Kinh tế trang trại khi mới ra đời ở các nước phương tây đã được xem là biểu hiện của sự văn minh kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp vào thời kỳ kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường. Nó đã phá bỏ tính khép kín trong sản xuất và ngày càng trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.
56 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Phần I: Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
5
I. Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí của kinh tế trang trại.
5
1. Khái niệm.
5
2. Đặc trưng của kinh tế trang trại
6
3. Tiêu chí về kinh tế trang trại
8
II. Lao động và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
9
1. Lao động của kinh tế trang trại.
9
2. Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
11
3.ảnh hưởng của sử dụng lao động đến hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp
12
4. ý nghĩa của sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
13
Phần II: Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá
15
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thanh Hoá
15
1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh.
15
2. Đặc điểm về kinh tế.
18
3. Những nét cơ bản về xã hội.
20
II. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua
21
1. Loại hình các trang trại.
21
2. Đất đai của trang trại.
22
3. Vốn đầu tư của trang trại.
23
III. Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại
25
1. Số lượng và chất lượng lao động.
25
1.1. Số lượng lao động.
25
1.2. Chất lượng lao động.
27
2. Sử dụng lao động trong các trang trại.
29
2.1. Sử dụng lao động theo loại hình sản xuất.
29
2.2. Sử dụng lao động theo thời gian.
31
2.3. Sử dụng lao động theo trình độ, chuyên môn.
32
3. Hiệu quả sử dụng lao động trong các trang trại.
33
3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại Thanh Hoá
33
3.2. Về mặt xã hội
35
IV. Một số nhân tố hạn chế sự phát triển kinh tế trang trại ở Thanh hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá hoá Hoá
37
1. Chính sách phát triển kinh tế trang trại.
37
2. Đất đai.
38
3. Quy mô vốn đầu tư.
39
4. Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật.
39
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
40
Phần III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động có hiệu quả trong các trang trại Thanh Hoá.
41
I. Định hướng chung cho thu hút và sử dụng lao động.
41
1. Đối với các loại hình sản xuất.
41
2. Đối với các vùng kinh tế.
42
II. Những giải pháp thu hút và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Thanh Hoá
43
1. Giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại.
43
1.1.Chính sách đất đai.
43
1.2. Nguồn vốn đầu tư.
45
1.3. Chính sách về thị trường.
47
1.4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
48
2. Giải pháp về lao động.
48
2.1. Những chính sách về lao động.
49
2.2. Đối với lao động trong kinh tế trang trại.
51
2.3.Tăng cường sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
53
Kết luận
55
Danh mục tài liệu tham khảo
56
Lời nói đầu
Kinh tế trang trại khi mới ra đời ở các nước phương tây đã được xem là biểu hiện của sự văn minh kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp vào thời kỳ kinh tế hàng hoá bắt đầu được vận hành theo cơ chế thị trường. Nó đã phá bỏ tính khép kín trong sản xuất và ngày càng trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển.
ở Việt Nam đang trong thời kỳ CNH-HĐH, Kinh tế trang trại ra đời là một tất yếu. Nó đã chứng tỏ lợi thế và vai trò tích cực trên một số mặt, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực xoá đói giảm nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Kinh tế trang trại ở Thanh Hoá ra đời từ đầu những năm 1990 cũng mang trong nó những yếu tố tích cực đó. Tuy nhiên sự phát triển Kinh tế trang trại ở Thanh Hoá chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương và đang bộc lộ những mặt hạn chế, trong đó có vấn đề thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại
đã và đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết, liên quan chặt chẽ với lao động ở nông thôn.
Đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá” là một đề tài mới nhưng nó mang tính thực tiễn và ứng dụng cao đối với các trang trại ở Thanh Hoá./.
Đề tài gồm ba phần:
Phần I. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
Phần II. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại và sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá.
Phần III. Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá
Phần I
Cơ sở lý luận về Kinh tế trang trại và
sử dụng lao động trong Kinh tế trang trại
Khái niệm, đặc trưng, tiêu chí của kinh tế trang trại.
1. Khái niệm.
Trang trại:
Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, ở đây nói về trang trại trong nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá là với khái niệm cụ thể sau đây:
- Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá thời kỳ công nghiệp hoá .
- Trang trại là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp gắn với thị trường .
- Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ.
- Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp có tổ chức lao động SXKD có quản lý kiểu doanh nghiệp .
- Trang trại là tổ chức sản xuất nông nghiệp có vị trí trung tâm thu hút các hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất TLSX, các họat động dịch vụ và các tổ chức chế biến tiêi thụ nông sản.
- Trang trại là loại hình sản xuất đa dạng và linh hoạt về tổ chức hoạt động SXKD nông nghiệp (Từ các hình thức sở hữu TLSX và PTSX khác nhau có trang trại gia đình, trang trại tư bản chủ nghĩa).
- Trang trại thường có quy mô khác nhau (nhỏ, vừa và lớn).
1.2. Kinh tế trang trại:
Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá phát sinh và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá thay thế cho nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc được biểu hiện:
- Kinh tế trang trại là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt động SXKD nông nghiệp bao gồm các hoạt động trước, trong và sau sản xuất nông sản hàng hoá .
- Là sản phẩm của thời kỳ CNH- HĐH, bởi quá trình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình CNH từ thấp đến cao.
- Phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá phục vụ nhu cầu nông sản hàng hoá là phù hợp với quy luật phát triển kinh tế và là một tất yếu khách quan của nền kinh tế nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch từ sản xuất tự cấp lên sản xuất hàng hoá.
- Là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp mới có tính ưu việt hơn hẳn các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp khác như kinh tế nông nghiệp tập thể, đồn điền, tiểu nông Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 258.
...
2. Đặc trưng của kinh tế trang trại:
Trên cơ sở khái niệm về Kinh tế trang trại đã nêu, chúng ta đi vào tìm hiểu đặc trưng của kinh tế trang trại với những điểm khác biệt so với các loại hình sản xuất nông nghệp khác.
2.1. Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất nông sản hàng hoá:
Đây là đặc trưng cơ bản khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự túc theo nhu cầu của gia đình nông dân. Ngay từ khi kinh tế trang trại mới hình thành ở một số nước CNH Tây âu, C.Mác là người đầu tiên đưa ra nhận xét chỉ rõ đặc trưng cơ bản của Kinh tế trang trại khác với kinh tế tiểu nông là người chủ trang trại sản xuất và bán tất cả sản phẩm họ làm ra và mua tất cả kể cả thóc giống.
2.2. Quy mô diện tích tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất:
Quy mô diện tích của trang trại không nhất thiết phải lớn, diện tích nhiều. Thông thường những trang trại trồng trọt có quy mô tương đối lớn, nhất là các trang trại lâm nghiệp cần có diện tích rất lớn. Ngược lại trang trại chăn nuôi gia cầm thường có diện tích sử dụng nhỏ nhưng lại cần quy mô đầu tư lớn. Hơn nữa, do tính chất sản xuất hàng hoá chi phối đòi hỏi phải tạo ra ưu thế trong cạnh tranh sản xuất kinh doanh để thực hiện yêu cầu tái sản xuất mở rộng, hoạt động của kinh tế trang trại được thực hiện theo xu thế tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao, tiến đến quy mô sản xuất tối ưu của trang trại, phù hợp với từng ngành sản xuất, từng vùng kinh tế, từng thời kỳ CNH.
Cùng với việc tập trung nâng cao năng lực sản xuất của tưng trang trại còn diễn ra xu thế tập trung các trang trại thành những vùng chuyên môn hoá từng loại sản phẩm.
2.3. Chủ trang trại là chủ gia đình đồng thời là một nhà kinh doanh:
Chủ trang trại là người có ý chí, có năng lực tổ chức và quản lý, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường. Thông thường trang trại là một doanh nghiêp do chính người nông dân làm chủ. Đa số chủ trang trại là lao động chính, nhiệm vụ của họ là điều hành sản xuất và tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất của trang trại.
2.4. Kinh tế trang trại là mô hình xuất nông nghiệp hiệu quả và tiên tiến:
Kinh tế trang trại có khả năng dung nạp nhiều trình độ khoa học và công nghệ từ thô sơ đến hiện đại, phù hợp với từng loại cơ sở tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Kinh tế trang trại tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá, khối lượng hàng hoá nhiều, chất lượng tốt và giá thành hạ.
Kinh tế trang trại góp phần tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, làm giảm bất công bằng trong xã hội, đi tiên phong trong quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
2.5. Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau.
Tuỳ theo hình thức sở hữu và tổ chức quản lý mà ta có thể phân làm các loại sau:
+ Trang trại gia đình: (loại hình trang trại này chiếm phần lớn) Trang trại gia đình có tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh thích hợp, tiến bộ, sử dụng có hiệu quả các TLSX (đất, lao động, vốn..) chọn và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến.
+ Trang trại uỷ thác: người chủ trang trại không tham gia trực tiếp vào quản lý và sản xuất mà thuê người khác làm những việc đó.
+ Trang trại hơp doanh theo cổ phần: loại này có nhiều chủ sở hữu và quản lý. Nếu phân theo ngành sản xuất thì có: trang trại nông nghiệp,trang trại lâm nghiệp, trang trại ngư nghiệp.
3. Tiêu chí về kinh tế trang trại.
3.1. Về định tính:
Tiêu chí trang trại biểu hiện đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất nông sản hàng hoá.
3.2. Về định lượng:
Tiêu chí trang trại thể hiện thông qua các chỉ số cụ thể nhằm để nhận dạng, phân biệt loại cơ sở sản xuất nào được coi là trang trại, loại cơ sở nào không phải là trang trại và để phân loại giữa các trang trại với nhau về quy mô giúp chúng ta có cơ sở để phân tích đánh giá sau khoi đã thu thập được số liệu.
Theo thông tư 69/2000 ngày 23/6/2000 của liên bộ NN-PTNT và Tổng cục Thống kê quy định các tiêu chuẩn:
- Một là: Phải có giá trị hàng hoá đạt 40 triệu đồng một năm trở lên.
- Hai là: Có mức sử dụng đất đai, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tối thiểu:
+ Từ 2 ha trở lên đối với trang trại cây hàng năm và nuôi trông thuỷ sản.
+ Từ 3 ha trở lên đối với trang trại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
+ Từ 10 ha trở lên đối với trang trại cây lâm nghiệp.
+ Chăn nuôi từ 50 con trâu bò, 1000 con lợn, dê trở lên.
+ kinh doanh tổng hợp trong các chỉ tiêu trên phải có ít nhất hai chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phải bằng 1/2 quy định.
+ Loại khác không đạt về chỉ tiêu quy mô ở trên nhưng có thu nhập bình quân đầu người đạt từ 400000 đồng đối với miền xuôi và 300000 đồng trở lên đối với miền núi.
-Ba là: Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên hoặc lao động làm thuê thời vụ.
- Bốn là: Chủ trang trại là người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Năm là: Lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính và có thu nhập vượt trội.
Lao động và sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
1. Lao động.
Lao động là hoạt động có ích của con người không bị pháp luật ngăn cấm và mang lại thu nhập cho con người. theo C. Mác: “Lao động là quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, là quá trình trong đó, bằng hoạt động của mình con 0người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” C. Mác- Tư bản quyển I Tập I- Nhà xuất bản sự thật Hà nội
. Trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm năng trong cơ thể mình sử dụng công cụ lao động để tác động vào tự nhiên một cách có mục đích, có ý thức nhằm biến đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Trong bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Trong các quá trình sản xuất lao động là yếu tố đầu vào của quá trình đó. Khi kinh tế trang trại ra đời và phát triển nó sẽ thu hút và sử dụng một số lượng lao động trong nông nghiệp, số lao động này ngoài lao động trong gia đình còn một bộ phận không nhỏ lao động dôi dư, không có đủ việc làm phải đi làm thuê cho các chủ trang trại (bao gồm cả lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ).
- Lao động thuê thời vụ là lao động có khả năng lao động được thuê theo thời vụ của sản xuất, thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sản xuất và sự thuê mướn của chủ trang trại do vậy họ thuộc số những người thiếu việc làm (thiếu việc làm là tạng thái người lao động không được sử dụng hết thời gian làm việc theo quy định và mức thu nhập dưới mức tối thiểu, có nhu cầu tìm việc làm).
- Lao động thuê thường xuyên là những lao động đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động được chủ trang trại thuê ít nhất từ 1 năm trở lên.
- Lao động gia đình là những nhân khẩu 15 tuổi trở lên có khả năng lao động và tham gia vào sản xuất trong trang trại.
Lao động trong gia đình cùng với lao động thuê thường xuyên gọi là lao động thường xuyên - lao động có việc làm đầy đủ (lao động có việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm đối với bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân).
Khi số lao động thường xuyên và lao động thuê thời vụ được kinh tế trang trại thu hút và sử dụng sẽ nâng cao được hệ số sử dụng thời gian làm việc trong nông thôn. Tuy nhiên về mặt chất lượng lao động trong kinh tế trang trại đang là vấn đề đáng lo ngại bởi vì trình độ văn hoá, trình độ tay nghề .. của lao động còn quá thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
2. Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại ở Thanh Hoá.
2.1. Sử dụng lao động theo loại hình sản xuất kinh doanh:
Là sự thu hút và sử dụng lao động (lao động thường xuyên và lao động thuê thời vụ) vào các loại hình sản xuất. Đối với kinh tế trang trại ở Thanh Hoá bao gồm 6 loại hình sản xuất cơ bản: Trồng cây hàng năm, Trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, Chăn nuôi, Lâm nghiệp, Nuôi trồng thuỷ sản, Nông-lâm-thuỷ sản kết hợp. việc thu hút và sử dụng lao động đối với mỗi loại hình sản xuất là khác nhau tuỳ theo đặc điểm của từng loại hình sản xuất.
2.2. Sử dụng lao động theo thời gian:
Thời gian lao động là số giờ, số ngày công mà ngườ lao động đóng góp cho kinh tế trang trại (làm việc cho chủ trang trại) dựa trên sự thoả thuận giữa người lao động với người chủ trang trại, trên cơ sở đó người chủ trang trại căn cứ vào đó trả công cho người lao động và các phụ cấp (nếu có).
Đối với các trang trại ở Thanh Hoá thì thời gian lao động đa số tính theo ngày công lao động (cả đối với lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ). Tuy nhiên các trang trại thuê dưới 500 công (đối với lao động thuê thời vụ) chiếm tỷ lệ cao làm hạn chế việc nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động .
2.3. Sử dụng lao động theo trình độ người lao động:
Trình độ người lao động liên quan đến chất lượng lao động trong các trang trại. Đối với lao động trong các trang trại Thanh Hoá đang có trình độ rất thấp (trình độ văn hoá, trình độ tay nghề) làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại. Hiện nay trong số các trang trại hiện có của tỉnh có trên 90% chủ trang trại và người lao động trong trang trại chưa qua đào tạo bồi dưỡng. Đây là một sự cản trở rất lớn cho việc nâng cao năng lực sản xuất của trang trại, kinh tế trang trại sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm nhưng đồng thời cũng đòi hỏi một lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề.
3. ảnh hưởng của sử dụng lao động tới hiệu quả sản xuất trong
nông nghiệp.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp chúng ta thấy tổng thu nhập (Aa) của nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào năng suất đất đai (NPa) và số lao động được sử dụng (La), nó tuân theo quy luật lợi nhuận giảm dần. Có thể biểu diễn hàm sản xuất nông nghiệp như sau:
Aa =F(NPa,La)
Số lao động được sử dụng (La) hoạt động theo quy luật “sản phẩm cận biên”O Đó là mức thay đổi trong tổng sản phẩm có được nhờ sử dụng thêm một đơn vị vào biến đổi (lao động), trong khi tất cả các yếu tố đầu vào khác là không đổi hoặc cố định.
của lao động có xu hướng giảm dần.
Điều này có nghĩa là nếu nhân tố sản xuất khác (đất đai, công cụ...) là những đầu vào cố định, thì sự tăng thêm mỗi một lao động nông nghiệp (La) sẽ làm tổng sản phẩm nông nghiệp tăng lên, nhưng càng ngày tốc độ tăng càng chậm hơn và đến một điểm nào đó thì mặc dù lao động vẫn tăng nhưng tổng sản phẩm nông nghiệp không tăng. Đây chính là ngyên tắc lợi nhuận giảm dần - một nguyên tắc rất quan trọng trong kinh tế học. Nó giải thích sự tăng lên rất chậm chạp (hoặc không tăng) của năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua là do số lao động trong khu vực này tiếp tục tăng lên, trong khi các nguồn lực khác (đất đai, vốn) lại rất hạn hẹp. Như vậy một trong những nguyên nhân của tình trạng năng suất lao động nông nghiệp thấp là do lao động tập trung quá nhiều trong khu vực này, không cân đối với các nguồn lực sản xuất khác (dất đai, vốn...). Nguyên tắc về lợi nhuận giảm dần đối với một nhân tố sản xuất biến đổi sẽ cho phép ta phân tích một câu hỏi quan trọng là vậy cần sử dụng bao nhiêu lao động trong nông nông nghiệp để đạt tới một mức nsld đủ cao trong khu vực này, cho phép tạo ra “điểm ngoặt” cho sự di chuyển lao động sang các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Mặt khác, năng suất lao động nông nghiệp còn phụ thuộc và chất lượng của lực lượng lao động trong khu vực này. Các kết quả tính toán cho thấy: năng suất lao động sẽ tăng 7% nếu chủ hộ có học vấnở mức độ nào đó, và tăng lên đến 11% nếu tốt nghiệp phổ thông cơ sở.O Ngân hàng Thế giới “Việt Nam - đánh giá sự nghèo đói và chiến lược” – 1995, tr 59.
Trình độ học vấn của người lao động sẽ cho phép họ dễ dàng lĩnh hội được những kiến thức từ các chương trình khuyến nông - là cơ sở làm tăng gần gấp đôi sản lượng nông vụ.
Năng suất lao động nông nghiệp thấp không những chỉ do việc sử dụng thời gian lao động rất hạn chế mà sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào lao động thủ công với năng suất lao động còn thấp
4. ý nghĩa của thu hút, sử dụng lao động trong kinh tế trang trại.
Đối với xã hội:
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại giúp giải quyết việc làm cho người lao động (làm giảm áp lực về việc làm trong khu vực nông thôn). Nếu sử dụng và phát huy tốt khả năng lao động của con người sẽ tạo khả năng to lớn để phát triển kinh tế.
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo, đổi mới bộ mặy nông thôn, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái tạo ra sự phát triển bền vững.
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại làm giảm tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị, phân bố lại lao trong các vùng, làm giảm tệ nạn xã hội ở nông thôn.
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại góp phần nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.
Đối với cá nhân:
- Sử dụng lao động trong kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của lao động nông nghiệp.
- Nếu bố trí lao động hợp lý, phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc sẽ nâng cao năng suất lao động của các cá nhân, giúp họ phát huy hết khả năng, sự sáng tạo của mình trong quá trình sản xuất.
Phần II
Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại
và sử dụng lao động trong các trang trại ở Thanh Hoá
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hoá
1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh.
1.1. Vị trí địa lý và khí hậu:
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, có vị trí địa lý quan trọng, nằm giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Phía Bắc Thanh Hoá giáp với ba tỉnh của Bắc Bộ là Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình. Phía Nam và Tây Nam nằm liền kề với Nghệ An. Phía tây nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của Lào có đường biên giới kéo dài 192 km. P