Hội nhập và phát triển kinh tế đang là xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Nó tạo cho chúng ta cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu vốn, công nghệ khoa học-kĩ thuật, tác phong làm việc, quản lý,. của các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát huy các yếu tố nội lực cũng cần hêt sức quan tâm, đánh giá nó một cách chính sác để sử dụng nó sao cho hiệu quả.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN
VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
I- Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
1. Sự hình thành và phát triển của TTCKVN.
Hội nhập và phát triển kinh tế đang là xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Nó tạo cho chúng ta cơ hội học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu vốn, công nghệ khoa học-kĩ thuật, tác phong làm việc, quản lý,... của các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc phát huy các yếu tố nội lực cũng cần hêt sức quan tâm, đánh giá nó một cách chính sác để sử dụng nó sao cho hiệu quả. Trong các yếu tố nội lực này cần phải đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn – yếu tố mà các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đang rất thiếu. Trong khi đó vốn trong nền kinh tế quốc dân chủ yếu được tập trung ở các cá nhân, tổ chức. Vì vậy, để thu hút được nguồn vốn dư thừa trong công chúng, trong các tổ chức ta cần phải thành lập một cơ quan chuyên về huy động và sử dụng nguồn vốn này. Tổ chức đó chỉ có thể là thị trường chứng khoán. Vấn đề này, đã được nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ. Điều này được đánh dấu bằng các sự kiện sau:
- Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước. Đây là bước đi quan trọng, đặt nền móng cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên trong phạm vi của ngân hàng nhà nước nó không thể phát huy hết chức năng của mình điều này dẫn đến một bước đi mới.
-Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK. Có thể nói đây là bước đi vô cùng quan trọng làm cơ sở đi đến thống nhất, hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán.
- Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ đã quyết định thành lập UBCKNN (ủy ban chứng khoán nhà nước). Cơ quan này có chức năng thực hiện tổ chức quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán: thanh tra, giám sát, cấp giấy phép, đăng kí phát hành và kinh doanh chứng khoán…
- Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ-TTg thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán trực thuộc Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Đó là:
+ Trung tâm giao dịch Thành Phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào vận hành ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Có thể nói sự ra đời của TTGDTP.HCM là một sự kiện kinh tế quan trọng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nó trở thành một công cụ, một hình thức huy động và luân chuyển vốn cho nền kinh tế nước nhá, tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự ra đời của TTGDTP.HCM cũng gặp rất nhiều khó khăn, đó là: hệ thống pháp luật của Việt Nam thời điểm này còn chưa thật sự hoàn thiện, các văn bản pháp luật còn nhiều bất cật chồng chéo, đăc biệt trong lĩnh vực chứng khoán đối với chúng ta còn hoàn toàn mới mẻ, sự hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi đó đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế về chuyên môn và cách thức quản lý…Song nhờ có sự quan tâm của Chính phủ và Các bộ ngành liên quan mà tổ chức này hoạt động tương đối tốt, tạo niểm tin cho nhà đầu tư và công chúng, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
+ Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ( TTGDCKHN)
Sự ra đời của trung tâm này đáp ứng kĩ vọng rất lớn của các nhà đầu tư và các tổ chức cần huy động vốn nó đáp ưng nhu cầu huy động và sử dụng vốn của các tổ chức ở phía Bắc, đánh dấu bước tiến phù hợp của thị trường chúng khoán Việt Nam.
Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC với nội dung là hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo đó xẽ định hướng TTGDCKHN thành thị trường gao dich phi tập trung (OTC).
Ngày 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính. Đây là bước tiến quan trọng hợp lý của TTCKVN. Bởi hiện tại thị trường của chúng ta còn nhỏ lẻ sơ khai, còn nhiều hạn chế về kiến thức và cách quản lý nên chưa thể tách ra thành một tổ chức hoạt động độc lập (bài học rút ra từ kinh nghiệm về sự thất bại của thị trường chứng khoán Thái Lan.). Với sự quản lý của Bộ Tài Chính sẽ làm cho thị trường của chúng ta hoạt động ổn định hơn, nhạy bén và hiệu quả và an toàn hơn.
Như vậy, có thể nói sự ra đời của TTCKVN được đánh dấu bởi sự ra đời của hai trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Điều này đã thể hiện chúng ta đã có những bước tiến quan trọng về phương thức huy động vốn này. Nó cho phép ta huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn, hạn chế các hiện tượng làm thất thoát tài sản của nhà nước và tập thể, đặc biệt là hiện tượng chảy vốn ra nước ngoái.
2. Chức năng, nhiệm vụ của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đều có chức năng và nhiệm vụ như sau:
+ Mục đích chính của thị trường này là thực hiện chức năng dẫn vốn từ các cá nhân, tổ chức có nguồn vốn dư thừa mà không sử dụng đến hay không có cơ hội đầu tư để sinh lợi đến những người cần vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh hay là những người có cơ hội đầu tư sinh lợi. Những người đi vay vốn trực tiếp từ người cho vay này bằng cách phát hành hay bán cho họ những chứng khoán của mình. Các chứng khoán này xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời gian nào đó. + Truyền tải và cập nhật thông tin đến cho các nhà đầu tư để họ có thể đánh giá tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường.Từ đó mà họ có niêm tin đầu tư vào các tổ chức mà họ kì vọng là mang lại cho họ lợi nhuận cao nhất.
+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cớ cơ hội thu hút vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Khi có áp lực về vốn làm cho họ phải tích cức sản xuất, đổi mới tư duy sản xuất bằng các phương pháp hiện đại, tiên tiến thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường. Điều này làm cho họ phải có các phương án sản xuất sao cho nguồn vốn mình bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhât, tối ưu nhất.
Như vậy, ta thấy TTCK có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển nhưng lại rất thiếu vốn như Việt Nam. Chính vì thế nó góp phần làm cho hệ thông huy động vốn trên thị trường tiền tệ hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
II- Đánh giá chung về thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.1 Số lượng chứng chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thể hiện ở số lượng cổ phiếu, trái phiếu không ngừng được tăng lên. Lúc đầu khi trung tâm giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ có hai công ty được niêm yết cổ phiếu và tổng giá trị thị trường là 270 tỷ đồng ( tương đương 16,8 triệu USD) thì đến ngày 27/11/2005 có 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng số vốn là 1.086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu công ty với số vốn 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu Chính phủ với số vốn là 5400 tỷ đồng ( như vậy có 73 loại chứng khoán được phát hành trên thị trường với số vốn khoảng 6.600 tỷ đông. Như vậy trong 5 năm số lượng chứng khoán lưu hành trên thị trường như vậy là quá chậm. Điều này cũng thật dễ hiểu khi thị trường của chúng ta mới ở dạng sơ khai, non trẻ, chưa thực sự thu hut được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Mặt khác sự hiểu biết của các cá nhân và tổ chức về thị trường này là còn tương đối mới mẻ dẫn đến sự phát triển của thị trường là tương đối chậm. Tuy nhiên đến thởi điểm hiện nay tại TTGDCKTP.HCM đã có tới 750 chứng khoán ( tăng hơn 10 lần so với thời điểm này năm 2005) chứng khoán được lưu hành. Trong đó có 49 loại cổ phiếu ( tăng hơn 2.3 lần), một chứng chỉ và 700 loại trái phiếu ( tăng 16.45 lần). Như vậy, trong một năm qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bươc tiến vượt bậc điều này đã chứng tỏ chúng ta đã có những bước đầu thành công trong việc điều hành và quản lý thị trường này.
Tuy nhiên với tốc độ tăng này trong 3 tháng 7, tháng 8, tháng 9 năm 2006 đem so với các nước trong khu vực thì ta thấy thị trường của chúng ta quá nhỏ bé. Theo số liệu của Bloomberg thì trung bình trong 3 tháng này chỉ có 6,6 triệu USD giá trị cổ phiếu được giao dịch hàng ngày tại trung tâm giao dich TP Hồ Chí Minh, trong khi đó tại Thái Lan là 314 triệu USD, Hồng Kông là 3,2 tỷ USD. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi thị trường của chúng ta còn quá nhỏ bé, số lượng chứng khoán được niêm yết còn hạn chế. Trong khi đó các nhà đầu tư chủ yếu là các cá nhân nhỏ lẻ, còn các nhà đầu tư lớn như các tổ chức trong và ngoái nước thì chưa thật sự sẵn sàng bởi cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp luật của chúng ta còn rất yếu kém, các nhà đầu tư chuyên nghiệp và hàng hóa chât lượng cao còn thiếu.
Kể từ khi bắt đầu được thành lập và đi vào hoạt động tháng 7/2000 trong một thời gian ngăn TTCK đã có sự phát triển không ổn định, “nong” bỏng, gây lến các cơn sốt chứng khoán “ảo”. Năm 2000 chỉ số Vn-Index 100 điểm thì đến 25/6/2001 là 571 điểm, điều này làm cho các chuyên gia kinh tê hết sức ngạc nhiên và bất ngờ. Song nó không tồn tại được lâu và nhanh chóng giảm xuống dưới mức 140 điểm năm 2003, 150-200 điểm năm 2004. Tuy nhiến sang đến năm 2006 lại có sự biến động mạnh mẽ từ 3000 điểm cuối năm 2005 thì đến 25/4/2006 đạt 632 điểm, song đến ngày 1/8/2006 chỉ còn 399 điểm. Nguyên nhân chính là do số lượng chứng khoán niêm yết trên thị trường còn rất ít nến khó có thể đánh giá chính xác các biến động của chúng, mặt khác trong số lượng cổ phiếu được niêm yết trên thị trường thì phần lớn số lượng cổ phiếu này nằm trong tay các cổ đông Nhà nước, cổ đông của hội đồng quản trị, cổ đông chiến lược, … (thường là 51%) mà số cổ phiếu này không thể nằm trong các giao dịch hàng ngày. Điều này làm cho số lượng giao dịch vốn đã ít nay lại càng ít hơn, không đủ để đánh giá độ biến động. Bên cạnh đó các nhà đầu tư của chúng ta đa số là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ .Họ thường mua vào lúc cổ phiếu lên giá và bán ra lúc cổ phiếu xuống giá điều này tạo ra thành một hệ thống tâm lý bầy đàn gây ảnh hưởng đến chỉ số
VN-index.
1.2 Quy mô thành lập các công ty chứng khoán.
Theo UBCKNN thì từ đầu năm 2006 đến nay đã nhận được 9 hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập công ty chứng khoán của 9 doanh nghiệp và đã cấp phép cho 8 đơn vị. Như vậy, với 8 công ty chứng khoán mới và 15 công ty chứng khoán đang hoạt động thì TTCKVN hiện nay có trên 20 công ty hoạt động trong lĩnh vực này vào cuối năm 2006. Trong khi đó trên toàn thị trường hiện nay chỉ có khoảng 70 doanh nghiệp niêm yết và khoảng 370 trái phiếu chính phủ và công ty ( dự kiến vào đầu năm sau). Cón số trên cho ta thấy một điếu đáng lo ngại là sự thành lập các công ty diễn ra một cách ồ ạt, quy mô tiềm lực tài chính của các công ty này chưa thật sự mạnh. Chỉ có khoảng 5 công ty là có tiềm lực tài chính, các công ty còn lại chỉ thực hiện các nhiệm vụ nhỏ lẻ, chưa bao quát được thị trường. Điều này tạo nên bong bóng bề nổi, bởi các công ty ra đời hiện nay dường như theo phong trào chứ chưa chú trọng đến bề sâu của nó mà cụ thể hơn là các hoạt nghiệp vụ của thị trường chứng khoán. Trong thời gian tới chúng ta sẽ ra nhập WTO và sau 5 năm ra nhập các công ty nước ngoài có quyền thành lập các công ty chứng khoán với số vốn 100% vốn nước ngoái, dẫn đến cuộc cạnh tranh quyết liệt sẽ diễn ra. Vì vậy, trong thời gian tới nếu các công ty của ta không chú trọng đầu tư theo chiếu sâu có thể dẫn đến phá sản, tự đào thải.
2. Đánh giá của chuyên gia nước ngoài về TTCKVN.
Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7.5% năm, trong khi đó một số nền kinh tế trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Phillippines, Malaysia chỉ đạt trung bình khoảng 4.7% năm. Điều này đã làm cho các nhà kinh tế trên thế giới quan tâm đến nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn mà đặc biệt là thị trường chứng khoán.
Theo tin kinh tế của hãng Bloomberg đánh giá thì TTCKVN có triển vọng nhất tại Châu Á. Chỉ số chứng khoán của Việt Nam trong năm nay đã tăng 66% cao nhất trong số các chỉ số của thị trường chứng khoán Châu Á. Theo chuyên gia kinh tế Raghuram Rajan ( IMF) thì Việt Nam sẽ là một “ Trung Quốc mới” bởi trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam luôn luôn phát triển với tốc độ cao, ( thực tế đã chứng minh từ đầu năm 2006 đến nay thị giá của thị trường đã tăng gấp đôi lên đến 3 tỷ USD, giá trị giao dich hàng ngày là 10 triệu USD, gấp 20 lần so với đầu năm). Mà theo ông nguyên nhân chính của hiện tượng này là do tốc độ cổ phần hóa ỏ Việt Nam diễn ra tương đối nhanh, các công ty tham gia niêm yết ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt là thời điểm hiện nay Chính Phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình ra hội nhập WTO, tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường này làm cho thị trường chứng khoán của chúng ta càng sôi nổi hơn, đồng thời kéo theo các tập đoàn lớn nước ngoài lớn như: Intel, Ford, …. Đầu tư vào Việt Nam. Cũng theo hãng này thì giá trị TTCKVN sẽ đóng góp vào GDP từ 20- 30% trong những năm tới thay vì 6% như hiện nay. Theo họ nếu chúng ta nên đầu tư vào thị trường này trong tương lai nhất định sẽ mang lại những thắng lợi.
Ngày 25/9 tập đoàn tài chính JP Morgan Chase đã dành riêng một phiên họp về đâu tư chứng khoán tại Việt Nam, New York ( Mỹ) bà Phạm Bích Vân, Tổng giám đốc Scombank tham gia với tư cách khách mời đã có buổi tiếp xúc với 20 nhà đầu tư muốn tìm hiểu về cơ hội làm ăn với Sacombank. Ngay chiều 26/9 phiên họp về Việt Nam với chủ đề “ Bắt tay với Việt Nam - con rồng đang bay lên ”, đã có khoảng 100 nhà đầu tư đến dự, đồng thời họ dự báo đến năm 2025 Việt Nam, sẽ có quy mô đứng thứ 17 thế giới trong các nền kinh tế. Bên cạch đó các Ngân hàng như: Ngân hàng đầu tư Mỹ Merrill Lynch nhận được một “mã số giao dich”, vào tháng 8/2006, Citigroup đã có mã số giao dịch tứ năm ngoái cùng với JP Morgan đang tiếp thị chứng khoán Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài, đại diện của các quỹ đầu tư tầm cỡ như: Morgan stanley, Goldman Sachs, đã nhiêu lần cử người đến Việt Nam để thu thập thông tin và khảo sát thị trường, điều này đã chứng tỏ thị trường của chúng ta đã bắt đâu có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc các nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam là một cơ hội lớn cho Việt Nam mà không phải nền kinh tế nào cũng có được, điều này tạo cơ hội cho ta phát triển TTCK mạnh hơn trong tương lai, thật sự là một kênh huy động vốn lớn và có hiệu quả.
3. Hạn chế TTCKVN
Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn mới và được đánh giá là một thị trường tồn tại ở dạng sơ cấp, số vốn mà các doanh nghiệp huy động được thông qua thị trường này còn quá nhỏ lẻ. Năm 2000 và 2001 số vốn huy động qua thị trường này bằng 0, năm 2002 là 0.035 nghìn tỷ đồng nếu đem ra so sánh với số dư nợ của ngân hàng thì con số này quá nhỏ. Đến ngày 30/6/2003 nếu tính cả vốn huy động của nhà nước đã có 5.400 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, 5 công ty niêm yết với số điêu lệ tăng thêm 155.4 tỷ đồng. Đến 20/3/2006 có khoảng 13 triệu trái phiếu cầm cố tại các ngân hàng và các công ty phát hành chứng khóa có giá trị 751 nghìn tỉ VND. Có thể nói số vốn này là quả nhỏ so với nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn.
Mặc dù thị trường chứng khoán của chúng ta được các chuyên gia kinh tế nước ngoài đánh giá cao về sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn chế làm thị trường của chúng ta chưa hoàn toàn được giải phóng triệt để như:
- Tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước diễn ra còn chậm, bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài còn hoài nghi các doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ ưu đãi dưỡi một hình thức trợ cấp nào đó, tạo ra sân chơi thiếu bình đẳng, nhiều rủi ro. Mặc dù kinh tế trong những năm gần đây đạt bình quân 7.5% năm nhưng họ cho rằng trong tương lai sẽ chững lại.
- Kỹ năng quản lý còn yếu kém, các báo cáo tài chính thường không chính xác, bị sửa đổi bổ sung, sai sự thật… điều nay cung cấp các thông tin thiếu chính xác và không đầy đủ tăng độ rủi ro cho nhà đầu tư.
- Các tổ chức tài chính ngân hàng trong nước còn thiếu và yếu kém về những dịch vụ, sản phẩm dành cho các tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế, các ngân hàng nước ngoài bị hạn chế. Các ngân hàng có kinh nghiệm, uy tín và tiêm lực tài chính mạnh là không nhiều.
4. Giải pháp phát triển TTCKVN.
- Cần tạo ra một sân chơi bình đẳng, môi trường đẩu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư ( miễn thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm hoạt động) cho mọi thành phần kinh tế, . Hòan thiện hành lang pháp lý, đặc biệt la cần nghiên cứu và ban hành luật chứng khoán để lấy đó làm định hướng cho thị trường này hoạt động có hiệu quả.
- Tăng số lượng các công ty niêm yết, đa dạng hóa và tăng số lượng các công ty lớn có uy tín niêm yết, tạo sự ràng buộc giữa việc cổ phần hóa và việc niêm yết. Phát triển các tổ chức tài chính trung gian, các trung tâm môi giới chứng khoán.
- Quản lý giám sát một cách chặt chẽ, phạt nặng đối với các hành vi vi phạm gian lận, hoàn thiện hệ thống thông tin để có thể cung cấp thông tin chính xác cho nhà đầu tư.
- Phát triển thị trường OTC như: mức độ quan tâm của công chúng đối với chứng khoán, hệ thống giao dich, tạo điêu kiện cho các công ty chưa có đủ điều kiện niêm yết có cơ hội tiếp xúc với TTCK.
- Có các chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài đăng kĩ niêm yết tại Việt Nam.
TÀI LIÊU THAM KHẢO
Giảo trình TTCK. Đại học kinh tế Quốc Dân
Các trang Website:
Ủy ban chứng khoán nhà nước
Ngân hàng đầu tư và phát triển
TTGDCKTP.HCM
TTGDCKHN
Ngân hàng ngoại thương