Trên thế giới hiện nay chính sách tiền tệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ giúp cho mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định tiền tệ, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế. một cách có hiệu quả hơn. Mặt khác việc điều hành chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia đó mà còn ảnh hưởng theo cơ chế lan truyền tới thị trường tiền tệ thế giới.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Huế
Trường Đại học kinh tế
---cd&cd---
Học phần: Tài chính-Tiền tệ
Chuyên đề
Phân tích và đánh giá việc thực thi chính sách tiền tệ
ở Việt Nam trong thời gian qua
Giảng viên: Mai Lê Thanh Trúc
Nhóm sinh viên thực hiện:
1.Lê Phạm Ngọc Hoàng Nguyên
2.Phan Thị Thanh Hồng
3.Võ Thị Tuyết Trinh
4.Nguyễn Thị Diệu Quỳnh
5.Tô Thị Thu Trang
6.Trương Thị ThuậnLỜI GIỚI THIỆU
Trên thế giới hiện nay chính sách tiền tệ ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của mình trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ hoàn hảo sẽ giúp cho mỗi quốc gia theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô như ổn định tiền tệ, tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế... một cách có hiệu quả hơn. Mặt khác việc điều hành chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia không chỉ ảnh hưởng tới quốc gia đó mà còn ảnh hưởng theo cơ chế lan truyền tới thị trường tiền tệ thế giới. Việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề quan trọng trong xây dựng phát triển và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách của mỗi nước.
Chính sách tiền tệ là một chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường vì nó ảnh hưởng lớn đến các biến số vĩ mô như: công ăn việc làm, tốc độ tăng trưởng, lạm phát… Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản, quyết định.
Đối với nước ta, ngay từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò của chính sách tiền tệ trong phát triển kinh tế. Vì vậy ngay từ những ngày đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chú trọng trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với nền kinh tế. Việt Nam đã thu được những kết quả đáng khích lệ như đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống của người dân... góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy vậy nền kinh tế thị trường luôn biến động nên các mục tiêu của chính sách tiền tề cũng phải luôn biến đổi theo cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước. Việc xây dựng một chính sách tiền tệ linh hoạt là cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Nhưng trên thực tế chính sách tiền tệ của nước ta sau một thời gian dài thực thi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế. Và việc đánh giá lại các chính sách tiền tệ qua từng thời kỳ sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan để tìm ra những thiếu sót và hạn chế đó để khắc phục và xây dựng hoàn thiện chính sách tiền tệ, từ đó giúp nền kinh tế ngày càng phát triển hơn.I.Khái quát chung
Khái niệm
Chính sách tiền tệ là tổng hòa những phương thức mà Ngân hàng trung ương sử dụng nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.
Có 2 cách thực hiện chính sách tiền tệ là:
+ Chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát.
+ Chính sách tiền tệ mở rộng: nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm chống suy thoái kinh tế, chống thất nghiệp.
Đặc điểm của chính sách tiền tệ
ò Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Chính phủ, nó là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
òChính sách tiền tệ hay chính sách lưu thông tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của Chính phủ hay Ngân hàng Trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như: kiềm chế lạm phát; duy trì ổn định tỷ giá hối đoái; đạt được tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công cụ như nghiệp vụ thị trường mở; quy định các mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối…
òChính sách tiền tệ, một mặt là cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho nền kinh tế (lượng tiền cung ứng), mặt khác phải giữ ổn định giá trị đồng bản tệ. Để thực hiện được điều đó, thông thường trên thế giới, việc xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ được giao cho Ngân hàng Trung ương.
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng Trung ương. Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn, xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Các hoạt động khác của Ngân hàng Trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó.
Chính sách tiền tệ cũng như mọi chính sách kinh tế vĩ mô khác đều có mục tiêu riêng của nó, đó là mục tiêu: ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định hệ thống tài chính, thị trường ngoại hối, tăng trưởng kinh tế...
Mỗi quốc gia đều có chính sách tiền tệ riêng, phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mình. Nhưng các chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu giống nhau. Tuy nhiên tuỳ từng giai đoạn khác nhau và tuỳ điều kiện thực tế của nền kinh tế để lựa chọn mục tiêu trọng tâm.
Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ
Các nhà kinh tế học cho rằng, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là nên sản xuất hàng hoá phát triển ở mức độ cao (nền kinh tế thị trường).
Tuỳ theo quan điểm và góc độ nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học đã đưa ra những khái niệm riêng về lạm phát. Tuy nhiên, nhìn chung có thể hiểu: lạm phát là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hoá theo thời gian.
Lạm phát tác động đến nền kinh tế - xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
Khi lạm phát gia tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế, làm phân phối lại thu nhập; kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng… gây tình trạng khan hiếm hàng hoá giả tạo; giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hoá tiêu dùng. Do đó, đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn; gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoạt động của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, trong chừng mực nào đó, với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, lạm phát lại là yếu tố để kích thích kinh tế tăng trưởng. Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết. Các nhà kinh tế học còn gọi đó là liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần chấp nhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềm chế chứ không phải là triệt tiêu nó. Vấn đề quan trọng là cần phải kiểm soát được lạm phát, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đời sống cho người lao động… Trách nhiệm này thuộc về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
3.2. Tạo việc làm, giảm thất nghiệp
Như chúng ta đã biết, ngày nay thất nghiệp là nỗi quan tâm của mọi quốc gia trên thế giới. Việc giảm tỷ lệ thất nghiệp còn đồng nghĩa với việc giữ gìn an ninh trật tự trong xã hội. Nhưng vấn đề đặt ra phải làm sao xác định được một tỷ lệ thất nghiệp cho phù hợp? Theo các nhà kinh tế, chúng ta phải duy trì tỷ lệ thất nghiêp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Do vậy trong xã hội luôn có người thất nghiệp tự nhiên, tạo ra cơ hội tìm việc làm tốt hơn.
Việc làm cho người lao động cũng là một trong các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Chúng ta cũng đã biết rằng nơi nào sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là một căn bệnh kinh niên. Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ hướng vào việc khuyến khích đầu tư → gia tăng sản xuất, việc làm sẽ tăng lên; mặt khác, khi các hoạt động kinh tế được mở rộng, sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định.
Nhìn tổng quát, giữa các mục tiêu vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm có mâu thuẫn đối nghịch nhau, đó là:
Khi kiềm chế được lạm phát thì có nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp.
Ngược lại, khi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái kinh tế, tạo việc làm và khuyến khích tăng trưởng kinh tế thì lại khó kiềm chế được lạm phát.
Rõ ràng công ăn việc làm cao là điều ai cũng mong muốn. Thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến công ăn việc làm, tức đến tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế. Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp. Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và Nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Tuy nhiên, theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao không đồng nghĩa với tỷ lệ thất nghiệp bằng không, mà ở mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Bởi lẽ, trong thực tế có một số người thất nghiệp là có lợi cho nền kinh tế. Đó là khi người lao động quyết định đi tìm một công việc khác tốt hơn, phù hợp hơn, thì người lao động đó bị thất nghiệp trong thời gian đang tìm việc làm. Hoặc một số người lao động tự nguyện rời bỏ công việc của mình để theo đuổi các hoạt động khác như học tập, du lịch… và khi họ quyết định gia nhập trở lại thị trường lao động, họ phải mất một thời gian để tìm đúng công việc mà họ mong muốn. Mặt khác, thông thường để có một tỷ lệ công ăn việc làm cao thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng nhất định nào đó. Hai mục tiêu này luôn triệt tiêu nhau trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ.
3.3. Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu vĩ mô của bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên thực hiện mục tiêu này không có nghĩa là chỉ khuyến kích tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện việc kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nếu nền kinh tế phát triển quá nóng. Điều này có nghĩa là mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến phù hợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế nước đó. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại là thấp hay cao để sự điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ hướng vào khuyến kích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trường hợp cần khuyến kích tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm tăng khối lượng tiền tệ → lãi suất giảm xuống, do vậy sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc nội. Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, sức mua hàng hoá trên thị tăng lên, hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp tiêu thụ được, là tiền đề cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội tăng. Nếu mức gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội cao hơn nhịp độ gia tăng dân số thì nền kinh tế sẽ thật sự có tăng trưởng.
Trường hợp cần kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Khi đó, khối lượng tiền tệ trong lưu thông giảm xuống → lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên → đầu tư giảm, dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Mặt khác khi giảm khối lượng tiền tệ, sẽ làm giảm tổng cầu, sức mau sẽ giảm, làm tăng hàng hóa tồn đọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mở rộng sản xuất, vì vậy tổng sản phẩm quốc nội giảm.
Việc gia tăng khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu thường được các quốc gia sử dụng công cụ hạn mức tín dụng. Nhưng khi nền kinh tế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá…
Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng, nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm, biến động mang tính chu kỳ của nó: Từ tăng trưởng kinh tế quá mức, đến kinh tế phát triển quá nóng dễ dẫn đến lạm phát cao; từ lạm phát cao dễ rơi vào trạng thái ngưng trệ rồi suy thoái kinh tế; một khối lượng tiền tệ cung ứng tăng thêm để cứu vãn tình thế có thể chuyển nền kinh tế sang giai đoạn phục hưng, rồi từ phục hưng lại có khả năng chuyển qua giai đoạn tăng trưởng mạnh…
Vấn đề đặt ra là đối với từng giai đoạn cụ thể, chính sách tiền tệ phải tìm giải pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hoà được các mục tiêu trên.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu, có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì Ngân hàng Trung ương trong khi thực hiện chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Trên cơ sở dự án chính sách tiền tệ đã được phê chuẩn và điều kiện thực tiễn của nền kinh tế, Ngân hàng Trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng. Nghĩa là, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện việc đưa tiền vào lưu thông là thiếu hụt hay dư thừa. Các công cụ mà Ngân hàng Trung ương thường sử dụng là: Tái cấp vốn; Dự trữ bắt buộc; Nghiệp vụ thị trường mở; Hạn mức tín dụng; Lãi suất và Tỷ giá.
4.1. Công cụ tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng. Khi cấp một khoản tín dụng cho tổ chức tín dụng, một mặt, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ.
Tuỳ từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thì trường phát triển, tái cấp vốn được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu. Vì vậy đối với các quốc gia này, công cụ này được gọi là tái chiết khấu. Tại nhiều quốc gia khác, hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện không chỉ được thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu mà còn dưới nhiều hình thức khác nữa, như: Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có gía ngắn hạn khác; Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn; Cho vay trong thanh toán bù trừ; Cho vay theo hình thức chỉ định; Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
ìƯu điểm:
Qua công cụ tái cấp vốn, Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kính thích tăng trưởng kinh tế. Đối với các tổ chức tín dụng, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe doạ thì Ngân hàng Trung ương là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì, với số tiền Ngân hàng Trung ương cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán.
ìNhược điểm:
Ngân hàng Trung ương không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết. Trong trường hợp này, quyền lực của Ngân hàng Trung ương và tổ chức tín dụng là ngang nhau. Ngân hàng Trung ương có quyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống. Nhưng tổ chức tín dụng lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu tổ chức tín dụng không vay thì mục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiện được.
4.2. Công cụ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các tổ chức tín dụng. Nếu khả năng thanh toán quá lớn (tổ chức tín dụng đang dư thừa tiền) thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng (bành trướng khối tiền tệ)
ìƯu điểm:
Tác động đầy quyền lực đến lượng tiền cung ứng.
Tạo nên mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do tổ chức tín dụng thực hiện và nhu cầu tái cấp vốn tại Ngân hàng Trung ương.
Tăng cường quyền lực cho Ngân hàng Trung ương vì tuỳ theo mục đích của chính sách tiền tệ và tuỳ theo mức vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung ương có quyền điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các tổ chức tín dụng có trách nhiệm thực hiện.
Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng vì nó áp dụng không phân biệt mọi tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống tài chính.
Đảm bảo khả năng thanh toán cho tổ chức tín dụng, giúp tổ chức tín dụng tránh được rủi ro do mất khả năng thanh toán.
ìNhược điểm:
Mặc dù có thể đạt những thay đổi trong cung ứng tiền tệ bằng những thay
đổi nhỏ trong dự trữ bắt buộc nhưng lại khá tốn kém về phí quản lý.
Việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề khả năng thanh khoản ngay đối với một tổ chức tín dụng có dự trữ vượt mức thấp.
Việc không ngừng thay đổi dự trữ bắt buộc cũng gây ra tình trạng kém ổn định cho các tổ chức tín dụng và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản của những tổ chức tín dụng đó khó khăn hơn.
4.3. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua, bán giấy tờ có giá chủ yếu là ngắn hạn (Tín phiếu Kho bạc, Tín phiếu Ngân hàng Trung ương, Chứng chỉ tiền gửi…) trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung – cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các tổ chức tín dụng, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ, cụ thể :
- Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương có thể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát.
- Ngược lại, khi Ngân hàng Trung ương mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.
Công cụ thị trường mở đã được các nước có nền kinh tế tiên tiến như Anh, Mỹ và Thuỵ Sĩ áp dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX. Cho đến nay nó đã trở thành công cụ quan trọng bậc nhất để điều hoà lưu thông tiền tệ.
ìƯu điểm:
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở đã thể hiện tính ưu việt của nó so với các công cụ khác của chính sách tiền tệ :
- Ngân hàng Trung ương có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng.
- Độ linh hoạt và chính xác cao, có thể sử dụng ở bất kỳ mức độ nào. Mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ dẫu lớn hay nhỏ thế nào, Ngân hàng Trung ương cũng có thể thực hiện được bằng cách mua, bán một khối lượng lớn, nhỏ chứng khoán.
- Ngân hàng Trung ương dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai về việc sử dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Thí dụ, nếu Ngân hàng Trung ương thấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua quá nhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở.
- Việc thực hiện có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, Ngân hàng Trung ương có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch.
ìNhược điểm:
Ngân hàng Trung ương có thể không đạt được mục tiêu đã đề ra do nghiệp vụ thị trường mở chỉ thực sự hữu hiệu khi nền kinh tế đã phát triển rất cao, cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển.
4.4. Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dự nợ tín dụng, qua đó khống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Do vậy có chế tác động của nó mang tính áp đặt đối với hệ thống tài chính.
Qua sử dụng hạn mức tín dụng, Ngân hàng Trung ương nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền của các tổ chức tín dụng phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Tránh tình trạng tổng khối lượng tiền tăng quá mức trong lưu thông, Ngân hàng Trung ương quy định hạn mức tín dụng tối đa cho từng tổ chức tín dụng. Trong phần lớn các trường hợp những hạn mức riêng được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống tài chính, tổ chức tín dụng chỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức