Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và công ty TNHH Minh Hoàng cũng không nằm ngoài điều kiện này.
62 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Minh Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẵn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và công ty TNHH Minh Hoàng cũng không nằm ngoài điều kiện này.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn lưu động, vốn cố định và vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức, huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc về tài chính, tín dụng và chấp hành luật pháp. Vì vậy để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lược phù hợp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính hiện tại, xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính. Từ đó có giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính.
Phân tích tình hình tài chính chính là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị, nhà đầu tư, nhà cho vay... mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là công việc làm thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Chính vì tầm quan trọng đó em chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH MINH HOÀNG để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mới có thể phát hiện để kinh doanh có hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Minh Hoàng là để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty. Qua việc nghiên cứu đề tài em có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chính được công ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Trên thực tế đó em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Dựa vào các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, các báo biểu kế toán chúng ta sẽ tiến hành:
- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh.
- Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp.
- Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
-Từ đó ta có thể đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập.
- Phương pháp xử lý số liệu để thực hiện đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.sau đó tiến hành phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập. So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai (Nguyễn Công Bình, 2009).
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các số liệu sử dụng trong đề tài có giới hạn từ 2007, 2008, 2009: Phân tích các báo cáo tài chính của công ty trong ba năm: 2007, 2008, 2009 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty.
- Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp gồm :
+ Chương 1: Lý luận chung về phân tích tài chính
+ Chương 2: Giới thiệu sơ lược tình hình công ty TNHH MINH HOÀNG
+ Chương 3: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH MINH HOÀNG
+ Chương 4: Giải pháp và Kiến nghị
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1. Phân tích hoạt động tài chính và ý nghĩa vai trò của nó
1.1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác. Để phân tích tình hình tài chính của một Công ty, người ta thường dựa vào các số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích. Ngoài ra để đánh giá tình hình tài chính của một Công ty, người ta còn dùng các tỷ số tài chính để đánh giá như: tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số đòn bẩy, tỷ số lợi nhuận. Đối với Công ty cổ phần người ta còn dùng thêm tỷ số giá thị trường để đánh giá.
1.1.2. Mục đích
Phân tích tình hình tài chính một Công ty nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong tương lai nhằm phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp.
1.1.3. Ý nghĩa vai trò
Tuỳ theo đối tượng sử dụng mà kết quả phân tích tài chính có ý nghĩa vai trò khác nhau.
Chẳng hạn như đối với nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính cung cấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó làm cơ sở cho các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.
Còn đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm nhiều đến lợi tức cổ phần của họ nhận được hàng năm và giá thị trường của cổ phiếu. Qua phân tích tài chính, họ sẽ biết khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Đối với các nhà cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, các trái chủ, họ quan tâm đến khả năng trả nợ vay. Qua phân tích tài chính, họ muốn biết khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Đối với các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn trả.
Đối với các khoản vay dài hạn, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh lời này.
Còn đối với các cơ quan Nhà nước như: cơ quan thuế, tài chính, chủ quản thì qua phân tích tình hình tài chính cho thấy thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà Công ty phải nộp; các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009).
Nội dung phân tích hoạt động tài chính
Các báo cáo tài chính tổng hợp theo định kỳ những số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể. Chúng được tổng hợp từ những khối lượng thông tin to lớn và trình bày một cách hợp lý để người đọc có thể thấy rõ tình hình tài chính, khả năng thanh toán, lợi nhuận và rủi ro của Công ty. Trong phân tích tình hình tài chính ta thường sử dụng hai bảng báo cáo tài chính đó là : bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là sự tóm tắt ngắn gọn về tình hình tài chính và nguồn tài trợ cho những tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể . Báo cáo hàng năm của một công ty trình bày sự cân đối tài sản ở tại thời điểm kết thúc năm tài chính, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm .
Bảng cân đối kế toán của một Công ty phản ánh bức tranh về tất cả nguồn ngân quỹ nội bộ, được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu, và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán được trình bày như sau:
Tổng tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu (Vốn cổ đông)
Trong đó ở cả hai bên, tính thanh toán là tính cấp bách cao ở trên đầu bảng và giảm dần khi di chuyển xuống phía dưới.
1.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Công Bình, 2009).
1.3. Phương pháp phân tích hoạt động tài chính
1.3.1. Phương pháp so sánh
Các tỷ số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng được so sánh với các chỉ số có liên quan. Có hai dạng so sánh thường được sử dụng:
1.3.1.1. So sánh các chỉ tiêu trong ngành
Ta có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp với các tỷ số tài chính trung bình của ngành hoặc của một số doanh nghiệp khác trong ngành. Bằng sự so sánh này sẽ thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh và giải thích được sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Phân tích theo xu hướng
Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một phương pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, có thể so sánh với năm trước đó, hoặc theo dõi sự biến động thông qua nhiều năm. Kết quả sự so sánh sẽ cho ta thấy sự phát triển tài chính của doanh nghiệp. Đây là thông tin cần thiết cho cả người quản trị doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.
1.3.2. Phân tích liên hoàn các tỷ số tài chính
Các tỷ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: tử số và mẫu số. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác (Nguyễn Công bình, 2009).
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính.
1.4.1. Đánh giá khái quát về tài sản, nguồn vốn trên báo cáo tài chính
1.4.1.1. Đánh giá khái quát về tài sản
- Chỉ tiêu sử dụng: các mục tài sản trên bảng cân đối kế toán
- Đối tượng phân tích: có hai đối tượng phân tích:
+ Chênh lệch về giá trị các mục tài sản qua các thời kỳ
+ Chênh lệch về cơ cấu các mục tài sản qua các thời kỳ
Phương pháp phân tích: so sánh theo chiều ngang và chiều dọc, được thể hiện qua bảng kê phân tích sau:
Tài sản
Số liệu kỳ so sánh
Số liệu kỳ gốc
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
+ Cột 1: ghi chép các mục tài sản
+ Cột 2: giá trị tài sản ở kỳ so sánh
+ Cột 3: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ so sánh
Tỷ trọng mục tài sản (i) =
Mục tài sản (i)
X 100%
Tổng tài sản
+ Cột 4: giá trị tài sản ở kỳ gốc
+ Cột 5: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ gốc
+ Cột 6 = cột 2 – cột 4
+ Cột 7 = cột 6/cột 4
+ Cột 8 = cột 3 – cột 5
- Nội dung phân tích:
+ Đánh giá năng lực kinh tế thật sự của tài sản kỳ so sánh: giá thị trường từng tài sản, giá trị tài sản hữu dụng, giá trị tài sản không hữu dụng. Nếu giá trị kinh tế của tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán có giá trên thị trường và có giá trị hữu dụng cao (dùng được cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ) thì tình hình tài sản của doanh nghiệp có dấu hiệu khả quan, có năng lực kinh tế và nó cũng cho ta thấy một khả năng đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai. Ngược lại, nếu năng lực kinh tế các mục tài sản thấp (giá trị thị trường thấp, giá trị hữu dụng thấp – tồn tại tài sản nhưng không thể sử dụng được trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ) thì tình hình tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán chỉ là một con số ảo, không đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Đánh giá sự thay đổi các mục tài sản (về giá trị, tỷ trọng) qua các thời kỳ có phù hợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh hay không. Nếu sự thay đổi này phù hợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh thì đó là một dấu hiệu tích cực, thể hiện tính chủ động trong cơ cấu tài sản. Ngược lại, nếu sự thay đổi của các mục tài sản không phù hợp thì đây là một cơ cấu tài sản thụ động, và nó cũng thường dẫn đến sự ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn.
+ Tìm hiểu sự thay đổi bất thường của một số mục tài sản hoặc sự thay đổi chủ yếu của tài sản ở những mục nào, những dấu hiệu này có hợp lý hay không. Việc hiểu này giúp cho người phân tích đánh giá được rủi ro, những thay đổi tài sản không hợp lý.
+ Ngoài những vấn đề cơ bản trên, khi đánh giá khái quát về tình hình tài sản cũng cần chú ý đến về giá trị, về sự thay đổi của kết cấu tài sản thông qua 3 chỉ tiêu sau:
Cơ cấu về tài sản ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Cơ cấu về tài sản dài hạn
=
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Giá trị hao mòn
Tổng nguyên giá TSCĐ
Với cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn được thay đổi phù hợp với từng ngành nghề, từng thời kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy để đánh giá tính hợp lý cần phải so sánh cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp với cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn chung của toàn ngành. Nếu cơ cấu của doanh nghiệp xoay quanh cơ cấu chung của toàn ngành là hợp lý. Ngược lại, đối với hệ số hao mòn càng lớn thì tình hình tài sản của doanh nghiệp thường kém năng lực.
1.4.1.2. Đánh giá khái quát về nguồn vốn
- Chỉ tiêu sử dụng: Các mục nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.
- Đối tượng phân tích: Chênh lệch các mục nguồn vốn qua các thời kỳ.
- Phương pháp phân tích: So sánh và liên hệ cân đối, điều này được thể hiện thông qua bảng kê phân tích nguồn vốn về sự biến động giá trị, tỷ trọng.
- Nhận xét:
+ Nhận xét về tính trung thực của nguồn vốn trên BCĐKT. Thực chất là đánh giá có thực hay không về thông tin nguồn vốn bằng cách khảo sát hai vấn đề.
Nguồn tài trợ cụ thể
Hình thức tài sản đảm bảo.
+ Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn: Đánh giá tỷ lệ nợ hoặc tỷ lệ vốn sở hữu có đảm bảo tiêu chuẩn quy định trong chế độ tài chính đối với từng ngành nghề sản xuất kinh doanh hay không.
+ Đánh giá sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng của từng mục nguồn vốn xem có:
Phù hợp với chế độ tự chủ tài chính.
Phù hợp với chế độ thanh toán tín dụng.
Phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh.
=> Kết luận: Nếu tình hình nguồn vốn của một doanh nghiệp đảm bảo có thực, đảm bảo được những quy định về nợ, sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng phù hợp với việc đảm bảo chế độ tiêu chuẩn tài chính, phù hợp với những quan hệ thanh toán thông thường và phương hướng sản xuất kinh doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn tích cực, lành mạnh. Ngược lại, nếu cơ cấu nguồn vốn là không có thực hoặc không đảm bảo tỷ lệ nợ, không đảm bảo chế độ tài chính, hình thành do bị động trong chế độ thanh toán, chế độ tín dụng, hoặc không phù hợp với những phương hướng sản xuất kinh doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn thụ động, không đảm bảo về mặt pháp lý, về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Công Bình, 2009).
1.4.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn
Sơ đồ 1.1biểu diễn mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Vốn sở hữu
Nợ dài hạn
Vốn sở hữu
Nguồn vốn dài hạn
Tài sản dài hạn
Nội dung phân tích:
+ Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn được xem là bình thường, hợp lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi xuất hiện tất cả những thành phần trên và mối quan hệ như trên sơ đồ.
+ Nếu TSNH chỉ được tài trợ từ nợ ngắn hạn, điều này thể hiện sự mất tự chủ tài chính trong quan hệ cân đối tài sản và nguồn vốn, đồng thời dấu hiệu này còn thể hiện sự vi phạm nguyên tắc dài tín dụng. Bởi lẽ một phần nợ ngắn hạn chuyển sang tài trợ cho tài sản dài hạn, mặc dù nợ, vốn vay ngắn hạn lãi suất thấp hơn nhưng chu kỳ thanh toán nhanh hơn. Vì vậy trong luân chuyển vốn của TSNH sẽ không đảm bảo, để dẫn đến nhanh hơn. Vì vậy trong luân chuyển vốn của tài sản ngắn hạn sẽ không đảm bảo, dễ dẫn đến thanh toán sai nguyên tắc.
+ Nếu tài sản dài hạn được tài trợ chủ yếu từ nợ dài hạn: dấu hiệu này cũng thể hiện sự mất tự chủ tài chính, nếu nợ dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn thì một phần nợ dài hạn gắn liền với tài sản ngắn hạn. Vì vậy vừa vi phạm nguyên tắc tài chính tín dụng, vừa tăng chi phí sử dụng vốn không hiệu quả.
+ Nếu tài sản chỉ được tài trợ từ vốn sở hữu thì mối quan hệ cân đối này thể hiện tính tự chủ tài chính rất cao, nhưng ngược lại doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đối với các Công ty cổ Đông thì tình trạng này thường tác động xấu đến mức sinh lợi của cổ đồng (Nguyễn Công Bình, 2009).
1.4.3. Phân tích tỷ lệ thanh toán:
1.4.3.1. Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ phải trả ngắn hạn
Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn là một chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào ý nghĩa kinh tế của các mục đầu tư tài chính, nợ phải thu, hàng tồn kho. Nếu những mục này gặp rủi ro trong việc chuyển đổi thành phương tiện thanh toán thì chỉ tiêu trên không có ý nghĩa (Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009).
1.4.3.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ lệ thanh toán nhanh
=
Tài sản ngắn hạn + phải thu khách hàng
Nợ phải trả ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền để đảm bảo thanh toán nhanh cho một đồng nợ trong kỳ. Tuỳ thuộc vào chính sách tài chính và tình hình tài chính trong mỗi thời kỳ mà các khoản tương đương tiền sẽ có phạm vi khác nhau. Thông thường trong những nước có chính sách và nền tài chính tiền tệ phát triển thì khoản tương đương tiền thường bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (chứng khoán) và nợ phải thu (Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009).
1.4.3.3. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền.
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền
=
Vốn bằng tiền
Nợ phải trả ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để thanh toán trực tiếp cho một đồng nợ, chỉ tiêu này cũng đo lường khả năng thanh toán nhưng ở mức độ nghiêm ngặt hơn ở vốn bằng tiền, vì vậy nó chỉ thích hợp và sử dụng trong nền tài chính khoẻ mạnh (Nguyễn Công Bình, 2009).
1.4.4. Phân tích tỷ số về cơ cấu tài chính
1.4.4.1. Tỷ số nợ
Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng nguồn vốn có của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ
=
Tổng nợ
Tổng nguồn vốn
Trong đó:
Tổng số nợ được xác định bằng tổng số nợ phải trả ở phần nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán.
Tổng số vốn được xác định là số vốn mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý và sử dụng.
Hệ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu ( Nguyễn thanh liêm và Nguyễn thị mỹ hương, 2009).
1.4.4.2. Tỷ số thanh toán lãi vay
Tỷ số thanh toán lãi vay là tỷ lệ giữa tổng số lợi nhuận trước thuế lợi với lãi tiền vay phải trả trong kỳ.
Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không?
Tỷ số thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Chi phí tài chính
Trong đó:
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm