Đề tài Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long

Là một tỉnh đất hẹp người đông, nông nghiệp Vĩnh Long có xuất phát điểm thấp, diện tích đất nông nghiệp là 118.658 ha. Xác định mô hình cho một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi, ngành nghề dịch vụ nhằm từng bước phá thế thuần nông và độc canh cây lúa đồng thời chuyển từ nền nông nghiệp tự sản, tự tiêu sang nền nông nghiệp hàng hóa, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp.

pdf76 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2054 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 1 SVTH: Lê Thị Bích Trâm CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài: Là một tỉnh đất hẹp người đông, nông nghiệp Vĩnh Long có xuất phát điểm thấp, diện tích đất nông nghiệp là 118.658 ha. Xác định mô hình cho một nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn đa dạng hóa về cây trồng, vật nuôi, ngành nghề dịch vụ nhằm từng bước phá thế thuần nông và độc canh cây lúa đồng thời chuyển từ nền nông nghiệp tự sản, tự tiêu sang nền nông nghiệp hàng hóa, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Chính Phủ thông qua nghị quyết số 09/NQ - CP ngày 15/06//2000 về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt đề án “chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp giai đọan 2001 - 2005 và kế họach 2006 - 2010” với mục tiêu nông nghiệp tăng trưởng bền vững và liên tục theo vùng sinh thái, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Quán triệt nghị quyết trên, tỉnh đã định hướng trong thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chỉ đạo tập trung cho các cấp ngành, đồng thời xác định được ngành hàng và địa bàn sản xuất thích hợp.Qua các năm thực hiện tỉnh đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là trong cơ cấu nôi bộ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh đó việc thực hiện chuyển dịch vẫn còn hạn chế và tồn tại. Đề tài “phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long” xin được điểm qua tình hình cũng như thành tựu của tỉnh khi thực hiện việc chuyển dịch và đưa ra các giải pháp góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của WTO. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn: - Căn cứ khoa học: ngày nay khoa học công nghệ đã khẳng định vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực và nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, nước ta cũng phải công nhận khoa học công nghệ đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nếu như trước đây, đất đai và lao động là hai yếu tố chủ yếu tác động Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 2 SVTH: Lê Thị Bích Trâm đến tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thì khi đất đai được toàn dụng thì vốn và khoa học công nghệ là những yếu tố nổi lên hàng đầu. Những tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi như: công nghệ thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống, chuyển phôi, giúp cải tạo đàn gia súc, gia cầm về năng suất cũng như chất lượng thịt. Trong trồng trọt việc lai, ghép, nhũng giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, chăm sóc ở nước ta đã tạo ra những giống cây trồng, rau màu có khả năng kháng bệnh và phẩm chất ngon hơn. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và thủy sản. Nhờ đó, hàng nông sản Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng tạo được thị trường trong nước và nước ngoài. Chúng ta không chỉ xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm thô và sơ chế mà các sản phẩm qua chế biến ngày càng nhiều góp phần làm gia tăng giá trị xuất khẩu. Mức độ tác động của khoa học công nghệ vào nông nghiệp – nông thôn diễn ra nhanh chóng làm thay đổi quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Thừa hưởng những thành tựu về khoa học công nghệ, Vĩnh Long có lợi thế chọn lọc công nghệ phù hợp hơn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ngày càng hợp lý hơn. - Căn cứ thực tiễn: cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Lượng đất phù sa màu mỡ thuộc loại bậc nhất so với các tỉnh khác trong khu vực, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằn chịt cung cấp nguồn nước tưới phục vụ cho trồng trọt cũng như nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vĩnh Long có Quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ đang xây dựng, Quốc lộ 53, 54, 80 cùng với giao thông đường thủy khá thuận lợi đã nối liền tỉnh với các vùng trong cả nước tạo cho Vĩnh Long có vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với cả vùng. Qua các năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đã được áp dụng thành công góp phần cải thiện một bộ phận đời sống người dân. Đồng thời người dân Vĩnh Long cần cù, chăm chỉ ham học hỏi đây là lực lượng lao động dồi dào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cùng với sự chỉ Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 3 SVTH: Lê Thị Bích Trâm đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp, ban, ngành Tỉnh đã góp phấn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành công bước đầu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh qua các năm 2001 – 2007, so sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 3 mục tiêu - Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế của tỉnh sau khi chuyển dịch giai đoạn 2001 – 2007 qua các ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và sơ lược tình hình nông nghiệp Vĩnh Long trước khi thực hiện chuyển dịch giai đoạn 1995 – 2000. - So sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt, thủy sản trước khi thực hiện chuyển dịch ( năm 2000) và sau khi thực hiện chuyển dịch (2007) và hiệu quả của một số mô hình luân canh lúa màu với mô hình canh tác cũ. - Các định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong thời gian tới và các giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long thời gian qua như thế nào? - Hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản như thế nào? - Các giải pháp nào để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả sản xuất từ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.4.1 Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Vĩnh Long, cụ thể nghiên cứu cơ cấu nông - lâm – ngư của tỉnh. 1.4.2 Phạm vi thời gian: số liệu của đề tài dược thu thập qua các năm 1995 đến năm 2007. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 4 SVTH: Lê Thị Bích Trâm 1.4.3 Giới hạn đề tài: Đề tài phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh là cơ cấu nông – lâm – ngư, trong đó ngành nông nghiệp phân tích hai lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi; lâm nghiệp không đề cập trong đề tài vì chiếm tỉ trọng nhỏ; ngư nghiệp phân tích hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng. 1.4.4 Đối tượng nghiên cứu: - Trồng trọt: cây lương thực, cây ăn trái, rau màu. - Chăn nuôi: gia súc, gia cầm. - Thủy sản: đánh bắt và nuôi trồng. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN: Dương Ngọc Thành ( 2005), chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp sau những năm đổi mới vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Vì đề tài này có ý nghĩa rất tích cực, là tiền đề cho các chính sách phát triển sản xuất cũng như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 5 SVTH: Lê Thị Bích Trâm CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1 Các khái niệm cơ bản: 2.1.1.1 Kinh tế nông nghiệp: a) Nông nghiệp: - Nông nghiệp: theo nghĩa rộng là tổng hợp các ngành sản xuất gắn liền với các quá trình sinh học (đối tượng sản xuất là những cơ thể sống) gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. - Nông nghiệp: theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngành trồng trọt và chăn nuôi lại được phân ra thành những ngành nhỏ hơn, các ngành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất nông nghiệp. b) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp: - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là những tổng thể các bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau về chất lượng và hợp thành hệ thống kinh tế nông nghiệp. - Theo nghĩa rộng: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. - Theo nghĩa hẹp: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm kinh tế ngành trồng trọt và chăn nuôi. c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về mặt lượng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền kinh tế nông nghiệp theo xu hướng nhất định.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có thể diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác. * Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch không theo một xu hướng mục tiêu định trước mà là chuyển dịch phụ thuộc vào tác động của qui luật và điều kiện kinh tế khách quan. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 6 SVTH: Lê Thị Bích Trâm * Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hướng, mục tiêu sẵn có cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con người nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hướng có lợi và hiệu quả hơn. 2.1.1.2 Kinh tế nông thôn: Kinh tế nông thôn là một bộ phận hợp thành kinh tế quốc dân, là tổng thể các ngành kinh tế trong khu vực nông thôn gồm các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chất lượng và theo tỉ lệ nhất định về số lượng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỉ lệ các ngành kinh tế nông nghiệp và dịch vụ từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu hướng nhất định.Cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác. 2.1.1.3 Nông nghiệp bền vững: Năm 1991 theo Fao đưa ra định nghĩa như sau: “phát triển bền vững là quá trình quản lí và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hướng sự thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức đảm bảo đạt được sự thỏa mãn một cách liên tục các nhu cầu con người ở thế hệ hiện tại cũng như thế hệ tương lai. Sự phát triển như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp ( nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn gen động thực vật, không làm suy thoái môi trường, hợp lí về kĩ thuật, dễ thấy về lợi ích kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội”. 4 tiêu chí cho nông nghiệp bền vững là: + Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai. + Đối với những người trực tiếp làm nông nghiệp thì phải đảm bảo việc làm, đủ thu nhập và điều kiện sống đảm bảo lâu dài. + Duy trì và tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn. + Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 7 SVTH: Lê Thị Bích Trâm 2.1.2 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh là cơ cấu nông – lâm – ngư, trong đó nông nghiệp chiếm tỉ trọng tương đối lớn. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong điều kiện ngày nay thực chất là chuyển từ nông thôn thuần nông sang nông thôn đa dạng hóa ngành nghề, trong nông nghiệp xây dựng nhiều mô hình sản xuất đa dạng về cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt trong lĩnh vực ngư nghiệp việc nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển nhanh nhất đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi công nghiệp, đây là mũi đột phá của ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đồng thời phát triển theo hướng bền vững, công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 2.1.3 Sự cần thiết thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Một cách tổng quát, cơ cấu nông nghiệp truyền thống bao gồm các ngành sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Từ xã hội nông nghiệp bước sang xã hội công nghiệp, nhờ tác động công nghiệp, nông nghiệp được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài các ngành truyền thống như trên còn có thêm các ngành như: chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản, dịch vụ nông nghiệp,…mang tính chuyên môn hóa. Và khi bước sang xã hội hậu công nghiệp, lại phát sinh thêm những ngành mới như: công nghệ sinh học, tin học nông nghiệp, để có ngành nông nghiệp hoàn chỉnh trong tương lai. Sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người do đó sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng chịu sự tác động mạnh mẽ của nhu cầu thị trường, thị hiếu, sức mua dân cư, chẳng những chịu sự tác động trực tiếp của thị trường trong nước mà còn chịu ảnh hưởng cạnh tranh của sản phẩm ngoại nhập. Cùng tốc độ của tăng trưởng kinh tế, thu nhập và sức mua của tầng lớp dân cư cũng tăng tương ứng, mức sống được nâng lên, mặt tích cực là đã tác động kích thích các ngành sản xuất nông nghiệp phải tăng trưởng nhanh để không chỉ đáp ứng về mặt số lượng và chất lượng do nhu cầu tiêu dùng đã tăng rất cao. Chính những đòi hỏi này về mặt hàng nông sản đặt ra yêu cầu bức xúc phải điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 8 SVTH: Lê Thị Bích Trâm 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh về nông – lâm – ngư, báo cáo về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: - Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: sử dụng phương pháp thống kê, mô tả thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất, sản lượng, diện tích qua đó đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. - Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: so sánh hiệu quả việc chuyển dịch giữa các ngành trồng trọt, thủy sản vì đây là 2 ngành có những hiệu quả nhất định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình luân canh lúa màu so với mô hình cũ dựa trên phân tích các tỉ số tài chính trên 1 ha đất canh tác. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất như: + Thu nhập/chi phí: 1 đồng chi phí đầu tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập nhằm xác định hiệu quả khai thác sử dụng vốn trên đơn vị đất canh tác. + Lợi nhuận/chi phí: 1 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của các mô hình. + Lợi nhuận/thu nhập: nhằm xác định khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất. - Đối với mục tiêu nghiên cứu 3: chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh dựa trên kết quả đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 9 SVTH: Lê Thị Bích Trâm CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG VÀ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG: 3.1.1 Điều kiện tự nhiên: 3.1.1.1 Vị trí địa lí: Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL), nằm giữa hai sông Tiền và sông Hậu, tọa độ địa lí 9052’45” đến 10019’50” vĩ độ Bắc và từ 104041’25” đến 106017’00” kinh độ Đông. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây và Tây Nam giáp Cần Thơ và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Cũng như các tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, đặc biệt là TPHCM và Cần Thơ. Vị trí đó vừa là thuận lợi, nhưng cũng là thách thức nhất là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và thu hút đầu tư lao động chất lượng cao. Mặt khác, Vĩnh Long là nơi tập trung đầu mối giao thông thủy và bộ mà không tỉnh nào ở ĐBSCL có được, vị trí đó giúp Vĩnh Long mở rộng giao thương thuận lợi với các vùng trong khu vực và cả nước. Do đó, phát huy đúng mức lợi thế về vị trí địa lí này sẽ giúp Vĩnh Long chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Vĩnh Long có tổng diện tích tự nhiên là 147.204,84 ha (có qui mô nhỏ nhất trong các tỉnh ĐBSCL). Diện tích đất nông nghiệp là 119.135 ha (80,93%). Trong đất nông nghiệp được chia ra thành: đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Chất lượng đất tương đối cân đối các thành phần NPK, thích hợp cho phát triển ngành trồng trọt. Vùng đất ngập nước thích hợp cho việc trồng lúa, vùng đất bãi bồi ở các cù lao thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn trái. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 10 SVTH: Lê Thị Bích Trâm 3.1.1.2 Đặc điểm địa hình: Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 20 cao trình khá thấp so với mực nước biển (62,85% diện tích có cao trình dưới 1,0 m). Ở trung tâm tỉnh có dạng lòng chảo và cao dần về hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn. Trên từng cánh đồng có những chỗ gò (cao trình 1,2 – 1,8 m) hoặc trũng cục bộ (cao trình dưới 0,4 m). Vĩnh Long có thể chia làm 3 cấp địa hình như sau: + Vùng có cao trình từ 1,0 – 2.0m (chiếm 37,17% diện tích), phân bố ven sông Tiền, Sông Hậu, sông Mang Thít và các rạch lớn và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Do cao trình lí tưởng, ít ngập lũ và phân bố ven sông, thuận tiện giao thông, nên đây chính là địa bàn chủ yếu cho hoạt động công nghiệp, đô thị và dân cư nông thôn. Cơ cấu kinh tế vùng này là cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày (mía, cói), lúa, màu và tiểu thủ công nghiệp. + Vùng có cao trình từ 0,4 – 1,0 m (chiếm 61.53% diện tích), với tiềm năng tưới tiêu tự chảy khá lớn, khả năng tăng vụ cao. Đất trồng cây lâu năm không thích hợp vì thường bị lũ. Vùng bắc quốc lộ 1A (huyện Bình Minh giáp với Đồng Tháp) là vùng chịu ảnh hưởng lũ hằng năm, dân cư phân bố ít. Cơ cấu kinh tế của vùng này là lúa cao sản 2 -3 vụ/năm. + Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích), có địa hình thấp trũng, ngập sâu, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa 2 vụ (đông xuân – hè thu, hè thu – mùa) trong điều kiện quản lí nước tốt. 3.1.1.3 Khí hậu, thủy văn: a) Khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. + Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình hằng năm từ 25 – 270C, nhiệt độ tối thấp17,70C. Biên độ nhiệt bình quân giữa ngày và đêm là 7,30. + Bức xạ: bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng 7,5 giờ/ngày, bức xạ quang hợp/năm là 79.600 cal/m2. Thời gian chiếu sáng bình quân từ 2.550 – 2.700 giờ/năm. Điều kiện thuận lợi về nhiệt và bức xạ dồi dào đã tạo thành lợi thế nhiệt đới cho phép sản xuất các đặc sản xuất khẩu. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long GVHD: Trương Chí Tiến 11 SVTH: Lê Thị Bích Trâm + Độ ẩm: độ ẩm không khí bình quân 80 – 83% tháng cao nhất (tháng 9) 88% và tháng thấp nhất (tháng 3) là 77 %. + Gió: trong năm có hai hướng gió chính: gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10, ở Vĩnh Long hầu như không có bão. + Lượng bốc
Tài liệu liên quan