Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều sách viết về tài chính cũng như phân tích tài chính. Mỗi một người có một quan điểm khác nhau, cách định nghĩa khác nhau. Ta có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về phân tích tài chính như sau:
Phân tích tài chính là tập hợp các phương pháp mà người phân tích dùng để đánh giá, nhận xét, đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc một cá nhân.
85 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần xây dựng VINACONEX No7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
I. Một số khái niệm.
1.1 Phân tích tài chính là gì?
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều sách viết về tài chính cũng như phân tích tài chính. Mỗi một người có một quan điểm khác nhau, cách định nghĩa khác nhau. Ta có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về phân tích tài chính như sau:
Phân tích tài chính là tập hợp các phương pháp mà người phân tích dùng để đánh giá, nhận xét, đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc một cá nhân. Từ đó, người sử dụng các báo cáo tài chính có thể hiểu được tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức trong quá khứ, hiện tại. Đồng thời có thể dự đoán được phần nào tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức trong tương lai.
Phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất là quá trình phân tích tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có cách hoạt động khác nhau tuỳ ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp thương mại khác doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp chuyên cung cấp dịnh vụ khác với doanh nghiệp thương mại... Do vậy, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có sự khác nhau về từng khoản mục bên trong, nhưng xét về tổng thể, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đều được thực hiện theo một quy trình nhất định.
Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường được chính doanh nghiệp thực hiện. Đôi khi bên sử dụng các báo cáo tài chính không bằng lòng với số liệu của doanh nghiệp đưa ra có thể tự mình đứng ra để phân tích hoặc thuê một bên thứ ba phân tích. Chính điều này đã nảy sinh vấn đề kiểm toán. ở Việt Nam, kiểm toán là một công ty của nhà nước, chuyên đi kiểm tra các số liệu tài chính ở các công ty. Tại các quốc gia châu âu, kiểm toán được các công ty tư nhân thực hiện.
Có rất nhiều các cá nhân và tổ chức sử dụng đến các báo cáo tài chính. Doanh nghiệp tạo ra các báo cáo tài chính, dùng nó để nhận biết tình hình hoạt động của mình, dùng để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Nhà nước, chủ yếu là cơ quan thuế, dùng các báo cáo tài chính để thu thuế thu nhập của doanh nghiệp, tăng thu ngân sách nhà nước. Ngân hàng và người đầu tư dùng các báo cáo tài chính để quyết định các vấn đề đầu tư hay không đầu tư, tiếp tục đầu tư hay rút bớt vốn đầu tư. Nhân viên trong doanh nghiệp dùng báo cáo tài chính để biết hiệu quả công việc và các chính sách trả lương của công ty có phù hợp không...
1.2 Lịch sử hình thành phân tích tài chính.
Quá trình phân tích tài chính diễn ra từ rất lâu, lâu đễn nỗi người ta không thể xác định được một cách chính xác thời điểm và địa điểm nó xuất hiện. Người ta chỉ biết nó xuất hiện khi con người biết giá trị của đồng tiền và những người cho vay lãi bắt đầu xuất hiện. Phân tích tài chính thời xa xưa thực chất là tìm hiểu khả năng trả nợ. Một số người lúc này không cần quan tâm đến khả năng trả nợ về tài sản của con nợ bởi vì họ có khả năng bắt buộc con nợ phải làm công cho mình để trả nợ, thậm chí có thể bắt con nợ và người nhà đem bán để trả nợ.
Đến cuối thế kỷ thứ 19, khi mà ngành Khoa học Kỹ thuật phát triển một cách mạnh mẽ, máy móc thay thế cho sức lực của con người. Một số người lạc quan cho rằng chỉ đến đầu thế kỷ 20, người ta không còn phải lao động nữa, tất cả đều được máy móc làm, đều được tự động hoá. Trong thời gian này (thế kỷ 19), hiệu quả do máy móc mang lại đã thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, sản lượng sản suất tăng lên nhanh chóng đồng nghĩa với lợi nhuận thu về ngày một lớn hơn. Lợi nhuận cao kéo theo hàng loạt người mới ra nhập ngành sản xuất, các công ty đua nhau thay đổi công nghệ sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá. Hậu quả của nó là xuất hiện khủng hoảng thừa về thời gian sau này. Ta sẽ không đi sâu về vấn đề này, chỉ biết rằng vào lúc đó, số lượng người tham gia vào sản xuất tăng đột biến, nhu cầu sử dụng vốn tăng cao. Tiền mặt của các cá nhân không đủ để hoạt động, họ phải đi vay của các ngân hàng. Tiền của các ngân hàng cũng có giới hạn, việc quyết định cho người nào vay buộc phải căn cứ vào kết quả hoạt động của công ty người muốn vay đó. Chính điều này đã đẩy ngành phân tích tài chính tiến một bước dài. Các công ty đua nhau chứng minh khả năng tài chính của mình. Dần dần, các báo cáo tài chính này đã được chuẩn hoá như ta thấy bây giờ.
Ngày nay, phân tích tài chính đã trở thành một môn khoa học bắt buộc đối với một số trường đại học trên thế giới. Thậm chí có nơi còn thành lập trường đại học tài chính chỉ chuyên giảng dạy về tài chính.
Các báo cáo tài chính ngày càng trở lên thông dụng, đối với các nước Châu âu, các báo cáo tài chính được áp dụng đối với cả các người lao động bình thường, thậm chí cả những người thất nghiệp cũng có báo cáo tài chính của riêng họ.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải công khai tình hình tài chính của mình đối với nhà nước và ngân hàng. Bất kỳ một cá nhân nào cũng có thể đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp cho mình các báo cáo tài chính, tất nhiên sẽ có một chi phí nhất định cho việc cung cấp thông tin này.
1.3 Tại sao phải phân tích tài chính.
Như đã trình bày ở trên, phân tích tài chính được hình thành do nhu cầu của người sử dụng. Người sử dụng cần những thông tin tài chính gì, phân tích tài chính sẽ cung cấp cho họ thông tin đó. Tập hợp các nhu cầu của người sử dụng, ta có được một vài lý do chính để phân tích tài chính:
Phân tích tài chính cung cấp cho người sử dụng thông tin tài chính một cách rõ nét nhất và đầy đủ nhất về các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tài chính.
Phân tích tài chính cho biết doanh nghiệp hiện tại đang trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển (ra đời, phát triển, ổn định và suy thoái).
Phân tích tài chính cho biết doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động ra sao (mở rộng, thu hẹp, tập trung, đa dạng hoá...).
Phân tích tài chính cho biết doanh thu, chi phí, lãi, lỗ của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Phân tích tài chính cho biết tình trạng nợ, khả năng vay nợ (huy động vốn), trả nợ của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính cho biết xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính cho biết hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn (cơ cấu tài sản – nguồn vốn, tỷ số sinh lời...).
Còn có rất nhiều lý do nữa để tiến hành phân tích tài chính. Dưới đây là tập hợp một số đối tượng sử dụng thông tin và mục đích sử dụng thông tin tài chính của họ.
Đối tượng sử dụng
Mục đích sử dụng.
Các loại thông tin tài chính
Người quản lý (DN)
- Điều hành doanh nghiệp
- Tất cả các thông tin tài chính.
Nhà nước
- Vi mô: thu ngân sách (thuế).
- Vĩ mô: đIều tiết nền kinh tế
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
NH và người cho vay
- Cho vay hay không
- Các báo cáo tài chính
Các nhà đầu tư tự do
- Có đầu tư hay không
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khách hàng và nhà cung cấp
- Tiếp tục quan hệ hay không
- Tài sản, nợ, khả năng thanh toán, (tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh).
Người lao động
- Tiếp tục làm việc hay không.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4 ý nghĩa của phân tích tài chính
Tài chính của doanh nghiệp quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài chính có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
ý nghĩa của phân tích tài chính là:
- Cung cấp các thông tin chính xác và đầu đủ cho từng đối tượng sử dụng thông tin tài chính.
- Giúp người sử dụng đưa ra được các quyết định có lợi nhất về tài chính.
Như đã trình bày, mỗi người sử dụng có một nhu cầu thông tin tài chính khác nhau. Đôi khi các thông tin tài chính này không được thể hiện trên các trang báo cáo tài chính mà nó nằm ẩn trong các hệ số tài chính. Người sử dụng muốn có được thông tin này buộc phảI tiến hành phân tích nó. Vì vậy mà có phân tích tài chính.
II. Nội dung và một số phương pháp phân tích tài chính.
2.1 Nội dung của phân tích tài chính.
Để có thể phân tích được tài chính doanh nghiệp, ta cần phải xác định được nội dung cần phân tích là gì, tức là ta tập chung vào phần nào để phân tích vì mỗi người sử dụng có một mục đích sử dụng khác nhau. Nội dung cần phân tích khái quát nhất mà bất kỳ người sử dụng nào cũng cần có hai nội dung chính là:
- Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích các chỉ số tài chính.
Ngoài ra, người sử dụng có thể tập trung vào phân tích từng phần nhỏ như phân tích khả năng thanh toán, phân tích khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng của đồng vốn...
ở đây, chỉ nói về hai nội dung chính bên trên, các nội dung nhỏ hơn sẽ được đề cập trong phần chính.
a. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích chung:
Trước khi tiến hành phân tích bất kỳ vấn đề gì, ta cần phải tìm hiểu sơ lược vấn đề cần phân tích. Để phân tích tài chính của doanh nghiệp, trước tiên ta cần phải tìm hiểu một vài vấn đề, tức là tiến hành phân tích một cách khái quát nhất về doanh nghiệp:
Quy mô của doanh nghiệp: được hiểu là tổng số tài sản hay nguồn vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công ty mới bắt đầu tham gia kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp được tính dựa trên tổng số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để bắt đầu kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động được một thời gian, quy mô đươc xác định dựa trên tổng giá trị tài sản hay nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp.
Quy mô hoạt động: được hiểu là phạm vi ngành nghề mà doanh nghiệp tham gia. Doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động trong phạm vi ngành nghề nào, doanh nghiệp chỉ tập trung vào một loại nghành nghề hay nhiều ngành nghề khác nhau. Thị trường mà doanh nghiệp năm giữ, khả năng mở rộng thị trường cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh...
Doanh thu và lợi nhuận: doanh thu là tổng số tiền (hoặc tài sản, vật tư được quy đổi thành tiền) mà doanh nghiệp thu về khi cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho khách hàng.
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (tính cả thuế, các khoản phải nộp nhà nước và các khoản giảm trừ).
Từ ba yếu tố trên, ta xác định được tỷ số khả năng sinh lời ROA (Return On Assets – sức sinh lời của vốn kinh doanh), ROE (sức sinh lời của vốn chủ sở hữu) và ROS (sức sinh lời của doanh thu thuần) sẽ được nói rõ ở phần sau.
Phân tích xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp.
Đây là phần phân tích thường gặp nhất trong quá trình phân tích chung về doanh nghiệp. Mục đích của cách phân tích này là cung cấp cho người sử dụng biết tình hình hoạt động trong năm vừa qua của doanh nghiệp ra sao. So với các năm trước, doanh nghiệp làm ăn có lãi hay bị lỗ. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tiến hành theo chiến lược đã đề ra hay thay đổi chiến lược...
Để tiến hành phân tích, người phân tích sử dụng toàn bộ các phương pháp phân tích bên dưới để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Số liệu dùng để phân tích là số liệu trong hai bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp phân tích ưa dùng nhất là phương pháp so sánh vì nó có thể cho biết tình hình năm nay so với các năm trước đó.
Phân tích kết cấu và biến động kết cấu:
Nó cho người sử dụng biết tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn như vậy đã hợp lý chưa. Sự biến động của các khoản mục ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khả năng vay nợ và trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Ví dụ như: tài sản lưu động chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng tài sản, nợ ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm so với nợ phải trả...
b. Phân tích các chỉ số tài chính.
Thực chất, nếu ta chỉ phân tích từng khoản mục riêng lẻ thì không thể biết được rõ ràng sự biến động trong doanh nghiệp. Và cũng không thể biết được mối quan hệ của các khoản mục với nhau, khoản mục nào ảnh hưởng tời khoản mục nào. Việc phân tích các tỷ số tàI chính cho ta biết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Có bốn nhóm chỉ số tài chính mà người phân tích tài chính cần quan tâm.
* Các tỷ số về khả năng thanh toán:
Chỉ số hiện hành: còn gọi là khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán ngắn hạn. Thể hiện mối quan hệ tương quan giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Công thức:
Tài sản lưu động
Khh = ắắắắắắắắ
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số nhanh: còn gọi là khả năng thanh toán nhanh. Thể hiện mối quan hệ giữa tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền (gồm: tiền, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, phải thu khách hàng) và tổng nợ ngắn hạn.
Công thức:
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Kn = ắắắắắắắắắắắắắắ
Tổng nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền
Ktt = ắắắắắắắắ
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số tức thời: còn gọi là khả năng thanh toán tức thời. Thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn ngay lập tức bằng tiền mặt.
Công thức:
* Các tỷ số về cơ cấu tài chính:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tỷ suất cơ cấu tài sản = ắắắắắắắắắắắắắắắắ
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất cơ cấu tài sản: cho biết tỷ lệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức:
Tỷ suất tài sản cố định và nguồn vốn: cho biết tài sản cố định được đầu tư bao nhiêu phần trăm bằng nguồn vốn.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất TSCĐ và NV = ắắắắắắắắắắắắắắ
Nguồn vốn
Công thức:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tỷ suất TSLĐ và NVNH =ắắắắắắắắắắắắắắ
Nguồn vốn ngắn hạn
Tỷ suất tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn: cho biết mối quan hệ tương quan giữa tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn.
Công thức:
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: cho biết mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản cố định.
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = ắắắắắắắắắ
Tài sản cố định
Tỷ số cơ cấu tài sản cố định: cho biết tỷ lệ tài sản cố định trong tổng số tài sản.
Công thức:
Tài sản cố định
Ctscđ = ắắắắắắắ
Tổng tài sản
Tài sản lưu động
Ctslđ = ắắắắắắắ
Tổng tài sản
Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động: cho biết tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động trong tổng tài sản.
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Cnvcsh = ắắắắắắắắắ
Tổng tài sản
Tỷ số tự tài trợ: cho biết tỷ lệ giữa tổng số tài sản của chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh so với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức:
Tỷ số tài trợ dài hạn: cho biết mối quan hệ tương quan giữa nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn và tổng tài sản.
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn
Cttdh= ắắắắắắắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản
* Các tỷ số về khả năng hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá đã bán với hàng hoá dự trữ trong kho
Doanh thu thuần
Nhtk=ắắắắắắắắắắ
Hàng tồn kho bình quân
Công thức:
Kỳ thu nợ bán chịu: phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ.
Các khoản phải thu bình quân * 365
Tpt =ắắắắắắắắắắắắắắắ
Doanh thu bán chịu
Công thức:
Vòng quay tài sản cố định: phản ánh khả năng quay vòng của tài sản cố định trong một năm hoạt động.
Doanh thu thuần
Ntscđ = ắắắắắắắắắắ
Tài sản cố định bình quân
Công thức:
Vòng quay tài sản lưu động: phản ánh khả năng quay vòng của tài sản lưu động trong một năm hoạt động.
Công thức:
Doanh thu thuần
Ntslđ = ắắắắắắắắắắắ
Tài sản lưu động bình quân
Vòng quay tổng tài sản: phản ánh khả năng quay vòng của tổng tài sản trong một năm hoạt động.
Doanh thu thuần
Ntts = ắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản bình quân
Công thức:
Khả năng quản lý vốn vay:
Chỉ số nợ: cho biết tổng số nợ chiếm bao nhiêu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.
Tổng nợ
Chỉ số nợ =ắắắắắắ
Tổng tài sản
Công thức:
Khả năng thanh toán lãi vay: cho biết với một đồng lãi vay cho ta bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
EBIT
TIE =ắắắắ
Lãi vay
Công thức:
Khả năng thanh toán tổng quát: cho biết với một đồng nợ phải trả sẽ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản.
Công thức:
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán tổng quát = ắắắắắắ
Nợ phải trả
* Các tỷ số về khả năng sinh lời.
Lợi nhuận biên: cho biết một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng là lãi ròng của cổ đông đại chúng.
Lãi ròng của cổ đông đại chúng
PM = ắắắắắắắắắắắắắ
Doanh thu thuần
Công thức:
Sức sinh lợi cơ sở: cho biết với một đồng tài sản bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).
Công thức:
EBIT
BEP =ắắắắắ
Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
ROS =ắắắắắắắắ
Doanh thu thuần
Sức sinh lời của doanh thu thuần: cho biết một đồng doanh thu thuần thu về có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong đó. Trong một số trường hợp, ROS sẽ trùng với lợi nhuận biên PM.
Công thức:
Tỷ suất thu hồi tài sản: cho biết một đồng tài sản bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROA = ắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất thu hồi vốn góp: cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
ROE = ắắắắắắắắắắắắắắ
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Công thức:
2.2 Tài liệu dùng để phân tích tài chính.
Muốn phân tích tài chính thì tài liệu dùng phải là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính cung cấp cho người sử dụng các thông tin cần thiết để tiến hành đánh giá, phân tích tài chính. Thông thường, các báo cáo tài chính cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong suốt thời kỳ kinh doanh. Để tiến hành phân tích, ta phải dùng nhiều kỳ kinh doanh thì kết quả phân tích mới chính xác.
Có bốn loại báo cáo tài chính được dùng để phân tích là:
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo tăng giảm tài sản – nguồn vốn và thu chi ngân quỹ.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thông thường, hai loại báo cáo tài chính đầu được dùng thường xuyên. Hai loại báo cáo sau chỉ dùng khi người sử dụng muốn biết tường tận hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính) và hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về Thuế và các khoản phải nộp khác. (trích từ Kế toán Doanh nghiệp theo luật kế toán mới - tập thể tác giả học viện tài chính, chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thuỷ - Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội - 2003 tại dòng 25 trang 466)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm ba phần.
Phần I: Lãi, lỗ.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
Quá trình phân tích ở đây chủ yếu tập trung vào phần I: Lãi lỗ.
Bảng cân đối kế toán: là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tàI sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. (trích từ Kế toán Doanh nghiệp theo luật kế toán mới - tập thể tác giả học viện tài chính, chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thuỷ - Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội - 2003 tại dòng 16 trang 460).
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần, một phần là tài sản, phần kia là nguồn vốn. Thực chất đây chỉ là hai cách phân loại của vốn. Phần tài sản phân loại theo kết cấu vốn, phần nguồn vốn phân loại theo nguồn hình thành vốn. Mỗi phần có các khoản mục riêng, tuỳ từng quốc gia mà có cách xắp xếp khác nhau.
Phần tài sản có hai mục chính là tài sản lưu động (gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu, tồn kho) và tài sản cố định. Phần nguồn vốn bao gồm nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu. Xem thêm phần phân tích.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. (trích từ Kế toán Doanh nghiệp theo luật kế toán mới - tập thể tác giả học viện tài chí