Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín- Chi nhánh An Giang

Trong bối cảnh tình hình tài chính trong nước đang có nhiều biến động: lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng gia tăng, Bên cạnh đó, với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản của Ngân Hàng Nhà Nước trong thời gian gần đây càng làm cho tình hình tài chính trong nước có chiều hướng phát triển rất khó dự đoán.

doc54 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín- Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VƯƠNG NGỌC SẬM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6 năm 2008 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại Sinh viên thực hiện : VƯƠNG NGỌC SẬM Lớp : DH5KD Mã số Sv: DKD041631 Người hướng dẫn : Ths. BÙI VĂN ĐẠO Long Xuyên, tháng 6 - năm 2008 KHÓA LUẬN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Ths.Bùi Văn Đạo (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: ………………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: ………………. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm và bảo vệ khóa luận Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày 27 tháng 06 năm 2008 LỜI CẢM ƠN – & — Qua bốn năm học tập tại trường Đại học An Giang, với sự giảng dạy tận tình cùng với lòng nhiệt huyết của các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên Khoa Kinh tế - QTKD, đã cho em tiếp thu nhiều kiến thức, với nhiều phương pháp nghiên cứu mới trong cách học, cũng như cách thức làm việc sau này. Cùng với sự tiếp xúc thực tế thông qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang, trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp, với nhiều áp lực, đã giúp em tích luỹ được một số kiến thức, cùng với kỹ năng làm việc sau này. Em xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Bùi Văn Đạo đã hướng dẫn nhiệt tình cùng với những lời nhận xét đã giúp em hoàn thành tốt Khoá luận tốt nghiệp. Bên cạnh sự nổ lực của bản thân, cùng với sự giúp đỡ Thầy Bùi Văn Đạo, còn có sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh, chị tại Sacombank An Giang trong thời gian thực tập tại đây, đã tạo cho em sự tự tin hơn và hoà nhập nhanh chóng vào một môi trường làm việc thực sự mà trước đây chỉ được đọc qua sách báo Nhân đây, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến: Các thầy cô giảng dạy trong Khoa kinh tế - QTKD Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang: Lưu Văn Hon Giám Đốc Chi nhánh Lê Văn Bé Mười Phó Giám Đốc Dương Đình Chương Trưởng phòng Cá Nhân Nguyễn Chí Trung Trưởng phòng Doanh Nghiệp Nguyễn Trung Quốc Trưởng phòng Hành Chính- Quản Trị Lê Văn Hùng Phó phòng Hỗ Trợ Các anh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn nghiệp nghiệp vụ Một lần nữa xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các giảng viên của trường Đại học An Giang, và các anh chị của Sacombank An Giang. Kính chúc các giảng viên, các anh chị trong Sacombank An Giang nhiều sức khoẻ và thăng tiến trong công việc. TÓM TẮT Trong bối cảnh tình hình tài chính trong nước đang có nhiều biến động: lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng gia tăng,… Bên cạnh đó, với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản của Ngân Hàng Nhà Nước trong thời gian gần đây càng làm cho tình hình tài chính trong nước có chiều hướng phát triển rất khó dự đoán. Với sự điều chỉnh trên của Ngân Hàng Nhà Nước nhằm mục đích điều hoà lại nguồn vốn cũng như hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông. Để có thể thực hiện tốt chức năng này thì cần phải có sự góp sức của các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang nói riêng, với công việc cụ thể là các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất huy động vốn nhằm hạn chế bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần làm giảm tỷ lệ lạm phát, bình ổn giá cả thị trường. Để làm tốt được điều này, ngoài việc phải tăng lãi suất huy động vốn vừa đảm bảo được lợi nhuận vừa thu hút được lượng tiền gửi của khách hàng so với ngân hàng khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải quản lý tốt các hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. Để làm tốt được cả hai việc trên thì ngân hàng một mặt phải nghiên cứu tình hình hiện tại của thị trường và các chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước cũng như của Tỉnh. Mặt khác, các ngân hàng cũng cần đánh giá lại hoạt động của chính ngân hàng mình trong những năm qua nhất là đối với các ngân hàng chỉ vừa mới thành lập hơn hai năm như Sacombank An Giang Đề tài phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang với mục tiêu là làm rõ tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang bao gồm việc làm rõ nguyên nhân tăng giảm thông qua việc phân tích dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cũng như là rõ những nguyên nhân làm gai tăng nợ quá hạn tại Chi nhánh. Từ đó, đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Chi nhánh Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau trong giai đoạn 2005-2007: Phân tích hoạt động tín dụng gồm các nội dung: Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp Phân tích hoạt động bảo lãnh Phân tích rủi ro tín dụng gồm các nội dung: Phân tích nợ quá hạn tại Chi nhánh giai đoạn 2005-2007 Phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng, và hạn chế rủi ro tín dụng Cuối cùng đưa ra kết luận nhằm đánh giá lại những điều đạt được so với các mục tiêu đề ra MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Sacombank An Giang (2005- 2007) 8 Bảng 4.1: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại Sacombank An Giang 22 Bảng 4.2: Dư nợ trong hoạt động cho vay SXKD 23 Bảng 4.3: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ tại các chợ trong năm 2006, 2007 24 Bảng 4.4: Dư nợ cho vay góp chợ 25 Bảng 4.5: Nợ quá hạn trong hoạt động góp chợ năm 2007 tại Sacombank AG 27 Bảng 4.6: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại Chi nhánh 27 Bảng 4.7: Dư nợ của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh 29 Bảng 4.8: Doanh số bảo lãnh tại Chi nhánh trong năm 2005, 2006, 2007 31 Bảng 4.9: Nợ quá hạn theo từng loại hình tại Chi nhánh qua từng năm 35 Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh qua các năm 35 Bảng 4.11: Hệ số thu nợ qua các năm tại Chi nhánh 36 Bảng 4.12: Tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh qua các năm 36 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dư nợ của từng chợ trong hoạt động góp chợ năm 2007 26 Biểu đồ 4.2: Dư nợ cho vay trong hoạt động tín dụng tiêu dùng 29 Biểu đồ 4.3: Dư nợ, Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ cho vay DN 30 Biểu đồ 4.4: Nợ quá hạn tại Chi nhánh qua từng năm 33 Biểu đồ 4.5: Nợ quá hạn theo từng nhóm nợ tại chi nhánh qua từng năm 34 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI VIẾT CN Chi nhánh SGD Sở giao dịch TTT Trung tâm thẻ AMC Trung tâm định giá độc lập TNHH Trách nhiệm hữu hạn NHTMCP Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần QTDND Quỹ Tín Dụng Nhân Dân NHCS Ngân Hàng Chính Sách QTD Quỹ Tín Dụng TCTD Tổ Chức Tín Dụng TMCP Thương Mại Cổ Phần NHTMQD Ngân hàng Thương Mại Quốc Doanh DPRR Dự Phòng Rủi Ro HS Hồ sơ HĐ Hợp đồng TSBĐ Tài Sản Bảo Đảm XLRR Xử lý rủi ro TL RRTD Tỷ lệ rủi ro tín dụng Hệ số TN Hệ số thu nợ CV SXKD Cho vay sản xuất kinh doanh T.Thường Thông thường MRTLĐB Mở rộng tỷ lệ đảm bảo SXKD Sản xuất kinh doanh CVTD, BĐS Cho vay tiêu dùng, Bất Động Sản CV MS, SCN Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà CV CCSTG Cho vay cầm cố sổ tiền gởi CV CBCNV Cho vay Cán Bộ Công Nhân Viên CV Khác Cho vay khác CN Cá nhân DN Doanh nghiệp DN Dư nợ DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ NQH Nợ quá hạn AG An Giang CP Châu Phú ĐT Đồng Tháp Chương 1. Phần mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển chung của đất nước, tỉnh An Giang đã và đang từng bước đổi mới, hòa nhập vào xu thế chung của sự phát triển đó. Với sự xuất hiện của nhiều tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây trong tỉnh An Giang, đã cho thấy sự phát triển của tỉnh, cũng như về tốc độ phát triển của các thành phần kinh tế trong năm qua. Với vai trò vừa là người cho vay, vừa là người đi vay, Ngân hàng đã góp một phần đáng kể trong việc thúc đẩy sự luân chuyển của nguồn tài chính, đồng thời đáp ứng các nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh doanh một cách nhanh nhất. Cùng với sự xuất hiện của các Ngân hàng thương mại cổ phần như Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Á Châu,…. Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn lớn ở tỉnh An Giang, không những thế Sacombank An Giang còn có nhiều hoạt động như huy động tiền gửi, phát hành thể ATM, ... đặc biệt là hoạt động tín dụng là một bộ phận không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và Sacombank An Giang nói riêng. Với sự biến động lãi suất trong thời gian đầu năm 2008, hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang đang có sự điều chỉnh lớn với các chính sách tăng lãi suất huy động, kèm theo sự tăng của lãi suất cho vay, điều này đã gây ít nhiều khó khăn trong hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng thêm gay gắt với sự tăng lãi suất huy động vốn. Với môi trường cạnh tranh gay gắt như thế, hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang có sự thay đổi như thế nào so với những năm trước đây. Ngoài ra, những rủi ro tín dụng có mang lại việc ứng đọng vốn lớn cho Sacombank An Giang? .Vì vậy để tìm hiểu xem hoạt động tín dụng ở Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang trong những năm qua diễn ra như thế nào và rủi ro tín dụng tồn tại ở Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang sẽ được xử lý ra sao, đó là lý do em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CHI NHÁNH AN GIANG” 1.2. Mục tiêu và Phạm vi nghiên cứu: Mục tiêu: Thông qua các hoạt động tín dụng trong những năm qua cụ thể là từ năm 2005 đến năm 2007 tại Sacombank An Giang, ta có thể nhận định được tình hình tín dụng cũng như các rủi ro tín dụng của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang. Bên cạnh đó, thông qua các báo cáo tín dụng nhằm tìm hiểu xem một số vấn đề sau: Phân tích các hoạt động tín dụng theo từng tiêu chí Phân tích các rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng, từ đó xác định các nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trên tại Sacombank A Giang. Đưa ra các kiến nghị, biện pháp nhằm góp phần giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: do hạn chế về thời gian cũng như kiến thức về các hoạt động của ngân hàng cụ thể là trong hoạt động tín dụng nên em chỉ tập trung vào việc phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng từ năm 2005 đến năm 2007 1.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn lấy ý kiến về các hoạt động tín dụng tại ngân hàng thông qua các đối tượng khác nhau: Nhân viên tín dụng, Khách hàng, Phó phòng phụ trách Phòng Hỗ trợ, Trưởng phòng tín dụng,.... Nghiên cứu định lượng: Thông qua các số liệu trong các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng tổng kết tình hình kinh doanh, tình hình nguồn vốn, các báo cáo tín dụng, từ đó xác định ra phần trăm các nguồn vốn, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong gần ba năm qua bằng phương pháp phân tích; Bằng phương pháp so sánh nhằm tìm ra các tác nhân tác động đến tình hình cấp tín dụng tại Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi Nhánh An Giang 1.4. Những đóng góp cơ bản của khoá luận: Với mục đích tìm hiểu hoạt động tín dụng cũng như các rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang trong những năm qua, thông qua các báo cáo từ phòng Hỗ trợ và các phòng Tín dụng, và từ hoàn cảnh thực tế của tình hình chung trong thời gian sắp tới, em hy vọng rằng các kiến nghị cùng với các giải pháp được đưa ra từng bước hoàn thiện hơn các hoạt động tín dụng và hạn chế được các rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang. Do sự hạn chế về thời gian, cùng với những kiến thức của bản thân còn hạn chế trong hoạt động của ngân hàng, do đó Khoá luận và các kiến nghị được đưa ra còn sai sót nhất định. Vì vậy, em hy vọng nhận được nhiều sự đóng góp hơn nữa từ các thầy cô, và các anh chị trong Sacombank An Giang để hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Chương 2. Cơ sở lý luận 2.1. Lý thuyết Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng Sự chuyển nhượng này chỉ mang tính tạm thời hay có thời hạn. Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí Vai trò của tín dụng Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh liên tục. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài. Chức năng của tín dụng Tập trung phân phối vốn tiền tệ Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội Giám đốc bằng tiền đối với hoạt động kinh tế xã hội. Các hình thức tín dụng: Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Chiết khấu: là hình thức cấp tín dụng theo đó các tổ chức tín dụng nhận các chứng từ có giá và trao cho khách hàng một số tiền bằng mệnh giá của chứng từ nhận chiết khấu trừ đi phần lợi nhuận và chi phí mà ngân hàng được hưởng Bảo lãnh: là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Cho thuê tài chính Tài trợ xuất nhập khẩu Các loại hình tín dụng: Dựa vào mục đích sử dụng của tín dụng gồm: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp Cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay bất động sản Cho vay nông nghiệp Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu Dựa vào thời hạn tín dụng gồm: Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng gồm Cho vay không có bảo dảm Cho vay có bảo đảm Dựa vào phương thức cho vay gồm: Cho vay theo món vay Cho vay theo hạn mức tín dụng Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay gồm: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình, người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. Bảo lãnh ngân hàng: Là cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên có quyền, về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay. Tại Sacombank An Giang, bảo lãnh chủ yếu tập trung ở các loại hình: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành công trình, bảo lãnh thanh toán thuế với nhà nước, và bảo lãnh nhận hàng. Định nghĩa về rủi ro trong hoạt động của ngân hàng: Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng được mô tả là những biến cố, sự kiện không bình thường xảy ra trong quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, gây ra tác động xấu đến tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của Sacombank An Giang: Rủi ro lãi suất: loại rủi ro do biến động của lãi suất. Loại rủi ro này phát sinh trong quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng theo đó tổ chức tín dụng có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi Rủi ro tỷ giá: là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng Rủi ro thuần tuý (rủi ro khách quan): là loại rủi ro biến động thị trường ngoài khả năng dự báo của ngân hàng, và người vay như: thiên tai, địch hoạ, hỏa hoạn… làm thiệt hại đến tài sản của ngân hàng. Rủi ro tín dụng: được mô tả như là một ảnh hưởng bất lợi cho người cho vay do một số người mắc nợ không có khả năng chi trả nợ vay cho người cho vay, thể hiện qua một số tiêu chí sau: Thủ tục đảm bảo tiền vay, thủ tục nhận nợ vay không đúng theo quy định dẫn đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu Mất thời hiệu khởi kiện và hết thời hiệu yêu cầu thi hành án Định giá tài sản không chính xác, cao hơn giá trị thị trường dẫn đến việc phát mãi tài sản thu hồi nợ gốc không đủ khi khách hàng không trả được nợ vay Nguồn thu nhập hoàn trả nợ của khách hàng bị suy giảm trong khi giá trị tài sản đảm bảo cũng suy giảm theo thời gian (thông thường tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị hoặc hàng hoá cầm cố…) Tài sản đảm bảo nằm trong khu quy hoạch giải toả do công tác xác minh, thẩm định không đến nơi đến chốn Trường hợp vay ké, vay giùm đối với các đơn vị liên kết (người vay không phải là giáo viên của đơn vị liên kết). Rủi ro về nguồn vốn: Rủi ro thừa nguồn vốn: khi có nhiều “tài sản có” không ở dạng trực tiếp hay gián tiếp có khả năng sinh lời để bù đắp chi phí huy động vốn. Rủi ro thừa vốn thường thể hiện dưới hình thức ứ đọng. Rủi ro thiếu nguồn vốn: xảy ra do biến động của tình hình kinh tế, chính trị hay sự giảm sút về uy tín của Ngân hàng làm cho người gởi tiền mất niềm tin vào Ngân hàng, ồ ạt rút tiền trong khi Ngân hàng không đủ khả năng thanh toán. Với việc xác định các loại rủi ro tại Sacombank An Giang như trên thì tác giả nhận thấy rằng rủi ro tín dụng là loại rủi ro tiềm ẩn lớn nhất trong hoạt động tín dụng của Sacombank An Giang nói riêng và các Ngân hàng TMCP nói chung. 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ TL NQH/ DN = Nợ quá hạn x 100% Dư nợ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại Tỷ lệ rủi ro tín dụng TL RRTD = Tổng Dư Nợ x 100% Tổng TS có Nếu tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro Ngân hàng gặp phải càng lớn vì khi đó các khoản mục tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản có của Ngân hàng. Khi tỷ lệ này càng cao lợi nhuận của ngân hàng có thể cao hơn đồng thời với mức độ rủi ro cũng sẽ lớn hơn. Hệ số thu nợ HỆ SỐ THU NỢ = Doanh số thu nợ x 100% Doanh số cho vay Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ kinh doanh, một đồng doanh số cho vay của ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng lớn thể hiện ngân hàng quản lý nợ tốt và hiệu quả. Chương 3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 3.1. Vài nét về: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Sacombank thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia tại Thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Vốn điều lệ của Sacombank tại thời điểm năm 1991 là 03 tỉ đồng và ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các quận vùng ven TP. HCM Sau 17 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam về tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ hơn 50%/năm, về vốn điều lệ với 4.449 tỷ đồng và về mạng lưới hoạt động với trên 210 chi nhánh và phòng giao dịch tại 44 tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, Sacombank còn có quan hệ với gần 9.700 đại lý của 251 ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ. Mục tiêu đến năm 2010, Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia). Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế góp vốn cổ phần và chia sẽ kinh nghiệm quản trị điều hành gồm: Công ty Tài Chính Quốc Tế - IFC trực thuộc ngân hàng Thế Giới (World Bank), Tập đoàn tài chính Dragon Financial Holdings thuộc Anh Quốc và Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ). Ngoài ba cổ đông nước ngoài và các đối tác chi
Tài liệu liên quan