Đề tài Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường say mê sáng tạo ở người lao động của công ty xây dựng số 1 Hà Nội

Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường và xu thế quốc tế hoá các nền kinh tế, việc hoàn thiện, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh nói chung và quản lý nhân lực nói riêng đang là vấn đề cấp thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường say mê sáng tạo ở người lao động của công ty xây dựng số 1 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN tích và đề xuất một số giải pháp tăng cường say mê sáng tạo ở người lao động của công ty xây dựng số 1 hà nội Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường và xu thế quốc tế hoá các nền kinh tế, việc hoàn thiện, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh nói chung và quản lý nhân lực nói riêng đang là vấn đề cấp thiết quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp thực chất là quản lý con người, quản lý và sử dụng lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là một nội dung, một yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển tạo ra những bước tiến nhẩy vọt về công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý làm cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng dần tiếp cận với một nền kinh tế chi thức, đòi hỏi không chỉ các nhà quản lý mà từng người lao động phải không ngừng trau dồi kiến thức, phát huy tối đa khả năng sáng tạo để thích nghi với môi trường lao động. Đứng trước yêu cầu đó, một vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là phải làm gì, làm như thế nào để phát huy, khai thác sự say mê sáng tạo của người lao động nhằm đạt được hiệu quả mong muốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Cơ sở lý luận về sự say mê sáng tạo của người lao động 1.1. Say mê sáng tạo của người lao động, nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Thực chất sự say mê sáng tạo của người lao động là người lao động làm việc trong trạng thái thoải mái và hưng phấn với sự nhiệt tình tìm tòi sáng tạo để cải tiến quy trình thao tác đảm bảo hiệu quả làm việc cao nhằm mang lại lợi chung cho tổ chức và cho cá nhân mình để thảo mãn các nhu cầu của cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Sự say mê sáng tạo của người lao động được hình thành trên cơ sở: Mức độ hấp dẫn của nội dung công việc mà họ thực hiện và mức độ hưởng thụ khi họ thực hiện công việc đó; điều kiện làm việc và môi trường người lao động thực hiện công việc; triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Đây là những nhân tố cơ bản quyết định sự say mê sáng tạo của người lao động, khi một trong những nhân tố này không được đảm bảo thì sẽ triệt tiêu sự say mê sáng tạo. Mối quan hệ giữa các nhân tố này được thể hiện trong công thức phát triển của công thức Vroom như sau: SMST = HD x ĐK x TV Trong đó: SMST: Sự say mê sáng tạo của con người trong hoạt động; HD: Độ hấp dẫn của nội dung công việc và sự hưởng thụ; ĐK: Điều kiện làm việc và môi trường lao động; TV: Triển vọng phát triển của doanh nghiệp. HD, ĐK và TV được đánh giá theo mức độ tối thiểu là 0 đến mức độ tối đa là 1. Điều này cho thấy để tạo ra sự say mê sáng tạo của người lao động thì ngoài việc tạo cho các tham số một giá trị tối đa cho phép còn cần thiết phải đảm bảo tính cân đối hợp lý giữa các tham số, vì nếu một trong những tham số đó có giá trị tiến tới 0 thì kết quả là sự say mê sáng tạo sẽ bằng không. Để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự say mê sáng tạo của người lao động trong công việc, người quản lý nhân lực cần nhận biết và đánh giá được mức độ say mê sáng tạo của từng người lao động hoặc từng nhóm người lao động của doanh nghiệp. Việc nhận biết và đánh giá mức độ say mê sáng tạo của người lao động có thể căn cứ vào các tiêu thức cơ bản sau: - Mức độ chủ động, năng động trong công việc họ thực hiện; - Sự phối kết hợp giữa những người, những bộ phận có liên quan để hoàn thành tốt công việc được phân công; - Luôn hướng tới cái mới, cái hiện đại và chủ động tìm tòi, nghiên cứu cái mới để áp dụng vào công việc nhằm nâng cao hiệu quả làm việc; - Đề xuất những giải pháp cải tiến công việc, cải tiến công nghệ, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đơn giản hoá công việc, tạo ra những sản phẩm, hàng hoá tốt, phong phú đa dạng hơn; - Khả năng tạo ra những bước đột phá trong công việc. Sự say mê sáng tạo của người lao động có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại sự cạnh tranh mang tính tất yếu, nó không chỉ bó hẹp trong một ngành sản xuất, một quốc gia mà đã và đang phát triển trên bình diện cạnh tranh mang tính quốc tế với các tập đoàn kinh tế hoạt động đa ngành nghề. Tính chất cạnh tranh khốc liệt diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức sản xuất. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn trên cơ sở lựa chọn sản phẩm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh có triển vọng sinh lời cao nhất, đồng thời phải nghiên cứu đánh giá đúng đắn thế mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh và các nguồn cung cấp khác, từ đó lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp, tổ chức sản xuất hợp lý để có thể tạo ra những hàng hoá, sản phẩm đa dạng, phong phú có những tính năng vượt trội và giá cả hợp lý so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp phát huy được tính chủ động sáng tạo, lòng say mê nghiên cứu, khám phá tìm tòi và tiếp cận những thành tựu của khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có sự say mê sáng tạo của người lao động trong công việc thì không thể có được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, không thể tổ chức sản xuất hợp lý và cũng không thể có những bước đột phá trong cải tiến công nghệ, hợp lý hoá sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và tất yếu doanh nghiệp sẽ không giữ được thị phần, sẽ dẫn tới tiêu vong. Như vậy, có thể nói rằng sự say mê sáng tạo quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. ý nghĩa của hoạt động sáng tạo trong công việc có thể xem xét từ 3 góc độ: Mang lại lợi ích trực tiếp cho người lao động, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho xã hội. + Xét về người lao động: Sự say mê sáng tạo làm cho người lao động phát huy tốt nhất khả năng của mình cống hiến cho doanh nghiệp và cho xã hội. Bù lại, họ sẽ được doanh nghiệp trả thu nhập cao một cách chính đáng, làm tăng thêm thu nhập, có điều kiện vật chất để cải thiện điều kiện sống, bù đắp các hao phí lao động mà ngời lao động đã bỏ ra; đồng thời quá trình lao động sáng tạo giúp họ phát triển, tự hoàn thiện mình, tạo cơ hội thuận lợi cho cá nhân tham gia các hoạt động xã hội, trau dồi để nâng cao hiểu biết, phát huy năng lực sẵn có của mình cho công việc, cho doanh nghiệp và cho xã hội. + Xét về doanh nghiệp: Sự say mê sáng tạo của người lao động tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có để không ngừng nâng cao năng suất lao động, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, giảm chi phí lao động sống trong sản phẩm, qua đó giảm giá thành, giá bán sản phẩm, thúc đẩy cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. + Xét về xã hội: Khi người lao động ứay mê sáng tạo, làm cho năng xuất lao động xã hội tăng lên, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội tăng trưởng. Đồng thời với sự say mê sáng tạo trong công việc, người lao động sẽ cảm thấy yêu thích lao động, cảm thấy vui khi được lao động, tạn tâm, tận ý với công việc sẽ góp phần làm giảm các hiện tượng tiêu cực, làm cho xã hội phát triển và văn minh hơn. 1.2. Các yếu tố tác động làm cho người lao động ở doanh nghiệp say mê sáng tạo thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao Mục đích làm việc của người lao động là nhằm thoả mãn các nhu cầu trong cuộc sống của họ, những nhu cầu của con người có thể tựu trung lại thành hai nhóm nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần. Để thoả mãn các nhu cầu đó người lao động có thể ở hai trạng thái làm việc là: Lao động một cách bình thường, thuần tuý theo những gì người chủ yêu cầu và làm việc trong trạng thái say mê, sáng tạo để đạt được hiệu quả làm việc cao nhất. Xuất phát từ điều đó, khi xem xét sự say mê sáng tạo của người lao động các nhà quản lý nhân sự cần có một nhận thức đúng đắn và đầy đủ về động cơ làm việc của người lao động, về những động lực thúc đẩy người lao động say mê sáng tạo trong lao động và về các giải pháp tạo động lực để người lao động say mê sáng tạo trong công việc. Vai trò của người quản lý, lãnh đạo là phải nắm được tâm lý, các nhu cầu và những yêu cầu câp thiết của người lao động, hay nói cách khác là phải nắm được động cơ, động lực thúc đẩy người lao động làm việc, từ đó có chính sách quản lý phù hợp để vừa thoả mãn các mục tiêu, cũng như yêu cầu cấp thiết của người lao động và thực hiện các mục tiêu chung của đơn vị mình. Việc xác định được một cách chính xác những động cơ, động lực chính của người lao động không phải là chuyện đơn giản. Để tìm hiểu rõ vấn đề này ta tạp trung nghiên cứu những khái niệm cơ bản sau: - Động cơ làm việc và sáng tạo của người lao động Động cơ hoạt động của con người là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của của sự tham gia hoạt động và của sự tích cực sáng tạo. Động cơ hoạt động của con người được hình thành từ quá trình tương tác giữa nhu cầu của con người với khả năng, triển vọng thoả mãn nhu cầu của họ; nó là sự phản ánh thế giới khách quan vào con người, nó thúc đầy con người hoạt động theo một tiêu chuẩn nhất định nhằm thoả mãn các nhu cầu, tình cảm của con người. Động cơ của người lao động thường được che dấu (vì nhiều các yếu tố tâm lý, quan điểm xã hội, vv...) và nó luôn biến đổi theo môi trường sống, theo thời gian; mặt khác động cơ của người lao động rất phong phú và phức tạp. Với những đặc điểm đó, việc nắm bắt động cơ của người lao động là khó khăn và phức tạp, đòi hỏi người quản lý không những phải nắm bắt động cơ của người lao động một cách chính xác, mà còn định hướng những động cơ không lành mạnh, không có thực của người lao động phù hợp với tiêu chuẩn, khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Các động cơ của người lao động bao gồm: + Có thu nhập cao từ công việc của mình; + Được làm việc với những công việc gây cho họ sự hứng thú trong một môi trường làm việc phù hợp và một công việc phù hợp; + Được thừa nhận và tôn vinh nhiều hơn do họ đã hoàn thành công việc; + Có nhiều cơ hội được phát triển các kỹ năng làm việc và khả năng sáng tạo của mình; + Được thông tin đầy đủ về những gì doanh nghiệp đang xúc tiến triển khai. - Động lực thúc đẩy người lao động say mê sáng tạo Động lực thúc đẩy sự say mê sáng tạo của người lao động chính là sự thoả mãn, là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường mọi nỗ lực để đạt mục đích hay kết quả cụ thể (nói cách khác động lực bao gồm tất cả các loại lý do làm cho con người hoạt động). Động lực cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, các nhân tố này thường xuyên thay đổi và khó nắm bắt. Có hai nhóm nhân tố cơ bản: Thứ nhất. Nhóm nhân tố thuộc về con người là những nhân tố xuất hiện trong chính bản thân từng con người, nó thúc đẩy người lao động làm việc và sáng tạo trong công việc. Những nhân tố này bao gồm: + Lợi ích của con người: Là mức độ thoả mãn nhu cầu của con người (nhu cầu vật chất và tinh thần), đây là nhân tố quan trọng nhất của việc tạo động lực sáng tạo của người lao động; + Những mục tiêu cá nhân: Là trạng thái mong đợi cần có và có thể có của cá nhân, là cái đích mà cá nhân muốn vươn tới và qua đó sẽ thực hiện các biện pháp để đạt được cái đích đề ra trạng thái mong đợi; + Thái độ của cá nhân: là cách nhìn của cá nhân người lao động đối với công việc mà họ thực hiện. Nếu cá nhân có thái độ tích cực với công việc họ sẽ say mê sáng tạo trong công việc, ngược lại nếu thái độ đó là tiêu cực thì người lao động sẽ làm việc một cách thụ động. + Khả năng hay năng lực của cá nhân người lao động: Đây là yếu tố thuộc về kiến thức chuyên môn liên quan đến công việc của người lao động và khả năng giải quyết các công việc đó của họ. Nhân tố này ảnh hưởng tới việc tạo ra động lực cho người lao động theo hai chiều hướng: Tạo ra động lực thúc đẩy sự say mê sáng tạo trong công việc nếu người lao động có khă năng và kiến thức tốt để giải quyết công việc một cách hiệu quả; ngược lại sẽ làm cho người lao động nản chí, không muốn thực hiện công việc hoặc thực hiện một cách thụ động, mang tính đối phó và kém hiệu quả. Thứ hai: Các nhân tố môi trường: Là những nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tới người lao động, các nhân tố này bao gồm: + Môi trường văn hoá của doanh nghiệp: Là một hệ thống các giá trị, niềm tin, sự chia sẻ trong phạm vi doanh nghiệp và tạo ra các chuẩn mực về hành vi trong doanh nghiệp. Môi trường văn hoá được hình thành từ sự kết hợp giữa quan điểm, phong cách quản lý của người quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp, nó bộc lộ trong suốt thời gian, quá trình lao động mà người lao động đã đóng góp cho doanh nghiệp. Môi trường văn hoá hoà thuận, đầm ấm, vui vẻ tạo ra một trạng thái tinh thần thoải mái, không bị ức chế sẽ có tác dụng cuốn hút người lao động tích cực và hăng say trong công việc, còn ngược lại nó sẽ tạo ra cảm giác chán nản, không hứng thú với công việc được giao. + Các chính sách về nhân sự: Là vấn đề bao hàm nhiều yếu tố như: Việc thuyên chuyển, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ và nhân viên trong doanh nghiệp. Chính sách nhân sự thể hiện việc doanh nghiệp đáp ứng lại các nhu cầu, mục điêu cá nhân của mỗi người lao động, bởi vậy việc thực thi các chính sách này sẽ tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy người lao động hăng say làm việc. Do nhu cầu vật chất và tình thần có quan hệ chặt chẽ với nhau, để đạt được hiệu quả mong muốn, khi thi hành chính sách nhân sự. doanh nghiệp phải đảm bảo thoả mãn hài hoà cả hai loại nhu cầu này trong phạm vi nguồn lực cho phép. Ngoài hai nhóm nhân tố cơ bản trên đây, còn nhiều nhân tố khác có ảnh hưởng đến động lực say mê sáng tạo của người lao động như: phong cách lãnh đạo, cấu trúc tổ chức doanh nghiệp và các yếu tố về xã hội, v.v... - Tạo động lực say mê sáng tạo cho người lao động Tạo động lực say mê sáng tạo là tổng hợp các hoạt động mà doanh nghiệp đến tinh thần, thái độ và trạng thái tâm lý của người lao động, kích thích họ quan tâm đến công việc, say sưa tìm tòi cải tiến hợp lý hoá công việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong lao động. Để tạo ra sự say mê sáng tạo cho người lao động, doanh nghiệp phải đươ ra được những giải pháp cụ thể trên nguyên tắc gắn liền lợi ích của người lao động với lợi ích của doanh nghiệp do sự say mê sáng tạo trong lao động của người lao động đem lại. Trên thực tế, động lực được tạo ra ở mức độ nào, bằng cách nào và trong điều kiện nào phụ thuộc vào cơ chế cụ thể của doanh nghiệp cũng như những quy định của Nhà nước, bởi vì các giải pháp tạo ra động lực say mê sáng tạo không chỉ liên quan đến doanh nghiệp mà nó còn có những tác động nhất định đến sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Việc tạo ra động lực say mê sáng tạo trong công việc được thực hiện thông qua các giải pháp kích thích, thúc đẩy người lao động làm gia tăng hoạt động có hiệu quả của lao động trong công việc, trong chuyên môn hoặc trong những chức năng cụ thể. Các đòn bẩy tạo ra động lực sáng tạo cho người lao động bao gồm việc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động phù h[pj với những gì họ đã cống hiến cho doanh nghiệp. Các nhu cầu cơ bản của con người mà doanh nghiệp cần thoả mãn để tạo động lực say mê sáng tạantrong công việc bao gồm: - Nhu cầu tự thể hiện bản thân; - Nhu cầu được tôn trọng; - Nhu cầu xã hội; - Nhu cầu an toàn; - Nhu cầu sinh lý. Nhu cầu con người xuất hiện theo thứ tự từ thấp đến cao. Một khi nhu cầu thấp được thoả mãn thì nhu cầu cao sẽ xuất hiện, ban đầu là các nhu cầu về sinh lý, tiếp theo là an toàn xã hội, tôn trọng và tự hoàn thiện mình. Nhu cầu ở bên dưới có phạm vi rộng lớn và nó thu hẹp dần đối với các nhu cầu ở bậc tiếp theo. Tạo động lực say mê sáng tạo là chức năng của quản lý con người, mặt khác quản lý con người lại là một nội dung của quản trị doanh nghiệp. Do vậy mục đích tạo động lực sáng tạo của người lao động cũng chính là mục đích chung của doanh nghiệp kinh doanh nói chung. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của tạo động lực là sử dụng một cách hợp lý nguồn lao động, kích thích sự say mê sáng tạo của người lao động, khai thác một cách hiệu quả nguồn lực con người nhằm nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng của các yếu tố sản xuất, nó vừa đóng vai trò là chủ thể của sản xuất nhưng đồng thời lại là khách thể chịu tác động của người quản lý. Nguồn nhân lực vừa là tài nguyên của doanh nghiệp đồng thời chi phí về lao động cũng là một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động thì sẽ kéo theo được hiệu quả trong sử dụng máy móc thiết bị, tiết kiệm vật chất, giảm chi phí, từ đó hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn. Mặt khác tạo động lực cho người lao động say mê sáng tạo sẽ có cơ hội thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao và làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp. Bởi khi ngời lao động có động lực làm việc thì họ sẽ say mê với công việc, nghề nghiệp làm tăng thêm lợi thế cho doanh nghiệp. Nhờ vậy người lao động không chỉ gắn bó với doanh nghiệp mà nhiều đối tượng khác cũng muốn làm việc cho doanh nghiệp. 2. thực trạng say mê sáng tạo của người lao động ở công ty xây dựng số 1 hà nội 2.1. Đặc điểm kinh doanh và tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty xây dựng số 1 Hà nội Công ty xây dựng số 1 Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội được thành lập theo quyết định số 129/QĐ-UB ngày 25/1/1972 của Uỷ ban Hành chính Thành phố Hà Nội. Thực hiện Nghị định 338/HĐBT của Chính phủ, Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 626/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 10/2/1993 Với bề dầy kinh nghiệm trên 30 năm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có khả năng tham gia và thực thiện các công trình, hạng mục công trình xây dựng lớn thuộc các lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng các công trình công nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng cơ sở và trong những năm gần đây, Công ty mở rộng ngành nghế kinh doanh sang các lĩnh vực xuất khẩu lao động, kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng. - Giai đoạn từ năm 1972 - 1976, Công ty chủ yếu xây dựng các công trình dân dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho cán bộ công nhân viên và nhân dân lao động thủ đô. Sản phẩm của Công ty trong giai đoạn này là các khu nhà chung cư lắp ghép 2 tầng (khu Yên Lãng, Trương Định, ...). đây là giai đoạn Công ty mới được hình thành và đang đi vào ổn định sản xuất kinh doanh nên sản lượng bình quân hàng năm đạt từ 10.000 đến 13.000 m2 nhà ở. - Giai đoạn từ 1977 - 1990, bằng kinh nghiệm tích luỹ được và đứng trước nhu cầu về nhà ở của nhân dân thủ đô ngày càng tăng, Công ty đã chuyển sang thi công các công trình nhà chung cư lắp ghép 4 - 5 tầng (khu Khương Thượng, Trung Tự, Đống Đa, Bách Khoa, v.v...) và các công trình xây dựng cao tầng khách sạn Hà Nội, Giảng Võ, ...). Mức sản lượng bình quân năm của Công ty trong giai đoạn này đã đạt từ 25.000 m2 đến 28.000 m2 nhà ở. Sản phẩm xây dựng của Công trình đã đạt chất lượng cao, được xã hội thừa nhận và được đưa vào sử dụng có hiệu quả. - Giai đoạnh từ năm 1990 đến nay, Công đã mở rộng lĩnh vực và ngành nghế kinh doanh như: Kinh doanh nhà; thực hiện các dự án đầu tư phát triển các khu đô thị mới; xây dựng công trình giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi; xây lắp điện (đường dây và trạm điện đến 35 KW); Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch lữ hành; xuất nhập khẩu máy móc thiết bị dùng trong xây dựng và kinh doanh dịch vụ; tư vấn đầu tư; kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, máy móc chuyên ngành xây dựng thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; xuất khẩu lao động. - Đặc điểm về lao động, Công ty hiện có 852 cán bộ công nhân viên (trong đó người lao động có trình độ đại học là 106 người). Cơ cấu lao động của Công ty như sau: Lao động gián tiếp (cán bộ quản lý, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh 63 người; kinh doanh xây lắp 552 người; kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ tư vấn, kinh doanh xuất nhập khẩu 197 người.
Tài liệu liên quan