Vài nét về huyện vĩnh thạnh
Vĩnh thạnh là huyện mới thành lập từ năm 2004 do sự chia tách huyện Thốt Nốt
thành 2 huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên là 27.660,92 ha, đất nông nghiệp 26.881,71
ha. Xuất phát điểm của huyện Vĩnh Thạnh thấp hơn so với các Quận, huyện khác trong
thành phố. Hiện nay huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: thị trấn Vĩnh
Thạnh và thị trấn Thạnh An và 9 xã: Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Tiến,
Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Lộc, Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình.
Giới thiệu tổng quan về NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh
Ngân hàng được thành lập vào giữa năm 2004, do sự chia tách huyện Thốt Nốt cũ
thành 2 huyện: Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh. Ngày nay là chi nhánh thuộc hệ thống NHNo
& PTNT Việt Nam.
Tên công ty viết bằng tiếng việt: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Mã số doanh nghiệp: 0100686174-855
Địa chỉ trụ sở: Số 2983, Quốc lộ 80, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
Điện thoại: 0710 3856060
Người đại diện: Đinh Công Tám
Và một phòng giao dịch Thạnh Mỹ đặt ỏ khu dân cư số 10, Ấp Vĩnh Quới, thị trấn
Vĩnh Thạnh, địa bàn hoạt động của phòng giao dịch gồm: thị trấn Vĩnh Thạnh, xã
Thạnh Quới, xã Thạnh Lôc, xã Thạnh Mỹ, xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình, chủ yếu là
huy động vốn và cho vay nhằm thuận tiện cho khách hàng trong quan hệ giao dịch.
Cơ cấu bộ máy tổ chức
15 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ giai đoạn 2012 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN VĨNH THẠNH, CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2012-2014
Sinh viên thực hiện:
Quách Hồng Yến Duyên
MSSV: 1154050024
Lớp: ĐH_KTQT-K4
Hậu Giang, tháng 4 năm 2015
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN
KHOA KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN VĨNH THẠNH, CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2012-2014
Nhận xét của giáo viên 1: Sinh viên thực hiện:
(Ký và ghi rõ họ tên) Quách Hồng Yến Duyên
MSSV: 1154050024
Lớp: ĐH_KTQT-K4
Điểm
Bằng số Bằng chữ
Nhận xét của giáo viên 2:
(Ký và ghi rõ họ tên)
Điểm
Bằng số Bằng chữ
Hậu Giang, tháng 4 năm 2015
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) Việt Nam chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh đã
cho em cơ hội được thực tập tại ngân hàng. Đặc biệt, là sự quan tâm Anh (Chị) Phòng
Tín dụng đã dành cho em những tình cảm, sự quan tâm, cung cấp tài liệu hướng dẫn
trong thời gian thực tập tại đơn vị.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đang công tác tại Khoa Kinh Tế
Trường Đại học Võ Trường Toản, đặc biệt là Thầy Th.S Trần Trọng Tín – phó Khoa
Kinh Tế, Trường Đại học Võ Trường Toản đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Trân trọng !
Hậu Giang, ngày 17 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Quách Hồng Yến Duyên
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên ii
THÔNG TIN SINH VIÊN THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Quách Hồng Yến Duyên
MSSV: 1154050024
Lớp: Đại Học Kinh Tế Quốc Tế Khóa 4
Thực tập tại: Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện
Vĩnh Thạnh
Địa chỉ: Số 2983, Quốc lộ 80, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
Thời gian thực tập: Từ ngày 17/03/2015 đến ngày 17/04/2015
Nội dung thực tập: Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ giai đoạn
2012 -2014
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
(Chữ ký và họ tên của người phụ trách cơ quan thực tập, có con dấu)
Vĩnh Thạnh, ngày .... tháng .... năm ......
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên)
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên iii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2012-2014 ...................... 1
Bảng 2: Doanh số thu nợ vay ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2012-2014 .................. 3
Bảng 3: Dư nợ vay ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2012-2014 .................................. 4
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên iv
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH
Vài nét về huyện vĩnh thạnh
Vĩnh thạnh là huyện mới thành lập từ năm 2004 do sự chia tách huyện Thốt Nốt
thành 2 huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên là 27.660,92 ha, đất nông nghiệp 26.881,71
ha. Xuất phát điểm của huyện Vĩnh Thạnh thấp hơn so với các Quận, huyện khác trong
thành phố. Hiện nay huyện có 11 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: thị trấn Vĩnh
Thạnh và thị trấn Thạnh An và 9 xã: Thạnh An, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Tiến,
Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Lộc, Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình.
Giới thiệu tổng quan về NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh
Ngân hàng được thành lập vào giữa năm 2004, do sự chia tách huyện Thốt Nốt cũ
thành 2 huyện: Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh. Ngày nay là chi nhánh thuộc hệ thống NHNo
& PTNT Việt Nam.
Tên công ty viết bằng tiếng việt: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh Cần Thơ
Mã số doanh nghiệp: 0100686174-855
Địa chỉ trụ sở: Số 2983, Quốc lộ 80, thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ
Điện thoại: 0710 3856060
Người đại diện: Đinh Công Tám
Và một phòng giao dịch Thạnh Mỹ đặt ỏ khu dân cư số 10, Ấp Vĩnh Quới, thị trấn
Vĩnh Thạnh, địa bàn hoạt động của phòng giao dịch gồm: thị trấn Vĩnh Thạnh, xã
Thạnh Quới, xã Thạnh Lôc, xã Thạnh Mỹ, xã Vĩnh Trinh và xã Vĩnh Bình, chủ yếu là
huy động vốn và cho vay nhằm thuận tiện cho khách hàng trong quan hệ giao dịch.
Cơ cấu bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 1 Phòng tín dụng,
1 Phòng kế toán và ngân quỹ và 1 Phòng giao dịch Thạnh Mỹ.
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên v
Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a. Giám đốc:
Trực tiếp điều hành, quyết định toàn bộ hoạt động Ngân hàng, tiếp cận các chỉ thị và
phổ biến cho cán bộ nhân viên Ngân hàng, ký duyệt hợp đồng tín dụng và là người
chịu trách nhiệm cho vay.
b. Phó Giám đốc:
Có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể như: tổ chức, tài chính, thảm
định, huy động vốn.
c. Phòng tín dụng:
Trưởng phòng tín dụng:
Chịu trách nhiệm các công việc sau:
- Phân công kiểm tra cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, thực hiện đầy đủ quy chế cho
vay của Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam
- Kiểm soát nội dung thẩm định của cán bộ tín dụng và tiến hành tái thẩm định hồ sơ
vay vốn, gia hạn nợ gốc, lãi
Cán bộ tín dụng:
- Là người chịu trách nhiệm về khoản vay do mình thực hiện.
- Làm đầu mối tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có dự án khả thi, với các cấp chính
quyền địa phương.
- Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, nhu cầu thực vay
GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG GIAO DỊCH
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên vi
- Mở sổ và giải thích cho vay, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ.
- Thảm định các điều kiện vay vốn theo quy định, lập báo cáo thảm định và cùng
khách hàng lập hợp đồng tín dụng (hợp đồng đảm bảo tiền vay).
- Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi vay.
- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất các biện pháp xử lý khi cần thiết đối
với các trường hợp vi phạm hợp đồng theo quy định của Giám đốc hoặc người ủy
quyền.
d. Bộ phận kế toán và ngân quỹ:
Cán bộ kế toán:
- Kiểm tra hồ sơ danh mục pháp lý, hồ sơ vay vốn.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi.
- Làm thủ tục phát tiền vay theo quyết định của Giám đốc.
- Hạch toán các nghiệp vụ: cho vay, thu nợ, chuyển nộ quá hạn, thu lãi.
- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng theo quy định hiện hành về chế độ kế toán.
- Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Cán bộ ngân quỹ:
Bộ phận kho quỹ có trách nhiệm kiểm soát tiền mặt hàng ngày, trực tiếp công việc thu
ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày theo các quy định và các quy chế của
NHNo & PTNT Việt Nam. Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi
nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh số liệu nếu có sai sót, lên bảng cân đối
vốn, sử dụng vốn.
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên 1
NỘI DUNG THỰC TẬP
1. CHI TIẾT NỘI DUNG THỰC TẬP
Ghi chú: (*) 1: rất tốt, 2: tương đối tốt, 3: trung bình, 4: kém, 5: rất kém
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA
NHNo & PTNT HUYỆN VĨNH THẠNH.
2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNo & PTNT chi
nhánh huyện Vĩnh Thạnh
Bảng 1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2012-2014.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
Chênh lệch
2013-2012
Chênh lệch
2014-2013
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 113.436 142.905 131.785 29.469 25,98 (11.120) 7,78
Thủy sản 120.171 49.050 97.739 (71.121) (59,18) 48.689 99,26
Dịch vụ 159.248 212.926 254.901 53.678 33,70 41.975 19,71
Khác 6.200 7.675 8.517 1.475 23,79 842 10,97
TỔNG 399.055 412.556 492.942 13.501 3,38 80.386 19,61
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh năm 2012-2014)
Thời
gian
Nội dung công việc
Mức độ
nhận thức (*)
Hiệu quả
công việc (*)
Tuần 1
Làm quen với công việc tại
P.Tín dụng của Ngân hàng
1
1
Tuần 2
Quan sát các quy trình cho vay.
Xin số liệu có liên quan
1
1
Tuần 3 Xử lý số liệu 2
2
Tuần 4
Hoàn thiện và chỉnh sửa nội
dung báo cáo
1
1
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên 2
Nông Nghiệp:
Qua bảng số liệu trên, ta thấy nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số
cho vay. Doanh số cho vay ngành nông nghiệp năm 2013 là 142.905 triệu đồng, tăng
29.469 triệu đồng tương đương tăng 25,98% so với năm 2012. Trong năm này doanh
số cho vay ngành nông nghiệp tăng lên nhanh là do giá lúa có chiều hướng tăng lên
làm cho người dân đẩy mạnh đầu tư nhiều hơn. Đến năm 2014 cho vay nông nghiệp là
131.785 triệu đồng, giảm 11.120 triệu đồng tương đương giảm 7,78% so với năm
2013. Trong năm 2014 doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm đáng kể là do Chính
phủ không còn hỗ trợ lãi suất cho vay.
Thủy sản:
Cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Bước sang năm
2013 thì cho vay ngành thủy sản là 49.050 triệu đồng, giảm 71.121 triệu đồng tương
đương giảm 59.18% so với năm 2012. Nguyên nhân là do sang năm này thì tình hình
nuôi thủy sản của các hộ nông dân gặp nhiều khó khăn như: do nuôi tự phát nên không
tìm được thị trường tiêu thụ. Đến năm 2014 thì cho vay ngành thủy sản là 97.739 triệu
đồng, tăng 48.689 triệu đồng tương đương tăng 99,26% so với năm 2013
Thương mại dịch vụ:
Tính đến cuối năm 2013 thì doanh số cho vay lĩnh vực thương mại và dịch vụ của
Ngân hàng tăng 53.678 triệu đồng, tăng 33,70% trong tổng doanh số cho vay của Ngân
hàng so với năm 2012. Nguyên nhân tăng cao là do các ngành nghề này mang lại hiệu
quả kinh tế cao nên thu hút nhiều đối tượng bỏ vốn vào đầu tư, chủ yếu là buông bán
lẻ, với lại trong thời gian này Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi xuất cho vay.
Đến năm 2014 thì cho vay thương mại và dịch vụ là 254.901 triệu đồng, chiếm tỉ trọng
cao nhất trong năm 2014, tăng 41.975 triệu đồng tương đương tăng 19,71% so với năm
2013.
Các ngành khác:
Chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Chủ yếu là cho vay tiêu
dùng phục vụ đời sống, hoạt động y tế, giáo dục, công ích. Năm 2014 vay vốn của các
ngành khác tăng 842 triệu đồng so với năm 2013, tăng 10,97% trong tổng doanh số
cho vay so với 2013. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn cải thiện đời sống vật chất
của các hộ dân ngày càng tăng cộng với nhu cầu vay vốn tiêu dùng làm cho doanh số
cho vay tăng lên liên tục.
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên 3
2.2. Doanh số thu nợ vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế của NHNo &
PTNT huyện Vĩnh Thạnh
Bảng 2: Doanh số thu nợ vay ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2012-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
Chênh lệch
2013-2012
Chênh lệch
2014-2013
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 97.516 116.298 136.979 18.782 19,26 20.681 17,78
Thủy sản 101.144 54.264 88.021 (46.880) (46,35) 33.757 62,20
Dịch vụ 145.379 176.812 241.433 31.433 21,62 64.621 36,55
Khác 6.460 6.800 11.995 340 5,26 5.195 76,39
TỔNG 350.349 354.424 478.428 4.075 1,16 124.004 34,98
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh năm 2012-2014)
Nông nghiệp:
Chiếm tỷ lệ cao trong doanh số thu nợ của Ngân hàng. Năm 2012 đến năm 2014 tăng
liên tục từ 97.516 triệu đồng lên 116.298 triệu đồng vào cuối năm 2013, và tiếp tục
tăng lên 136.979 ở cuối năm 2014, chiếm 17,78% trong tổng số thu nợ vay ngắn hạn ở
năm 2014 so với 2013. Nguyên nhân là do việc sản xuất của người nông dân đạt kết
quả tốt, sử dụng các giống cây trồng có phẩm chất tốt, năng suất cao, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất, bên cạnh đó thì thị trường tiêu thụ cũng ổn định, hàng
hóa nông sản bán được giá nên họ có thu nhập ổn định để trả nợ vay cho Ngân hàng
Thủy sản:
Doanh số thu nợ vay ngắn hạn của ngành thủy sản chiếm tỷ trọng cao ở năm 2012 là
101.144 triệu đồng. Đến năm 2013 là 54.264 triệu đồng và năm 2014 tăng lên 88.021
triệu đồng, tăng 62,2% trong tổng doanh số thu nợ vay ngắn hạn của Ngân hàng ở năm
2014 so với 2013. Doanh số thu nợ giảm ở hai năm 2013 và 2014 là do nhu cầu vay
vốn của khách hàng giảm ở hai năm này.
Thương mại, dịch vụ:
Tăng liên tục trong 3 năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số thu nợ vay ngắn
hạn của Ngân hàng. Từ 145.379 triệu đồng ở năm 2012 tăng lên 241,433 triệu đồng ở
năm 2014, tăng từ 21,62% ở năm 2012 lên 36,55% trong tổng doanh số thu nợ vay
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên 4
ngắn hạn của Ngân hàng ở cuối năm 2014. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của các
ngành này cũng khá cao nên thu hút được nhiều khách hàng vay vốn để sản xuất, kinh
doanh và kết quả đạt được cũng rất tốt nên việc trả nợ vay Ngân hàng cũng không gặp
nhiều khó khăn.
Các ngành khác:
Năm 2013 doanh số thu nợ vay ngắn hạn là 6,800 triệu đồng, tăng lên 340 triệu đồng
so với năm 2012. Đến cuối năm 2014 thì doanh số thu nợ của các ngành khác là
11,995 triệu đồng, chiếm 76,39% trong tổng doanh số thu nợ vay ngắn hạn của ngân
hàng so với 2013.
2.3. Dư nợ vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh doanh của NHNo & PTNT huyện
Vĩnh Thạnh.
Bảng 3: Dư nợ vay ngắn hạn theo ngành kinh tế năm 2012-2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
Chênh lệch
2013-2012
Chênh lệch
2014-2013
2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 92.694 118.708 113.514 26.014 28,06 (5.194) (4,37)
Thủy sản 79.988 76.784 86.501 (3.204) (4,00) 9.717 12,65
Dịch vụ 114.337 149.101 162.568 34.764 30,40 13.467 9,03
Khác 5.560 7.895 4.417 2.335 42,00 (3.478) (44,05)
TỔNG 292.579 352.488 367.000 59.909 20,48 14.512 4,11
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh năm 2012-2014)
Nông nghiệp:
Theo bảng số liệu ta thấy dư nợ của ngành năm 2013 là 118,708 triệu đồng tăng lên
26,014 triệu đồng so với năm 2012. Đến năm 2014 dư nợ của ngành là 113,514 triệu
đồng, giảm 5,194 triệu đồng so với năm 2013 và chiếm 4,37% trong tổng dư nợ vay
ngắn hạn so với 2013. Nguyên nhân do năm 2014 doanh số cho vay của ngành nông
nghiệp giảm do Chính phủ không còn hỗ trợ lãi suất cho vay dẫn đến dư nợ của ngành
giảm ở năm 2014 này.
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên 5
Thủy sản:
Dư nợ của ngành thủy sản tăng, năm 2014 là 86,501 triệu đồng tăng lên 9,717 triệu
đồng so với năm 2013 là 76,784 triệu đồng và chiếm 12,65% trong tổng dư nợ vay
ngắn hạn so với 2013. Nguyên nhân do nhu cầu vay vốn mở rộng quy mô sản xuất của
người dân tăng.
Thương mại, dịch vụ:
Dư nợ của ngành này tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2013 là 149,101 triệu đồng,
chiếm 30,40% trong tổng dư nợ vay ngắn hạn của ngân hàng so với 2012. Đến năm
2014 thì tiếp tục tăng 162,568 triệu đồng, chiếm 9,03% trong tổng dư nợ vay ngắn hạn
so với 2013. Trong thời gian qua doanh số cho vay ngắn hạn cũng như dư nợ các
ngành thương mại và dịch vụ tăng cao cho thấy Ngân hàng đã tăng cường mở rộng cho
vay các ngành này. Đây là một trong những ngành có tiềm năng của huyện, trong
những năm qua ngành này liên tục phát triển, đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng
mở rộng hoạt động tín dụng, gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này.
Các ngành khác:
Cho thấy năm 2014 tình hình dư nợ các ngành khác đã giảm so với năm 2013 là 7,895
triệu đồng xuống 4,417 triệu đồng ở năm 2014, chiếm 44,05% tổng dư nợ vay ngắn
hạn của ngân hàng của 2014 so với 2013. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn phục vụ
nhu cầu đời sống và các lĩnh vực khác của người dân không cao nên làm cho dư nợ
của ngân hàng giảm.
3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN THỰC TẬP.
3.1. Điểm mạnh:
- Ngân hàng nằm ở trung tâm của huyện, dân cư đông đúc,giao thông thuận tiện
nên khách hàng dễ đến Ngân hàng.
- Ngân hàng có cơ chế chính sách đối với hoạt động tín dụng tương đối thông
thoáng, xử lý các mức lãi suất cho vay linh hoạt, phong cách phục vụ thân thiện, nhanh
gọn và kịp thời.
- Ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên được quán triệt đầy đủ, nghiêm chính
xác các Nghị Quyết của Đảng, định hướng của ngành nên có quyết tâm cao, nổ lực
phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo & PTNT huyện Vĩnh Thạnh cố
gắng tìm mọi cách làm cho nguồn vốn quay vòng càng nhanh càng góp phần vào việc
Phân tích tình hình vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh
SVTH: Quách Hồng Yến Duyên 6
tăng nguồn vốn cho vay để khai thác mọi tiềm năng của địa phương, để tạo ra sản
phẩm hàng hóa cho xã hội, phát triển kinh tế huyện nhà nói riêng và của đất nước nói
chung.
3.2. Điểm yếu:
- Giá cả các mặt hàng nông sản, thủy sản trên thị trường không ổn định làm hạn
chế đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, ảnh hưởng đến khả năng
tích lũy và trả nợ của đại đa số người dân.
- Lực lượng cán bộ nhân viên còn hạn chế, một cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều
xã, nhiều khách hàng nên khó khăn trong công tác thẩm định.
- Ngân hàng chủ yếu cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nên cán bộ tín dụng chưa
có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực công nghiệp , thương mại dịch vụ và một số
ngành khác
- Phần lớn khách hàng là nông dân, trình độ dân trí chưa cao, làm kinh tế chưa
hiệu quả và sử dụng vốn sai mục đích nên ảnh hưởng đến công tác thu hồi vốn.
3.3. Một vài ý kiến đề xuất:
- Cần có chương trình khuyến nông hỗ trợ các biện pháp cải tạo giống, áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua phòng nông nghiệp huyện, xã, hỗ trợ người
dân trong quá trình sản xuất. Đồng thời có những kiến nghị với cấp trên cần có những