Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,bình quân khoảng 20% trên 1 năm, thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh , Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan. Hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.
Có thể nói, tác động kinh tế xã hội của ngành thủ công mỹ nghệ khá cao, đặc biệt là về mặt giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Ngành này đóng góp phần lớn cho việc phát sinh thu nhập ở các khu vực nông thôn, thu hút đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và thu hẹp khoảng cách giữa mức sống ở nông thôn và đô thị. Tiềm năng xuất khẩu của ngành này ở mức cao. Đây là một ngành năng động, có mức tăng trưởng xuất khẩu về mặt giá trị tăng nhanh hơn gấp 5 lần so với mức trung bình thế giới. Các điều kiện thâm nhập thị trường của Việt Nam đối với ngành này tương đối ưu đãi. Sản phẩm thủ công của Việt Nam nổi tiếng do có mức giá vừa phải cũng như có một loạt các loại thiết kế độc đáo, nổi bật nhờ có nền tảng dân tộc đa dạng.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu: mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn. Chính vì thế, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.
HTX Thái Dương là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lâu đời tại Việt Nam. Bắt đầu hoạt động từ năm 1982, đến nay sản phẩm của HTX đã có mặt tại nhiều nước trên Thế giới. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật chung của ngành, HTX cũng luôn phải đương đầu với những khó khăn về cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương” là đề tài tốt nghiệp của mình
85 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1.Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,bình quân khoảng 20% trên 1 năm, thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh , Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan... Hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.
Có thể nói, tác động kinh tế xã hội của ngành thủ công mỹ nghệ khá cao, đặc biệt là về mặt giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Ngành này đóng góp phần lớn cho việc phát sinh thu nhập ở các khu vực nông thôn, thu hút đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và thu hẹp khoảng cách giữa mức sống ở nông thôn và đô thị. Tiềm năng xuất khẩu của ngành này ở mức cao. Đây là một ngành năng động, có mức tăng trưởng xuất khẩu về mặt giá trị tăng nhanh hơn gấp 5 lần so với mức trung bình thế giới. Các điều kiện thâm nhập thị trường của Việt Nam đối với ngành này tương đối ưu đãi. Sản phẩm thủ công của Việt Nam nổi tiếng do có mức giá vừa phải cũng như có một loạt các loại thiết kế độc đáo, nổi bật nhờ có nền tảng dân tộc đa dạng.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu: mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... Chính vì thế, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.
HTX Thái Dương là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lâu đời tại Việt Nam. Bắt đầu hoạt động từ năm 1982, đến nay sản phẩm của HTX đã có mặt tại nhiều nước trên Thế giới. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật chung của ngành, HTX cũng luôn phải đương đầu với những khó khăn về cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương” là đề tài tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chủ yếu của luận văn tốt nghiệp là nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong vấn đề XNK. Trên cơ sở thực trạng đó, tác giả đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch XNK cho doanh nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được viết bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp và công cụ chủ yếu là thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan.
Nội dung tóm tắt nghiên cứu
Luận văn được chia làm bốn chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu Tổng quan về HTX Thái Dương
Tại chương này, tác giả giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, bộ máy cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng/Ban, tình hình nhân sự của HTX Thái Dương. Đồng thời, tác giả cũng phân tích và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của HTX từ năm 2008 đến nay và định hướng cho những năm tiếp theo.
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu và hoạt động gia tăng kim ngạch của doanh nghiệp
Tại chương này, tác giả đưa ra lý luận chung về vấn đề xuất khẩu, vai trò của XK, các hình thức XK và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động XK nói chung và đối với hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương
Tác giả đi sâu nghiên cứu ngành nghề kinh doanh và chỉ ra những vấn đề đặc thù của HTX Thái Dương, từ đó đưa ra một số phân tích, đánh giá về tình hình XK của HTX.
Chương 4: Các giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương.
Trong chương này tác giả chỉ ra các vấn đề tồn tại và phương hướng trong hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của HTX nói riêng và của ngành thủ công mỹ nghệ nói chung.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HTX THÁI DƯƠNG
Lịch sử hình thành và phát triển của HTX Thái Dương
HTX Thái Dương là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Qua 25 năm tồn tại và nỗ lực phấn đấu và phát triển, HTX đã gặt hái được những thành công nhất định như đã đầu tư trên 10 tỷ đồng để cải tiến công nghệ nung bằng củi sang nung bằng Gas, đầu tư công nghệ làm đất nguyên liệu , nghiên cứu men màu, xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo hệ thống ISO 9001 – 2000, xây dựng chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trong nền kinh tế thị trường và đào tạo tay nghề cho lao động ngành gốm.
Với tổng diện tích mặt bằng sản xuất: 20.000 m2, với hệ thống nhà xưởng và dây chuyền sản xuất tiên tiến so với ngành gốm Việt Nam hiện nay, HTX có khả năng sản xuất 30 x 40' containers hàng hoá mỗi tháng.
Là một doanh nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam và đã từng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tham dự các triển lãm quốc tế như Frankfurt, HongKong, Chicago ... Thái Dương hiểu chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng như thế nào, từ đó liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng.
Việc đầu tư công nghệ sản xuất và nâng cao các tiêu chuẩn về lao động luôn được cải tiến và thực hiện hàng năm. Vì thế sản phẩm của Thái Dương đã thỏa mãn được các yêu cầu khắc khe của nhiều thị trường như Đức, Nhật, Anh, Phần Lan, Tây Ban Nha, đặc biệt là thị trường Bắc Mỹ.
Các mốc thời gian quan trọng về sự phát triển của HTX:
Ngày 26/04/1982: HTX Thái Dương chính thức đi vào hoạt động với tên gọi ban đầu “ Tổ Hợp Gốm Hóa An”, do một nhóm nghệ nhân yêu nghề góp vốn thành lập. Và để thích ứng với sự phát triển kinh tế chung và khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, tập thể tổ viên đã nhất trí tình nguyện xây dựng và tiến lên HTX với tên gọi đầy đủ HTX Gốm Mỹ Nghệ Xuất Khẩu và Dân Dụng Thái Dương kể từ ngày 08/03/1986 theo quyết định số 23/15/QĐ với 54 xã viên, đóng góp 103,500 đồng vốn và huy động.
Văn phòng giao dịch đặt tại : K27B, đường Nguyễn Ái Quốc ( Quốc lộ 1K cũ ) khu phố 3, Phường Bửu Hòa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Tên giao dịch : THAI DUONG CO-OPERATIVE
Tên viết tắt : THAI DUONG CO-OP
Ngành nghề kinh doanh : sản xuất kinh doanh mặt hàng gốm mỹ nghệ và các ngành hàng thủ công mỹ nghệ khác.
Mã số thuế: 36000356525
Điện thoại: 061 3859396 / 3859333 Fax: 061 3859371.
Năm 1998: HTX đã tiến hành Đại hội xã viên chuyên trao đổi hoạt động theo luật HTX, được UBND thành phố Biên hòa công nhận điều lệ hoạt động ngày 03/03/1998 và cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 0004/BH kí ngày 30/03/1998. Hợp tác xã Thái Dương là nơi giàu truyền thống về nghề gốm mỹ nghệ từ rất lâu đời. Phát huy truyền thống đó, từ khi thành lập đến nay Thái Dương Co.op đã sản xuất và góp phần giới thiệu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới.
Từ năm 2002, HTX đã hợp tác với một số đối tác để sản xuất và phát triển các hàng thủ công mỹ nghệ khác như hàng mây tre đan, hàng tole và đặc biệt vào đầu quý 02 năm 2007, Thái Dương mở thêm mặt hàng mỹ nghệ bằng chất liệu resin.
Từ 2007 đến nay, HTX Thái Dương có hơn 300 công nhân lành nghề với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo cho ra đời những sản phẩm gốm mỹ nghệ ngày càng độc đáo hơn về màu sắc và kiểu dáng, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước.
1.2. Bộ máy tổ chức hoạt động của HTX Thái Dương
1.2.1.Sơ đồ bộ máy tổ chức
BAN QUẢN TRỊ
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phụ trách Tài Chính – Hành chính
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Phụ trách Kinh Doanh – Sản Xuất
HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
BẢO VỆ
Kế Toán Tổng Hợp
Kế Toán Thanh toán
Kế Toán Vật Tư
Kế Toán Thủ Quỹ
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT GỐM
Bộ Phận Nghiệp Vụ
Sáng Tác & Thực Hiện Mẫu
Phân Xưởng CBNL Gốm
Phân Xưởng Tạo Hình
Kho Bán Thành Phẩm & PX
Phân Xưởng Men
Phân Xưởng Lò
Kho Thành Phẩm
PHÒNG KINH DOANH
Bộ Phận Bán Hàng ( XNK )
Bộ Phận Thiết Kế Mẫu
Kho Thành Phẩm, Đóng gói bao bì
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản trị và các Phòng/Ban
1.2.2.1.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản trị.
Ban quản trị gồm 3 người được đại hội xã viên bầu theo nhiệm kỳ 5 năm, các thành viên ban quản trị phân công phụ trách các khâu then chốt trong toàn hợp tác xã trong ban quản trị là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của hợp tác xã theo quy tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chủ nhiệm là người điều hành công việc của hợp tác xã . Ban quản trị của hợp tác xã hiện nay bao gồm:
Ông Huỳnh Hữu Nghĩa: trưởng ban quản trị kiêm Chủ Nhiệm hợp tác xã. Là người đại diện hợp pháp chịu trách nhiệm trước đại hội xã viên, trước ban quản trị và cơ quan nhà nước về hoạt động sản xuất của hợp tác xã theo chế độ hiện hành.
Bà Bùi Thị Kim Uyên: Thường Trực ban Quản trị kiêm phó Chủ Nhiệm hợp tác xã phụ trách công tác tài chính và hành chính của hợp tác xã.
Bà Huỳnh Thị Minh Thư: Phó chủ nhiệm kiêm trưởng phòng kinh doanh, chịu trách nhiêm về hoạt động kinh doanh và sản xuất.
1.2.2.2 Chức năng, Nhiệm Vụ và Quyền hạn của các Phòng ban.
Phòng Tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ tổ chức công tác hồ sơ nhân viên thực hiện chế độ chính sách tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như bảo hiễm thất nghiệp theo quy định nhà nước, tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên , quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ của hợp tác xã, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể công nhân viên cũng như tham quan du lịch hàng năm. Thực hiện các quy định về pháp luật có liên quan và các công việc có tính hành chính.
Phòng Kinh Doanh:
Gồm một trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên nghiệp vụ. Nhiệm vụ của Phòng Kinh Doanh là đàm phán, kí kết hợp đồng xuất khẩu với khách hàng, xây dựng phương án kinh doanh, triển khai kế hoạch sản xuất cho các đơn vị sản xuất và các phòng ban liên quan. Tổ chức việc xuất hàng và các nghiệp vụ liên quan tới quy trình kinh doanh của hợp tác xã Thái Dương, Tham mưu cho ban quản trị hoạch định chiến lược kinh doanh trong từng thời điểm.
Phòng Kế toán.
Gồm kế toán trưởng và các nhân viên. Phòng kế toán có nhiệm vụ tham mưu cho ban quản trị trogn công tác tài chính thống kê, kết quả sản xuất kinh doanh, sử dụng ngồn vốn có hiệu quả.
Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của phòng kế toán, tổng hợp các báo cáo hàng tháng, quý và năm theo yêu cầu báo cáo của chủ nhiệm hợp tác xã.
Báo cáo thuế theo quy định của nhà nước và chỉ đạo các kế toán viên làm đúng quy định mà hợp tác xã giao cho và chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính.
Kế toán thanh toán:
Chịu trách nhiệm tình hình thu, chi quỹ tiền mặt hàng tháng và phát lương tháng cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định.
Kế toán vật tư:
Chịu trách nhiệm nhập, xuất vật tư nguyên liệu theo kế hoạch.
Xí nghiệp sản xuất
Gồm một giám đốc và các nhân viên của các phòng ban , các phân xưởng, nhiệm vụi của xí nghiệp sản xuất là tổ chức quản lý sản xuất , bố trí lao động , triển khai kế hoạch thực hiện sản xuất theo các đơn hàng và phiếu triển khai sản xuất từ phòng kinh doanh. Đảm bảo cho việc sản xuất hàng đúng chất lương , mẫu mã, men màu... Và đúng tiến độ giao hàng mà phòng kinh doanh yêu cầu.
1.2.3. Ưu nhược điểm của bộ máy tổ chức
Ưu điểm: Qua sơ đồ tổ chức cũng như chức năng của từng phòng ban trong HTX Thái Dương ta có thể thấy mô hình tổ chức của HTX tương đối tinh gọn, chỉ với Ban quản trị và 4 phòng nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc phân công nhiệm vụ tại các phòng được thực hiện theo hướng chuyên môn hóa trong đó mỗi phòng đều được chia thành nhiều nhóm nghiệp vụ chuyên trách. Việc cơ cấu tổ chức và phân công nhiệm vụ rõ ràng như vậy giúp cho quá trình thực hiệc không bị chồng chéo, việc sản xuất mang tính chuyên môn hóa cao giúp khai thác tối đa hiệu quả sử dụng lao động.
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mô hình tổ chức trên cũng tiềm ẩn những nhược điểm nhất định. Việc phân chia nhiệm vụ rõ ràng và theo hướng chuyên môn hóa như trên yêu cầu nhân sự của Công ty luôn được giữ ở trạng thái ổn định. Bất kỳ sự mất cân đối về nhân sự ở phòng/ban nào cũng làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của Công ty.
1.3. Tình hình nhân sự; đánh giá sự đáp ứng với tính hình kinh doanh hiện nay
TT
Phòng/Ban
Tổng số
Nam
Nữ
Ban quản trị
3
1
2
1
Ban quản trị
3
1
2
Phòng Tổ chức Hành chính
13
11
2
1
Tổ nghiệp vụ + Cây trồng
5
3
2
2
Tổ bảo vệ
8
8
0
Phòng Kế toán Tài vụ
3
1
2
1
Kế toán
3
1
2
Phòng nghiệp vụ Kinh doanh
5
4
1
1
Tổ XNK + Thiết kế
4
3
1
2
Tổ Kế hoạch
0
0
0
3
Kho thành phẩm
1
1
0
Xưởng chế biến nguyên liệu gốm
8
8
0
1
Xưởng chế biến nguyên liệu gốm
8
8
0
Xí nghiệp sản xuất
55
18
37
1
Văn phòng Xí nghiệp
10
3
7
2
Phòng Kỹ thuật
1
1
0
3
Tổ Cân men
2
0
2
4
Phòng Sáng tác mẫu
1
1
0
5
Phân xưởng tạo hình
7
6
1
6
Phân xưởng khắc
7
0
7
7
Tổ men 1
16
2
14
9
Phân xưởng men
2
0
2
10
Tổ lò nung
3
3
0
11
Kho thành phẩm
6
2
4
Tổng cộng
87
43
44
(Nguồn: PhòngTổ chức Hành chính- HTX Thái Dương)
Bảng trên là thống kê số lượng lao động chính thức của HTX. Ngoài số lượng cán bộ nhân viên chính thức kể trên, mỗi năm, vào dịp từ tháng 9 đến tháng 4, HTX còn tuyển khoảng từ 200-300 lao động thời vụ do đặc thù ngành nghề. Các tháng còn lại số lượng lao động thời vụ hầu như còn rất ít.
Tình hình nhân sự của HTX như trên cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Cụ thể là:
Ưu điểm: Số lượng nhân sự chính thức của HTX cũng được bố trí phù hợp với cơ cấu của bộ máy tổ chức. Ban quản trị và các Phòng nghiệp vụ : Phòng Tài chính, Phòng kế toán, Phòng Kinh doanh mặc dù được phân chia thành các tổ nghiệp vụ chuyên trách nhưng số lượng nhân viên tại các tổ cũng không nhiều, đủ để đáp ứng với tình hình kinh doanh hiện tại, đồng thời cũng phù hợp với quy mô của HTX hiện nay. Số lượng lao động còn lại chủ yếu tập trung tại bộ phận sản xuất do đặc trưng của ngành nghề.
Việc sử dụng lao động trong đó có cả lao động thường xuyên và lao động thời vụ giúp cho HTX vừa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh khi vào mùa vụ nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí.
- Nhược điểm: Như trên đã phân tích, số lượng nhân sự của HTX chỉ để đáp ứng vừa đủ với quy mô hiện tại. Khi có nhu cầu tăng cường sản xuất, HTX phải sử dụng lao động thời vụ. Việc sử dụng lao động như vậy ngoài ưu điểm là tiết kiệm chi phí cũng tồn tại nhược điểm là HTX rất có thể sẽ rơi vào tình bị thiếu nhân công lành nghề khi vào mùa cao điểm.
1.4. Doanh số
Bảng 1: Doanh thu hoạt động bán hàng và tài chính
Tiêu chí
Năm
Doanh thu (DT) bán hàng và cung cấp dịch vụ (VNĐ)
Doanh thu hoạt động tài chính (VNĐ)
Tổng Doanh thu (VNĐ)
Tỷ trọng DT bán hàng (%)
Tỷ trọng DT tài chính
(%)
Tỷ lệ tăng DT bán hàng
(%)
Tỷ lệ tăng DT tài chính
(%)
2008
13,366,813,101
415,116,409
13,781,929,510
96.99
3.01
kỳ gốc
kỳ gốc
2009
10,449,559,833
524,133,587
10,973,693,420
95.22
4.78
-21.82
26.26
2010
12,056,944,822
743,921,343
12,800,866,165
94.19
5.81
15.38
41.93
10 thg 2011
9,500,000,000
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
n/a
2012F
12,350,000,000
1,115,882,015
13,465,882,015
91.71
8.29
2.43
50.00
(Nguồn: Báo cáo tài chính HTX Thái Dương)
Chú thích F: Dự báo
Nhìn vào quy mô và cơ cấu doanh thu của Thái Dương, chúng ta thấy doanh thu hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của đơn vị chiếm tỷ trọng lớn trên 91% trong cơ cấu doanh thu; doanh thu hoạt động tài chính rất ít, chỉ chiếm từ 3% đến 8% cơ cấu doanh thu; điều này là bình thường do Thái Dương là một đơn vị chuyên sản xuất, gia công đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng và tốc độ tăng trưởng của doanh thu, chúng ta nhận thấy sự bất bình thường trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong khi hoạt động sản xuất cung cấp dịch vụ kinh doanh chính đang suy yếu đi thì hoạt động tài chính lại không ngừng tăng lên; đây là sự bất bình thường đòi hỏi chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu và xem xét tình hình, nhìn nhận xem các sự chuyển biết đó là tích cực hay tiêu cực, nên duy trì hay loại bỏ, nguyên nhân do đâu và nên có giải pháp như thế nào. Điển hình năm 2008 được coi là năm thành công nhất trong quá trình sản xuất, kinh doanh với tổng doanh thu đạt trên 13,78 tỷ đồng, doanh thu bán hàng chiếm gần 97% cơ cấu doanh thu. Nhưng các năm sau đó tốc độ tăng doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng; năm 2009 giảm 21,8%, năm 2010 mặc dù tăng trên 15% so với 2009 nhưng lại vẫn giảm 9% so với 2008; năm 2011 và 2012 được dự báo là không mấy khả quan và vẫn trên đà suy giảm từ năm 2008.
Biểu đồ1:Tăng trưởng của các loại doanh thu
Bên cạnh sự không mấy khả quan của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thì hoạt động tài chính lại chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc từ doanh thu tài chính , chiếm 3% cơ cấu doanh thu lên 8% cơ cấu doanh thu và tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008 – 2011 là 38%, năm 2011 được coi là đột biến trong tốc độ tăng trưởng doanh thu hoạt động tài chính lên tới 50% và xu hướng 2012 vẫn được coi là tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao này.
1.5. Địa bàn kinh doanh
Phần lớn các mặt hàng của Thái Dương được sản xuất và xuất khẩu sang các nước châu Âu, Á, Mỹ điển hình là các quốc gia như: Mỹ, Nhật, Phần Lan, Hy Lạp, Slovennia, Thái Lan, Cyprus, Đài Loan, Hàn Quốc, Ý, Tây Ban Nha, Đức, Newzealand, Uruguay, Lithunia …. Trong đó phải kể tới các quốc gia châu Á như Nhật có tốc độ tiêu thụ ổn định và tăng dần từ 14% lên tới 25%, Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng đột biến lên tới từ 0% tới 30%, Thái Lan, phản anh xu hướng yêu thích các mặt hàng của Thái Dương. Bên cạnh đó diễn biến trong thời gian các năm vừa qua cũng cho thay sự đi xuống của một số thị trường vốn là thị trường chủ lực của Thái Dương như Mỹ và các nước châu Âu như Hy Lạp, Đức, Phần Lan và tốc độ đi xuống chưa có dấu hiệu ngừng lại. Dự báo các thị trường chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2011 và các năm tiếp theo đang có xu hướng dịch chuyển từ Châu Âu sang Châu Á.
1.6. Phương thức kinh doanh
Hiện tại, Thái Dương chủ yếu là gia công xuất khẩu theo đơn đặt hàng của các thị trường Á, Âu, Mỹ trong đó phương thức gia công theo đơn đặt hàng chiếm phần lớn tới 85 cơ cấu doanh thu còn lại tự doanh và tạm nhâp tái xuất chiếm rất ít 15 cơ cấu doanh thu. Nó phản ánh tính cạnh tranh và thương hiệu của Thái Dương khá thấp, không thể tự chủ động sản xuất, tìm kiếm, khai thác các thị trường bên ngoài nước được mà phải dựa vào sự liên kết, đặt hàng của các tổ chức lớn ở bên ngoài. Tình trạng này làm cho hàm lượng giá trị gia tăng trong khâu sản xuất của Thái Dương không cao, giá và lợi nhuận khó có thể tăng được do phụ thuộc vào đơn đặt hàng gia công của các đối tác. Nhìn chung trong một chừng mực nào đó việc gia công theo đơn đặt hàng giúp Thái Dương tích lũy kinh nghiệm, vốn, các cơ hội tiếp cận thị trường; tuy nhiên về dài hạn những vần đề này sẽ là không tốt cho chiến lược phát triển.
Bảng 2: Phương thức kinh doanh
STT
Phương thức kinh doanh
Tỷ trọng c