Nền kinh tế nước ta đang bước vào thế kỷ 21 cùng với những thuận lợi và khó khăn do vấn đề toàn cầu hóa mang lại, cùng với việc hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta đang đứng nhiều cơ hội cũng như những thách thức to lớn. Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng tự hoàn thiện mình như đổi mới tư duy bao cấp, đổi mới công nghệ , đổi mới các phương tiện làm việc, phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề người lao động . để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Với nguồn vốn tự có có hạn, để làm được những yêu cầu trên thì nhu cầu vay vốn là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn nghĩ đến và coi đó là yếu tố quyết định để sự thành công của các dự án cũng như sự phát triển của daonh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại NHTMCP Phương Đông – CN Phú Lâm, xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của chi nhánh nên em chọn đề tài : “ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CN PHÚ LÂM” là đề tài nghiên cứu và qua đó đưa ra những hướng giải quyết nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đề tài gồm 3 phần:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.
66 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông – chi nhánh Phú Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
-----&------
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CN PHÚ LÂM
GVHD:Th.s NGUYỄN QUỐC ANH
SVTH : NGUYỄN ĐẶNG HỒNG ANH
LỚP : NH10_K31
Niên khoá 2005 – 2009
LỜI CÁM ƠN
-------h&g-------
Trong suốt bốn năm học dưới mái trường Đại học Kinh Tế TPHCM, quý thầy cô đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho chúng em nhiều kinh nghiệm quý báu để làm hành trang bước vào cuộc sống và môi trường làm việc sau này. Em đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu cho mình, kết hợp với thời gian thực tập tại OCB - Chi nhánh Phú Lâm em hiểu một cách cụ thể hơn về những kiến thức đó. Mặc dù vậy nhưng kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên khóa luận còn nhiều thiếu sót rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy cô và Ban lãnh đạo ngân hàng.
Trước hết, em xin chân thành cám ơn quý thấy cô trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy Nguyễn Quốc Anh người đã trực tiếp hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu và hòan thành chuyên đề này.
Tiếp đến em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc cùng các anh chị phòng Tín Dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho em những kinh nghiệm, sự hiểu biết và các thông tin số liệu cần thiết cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Sau cùng em xin chúc quý thầy cô trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, quý Ngân hàng dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công tác.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.
NHẬN XÉT CỦA NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CN PHÚ LÂM
aéb
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
aéb
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
Nhận xét của NHPĐ – CN Phú Lâm ii
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii
Mục lục iv
Danh mục các bảng biểu vii
Danh mục các đồ thị viii
Danh mục từ viết tắt ix
LỜI MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG.
1.1.Giới thiệu chung về NHTMCP Phương Đông 1
1.2.Giới thiệu CN Phú Lâm 4
1.2.1.Qúa trình hình thành và phát triển. 4
1.2.2. Các nghiệp vụ chủ yếu. 5
1.2.3. Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động. 5
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
2.1 Những quy định chung đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1 Đối tượng cho vay 8
2.1.2 Điều kiện vay vốn 8
2.1.3 Thể loại cho vay 8
2.1.4 Thời hạn cho vay. 9
2.1.5 Phương thức cho vay 9
2.1.6 Lãi suất cho vay 9
2.1.7 Mức cho vay 9
2.2 Thủ tục và quy trình cho vay 10
2.2.1 Thủ tục cho vay 10
2.2.1.1 Hồ sơ pháp lý 10
2.2.1.2 Hồ sơ vay vốn 11
2.2.1.3 Hồ sơ tài sản đảm bảo 11
2.2.2.Quy trình cho vay 13
2.2.2.1.Tiếp nhận và hướng dẫn hồ sơ vay vốn 14
2.2.2.2 Thẩm định các điều kiện cho vay 14
2.2.2.3 Xét duyệt cho vay 20
2.2.2.4 Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay 21
2.2.2.5 Giải ngân, lưu trữ chuyển giao thông tin, chừng từ về khách hàng và khoản vay 23
2.2.2.6 Theo dõi quá trình sử dụng vốn vay 25
2.2.2.7. Thu nợ 26
2.2.2.8. Xử lý nợ khi khách hàng gặp khó khăn 27
2.2.2.9. Thanh lý hợp đồng tín dụng 28
2.3. Phân tích tình hình cho vay 28
2.3.1. Tình hình chung về cho vay tại NHTMCP Phương Đông – CN phú Lâm 28
2.3.2. Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV 31
2.3.2.1 Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo thời hạn 31
2.3.2.2. Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo hình thức bảo đảm tiền vay 34
2.3.2.3. Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo loại hình DN 37
2.3.2.4.Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo ngành nghề 40
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét 45
3.1.1 Những thành tựu đạt được của Ngân hàng trong cho vay DNNVV 45
3.1.2 Những hạn chế trong cho vay DNNVV tại CN Phú Lâm 45
3.1.3 Định hướng thực hiện việc cho vay đối với DNNVV trong những năm tới của Chi nhánh Phú Lâm 46
3.2 Một số kiến nghị 46
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư đối với DNNVV 46
3.2.2. Tăng cường khai thác nguồn vốn theo cơ cấu hợp lý để cho vay DNNVV 49
3.2.3. Tổ chức nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ tín dụng 50
3.2.4. Mở rộng tín dụng trung- dài hạn đồng thời gắn với tín dụng ngắn hạn đối với cho vay DNNVV 51
3.2.5. Tổ chức công tác thu hồi vốn vay hiệu quả 52
3.2.6. Hoàn thiện các cơ chế về nghiệp vụ, quy trình cho vay 53
3.2.7. Đầu tư thích đáng cho việc phát triển công nghệ ngân hàng 54
3.3.8. Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với DNNVV 55
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.
BẢNG 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHO VAY CỦA NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CN PHÚ LÂM
BẢNG 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV THEO THỜI HẠN VAY.
BẢNG 2.3.: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV THEO HÌNH THỨC BẢO ĐẢM.
BẢNG 2.4: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV THEO LOẠI HÌNH DN.
BẢNG 2.5: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV THEO NGÀNH NGHỀ.
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.
Hình 2.1 : Biểu đồ về doanh số cho vay
Hình 2.2 : Biểu đồ về doanh số thu nợ
Hình 2.3 : Biểu đồ về doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2006.
Hình 2.4 : Biểu đồ về doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2007.
Hình 2.5 : Biểu đồ về doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2008.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.
OCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông.
NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần.
NHPĐ : Ngân hàng Phương Đông.
BĐS : Bất động sản.
TSTC : Tài sản thế chấp.
TSCC : Tài sản cầm cố.
DN : Doanh nghiệp.
ĐS : Động sản
HĐCC : Hợp đồng cầm cố.
HĐTC : Hợp đồng thế chấp.
HĐBL : Hợp đồng bảo lãnh.
GKĐTSTC : Giấy kiểm định tài sản thế chấp.
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước.
CTCP : Công ty cổ phần.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân.
LỜI NÓI ĐẦU.
Nền kinh tế nước ta đang bước vào thế kỷ 21 cùng với những thuận lợi và khó khăn do vấn đề toàn cầu hóa mang lại, cùng với việc hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta đang đứng nhiều cơ hội cũng như những thách thức to lớn. Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng tự hoàn thiện mình như đổi mới tư duy bao cấp, đổi mới công nghệ , đổi mới các phương tiện làm việc, phát triển mở rộng sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề người lao động ... để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Với nguồn vốn tự có có hạn, để làm được những yêu cầu trên thì nhu cầu vay vốn là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn nghĩ đến và coi đó là yếu tố quyết định để sự thành công của các dự án cũng như sự phát triển của daonh nghiệp.
Trong quá trình thực tập tại NHTMCP Phương Đông – CN Phú Lâm, xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của chi nhánh nên em chọn đề tài : “ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG – CN PHÚ LÂM” là đề tài nghiên cứu và qua đó đưa ra những hướng giải quyết nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đề tài gồm 3 phần:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.
CHƯƠNG1.
TỔNG QUAN VỀ NHTMCP PHƯƠNG ĐÔNG
1.1.Giới thiệu chung về NHTMCP Phương Đông.
1.2.Giới thiệu chi nhánh Phú Lâm.
1.2.1.Qúa trình hình thành và phát triển.
1.2.2.Các nghiệp vụ chủ yếu.
1.2.3.Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động.
1.1.Giới thiệu chung về NHTMCP Phương Đông
Sau khi đất nước ta tiến hành chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế đất nước đã có sự phát triển đáng kể. Chính sự phát triển đó đòi hỏi nhu cầu vốn nhiều để mở rộng thị trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế đó Ngân hàng Thương mại quốc doanh chưa đủ khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Vì vậy sự ra đời của các Ngân hàng Thương mại cổ phần là điều tất yếu và cần thiết. Mặt khác, để phù hợp với nền kinh tế thị trường, nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động của Ngân hàng việc thành lập các Ngân hàng Thương mại cổ phần sẽ tạo ra sự cạnh tranh với nhau để hoạt động của ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngân hàng TMCP Phương Đông thành lập và đi vào hoạt động theo Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp.
Ngân hàng TMCP Phương Đông có tên tiếng Anh: ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK. Tên viết tắt là: ORICOMBANK (OCB)
Hội sở chính: 2-4-6 Đoàn Như Hài,P.12, Q.4, TP.HCM
Vốn điều lệ:
Ban đầu mới thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là 70 tỷ đồng.Đến ngày 14/1/2003 sát nhập ngân hàng Tây Đô vào ngân hàng Phương Đông vốn điều lệ tăng lên 101,35 tỷ. những năm sau vốn điều lệ của ngân hàng liên tục tăng cụ thể 2004 là 200 tỷ, 2005: 300 tỷ, 2006 : 567 tỷ và hiện tại vốn điều lệ của ngân hàng Phương Đông là 1.474.477.000.000 đồng.
13
Cổ đông:
Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ hiện nay như sau:
TT
Cổ đông
Tỷ trọng (%)
1
Tổ chức Đảng, CĐ và Cổ đông khác
10,500
2
Doanh nghiệp Nhà nước
25,236
3
Công ty cổ phần, TNHH
16,000
4
Cá nhân
38,264
5
Đơn vị Nước ngoài
10,000
Các cổ đông sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên:
Tổng Công ty Bến Thành (SUNIMEX).
Ban Quản trị Tài chính Thành ủy Tp. Hồ Chí Minh.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK).
Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SAVICO).
Ngân hàng BNP Paribas (Pháp)
Định hướng:
Định hướng của OCB là trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu (nhóm 1) tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, an toàn và bền vững với khách hàng mục tiêu là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân có nhu cầu được cung ứng các tiện ích Ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
Mục tiêu:
Phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và cùng nhau phát triển.
Gia tăng giá trị cổ phiếu của cổ đông.
Giải quyết hài hòa lợi ích của khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên.
Mạng lưới:
Tính đến tháng 30/12/2008, mạng lưới của OCB đã có mặt tại 17 tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm:
Hội sở chính.
Sở Giao dịch
22 Chi nhánh.
41 Phòng Giao dịch.
1 điểm giao dịch.
3 quỹ tiết kiệm.
Nhân viên:
Đến cuối tháng 06 năm 2008, số lượng nhân viên của OCB là 1339 người.
Đối tác:
OCB là thành viên của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu (SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication).
OCB tham gia chương trình Quỹ Phát triển nông thôn (RDF: Rural Development Fund) của Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union.
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam.
Liên minh Thẻ Vietcombank.
Liên minh Công ty Cổ phần Thẻ Smarlink
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn
1.2 Giới thiệu CN Phú Lâm
1.2.1. Qúa trình hình thành và phát triển:
Sau một thời gian thoát khỏi tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, nền kinh tế dần phục hồi, Việt Nam dần hé mở cửa, giao lưu, thu hút đầu tư, khách du lịch nước ngoài. Hoà cùng nhịp sống sôi động, trẻ trung, năng động của thành phố, dân số ngày càng tăng, nhu cầu chi tiêu, cảm giác hưởng thụ sau giờ làm việc vất vả của người Sài Gòn ngày càng cao. Trong khi nguồn vốn cung cấp thì quá nhỏ bé so với nhu cầu không giới hạn nên NHTMCP Phương Đông – CN Phú Lâm ta đời là tất yếu. Sự góp mặt của CN phú Lâm trên thị trường tiền tệ, bơm thêm vốn và giảm bớt tình trạng căng thẳng của nền kinh tế.
CN Phú Lâm ra đời theo văn bản số 1139/NHNN-CNH ngày 13/10/2004 và giấy phép đăng kí kinh doanh số 4113016701 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày 24/11/2004 , OCB Phú Lâm có điều kiện, vị trí khá tốt để gia tăng hoạt động. Được đặt tại 279 Nguyễn Văn Luông,P10,Q6 ở đây nghề nghiệp chủ yếu của người dân là chạy xe nên tạo điều kiện cung cấp dịch vụ nhu cầu mua xe ô tô trả góp ( đây là thế mạnh của OCB – CN Phú Lâm ) đồng thời đây là khu dân cư đông đúc tạo điều kiện cung cấp cho khách hàng tiểu thương, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Khi mới ra đời OCB – Phú Lâm chỉ là phòng giao dịch nhưng do hoạt động có hiệu quả và có tiềm năng nên được nâng lên thành chi nhánh. Từ khi thành lập đến nay tuy gặp không ít khó khăn nhưng chi nhánh Phú Lâm đã đứng vững và liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao về số lượng khách hàng và chất lượng phục vụ.
Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO , tham gia thị trường tiền tệ ngân hàng chịu nhiều sự cạnh tranh của các ngân hàng trong và ngoài nước do vậy OCB luôn phấn đấu nổ lực không ngừng đưa ra những sản phẩm tốt, dịch vụ chất lượng thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
1.2.2. Các nghiệp vụ chủ yếu
- Cho vay trả góp mua xe ô tô.
- Cho vay sản xuất kinh doanh.
- Cho vay trả góp mua căn hộ chung cư.
- Cho vay sửa chữa nhà cửa.
1.2.3. Bộ máy tổ chức và mạng lưới hoạt động.
Ngân hàng Phương Đông – CN Phú Lâm hoạt động kinh doanh chủ yếu trên địa bàn thành phố, khu vực dân cư đông đúc với nhiều ngành nghề khác nhau. Để cung cấp hoặc đem sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng thì ngân hàng cần đội ngũ nhân viên luôn sẵn sàng phục vụ khi khách hàng cần. Hiện tại CN Phú Lâm có 4 phòng giao dịch : Tân Phú, Đức Hoà, Bến Lức, Long An và gần đây là Quỹ Tiết Kiệm Q11 với hơn 100 nhân viên hình thành 4 phòng ban được tổ chức theo sơ đồ sau:
Phòng ban giám đốc:
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng ngân quỹ
Phòng kế toán
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng hành chính quản trị
Phòng giao dịch
Quỹ tiết kiệm.
Chức năng của các phòng ban:
Bộ phận đứng đầu trong chi nhánh là Phòng ban giám đốc. giám đốc và phó giám đốc thay thế nhau trong việc kiểm tra mọi hoạt động ngân hàng ở từng phòng ban , chỉ đạo thực hiện khi có thắc mắc của nhân viên, chịu trách nhiệm trong toàn hệ thống ngân hàng. Khi những vấn đề phát sinh vượt quá quyền hạn của các phòng ban thì ban giám đốc sẽ cùng giải quyết đưa ra biện pháp tốt nhất có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Giám đốc là người điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, đây là người đưa ra chiến lược mục tiêu cho chi nhánh, chuyển giao thông tin nội bộ từ hội sở đến chi nhánh để chi nhánh thực hiện.
Phòng ngân quỹ : nhân viên nhận thu tiền gốc và lãi của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, chi lãi tiền gửi tiết kiệm theo thoả thuận với khách hàng; kết hợp với phòng tín dụng tiến hàng giải ngân, bảo lưu chứng từ cho khách hàng khi hồ sơ vay hoàn tất và được duyệt thông qua sự giúp đỡ của ngân quỹ.
Phòng kế toán : phòng này chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch với khách hàng, một phần là huy động vốn cho ngân hàng thông qua nghiệp vụ huy động vốn như : nhận mở sổ tiết kiệm ( tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bảo hiểm ) cho khách hàng, mở và giao dịch trên tài khoản tiền gửi thanh toán. Giao dịch viên còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, mua bán ngoại tệ cho các đối tượng mà ngân hàng được phép, tiếp nhận khách hàng làm thẻ ATM, thanh toán qua ngân hàng các uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi.
Phòng thanh toán quốc tế : nhằm đa dạng hoá các hoạt động của ngân hàng, dịch vụ thanh toán quốc tế chuyên về dịch vụ nhờ thu, lập L/C, chuyển tiền quốc tế để hoạt động ngân hàng thêm hiệu quả.
Phòng kinh doanh tổng hợp : ( gồm bộ phận Marketing, thẩm định tài sản, đầu tư, thống kê kế hoạch, quản lý), bộ phận này có 11 nhân viên làm việc độc lập, làm tất cả các công việc từ khâu tư vấn, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm định đến hoàn tất thủ tục cho vay. Trưởng phòng tín dụng luôn nắm bắt tình trạng cấp tín dụng cho khách hàng, phân công cán bộ tín dụng giải quyết các công việc liên quan đến hồ sơ vay vốn theo khả năng của từng nhân viên. Khâu thẩm định tín dụng rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng vì qua khâu này cán bộ tín dụng căn cứ lập tờ trình đồng ý cho vay hoặc từ chối cho vay đối với khách hàng. Tuỳ theo giá trị số tiền mà bên vay muốn vay cán bộ tín dụng, trưởng phòng hoặc hội đồng tín dụng cùng thẩm định đối với khách hàng. Nói cho cùng hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời lớn cho ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của ngân hàng nên thẩm định khách hàng đóng vai trò quan trọng đòi hỏi trình độ chuyên môn, năng lực của cán bộ tín dụng.
Phòng hành chính quản trị kiêm công nghệ thông tin : phòng này vừa có chức năng đánh giá tác phong làm việc của nhân viên, kiểm soát các hoạt động về nhân sự (nghỉ phép, tổ chức các buổi sinh hoạt, vui chơi, nghỉ mát ), vật dụng văn phòng.Bộ phận công nghệ thông tin chuyên xử lý các vấn đề về máy móc, thiết bị và hệ thống mạng khi có sự cố, cài đặt, viết chương trình dành cho nội bộ hệ thống ngân hàng và bảo mật thông tin cho khách hàng.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1.Những quy định chung đối với cho vay khách hàng DNNVV.
2.2.Thủ tục và quy trình cho vay.
2.2.1.Thủ tục cho vay.
2.2.2.Quy trình cho vay.
2.3.Phân tích tình hình cho vay.
2.3.1.Tình hình chung về cho vay tại NHTMCP PĐ – CN Phú Lâm.
2.3.2.Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV.
2.3.2.1.Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo thời hạn vay.
2.3.2.2.Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo hình thức bảo đảm tiền vay.
2.3.2.3.Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo loại hình DN.
2.3.2.4.Phân tích tình hình cho vay đối với DNNVV theo ngành nghề.
2.1. Những quy định chung đối với cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Đối tượng cho vay.
- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,doanh nghiệp tư nhân,công ty hợp danh và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại điều 94 của bộ luật dân sự.
- Các pháp nhân nước ngoài.
2.1.2. Điều kiện vay vốn.
Khách hàng được NHPĐ cho vay khi có đủ các điều kiện:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi kèm theo phương án trả nợ khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hành Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là NHNN) và quy định của NHPĐ.
2.1.3. Thể loại cho vay.
Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn không quá 12 tháng
Cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 12 tháng và không quá 60 tháng.
Cho vay dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 60 tháng.
2.1.4. Thời hạn cho vay.
NHPĐ và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn gốc cho vay của NHPĐ.
Thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam
2.1.5. Phương thức cho vay.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay của khách hàng, khả năng kiểm tra, giám sát việc khách hàng sử dụng vốn vay và quy định của NHPĐ, chi nhánh NHPĐ nơi cho vay thoả thuận với khách hàng vay về việc chọn lựa phương thức cho vay theo một trong các phương thức sau đây:
Cho vay từng lần
Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo dự án đầu tư
Cho vay hợp vốn
Cho vay trả góp
Phương thức cho vay khác
2.1.6. Lãi suất cho vay.
- Lãi suất cho vay do NHPĐ công bố theo từng thời điểm
Dư nợ tính lãi X LS cho vay(tháng) x số ngày vay thực tế
30
- Tiền lãi hàng tháng được tính theo dư nợ giảm dần với công thức
Số tiền lãi phải trả =
2.1.7. Mức cho vay.
Mức vay: được xác định theo những căn cứ sau :
Nhu cầu vay vốn của khách hàng thông qua đánh giá của OCB
Trị giá tài sản thế chấ