Đề tài Phân tích tình hình hoạt động và một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Hoàng Nhân

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung, kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính. Từ đó, ta có thể so sánh đối chiếu chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ, quốc gia nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc thiết lập các giải pháp tài chính thích hợp, hiệu quả

pdf68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động và một số giải pháp về tài chính tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Hoàng Nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp 4 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung, kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính. Từ đó, ta có thể so sánh đối chiếu chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ, quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ cho việc thiết lập các giải pháp tài chính thích hợp, hiệu quả. 1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ của các nhân tố đến tình hình tài chính. Do đó, phân tích tình hình tài chính là công cụ hết sức quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp. Mặc khác, báo cáo của doanh nghiệp còn được nhiều cá nhân tổ chức quan tâm như chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư…Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích báo cáo tài chính. Vì vậy, phân tích báo cáo tài chính cũng sẽ có những ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ chức. Khóa luận tốt nghiệp 5 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: phân tích báo cáo tài chính nhằm tìm những giải pháp tài chính để xây dựng kết cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đúng pháp luật, hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Đối với chủ sở hữu: phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, công nợ, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp, sự an toàn, tiềm lực của đồng vốn đầu tư vào DN. Đối với các khách hàng, chủ nợ: phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn khả năng đảm bảo đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp cũng như khả năng và thời hạn thanh toán vốn + lãi suất của doanh nghiệp. Đối với cơ quan quản lý chức năng như Thuế, thống kê, phòng kinh tế…: phân tích báo cáo tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình, chính sách kinh tế tài chính, xã hội. 1.2. Nội dung phân tích 1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua báo cáo HĐKD: Đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh nghiệp, của từng bộ phận, lợi nhuận giữa thực tế với kế hoạch và năm trước nhằm thấy khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh. 1.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán 1.2.2.1 Biến động về tài sản và nguồn vốn So sánh tổng số tài sản giữa cuối năm và đầu năm, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản (tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn và tài sản cố định, đầu tư tài chính) giữa đầu năm và cuối năm để đánh giá sự biến động về qui mô doanh nghiệp và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Khóa luận tốt nghiệp 6 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An So sánh tổng nguồn vốn và các bộ phận cấu thành nguồn vốn (nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu) giữa đầu năm với cuối năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. 1.2.2.2. Khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp Tỷ suất tự tài trợ = x100% Tỷ suất tự tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính. Từ đó, ta thấy được khả năng chủ động của doanh nghiệp trong những hoạt động của mình. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng cả về số tuyệt đối và số tỷ trọng được đánh giá tích cực. 1.2.2.3. Khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là công cụ đo luờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này tăng chứng tỏ tình hình thanh toán được cải thiện tốt hơn. Thông thường hệ số này xấp xỉ bằng 2 được đánh giá là tốt. 1.2.3. Phân tích mối quan hệ và sự biến động của các khoản mục  Cân đối 1 Nguồn vốn CSH (400)= (110)+ (120)+(140)+ (151)+ (152)+ (210)+ (220)+ (230) Trong đó: Các mã số trong dấu ngoặc trên là mã số trong bảng cân đối kế toán của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Để dễ xem xét kết cấu trên thì tạm gọi các khoản mục bên trái bao gồm nguồn vốn chủ sỡ hữu và khoản mục bên phải là các khoản mục (110), (120), (140), (152), (160), (210), (220), (230). Có hai trường hợp: Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Mức độ đạt được của bộ phận Mức độ đạt được của tổng thể Hệ số khả năng Thanh toán hiện hành = Khóa luận tốt nghiệp 7 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An - Trường hợp 1: Vế trái (nguồn vốn chủ sở hữu) lớn hơn vế phải tức là nguồn vốn thừa khi đó hoặc công ty đem cho vay hoặc bị đơn vị khác chiếm dụng. - Trường hợp 2: Vế trái (nguồn vốn chủ sở hữu) nhỏ hơn vế phải tức là nguồn vốn thiếu khi đó hoặc công ty đang đi vay hoặc có tình trạng chiếm dụng vốn đơn vị khác.  Cân đối 2 (400)+(311)+(312)+(320)=(110)+(120)+(140)+(152)+ (160)+ (210)+(220)+ (230) Trong đó: Các mã số trong dấu ngoặc trên là mã số trong bảng cân đối kế toán của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Để dễ xem xét kết cấu trên thì tạm gọi các khoản mục bên trái bao gồm các khoản mục (400), (311), (312), (320) và khoản mục bên phải là các khoản mục (110), (120), (140), (152), (160), (210), (220), (230). Có hai trường hợp: - Trường hợp 1: Vế trái lớn hơn vế phải tức là nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay chưa sử dụng hết vào quá trình sản xuất kinh doanh, để các đơn vị khác chiếm dụng đồng nghĩa với số vốn đi chiếm dụng nhỏ hơn bị chiếm dụng. - Trường hợp 2: Vế trái nhỏ hơn vế phải tức là nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu, doanh nghiệp phải đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác đồng nghĩa với số vốn đi chiếm dụng lớn hơn bị chiếm dụng. 1.2.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng nguồn vốn = Nguồn vốn thường xuyên + Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn - Nguồn vốn thường xuyên thường được dùng để trang trải hoặc bù đắp cho tài sản dài hạn. - Nguồn vốn tạm thời để bù đắp cho tài sản ngắn hạn. Khóa luận tốt nghiệp 8 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An * Nếu nguồn vốn thường xuyên lớn hơn tài sản dài hạn thì phần dư ra của nguồn vốn thường xuyên dùng để bù đắp cho tài sản ngắn hạn dẫn đến những thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. * Nếu nguồn vốn thường xuyên nhỏ hơn tài sản dài hạn dẫn đến kết quả không thuận lợi cho kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn 1.2.5.1. Phân tích kết cấu tài sản Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành nên tổng tài sản( cả số tuyệt đối và tương đối) từ đó thấy được tính hợp lý của việc phân bố vốn và trình độ sử dụng vốn. - Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kết cấu vốn hợp lý là: Tỷ trọng tài sản dài hạn lớn hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Nên tỷ trọng tỷ trọng dài hạn tăng, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm sẽ được đánh giá là tích cực. - Đối với các doanh nghiệp thương mại, kết cấu vốn hợp lý là: Tỷ trọng tài sản dài hạn nhỏ tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Nên tỷ trọng tài sản dài hạn giảm, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng sẽ được đánh giá là tích cực. Tỉ suất đầu tư = x100% Ở các doanh nghiệp sản xuất, tỷ suất đầu tư càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có chú ý đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc đầu tư sẽ đem lại hiệu quả cho việc sản xuất kinh doanh. 1.2.5.2. Phân tích kết cấu nguồn vốn Là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn cấu thành nên “tổng nguồn vốn” nhằm thấy được tình hình huy động, sử dụng các loại nguồn vốn, mặt khác thấy được thực trạng tài chính doanh nghiệp. Qua đó công ty sẽ có những chiến lược phù hợp cho quá trình phát triển của công ty. B Tài sản( I + II) Tổng tài sản Khóa luận tốt nghiệp 9 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An 1.2.6. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 1.2.6.1. Phân tích tình hình thanh toán Căn cứ vào sổ chi tiết và công nợ để xem xét sự biến động của từng khoản phải thu cũng như phải trả cuối kỳ so với đầu kỳ. Đối với các khoản có biến động lớn phải tìm hiểu nguyên nhân để chỉ ra được biện pháp khắc phục. 1.2.6.1.1. Ta đánh giá tình hình thanh toán các khoản phải thu qua chỉ tiêu: = x100% 1.2.6.1.2. Số vòng vay các khoản phải thu Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán… Vòng quay các khoản phải thu = Số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu số vòng quay quá cao, chứng tỏ doanh nghiệp ít bán chịu, khi đó sức mạnh cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp giảm và vì thế doanh thu cũng sẽ giảm theo. 1.2.6.1.3. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân là thể hiện ở dạng khác của số vòng quay các khoản phải thu. Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lời vốn trong thanh toán thông qua các khoản phải thu và doanh thu bình quân 1 ngày. Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp không bị ứ đọng trong khâu thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá thấp lại thể hiện doanh nghiệp kém linh động trong chính sách tín dụng của doanh nghiệp dành cho Tỉ lệ khoản phải thu So với tổng tài sản Tổng số tiền phải thu Tổng tài sản Doanh thu thuần Các khoản phải thu Các khoản phải thu Doanh thu bình quân ngày Kỳ thu tiền bình quân = Khóa luận tốt nghiệp 10 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An khách hàng hoặc doanh nghiệp chưa khai thác hết khả năng để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thông qua việc vận dụng chính sách tín dụng dành cho khách hàng. 1.2.6.2. Phân tích khả năng thanh toán 1.2.6.2.1. Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn = Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiêp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn càng cao thì khả năng thanh toán ngắn hạn của doang nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Tỉ lệ thanh toán ngắn hạn thông thường được chấp nhận là xấp xỉ 2,0. 1.2.6.2.2. Tỉ lệ thanh toán nhanh: Tỉ lệ thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Tỉ lệ thanh toán nhanh càng cao thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Tỉ lệ thanh toàn ngắn hạn thông thường được chấp nhận là xấp xỉ 1,0. 1.2.6.2.3. Tỉ lệ thanh toán bằng tiền : Tỉ lệ thanh toán bằng tiền cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Tỉ lệ thanh toán bằng tiền càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng được tin tưởng và ngược lại. Tỉ lệ khoản phải thu So với khoản phải trả Tỉ lệ thanh toán nhanh Tỉ lệ thanh toán bằng tiền Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn + nợ phải thu Nợ ngắn hạn = Tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn Nợ ngắn hạn = = Khóa luận tốt nghiệp 11 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An = Thông thường, tỉ lệ thanh toán bằng tiền được chấp nhận là 0,5. Trong trường hợp tình hình kinh tế tài chính lành mạnh thì tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt thường không được đề cập trong đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn. 1.2.6.2.4. Tỉ số về nợ Phân tích tỉ số nợ nhằm đánh giá tình hình nợ phải trả so với tổng tài sản. Qua đó tìm hiểu nguồn tài trợ từ bên ngoài và những ảnh hưởng, tác động của nó đến hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.7. Phân tích tình hình luân chuyển vốn: 1.2.7.1 Vốn cố định = Chỉ số này càng tăng càng tốt. = Chỉ số này càng giảm càng tốt. 1.4.7.2. Vốn lưu động: = Chỉ số này càng tăng càng tốt. = Chỉ số này càng giảm càng tốt. = ( t1 – t0) x Trong đó: t1 là số ngày của 1 vòng luân chuyển kỳ báo cáo. Số vòng luân chuyển vốn cố định Số ngày của 1 vòng luân chuyển vốn cố định Số vòng luân chuyển vốn lưu động Số ngày của 1 vòng luân chuyển vốn lưu động Số vốn lưu động tiết kiệm hoặc lãng phí Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Số ngày của kỳ phân tích Số vòng luân chuyển vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Số ngày của kỳ phân tích Số vòng luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thực tế Số ngày của kỳ phân tích Doanh thu thuần Vốn lưu động bình qu â Tỉ số nợ Khóa luận tốt nghiệp 12 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An t0 là số ngày của 1 vòng luân chuyển kỳ gốc. t1 < t0 : Tiết kiệm t1 > t0 : Lãng phí 1.2.7.3. Toàn bộ vốn = Chỉ số này càng tăng càng tốt. Chỉ số này càng giảm càng tốt. 1.2.7.4. Vốn chủ sở hữu: Chỉ số này càng tăng càng tốt. = Chỉ số này càng giảm càng tốt . 1.2.8. Phân tích khả năng sinh lời Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả tồn bộ quá trình đầu tư sản xuất tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy lợi nhuận là một chỉ tiêu mà bất cứ đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng quan tâm. 1.2.8.1. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu trong kỳ = Tỉ xuất lợi nhuận trên doanh thu có thể được tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho Số vòng luân chuyển vốn toàn bộ vốn Số ngày của 1 vòng luân chuyển toàn bộ vốn Số vòng luân chuyển vốn chủ sở hữu Số ngày của 1 vòng luân chuyển vốn chủ sở hữu Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu trong kỳ Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân + Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Vốn sản xuất kinh doanh bình quân = Số ngày của kỳ phân tích Số vòng luân chuyển toàn bộ vốn = Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân Số ngày của kỳ phân tích Số vòng luân chuyển vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế Doanh thu trong kỳ = = Khóa luận tốt nghiệp 13 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An biết với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. Như vậy, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn. 1.2.8.2. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn lưu động = Tỉ suất lợi nhuận trên vốn lưu động cho biết một đồng vốn lưu động doanh nghiệp sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.2.8.3. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định: = Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.2.8.4. Tỉ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn: = Tỉ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn cho biết một đồng vốn doanh nghiệp sử dụng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tỉ suất lợi nhuận trên toàn bộ vốn càng cao thì trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. 1.2.8.5. Tiû suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: = Tỉ suất lợi nhuận trên vốn lưu độäng Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định Tỉ suất lợi nhuận trên toàn bộä vốn Tỉ suất lợi nhuận trên vốn CSH Lợi nhuận sau thuế Vôn lưu động bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế Vôn cố định bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế Toàn bộ vốn bình quân trong kỳ Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Khóa luận tốt nghiệp 14 Phân tích báo cáo tài chính GVHD : TS. Hạ Thị Thiều Dao SVTH: Nguyễn Trường An T
Tài liệu liên quan