Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại - Dịch vụ traserco

Công ty thương mại – Dịch vụ traserco là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1988 theo quyết định số 14NT/QĐ1 ngày 12/02/1998 của Bộ thương mại với tên gọi là công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ. Công ty ra đời đúng vào lúc giao thời đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng thị trường và thu hút thêm các khách hàng mới.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại - Dịch vụ traserco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thương mại - dịch vụ traserco I. tổng quan về công ty thương mại dich vụ Tên gọi: Công ty Thương mại – Dịch vụ Tên giao dịch: Công ty Thương mại – Dịch vụ traserco Địa chỉ: Số 2B – Lê Phụng Hiểu – Hà Nội Số hiệu tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước 710A – 00653 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Công ty thương mại – Dịch vụ traserco là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1988 theo quyết định số 14NT/QĐ1 ngày 12/02/1998 của Bộ thương mại với tên gọi là công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ. Công ty ra đời đúng vào lúc giao thời đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường. Công ty cũng gặp không ít những khó khăn trong việc mở rộng thị trường và thu hút thêm các khách hàng mới. Năm 1993 theo tinh thân sắp xếp lại các doanh nghiệp của Nhà nước Công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ được đổi tên thành Công ty và dịch vụ theo Quyết định số 446/QĐ - HĐBT vẫn trực tiếp do Bộ thương mại quản lý. Vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 1040 triệu đồng, trong đó vốn lưu động là 866,4 triệu đồng và vốn cố định 173,6 triệu đồng. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là thiếu vốn kinh doanh nhưng ngay sau khi thành lập Công ty vẫn chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm, lấy nhu cầu của khách hàng là quyết định kinh doanh. Chủ động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và không ngừng hoàn thiện phương thức kinh doanh, bám sát những thay đổi trong thị hiếu của khách hàng để đáp ứng được cho khách hàng một cách phù hợp. Đến năm 1996 số vốn hoạt động của Công ty đã tăng lên 2024 triệu đồng, trong đó vốn lưu động chiếm 74% (đạt 1497 triệu đồng) và vốn cố định là 527 triệu đồng (chiếm 26%). Đồng thời Công ty còn đa dạng hóa các mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Là doanh nghiệp Nhà nước Công ty thương mại và dịch vụ Bộ thương mại có chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh, thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, phục vụ, tiêu dùng cá nhân tập thể. Là một mắt xích quang trọng trong mạng lưới thương mại, Công ty phải tổ chức tốt công tác cung ứng, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ nhanh chóng chuyển từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa, tạo điều kiện cho nhà sản xuất phát triển, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty được thể hiện qua việc: a. Tổ chức sản xuất, bán buôn bán lẻ các mặt hàng sau: - Thiết bị, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chuyên dùng trong thương nghiệp ăn uống và dịch vụ khách sạn. - Hóa chất, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, các chất tẩy rửa, phụ liệu cho ngành nhựa và một số mặt hàng về ngành nhựa. - Hàng điện máy dân dụng và hàng công nghệ phẩm. b. Tổ chức gia công hoặc lao động liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để tạo ra nguồn hàng thiết bị thương nghiệp và tiêu dùng trong nước, tham gia xuất nhập khẩu. c. Nhập ủy thác mua, đại lý bán các mặt hàng trong phạm vi kinh doanh của Công ty và thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của tổ chức kinh tế Năm 1996 Công ty xin bổ sung thêm một số lĩnh vực kinh doanh đó là: - Kinh doanh vai trò thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất - Kinh doanh hàng tiêu dùng máy móc, phụ tùng. - Điều 1 trong điều lệ của Công ty có ghi rõ nhiệm vụ là: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ để thực hiện đúng nội dung và mục đích kinh doanh. + Nắm vững khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong nước để xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức hàng hóa phong phú về số lượng, chất lượng đa dạng hóa về chủng loại phù hợp với thị hiếu khách hàng. + Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế, tự tạo nguồn vốn, bảo đảm tự trang trải về tài chính. + Chấp hành đẩy đủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và các quyết định của Bộ thương mại. + Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất hàng hóa với các tổ chức kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác. Tóm lại, với các chức năng, nhiệm vụ trên Công ty thương mại và dịch vụ Bộ thương mại không ngừng tìm tòi hướng đi và đề ra mục đích hoạt động của Công ty là: thông qua kinh doanh, khai thác có hiệu quả các nguồn vai trò, nguyên liệu hàng hóa, tiền vốn để đáp ứng nhu cẩu sản xuất và tiêu dùng góp phần tạo việc làm cho công nhân viên, tổ chức nguồn hàng xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước. 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Là một doanh nghiệp kinh doanh theo chiều rộng: vừa kinh doanh xuất nhập khẩu vừa sản xuất, mua bán hàng hóa cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, Công ty lấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là chính. Quy mô của Công ty ở mức trung bình. Tổng số vốn kinh doanh còn quá nhỏ sư với nhu cầu vốn. Năm 1996 tổng số vốn kinh doanh mới chỉ có 2,02 tỷ đồng, vốn lưu động chiếm 74% còn lại là vốn cố định. Đến năm 1998 vốn Công ty mới tăng lên là 3,25 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chiếm 80,1%. Với nguồn vốn kinh doanh quá hạn hẹp cho nên khi có các hợp đồng lớn đa số Công ty phat đi vay vốn để kinh doanh và phải chấp nhận trạng thái bị động. Về mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng và phong phú, Công ty kinh doanh thêm lĩnh vực hàng tiêu dùng. Công tác nguồn hàng của doanh nghiệp chưa được chú trọng cho nên doanh nghiệp hoạt động mất cân đối trong lĩnh vực xuất nhập khẩu(chủ yếu là nhập khẩu) Mạng lưới kinh doanh được mở rộng, hiện nay Công ty đã có ba cửa hàng ở Hà Nội, một chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và một xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu tại Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm và xâm nhập thị trường mới. 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Từ khi thành lập đến nay cơ cấu tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty thương mại – Dịch vụ đã không ngừng hoàn thiện. Hiện nay cơ cấu tổ chức được sắp xếp như sau: Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Thương mại Dịch vụ Traserco Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Trạm thiết bị thương nghiệp ăn uống và DV Cửa hàng kinh doanh vật tư tổng hợp Cửa hàng thiết bị ăn uống và dịch vụ Chi nhanh Công ty tại Thành phố HCM Xí nghiệp sản xuất bao bì Yên Viên Gia Lâm Cơ cấu tổ chức bộ máy xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng đã phần nào thích ứng được tình hình biến đổi của thị trường, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên về lâu về dài, đặc biệt là trong điều kiện mô trường kinh doanh luôn biến đổi để nắm bắt được những thông tin cần thiết, Công ty cần không ngừng kiện toàn bộ máy quản lý. Đứng đầu Công ty là Giám đốc – do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và bộ chủ quản. Giúp việc cho Giám đốc Công ty có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Mỗi phó Giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực đựoc giao. Mối quan hệ và lề lối làm việc phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ được giao trên nguyên tắc gọn nhẹ, linh hoạt. Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. * Phòng tổ chức hành chính: Trưởng phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc về sắp xếp tổ chức và sử dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội...đối với người lao động, thực hiện công tác đối ngoại, đối nội của Công ty. * Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về các hoạt động của kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Đồng thời có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường tìm đối tác, bạn hàng, xác định nhu cầu thị trường để đề ra các phương án chiến lược cho Công ty, giao các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm xuống các đơn vị cơ sở, kiểm tra việc thực hiện và có phương án điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. * Phòng Tài chính – Kế toán. Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty sau đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh sau đó kiến nghị với Giám đốc để đề ra chiến lược kinh doanh cho năm sau. Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của Công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tiền gửi thanh toán Thủ qũy Kế toán tiền mặt tiêu thụ Kế toán vật liệu * Các cửa hàng: là đơn vị trực thuộc trực tiếp kinh doanh thương mại và dịch vụ, có tư cách pháp nhân riêng, thực hiện chế độ hạch toán định mức được mở tài khoản thanh toán tại Ngân Hàng và đựơc sử dụng con dấu theo mẫu và thể thức quy định của Nhà nước. GHh Hàng qúy, hàng năm phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình về Công ty. 3.3. Đội ngũ lao động của Công ty Công ty thành lập năm 1998 với số cán bộ công nhân viên ban đầu là 45 người cho đến ngày 01/10/1998 số cán bộ công nhân viên tăng lên là 105 người trong đó có 77 người là công nhân viên chính thức còn 28 người là công nhân viên mùa vụ mà Công ty có thể thu hút thêm khi khối lượng công việc quá lớn. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước sắp xếp, điều chỉnh và phân công đúng người đúng việc, chọn lựa và tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý đã tạo ra một guồng máy hoạt động thông suốt, liên tục từ trên xuống dưới tạo bầu không khí làm việc lành mạnh góp phần không nhỏ để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Mức thu nhập binh quân của cán bộ công nhân viên của Công ty đựơc trình bầy qua bảng sau: Bảng 1: Lao động và thu nhập của Công ty. Chi tiêu Năm 1997 Năm 1998 So sánh Tuyệt đối 1. Tổng số lao động của Công ty (người) 105 106 1 0,95 2. Mức thu nhập bình quân của 1 người trong tháng (đồng) 750.000 780.000 30.000 4 Theo bảng ta thấy mức thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng qua các năm. Năm 1999 mức thu nhập bình quân là 780.000 tăng 30.000đ so với năm 1998 với tốc độ tăng là 4%. Với mức thu nhập như vậy là xứng đáng với sức lao động bỏ ra. Ngoài mức thu nhập trên Công ty còn có những khoản tiền thưởng tiền trợ cấp... Cùng với sự tăng lên của thu nhập bình quân thì số các bộ công nhân viên cũng tăng. Năm 1999 số lao động của Công ty là 106 người, tăng 1 người so với năm 1998 với tốc độ tăng là 0,95%. Tuy kết quả này là nhỏ nhưng là dấu hiệu đáng mừng, bởi vì trong khi có cơ quan, xí nghiệp phải biên chế nhưng Công ty vẫn tuyển lao động, tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Công ty dự kiến từ nay đến năm 2001 Công ty sẽ tuyển thêm khoảng 5-10 người để mở rộng quy mô. 4. Tình hình thực hiện công tác tài chính của Công ty thương mại -Dịch vụ traserco Do thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập nên Công ty phân cấp một số nghiệp vụ về quản lý tài chính cho cơ sở như sau ; + Các đơn vị có cơ sở trực thuộc Công ty (cửa hàng xí nghiệp, chi nhánh) chủ động khai thác mua và tổ chức bán hàng hoá và tự trang trải chi phí, chấp hành chế độ nộp thuế, tuân thủ chế độ chi tiêu theo luật định. + Các đơn vị cơ sở có trác nhiệm nộp một khoản kinh phí định mức hàng tháng về Công ty để Công ty bù đắp chi phí cần thiêt trong quá trình giao dịch làm thay cho cơ sở như giao dịch vay vốn, ký kết hợp đồng... + Cuối năm căn cứ vào tình hình kinh doanh và công tác hạch toán ở từng cơ sở, kế toán sẽ kiểm tra lại và thông báo mức thuế lợi tức phải nộp của từng đơn vị cơ sở về Công ty để Công ty nộp ngân sách Nhà nước. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh của Công ty và các đơn vị cơ sở, Công ty xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho năm sau, trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch về nguyền vốn cho năm tới như: lượng vốn vay ngân hàng là bao nhiêu? cần huy động huy động từ các nguồn vốn khác nhau là bao nhiêu? xuất phát từ quan điểm kinh doanh thành đạt thì phải đảm bảo đủ vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhất. Do đó, Công ty rất chú trọng đến công tác kế hoạch hoá tài chính. Trong điều kiện nước ta hiện nay hầu hết các đơn vị kinh doanh đều thiếu vốn, Công ty thương mại – Dịch vụ Traserco cũng năm trong tình trạng đó nên phải thường xuyên vay vốn ngân hàng để kinh doanh, điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. II. Thực trạng về tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty. 1. Thực trạng về môi trường kinh doanh của Công ty. Môi trường kinh doanh của công ty thương mại –Dịch vụ Traserco bao gồm môi trường kinh doanh quốc tế, môi trường kinh doanh của ngành và môi trường kinh tế quốc dân. 1.1. Môi trường kinh doanh quốc tế Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Điều này tạo nhiều cơ hôị kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Công ty thương mại – Dịch vụ đã nắm bắt được cơ hội này trong những năm gần đây Công ty đã mở rộng quan hệ đối tác với nhiều hãng ở hầu khắp các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, năm 1997 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở thị trường các nước này. 1.2 Môi trường ngành Các nhân tố thuộc môi trường ngành của Công ty thương mại – Dịch vụ Traserco bao gồm: - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn - Các nhà cung ứng: Công ty thương mại – Dịch vụ đã duy trì được tốt mối quan hệ với các nhà cung ứng hàng hoá, nguyên vật liệu, tài chính... Do đó, khả năng đảm bảo các nguồn hàng cung ứng cho hoạt động kinh doanh của công ty rất cao như khả năng huy động vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh, các nguồn hàng luôn kịp thời, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng...đây là lợi thế tốt của Công ty để phát triển hoạt động kinh doanh. - Các khách hàng: khách hàng mua với số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao của Công ty chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, gia công, chế biến các loại hàng phục vụ tiêu dùng như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, đồ nhựa các loại...Ngoài ra Công ty còn có những khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, các đại lý, các nhà phân phối và các đối tác nước ngoài. Trong những năm qua, Công ty luôn tạo được sự tín nhiệm cao của khách hàng đối với những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà Công ty cung cấp. 1.3 Môi trường kinh tế quốc dân - Sự ổn định về chính trị, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, hệ thống thuế ngày càng được hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường như việc đã ban hành luật Thương mại, luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996, luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả những luật này có tác dụng khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm năng, năng lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty là: + Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế (GDP tăng trưởng bình quân từ 7 đến 9,5%/năm) + Lạm phát được kiềm chế dưới 10% + Thu nhập của người dân không ngừng tăng lên + Quy mô của thị trường có xu hướng tăng Đây là những nhân tố không nằm ngoài dự đoán của Công ty trong những năm qua. Sự biến động lãi xuất và tỷ giá hối đoái được dự báo và tính toán trước nhưng do Công ty hoạt động nhập khẩu là chính nên không thể tránh khỏi những thiệt hại do lỗ tỷ giá gây ra. - Ngoài ra còn có các nhân tố thuộc môi trường văn hoá xã hội, môi trường khoa học công nghệ, môi trường tự nhiên (như phong tục tập quán tiêu dung, sự phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và qua trình kinh doanh...) 2. Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Công ty thương mại và dịch vụ Bộ thương mại chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh hàng hoá vật tư phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất. Bước đầu đã kinh doanh sang lĩnh vực hàng tiêu dùng nhưng quy mô và phạm vi còn hẹp, trong đó sản phẩm của Công ty chủ yếu là các sản phẩm: phụ gia, hoa chất... phục vụ cho các doanh nghiệp hoá chất và bán lẻ cho người tiêu dùng. 2.1. Công tác mua của Công ty Để kinh doanh có hiệu quả cao ngay từ ban đầu Công ty đã xác định hướng đi đúng đắn đó là phải chuẩn bị tốt đầu vào. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, các sản phẩm của Công ty chủ yếu là nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau (như Châu á, Đông Âu và một số nước ở Bắc Âu). Nguồn hàng của Công ty đảm bảo chất chất lượng đồng thời đa dạng về chủng loại để phục vụ người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua Công ty tập trungvào một số bạn hàng trọng điểm vừa tạo uy tín vừa tạo mối quan hệ lâu dài với Công ty. Bảng 2: Tình hình nhập khẩu theo các nguồn Tên nước Năm 1998 Năm 1999 So sánh Tuyệt đối % Tổng giá trị nhập khẩu 20,480,45 19,158,57 -1321,88 -6,45 Africa Anh Ando Autralia Arbia - ả rập Bỉ Hồng Kông Canada Đan mạch Đài Loan Đức Indonexia Italia Hà Lan Hàn Quốc Malaysia Mỹ Nhật Nga Pháp Philippin Trung Quốc Thái Lan Thuỵ Sỹ Singapore 3,84 222,75 50,64 192,96 276,69 18,00 268,04 217,00 8,48 337,55 139,98 481,37 67,83 158,6 6401,98 99,53 199,04 4282,62 79,66 1287,64 272,88 1117,81 2352,16 136,50 1665,39 1593 9,7 - 50,40 665,49 - 615,23 73,88 - 832,31 24,07 640,20 88,20 18,29 511,12 244,22 168,69 3760,67 29,64 28,89 154,08 687,40 5884,61 3814,23 1165,61 +155,49 -213,05 -50,64 -142,56 +388,8 -18 +347,19 -143,12 -8,48 +494,76 -115,91 +158,83 +20,73 -140,31 -5890,86 +124,69 -12,35 -512,95 -50,02 -1258,75 -118,8 -430,41 +3532,45 +3677,73 -499,78 +4049 -95,6 -100 -73,88 +140,52 -100 +129,53 -65,95 -100 +146,57 -82,8 +33 +30 -88,47 -92 +125,28 -6,2 12,19 -63 -97,76 -43,53 -38,5 +150,2 +2694,3 -30 Qua bảng trên ta thấy tổng kim ngạch nhập khẩu có chiều hướng giảm. Năm 1999 tổng giá trị nhập khẩu đạt 19.158,57 nghìn USD giảm 13.121,88 nghìn USD với tốc độ giảm là 6,45% trong đó: - Nhập khẩu từ Anh năm 1999 chỉ còn 9,7 nghìn USD giảm 213,05 nghìn USD so với năm 1998 với tốc độ giảm là 95,6% so với năm 1998. - Nhập khẩu từ Ando: giảm 50,40 nghìn USD với tốc độ giảm là 100%. - Nhập khẩu từ Pháp giảm 97,76%, từ Hà Lan giảm 140,31 nghìn USD với tốc độ giảm là 87,47%. Đặc biệt là việc nhập khẩu hàng hoá từ Hàn Quốc giảm rất mạnh, năm 1999 chỉ nhập của Hàn Quốc tổng giá trị là 511,12 nghìn USD, giảm 5890,86 nghìn USD với tốc độ giảm 92% so với năm 1998. - Tình hình nhập khẩu từ các nước trong khu vực cũng giảm: + Nhập khẩu từ Philippin giảm 118,8 nghìn USD so với năm 1998 với tốc độ giảm là 43,53%. + Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 430,41 nghìn USD với tốc độ giảm là 38,5% so với năm 1998 + Nhập khẩu từ Singapore giảm 499,78 nghìn USD với tốc độ giảm là 30% so với năm 1998. - Tình hình từ các nước lớn cũng giảm như Australia giảm 142,56 nghìn USD với tốc độ giảm là 73,88%; nhập khẩu từ Canada giảm 143,12 nghìn USD với tốc độ giảm là 65,95%; nhập khẩu từ Mỹ giảm 12,35 nghìn USD với tốc độ giảm là 6,2%. Đặc biệt là Nhật Bản - đây là nguồn cung cấp chủ yếu những mặt hàng đồ dùng gia đình và nhựa các loại cũng giảm 521,95 nghìn USD với tốc độ giảm là 112,19%. - Để nâng cao được hiệu quả kinh doanh Công ty dã phải tìm nguồn hàng đảm bảo chất ượng mà giá cả lại phù hợp. Chính vì vậy mà năm 1999 Công ty đã nhập khẩu chủ yếu của Thuỵ Sĩ giá trị nhập khẩu từ Thuỵ Sĩ là 3814,23 nghìn USD tăng 3677,73 nghìn USD so với năm 1998 với tốc độ tăng là 2694,3%. Nhập khẩu từ Thái Lan tăng 3532,45 nghìn USD với tỷ lệ tăng là 150,2%. Công ty nhập khẩu từ Hồng Kông tăng 347,19 nghìn USD với tỷ lệ tăng là 129,53%; nhập khẩu từ Malaysia tăng 124,69 nghìnUSD với tỷ lệ tăng l
Tài liệu liên quan