Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem nhưkhảnăng tức thời
(the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín
dụng đã cam kết. Nhưvậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có
khảnăng cung ứng đầy đủlượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc
cung ứng đủnhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong
trường hợp ngân hàng thiếu khảnăng chi trảdo không chuyển đổi kịp các loại tài sản
ra tiền mặt hoặc không thểvay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh
toán.
27 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tính thanh khoản của nhóm các ngân hàng lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 1
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
PHỤ LỤC
Chương 1: RỦI RO THANH KHOÀN................................................................... Trang 2
1.1 Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản.............................................Trang 2
1.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản................................................ Trang 2
1.2.1 Cung và cầu về thanh khoản....................................................................... Trang 4
1.2.2 Đánh giá trạng thái thanh khoản.......................................................................Trang 4
1.2.3 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản .................................................Trang 5
Chương 2: TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI LỚN................................................................................................................. Trang 9
2.1 Các hệ số đánh giá ......................................................................................... Trang 9
2.2. Phân tích đánh giá ........................................................................................ Trang 9
2.2.1 Vốn điều lệ ................................................................................................ Trang 10
2.2.2 Hệ số Car .................................................................................................. Trang 10
2.2.3 Hệ số H1 và H2 ........................................................................................ Trang 11
2.2.4 Hệ số H3 ................................................................................................... Trang 13
2.2.5 Hệ số H4 ................................................................................................... Trang 15
2.2.6 Hệ số H5 ................................................................................................... Trang 16
2.2.7 Hệ số H6 ................................................................................................... Trang 17
2.2.8 Hệ số H7 ................................................................................................... Trang 18
2.2.9 Hệ số H8 ................................................................................................... Trang 19
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI
RO THANH KHOẢN TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1 Định hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đến năm
2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020 ................................................ Trang 20
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 2
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
3.1.1 Định hướng phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm
2010 và định hướng chiến lược đến năm 2020.................................................. Trang 20
3.1.2 Định hướng phát triển các tổ chức tín dụng đến năm 2010 và định hướng chiến
lược đến năm 2020 ............................................................................................ Trang 21
3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thương
mại Việt Nam.....................................................................................................................................Trang 22
3.2.1 Về phía Chính phủ ....................................................................................................................Trang 23
3.2.2 Về phía Ngân hàng trung ương ..............................................................................................Trang 23
3.2.3 Về phía Ngân hàng Thương mại............................................................................................Trang 24
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 3
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
CHƯƠNG 1
RỦI RO THANH KHOẢN
1.1. Khái niệm về thanh khoản và rủi ro thanh khoản:
Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại được xem như khả năng tức thời
(the short-run ability) để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín
dụng đã cam kết. Như vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có
khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc
cung ứng đủ nhưng với chi phí cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong
trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản
ra tiền mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh
toán.
1.2. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản:
Thanh khoản có vấn đề của một ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản
sau đây:
Một là, ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá
nhân và định chế tài chính khác; sau đó chuyển hoá chúng thành những tài sản đầu
tư dài hạn. Cho nên, đã xãy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử
dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi
ra để trả các khoản tiền gửi đến hạn.
Hai là, sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người
vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào
nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn; còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín
dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng
trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi
suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán
để tăng thêm nguồn cung thanh khoản và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn
trên thị trường tiền tệ.
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 4
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
Ba là, do ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp
và kém hiệu quả như: các chứng khoán đang sở hữu có tính thanh khoản thấp, dự trữ
của ngân hàng không đủ cho nhu cầu chi trả...
1.2.1. Cung và cầu về thanh khoản:
Yêu cầu thanh khoản của một ngân hàng có thể được xem xét bằng mô hình
cung - cầu về thanh khoản.
Cung về thanh khoản:
Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân
hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm:
- Các khoản tiền gửi đang đến.
- Doanh thu từ việc bán các dịch vụ phi tiền gửi.
- Thu hồi các khoản tín dụng đã cấp.
- Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng .
- Vay mượn trên thị trường tiền tệ.
Cầu về thanh khoản:
Cầu về thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân
hàng, các khoản làm giảm quỹ của ngân hàng. Thông thường, trong lĩnh vực kinh
doanh của ngân hàng, những hoạt động tạo ra cầu về thanh khoản bao gồm:
- Khách hàng rút tiền từ tài khoản.
- Yêu cầu vay vốn từ những khách hàng có chất lượng tín dụng cao.
- Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi
- Chi phí phát sinh khi kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ.
- Thanh toán cổ tức bằng tiền.
1.2.2. Đánh giá trạng thái thanh khoản:
Trạng thái thanh khoản ròng NPL (net liquidity position) của một ngân hàng
được xác định như sau:
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 5
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
NPL = Tổng cung về thanh khoản - Tổng cầu về thanh khoản
Có ba khả năng có thể xãy ra sau đây:
Thặng dư thanh khoản: Khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản
(NPL>0), ngân hàng đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nhà quản trị ngân
hàng phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu để mang lại hiệu quả cho tới
khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Thâm hụt thanh khoản: Khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản
(NPL<0), ngân hàng phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thanh khoản. Nhà quản trị
phải xem xét, quyết định nguồn tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi
phí bao nhiêu.
Cân bằng thanh khoản: Khi cung thanh khoản cân bằng với cầu thanh
khoản (NPL=0), tình trạng này được gọi là cân bằng thanh khoản. Tuy nhiên, đây là
tình trạng rất khó xãy ra trên thực tế.
1.2.3. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản:
1.2.3.1 Vốn điều lệ ( vốn đã được cấp, vốn đã góp):
Là nguồn vốn ban đầu của ngân hàng có được khi mới hoạt động và được ghi vào
bản điều lệ hoạt động của ngân hàng. Theo quy địnhc ủa pháp luật, một tổ chức tín
dụng để được phép hoạt động thì vốn điều lệ thực tế > vốn điều lệ tối thiểu (vốn pháp
định).
1.2.3.2 Hệ số CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu):
Vốn tự có
CAR = x 100%
Tổng tài sản “ Có” rủi ro quy đổi
1.2.3.3 Hệ số giới hạn huy động vốn (H1):
Vốn tự có
H1 = x 100%
Tổng nguồn vốn huy động
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 6
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
Hệ số này đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh
tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có
làm cho ngân hàng có thể mất khả năng chi trả.
1.2.3.4 Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (H2):
Vốn tự có
H2 = x 100%
Tổng tài sản “ Có”
Hệ số này được đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một ngân hàng. Thông
thường ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận
của ngân hàng đó càng thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở một
mức độ nhất định so với vốn tự cso của ngân hàng.
1.2.3.5 Chỉ số H3:
Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD
H3 = x 100%
Tổng tài sản “Có”
1.2.3.6 Hệ số trạng thái tiền mặt (*H3):
Tiền mặt+TGTT tại NHNN+TGKKH tại các TCTD
*H3 = x 100%
Tổng tài sản “Có”
1.2.3.7 Chỉ số năng lực cho vay H4:
Dư nợ
H4 = x 100%
Tổng tài sản “ Có”
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 7
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
1.2.3.8 Chỉ số H5:
Dư nợ
H5 = x 100%
Tiền gửi khách hàng
1.2.3.9 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6:
Chứng khoán kinh doanh+Chứng khoán sẵn sàng để bán
H6 = x 100%
Tổng tài sản “ Có”
1.2.3.10 Chỉ số H7:
Tiền gửi và cho vay TCTD
H7 = x 100%
Tiền gửi và vay từ TCTD
1.2.3.11 Chỉ số H8:
Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD
H8 = x 100%
Tiền gửi của khách hàng
1.2.3.12 Chỉ số *H8:
Tiền mặt + TGKKH tại TCTD
*H8 = x 100%
Tiền gửi của khách hàng
Kết luận Chương 1: Thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến
sự tồn tại của các ngân hàng. Trong thời gian qua, khi Ngân hàng Nhà nước thực thi
chính sách tiền tệ thắt chặt, tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt
Nam đã gặp khó khăn nhất định. Với những dữ liệu thu thập được, nhóm sẽ đi phân
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 8
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
tích so sánh tình hình thanh khoản của 4 NHTMCP lớn gồm: Incombank,
Vietcombank, Sacombank và ACB. Qua đó, có thể thấy được tình hình thanh khoản
của từng ngân hàng cụ thể để từ đó có thể đưa ra các biện pháp hữu hiệu hơn nâng cao
hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
thời gian tới.
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 9
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THANH KHOẢN CỦA MỘT SỐ NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI LỚN
2.1 Các hệ số đánh giá:
Với nguồn dữ liệu thu thập được từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính
trong ba năm từ 2008 đến 2010 của 4 NHTMCP là ViêtinBank, Vietcombank,
Sacombank và ACB nhóm chọn cách tiếp cận qua các tiêu chí và chỉ số thanh khoản
sau đây để đánh giá tính thanh khoản của các ngân hàng này:
Vốn điều lệ.
Hệ số CAR: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có/tổng tài sản “Có” rủi ro quy đổi.
Hệ số H1: Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động.
Hệ số H2: Vốn tự có/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H3: (Tiền mặt+Tiền gửi tại các TCTD)/Tổng tài sản “Có”; hoặc,
*H3: (Tiền mặt+Tiền gửi thanh toán tại NHNN+Tiền gửi không kỳ hạn tại
các TCTD)/Tổng tài sản “Có”. Đây là chỉ số trạng thái tiền mặt.
Chỉ số năng lực cho vay H4:Dư nợ/Tổng tài sản “Có”.
Chỉ số H5:Dư nợ/Tiền gửi khách hàng.
Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6: (Chứng khoán kinh doanh+Chứng
khoán sẵn sàng để bán)/Tổng tài sản Có”.
Chỉ số H7: Tiền gửi và cho vay TCTD/Tiền gửi và vay từ TCTD.
Chỉ số H8: (Tiền mặt+Tiền gửi tại TCTD)/Tiền gửi của khách hàng; hoặc,
*H8: (Tiền mặt+Tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/Tiền gửi của khách hàng.
2.2 Phân tích đánh giá:
2.2.1 Vốn điều lệ: Tính đến thời điểm 31/12/2010
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 10
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
Ngân hàng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
ICB 11,250 11,250 15,200
VCB 13,200 13,200 17,000
ACB 2,630 6,356 7,814
STB 5,116 6,700 9,179
Nghị định số 141/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định mức
vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại nhà nước đến năm 2008 và 2010 là 3,000 tỷ
VND; đối với ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2008 là 1,000 tỷ VND, đến năm
2010 là 3,000 tỷ VND. Cuối năm 2008, phần lớn các ngân hàng đã đạt được mức vốn điều
lệ lớn hơn vốn pháp định cần thiết. Tuy không chịu nhiều áp lực như các ngân hàng cổ phần
nhỏ nhưng cả 4 ngân hàng vẫn không ngừng gia tăng vốn điều lệ để tăng cường khả năng
hoạt động của mình. Vốn điều lệ tăng có nghĩa là khả năng huy động và cho vay của các
ngân hàng cũng tăng theo. Từ đó các ngân hàng có khả năng mở rộng mạng lưới hoạt động
của mình để chiếm lĩnh thị trường.
2.2.2 Hệ số Car :
2008 2009 2010
ICB 8.2% 8.17% 9.1%
VCB 11.07% 12.16% 11.41%
ACB 16.19% 12.44% 9.97%
STB 12.16% 11.41% 9.41%
Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratios) - hệ số Cooke hay hệ số siết cổ
tín dụng, phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu ngân hàng phải đạt được trên tổng tài
sản “Có” rủi ro quy đổi. Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010,
NHNN quy định các TCTD phải đảm bảo chỉ số này tối thiểu là 9%. Nếu xét theo
tiêu chí này, cả 4 NHTM đều đã đạt được. Ý nghĩa của hệ số CAR là mức độ rủi
ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong việc sử dụng vốn cao hay thấp tùy
thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng, cụ thể: đối với những ngân hàng có vốn
tự có lớn thì nó được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn với hy vọng đạt
được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro sẽ cao hơn và ngược lại. Nhìn chung hệ số
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 11
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
CAR của 4 ngân hàng đều lớn hơn 8% - 9% qua các năm.
Đối với Vietcombank, đây là thành viên có tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở
hữu (ROE) luôn dẫn đầu khối ngân hàng quốc doanh và trong Top 5 các ngân hàng
thương mại cổ phần trong những năm gần đây. Hệ số CAR từ năm 2008 trở về trước
luôn đạt trên 8%.Thế nhưng sự chật vật của Vietcombank trong đảm bảo yêu cầu CAR
tối thiểu bắt đầu khó khăn từ năm 2009, và có những thời điểm thấp hơn cả 8%.
Nguyên do là ngân hàng phải thực hiện theo hướng dẫn mới của Ngân hàng Nhà nước
về xác định vốn tự có (Công văn số 7634/NHNN-TCKT ngày 30/9/2009), trong đó có
những điều chỉnh về chỉ tiêu và giới hạn xác định vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Nhưng
nguyên nhân chính được ngân hàng này nhấn mạnh trong các giải trình trước cổ đông
thời gian qua là do chưa được tăng vốn điều lệ nên khó khăn trong việc cải thiện vốn
chủ sở hữu. Ở đây, Vietcombank vướng phải rào cản “thí điểm” cổ phần hóa, trong đó
có ràng buộc về việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược trước khi thực hiện tăng vốn…
2.2.3 Hệ số H1 và H2:
HỆ SỐ H1
2008 2009 2010
ICB 6.81 5.44 5.65
VCB 6.63 7.14 7.41
ACB 7.96 6.41 5.85
STB 12.79 11.31 10.14
BIỂU ĐỒ HỆ SỐ H1 QUA CÁC NĂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
-
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
2008 2009 2010
ICB
VCB
ACB
STB
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 12
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
HỆ SỐ H2
2008 2009 2010
ICB 6.37 5.16 5.34
VCB 6.21 6.66 6.90
ACB 7.38 6.02 5.53
STB 11.34 10.14 9.17
BIỂU ĐỒ HỆ SỐ H2 QUA CÁC NĂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
-
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
2008 2009 2010
ICB
VCB
ACB
STB
Đối với hai hệ số H1 và H2, tiêu chuẩn chung là lớn hơn 5%. Hệ số H1 đưa
ra nhăm mục đích giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng để tránh tình trạng
khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có là cho
ngân hàng có thế mất khả năng chi trả. Hệ số này càng tiến gần về 5% cho thấy
khả năng huy động vốn của ngân hàng càng cao trong khi đó mức độ rủi ro vẫn
đảm bảo theo quy định. Trong bốn ngân hàng thương mại lớn thì ngân hàng Á
Châu có khả năng huy động tốt nhất. Và ngân hàng Sacombank có khả năng huy
động vốn kém nhất trong hệ thống bốn ngân hàng lớn tuy nhiên hệ số này đã giảm
dần qua các năm.
Hệ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của
một ngân hàng. Thông thường, ngân hàng nào gặp phải sự sụt giảm về
tài sản(do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng
giảm thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của ngân hàng sụt giảm ở
một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng. Nhìn chung, các
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 13
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
ngân hàng đều đạt được. So sánh chỉ số này với chỉ số tương đương
Equity/Assets tính bình quân cho 100 ngân hàng lớn nhất của Mỹ là 8% (Theo
báo cáo thực nghiệm “Mananging bank liquity risk: How deposit – loan
synergies vary with market conditions”, Evan Gate, Til Shuermann, Philip E.
Strahan, April 2006, khảo sát 100 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ, từ 1990 - 2002), cho
thấy phải chăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại Việt Nam thấp so với
quy mô hoạt động. Các ngân hàng đã tăng trưởng tài sản quá nhanh so với mức
tăng trưởng của vốn tự có. Xét dưới góc độ an toàn trong hoạt động, điều đó nên
được suy xét cẩn trọng hơn.
Một chỉ số H1, H2 khá cao như ngân hàng Sacombank có thể là trong
năm 2008, vốn tự có của các ngân hàng đã tăng nhanh hoặc tạm thời chưa sử
dụng vào mục đích tăng cường cơ sở vật chất, trong khi việc thu hút tiền gửi
khách hàng không đáp ứng đủ cho nhu cầu cho vay. Cho nên, các ngân hàng phải
huy động các nguồn vốn khác ngoài tiền gửi khách hàng để đáp ứng nhu cầu tín
dụng gia tăng. Nhưng khi hành động như vậy, các ngân hàng này sẽ gặp khó khăn
trong đầu tư nâng cấp nền tảng công nghệ, mở rộng mạng lưới, khi mà nguồn
vốn tự có phải dành để cho vay. Xét theo phương diện này, việc duy trì một tỷ lệ
cao như vậy chưa hẳn đã hiệu quả. Hơn nữa, việc thu hút tiền gửi của khách
hàng gặp khó khăn cho thấy ngân hàng này có những vấn đề về thanh khoản.
Qua phân tích hai chỉ số H1, H2 trên đây, cho thấy hai thái cực khác hẳn
nhau, một nhóm ngân hàng có hai chỉ số thật cao, trong khi đó, một nhóm ngân
hàng có hai chỉ số này thật thấp. Nhóm ngân hàng có chỉ số cao chưa hẳn đã tốt,
xét về khía cạnh lợi nhuận; hơn nữa, có thể các ngân hàng này không phải chủ
động duy trì tỷ lệ cao như vậy, mà có thể là huy động vốn gặp khó khăn.
2.2.4 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3:
Chỉ số H3 là chỉ số về trạng thái tiền mặt. Với nguồn số liệu thu thập
được các năm 2008, 2009, 2010 bốn ngân hàng thương mại lớn, ta có bảng số liệu
sau:
Phân tích tính thanh khoản của nhóm các Ngân hàng lớn Trang 14
GVHD: Thầy Trương Quang Thông
HỆ SỐ H3
2008 2009 2010
ICB 4.14 10.13 10.13
VCB 14.79 19.90 27.25
ACB 26.45 23.04 13.97
STB 13.97 15.54 22.74
BIỂU ĐỒ HỆ SỐ H3 QUA CÁC NĂM CỦA CÁC NGÂN HÀNG
-
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
2008 2009 2010
ICB
VCB
ACB
STB
Một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, nghĩa là chỉ số H3 cao, đảm bảo cho
ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời. Theo số liệu đã
tính toán năm 2008, ngân hàng incombank có chỉ số H3 dưới 10%, nên khi có
nhu cầu thanh khoản lớn, đột xuất, chắc chắn ngân hàng buộc phải vay trên thị
trường tiền tệ với lãi suất cao. Thực tế đã chứng minh cho nhận định này, những
tháng cuối năm 2007 và 2008, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi và
đẩy lã