liệu thứ cấp: Là tài liệu đã được xử lý và công bố như tài liệu sách, báo... Trong bài tài liệu thu thập được là sẵn có từ phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ, và các tài liệu trên mạng internet, sách tham khảo. 4.2. Phương pháp thống kê kinh tế Là phương pháp dùng để tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình sản xuất sau khi đã thu thập và chỉnh lý trên cơ sở đánh giá mức độ, tình hình biến động cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hiện tượng kinh tế. 4.3. Phương pháp so sánh, phân tích Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích, áp dụng phương pháp này cần đảm bảo điểu kiện: Thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính. 5. Kết cấu báo cáo thực tế giáo trình. Ngoài phần mở đầu và kết luận , báo cáo gồm có 3 chương: Chương I : Giới thiệu chung về huyện Đồng Hỷ Chương II : Tình hình đầu tư phát triển trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Chương III : Một số kiện nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư huyện Đồng Hỷ. Được sự giúp đỡ phòng Tài chính-kế hoạch huyện Đồng Hỷ, của các thầy cô trong khoa, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Nhung. Chúng em đã hoàn thành quá trình đi thực tế môn học trong vòng 6 tuần và thu được không ít kiến thức mới cũng như hiệu quả của quá trình thực tế tại huyện Đồng Hỷ. Qua đây chúng em xin cảm ơn các thầy cô và phòng Tài chính-kế hoạch đã chỉ bảo và hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tế môn học. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 31 tháng 05 năm 2010 DANH MỤC VIẾT TẮT ((( STT  NỘI DUNG VIẾT TẮT  KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT   1  Công nghiêp hóa-hiện đại hóa  CNH-HĐH   2  Công nghiệp xây dựng  CN-XD   3  Cán bộ, công chức  CB,CC   4  Đặc biệt khó khăn  ĐBKK   5  Đăng ký kinh doanh  ĐKKD   6  Thu nhập quốc dân  GDP   7  Giải phóng mặt bằng  GPMB   8  Giá hiện hành  HH   9  Kế hoạch  KH   10  Khu vực sản xuất vật chất  KVSXVC   11  Dịch vụ  DV   12  Giá trị gia tăng  GTGT   13  Giá trị sản xuất  GTSX   14  Trung học cơ sở  THCS   15  Trung học phổ thông  THPT   16  Thể dục thể thao  TDTT   17  Thị trấn  TT   18  Xây dựng cơ bản  XDCB   19  Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài  FDI   DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ((( STT  TÊN BẢNG  TRANG   Bảng 01  Cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ  08   Bảng 02  Thổ nhưỡng huyện Đồng Hỷ  09   Bảng 03  Cơ cấu dân số huyện Đồng Hỷ  10   Sơ đồ 01  Bộ máy làm việc của phòng tài chính  12   Bảng 04  Phân loại cán bộ tài chính huyện Đồng Hỷ  13   Bảng 05  Quy mô và tốc độ tăng GDP giai đoạn 2006-2009  13   Bảng 06  Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế  18   Bảng 07  Cơ cấu ngành kinh tế  19   Bảng 08  Cơ cấu GDP theo khối ngành kinh tế  20   Bảng 09  Cơ cấu GDP theo các thành phần kinh tế  21   Bảng 10  Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2009  21   Bảng 11  Công tác giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010  22   Bảng 12  Cơ sở vật chất trang thiết bị tiền học  22   Bảng 13  Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2006-2010  24   Bảng 14  Công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010  26   Bảng 15  Lao động việc làm giai đoạn 2006-2010  27   Bảng 16  Danh mục đầu tư XDCB từ Ngân sách tỉnh, chương trình mục tiêu, vốn ODA, vốn trái phiếu  28   Bảng 17  Danh mục đầu tư XDCB từ Ngân sách huyện giai đoạn 2006 -2010  30   Bảng 18  Tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010  31   Bảng 19  Danh mục dự án đầu tư phân theo nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010.  32   Bảng 20  Vốn đăng ký mới giai đoạn 2006-2010  33   Bảng 21  Danh mục vốn đầu tư phân theo địa bàn giai đoạn 2006-2010  34   Bảng 22  Hiệu quả vốn đầu tư  35   Bảng 23  Kết quả đầu tư phát triển y tế, văn hóa, xã hội  36   Bảng 24  Công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010  37   Bảng 25  Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006 – 2009  38   Bảng 26  Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu  39   Bảng 27  Kế hoạch vốn đầu tư 5 năm thời kỳ 2011-2015  41   MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ 1.1. Vài nét về huyện Đồng Hỷ: 1.1.1. Về vị trí địa lý 1.1.2. Về địa hình 1.1.3. Về tài nguyên đất đai 1.1.4. Tài nguyên nước: 1.1.5. Tài nguyên rừng: 1.1.6. Tài nguyên khoáng sản: 1.1.7. Tài nguyên du lịch: 1.1.8. Các yếu tố về dân số và lao động: 1.2. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Đồng Hỷ: 1.2.1. Cơ cấu tổ chức: 1.2.2 Chức năng nhiệm vụ: 1.2.2.1. Về công tác Kế hoạch - Đầu tư: 1.2.2.2. Về công tác tài chính, quản lý giá, tài sản: 1.2.2.3. Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh: CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ GIAI ĐOẠN 2006-2010 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010 Lĩnh vực kinh tế : 2.1.1.1. Về tốc độ phát triển kinh tế : 2.1.1.2. Về quy mô nền kinh tế: 2.1.1.3. Về mức độ đóng góp của 3 khối ngành: 2.1.1.4. Về chất lượng tăng trưởng: 2.1.1.5. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 2.1.1.6. Tình hình thu, chi ngân sách: Lĩnh vực văn hóa – xã hội: 2.1.2.1. Công tác giáo dục và đào tạo 2.1.2.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: 2.1.2.3. Công tác văn hóa – thể thao: 2.1.2.4. Công tác xóa đói giảm nghèo, lao động, giải quyết việc làm: Tình hình đầu tư phát triển huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2006-2010 2.2.1 Thực trạng đầu tư theo nguồn vốn: 2.2.2. Thực trạng đầu tư theo địa bàn 2.2.3. Thực trạng đầu tư theo ngành, lĩnh vực 2.2.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư 2.2.5. Công tác quản lý và kế hoạch hóa đầu tư ở huyện Đồng Hỷ: 2.2.5.1. Công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư của huyện: 2.2.5.2. Công tác kế hoạch hóa đầu tư của huyện Đồng Hỷ: 2.3. Đánh giá chung tình hình đầu tư phát triển huyện Đồng Hỷ: 2.3.1. Những kết quả đạt được: 3.3.2. Về những hạn chế CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ 1.1. Vài nét về huyện Đồng Hỷ: 1.1.1. Về vị trí địa lý Đồng Hỷ là huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên: Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn; phía Nam giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp Sông Cầu và huyện Phú Lương. Diện tích tự nhiên của huyện 47037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 17 xã và 3 thị trấn. Vị trí địa lý tạo cho Đồng Hỷ có những tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: - Nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên – Trung tâm lan tỏa đô thị, công nghiệp và dịch vụ của vùng TDMNBB nên Huyện có điều kiện thuận lợi để: (1) Thu hút đầu tư, cùng với TP Thái nguyên để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; (2) Nâng cao chất lượng lao động. Thành phố có hệ thống giáo dục đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh), đứng thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội). Với 6 trường đại học và rất nhiều trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp. - Đồng Hỷ có lợi thế về giao thông, có Quốc lộ 1B, quốc lộ 265 và đường sắt đi qua, cách sân bay Nội Bài khoảng 70 km và một số tuyến đường liên huyện nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển và trao đổi hàng hoá, đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ; thuận lợi trong giao thương với các vùng kinh tế năng động. 1.1.2. Về địa hình Địa hình của huyện mang đặc điểm chung của vùng miền núi, đó là địa hình chia cắt phức tạp, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt: - Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở, có độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc. - Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp. - Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, cấu tạo địa hình Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho huyện phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây khó khăn trong giao thương nội huyện, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.1.3. Về tài nguyên đất đai * Về diện tích: Năm 2009, Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên là 47.037,94 ha, chiếm 13,3% diện tích đất tự nhiên cả tỉnh. Bảng 1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Đồng Hỷ. (Đơn vị: Ha) TT  Hạng mục  2005  2009  Biến động     Diện tích  Cơ cấu (%)  Diện tích  Cơ cấu (%)  Diện tích  Cơ cấu (%)      Tổng diện tích  47037,94  100  47.037,94  100  0  0   1  Đất nông nghiệp  11854,65  25,20  12144,16  25,82  289,51  0,62   a  Đất trồng cây hàng năm  6377,23  53,80  6969,83  57,39  592,60  3,60      Lúa  4615,41  38,93  4689,59  38,62  74,18  -0,32      Đất trồng cỏ chăn nuôi  0  0  51,69  0,43  51,69  0,43      Đất cây hàng năm khác  2196,41  12,86  2228,55  18,35  704,43  5,49   b  Cây lâu năm  4805,13  40,53  5174,33  42,61  369,20  2,07   2  Đất lâm nghiệp  21176,28  45,02  23712,07  50,41  2.535,79  5,39      Rừng tự nhiên  11958,84  56,47  11958,84  50,43  0,00  -6,04      Rừng trồng  9216,44  43,52  11753,23  49,57  2.536,79  6,04   3  Đất ở  864,79  1,84  956,18  2,03  91,39  0,19      Đất ở nông thôn  759,79  87,86  847,1  88,59  87,31  0,73      Đất ở thành thị  105  12,14  109,08  11,41  4,08  -0,73   4  Đất chuyên dùng  4623,20  9,83  4423,08  9,40  -200,12  -0,43   5  Đất chưa sử dụng  8519,02  18,11  5802,45  12,34  -2176,57  -5,78      Đất bằng  384,93  4,52  561,87  9,68  176,94  5,16      Đất đồi núi  7670,39  90,04  4562,70  78,63  -3107,69  -11,4      Đất chưa sử dụng  463,7  5,44  677,88  11,68  214,18  6,24   ( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính- Kế Hoạch, huyện Đồng Hỷ) Nhận xét: - Mặc dù một phần diện tích nông nghiệp được dùng để phát triển các khu, điểm (cụm) công nghiệp, các công trình hạ tầng (đường, thủy lợi..), quá trình đô thị hóa, tuy nhiên diện tích đất trồng lúa của huyện tăng (tăng 29,98 ha). Điều này thể hiện huyện đã thực hiện tốt chủ trưởng Tam Nông của Đảng và Chính phủ. Để khai thác hiệu quả hơn nữa diện tích đất trồng lúa thì bài toán đặt ra cho Đồng Hỷ là phải nâng cao hơn nữa hệ số sử dụng đất và tăng năng suất và giá trị gia tăng từ trồng lúa. Hiện nay hệ số sử dụng đất lúa của Đồng Hỷ khoảng 1,37 (thấp hơn mức bình quân của cả nước: 1,4). - Năm 2005, huyện chưa có đất trồng cỏ dùng cho chăn thả gia súc thì đến năm 2009 huyện có 36,15 ha thể hiện một mặt xu hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc (nguyên liệu đầu vào cho phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm), mặt khác hạn chế ảnh hưởng hoạt động chăn thả tới hoạt động thâm canh tăng vụ. - Diện tích trồng công nghiệp hàng năm tăng khá nhanh, tăng 73,2 ha từ 2.738,13 ha năm 2005 lên 2.811,33 ha năm 2009. Đây thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện theo hướng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên (diện tích, thổ nhưỡng, địa hình) phát triển cây công nghiệp tạo đầu vào cho công nghiệp chế biến nông lâm sản. - Diện tích trồng rừng tăng khá nhanh (tăng 2536,79 ha) thể hiện huyện đang khai thác tiềm năng kinh tế rừng phục vụ sự phát triển ngành chế biến lâm sản. * Về thổ nhưỡng: Huyện Đồng Hỷ có 7 loại đất chủ yếu, được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2:Thổ nhưỡng huyện Đồng Hỷ (Đơn vị: Ha) TT  Chỉ tiêu  Diện tích  Cơ cấu (%)  Địa điểm phân bố   1  Đất phù sa  2277  4,84  Phân bố chủ yếu ở các xã dọc sông Cầu và các sông suối khác   2  Đất bạc màu  530  1,13  Phân bố nhiều ở xã Linh Sơn, Nam Hòa, Trại Cau và phần lớn diện tích đã và đang được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp   3  Đất nâu đỏ trên đá vôi  480  1,02  Phân bố nhiều ở xã Tân Long, Quang Sơn, Văn Lang , loại đất này tốt nhưng bị không, có độ dốc dưới 20o nên thích hợp cho sản xuất nông – lâm kết hợp.   4  Đất vàng nhẹ trên cát  4.580  9,74  Phân bố nhiều ở Văn Lang, Nam Hòa, Tân Long, Hợp Tiến, Trại Cau , là loại đất đồi núi, có độ dốc trên 250 thích hợp cho phát triển trồng rừng.   5  Đất nâu vàng phù sa cổ  1833  3,90  Phân bố ở xã Cao Ngạn, Đồng Bẩm , loại đất này có độ dốc nhỏ hơn 80 thích hợp cho trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày.   6  Đất dốc tụ  5279  11,22  Phân bố ở các thung lũng, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp   7  Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét  30567  64,98  Phân bố khắp trên địa bàn huyện thích hợp cho phát triển hệ thống cây công nghiệp dài ngày (cây ăn quả, chè...)   ( Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Phòng Tài Chính- Kế Hoạch, huyện Đồng Hỷ) Nhìn chung, thổ nhưỡng của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 8o khoảng 7000 ha thích hợp cho trông cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp. 1.1.4. Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi mạng lưới sông, suối, trong chủ yếu là sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn hàng trăm sông, suối, ao hồ, đập chứa, kênh... Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng diện tích đất này vào sản xuất. - Nguồn nước ngầm: Qua điều tra sơ bộ cho thấy đã có nhiều khu vực được nhân dân khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả phục vụ sinh hoạt. 1.1.5. Tài nguyên rừng: Năm 2009, toàn huyện có 23712,07 ha diện tích đất lâm nghiệp có rừng. Độ che phủ của rừng là 49,02% song phân bố không đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn huyện, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao (Hợp Tiến 78,81%; Văn Lang 66,48%; Cây Thị 56,93%; Tân Long 56,00%...). Một số xã có mật độ che phủ khá thấp (thị trấn Chùa Hang 0,19%; Huống Thượng 0,44%...). Rừng Đồng Hỷ có thảm thực vật khá phong phú và đa dạng về chủng loại, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế hàng hóa có giá trị kinh tế cao. 1.1.6. Tài nguyên khoáng sản: Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn huyện. - Quặng sắt là khoáng sản có trữ lượng lớn nhất, bao gồm: + Cụm mỏ sát Trại Cau có trữ lượng 20 triệu tấn, hàm lượng Fe 58,8 đến 61,8% được xếp vào chất lượng loại tốt. + Cụm mỏ sắt Linh Sơn – Tiến Sơn – Tiên Bộ nằm trên trục đường tỉnh lộ 260 gồm nhiều mỏ có quy mô trung bình từ 1-3 triệu tấn. Tổng trữ lượng quặng phong hóa đạt trên 30 triệu tấn. - Quặng chì kẽm ở làng Hích và các điểm quặng nhỏ khác phân bố không tập trung. - Quặng vàng sa khoáng phân bố rải rác ở các vùng phía Đông và phía Bắc huyện. Trữ lượng nhỏ, nằm rải rác và đang được khai thác bằng công nghệ thủ công. - Quặng Phốtphorít tập trung ở làng Mới trữ lượng khoảng 20-30 vạn tấn. - Khoáng sản vật liệu xây dựng, đất sét, đá vụn, cát sỏi...trong đó sét xi măng có trữ lượng lớn ở Khe Mo, hàm lượng các chất như SiO2 khoảng 51,9-65,9%; AL2O3 khoảng 7-8%....Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có khá nhiều mỏ sét làm gạch ngói, cát sỏi dùng cho xây dựng... Đáng chú ý nhất là đá Carbuat bao gồm đá vôi xây dựng, đá ốp lát, đá vôi xi măng, Dolomit có trữ lượng 220 triệu tấn. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn. Điều này tạo cho huyện có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng.... 1.1.7
Tài liệu liên quan