Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống khám và chữa bênh ở bệnh viện Bạch Mai

Ngày nay khi KT-XH ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khác nhau cũng ngày càng trở thành yêu cầu cần thiết không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng, năng suất công việc đặc thù trong các lĩnh vực đó, đem lại hiệu quả KT-XH rõ rệt. Ngành CNTT nói chung, lĩnh vực công nghệ phần mềm nói riêng, đang và sẽ trở thành lĩnh vực được áp dụng phổ biến và chủ yếu trong vấn đề tin học hóa ở các ngành, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Nhà nước ta đang đi tiên phong trong việc áp dụng CNTT nhằm duy trì và phát triển ngành công nghệ phần mềm, cụ thể như việc tin học hoá trong một số cơ quan nhà nước, một số ngành chủ đạo như y tế, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, giao thông vận tải, dầu khí - địa chất, Song song với việc tin học hóa trong các lĩnh vực chủ đạo, có quy mô hoạt động lớn thì việc áp dụng tin học trong quản lý ở quy mô nhỏ trong các ngành nghề trong XH đang và sẽ trở nên không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả công việc và phù hợp với sự phát triển KT-XH hiện hành. Đứng trước những yêu cầu mới của nền KT-XH nước ta, em đã nhận thấy tiềm năng lớn lao trong việc áp dụng tin học vào các công việc quản lý của các ngành nghề nói chung và việc quản lý bệnh nhân trong ngành y tế nói riêng, và đây cũng là động cơ khiến em chọn những đề tài về chương trình quản lý mà ở đây là đề tài “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý khám và chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai”.Đề tài của em không thiên về nghiên cứu tìm hiểu các công nghệ mới nhưng lại mang tính thực tế, tính hiện thực cao, xây dựng ứng dụng dựa trên thực trạng quản lý bệnh nhân ở phòng khám

doc55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống khám và chữa bênh ở bệnh viện Bạch Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để đồ án thực tập đạt kết quả tốt đẹp, trước hết chúng em xin gửi tới toàn thể các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin - Trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội lời chúc sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc nhất. Với sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn, đến nay nhóm chúng em đã có thể hoàn thành - đồ án thực tập, đề tài:“Phân tích và thiết kế hệ thống khám và chữa bênh ở bệnh viện Bạch Mai”. Để có được kết quả này nhóm chúng em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo – Nguyễn Thị Tâm- đã quan tâm giúp đỡ, vạch hướng dẫn nhóm chúng em hoàn thành một cách tốt nhất đồ án thực tập trong thời gian qua. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên thực tập nên đồ án thực tập của nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu xót. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô cùng toàn thể các bạn để nhóm chúng em có điểu kiện bổ sung để nhóm chúng em có thể hoàn thành đồ án thực tập hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, Ngày 22 Tháng 4 Năm 2011 Nhóm sinh viên thực tập Nguyễn Văn Linh Lê Ngọc Tuyền Nguyễn Thế Anh Đỗ Anh Hải Vũ Văn Sánh Phạm Văn Đạt MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI 6 1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA BỆNH VIỆN 6 2.Nhiệm vụ của hệ thống quản lý bệnh viện 12 CHƯƠNG 2:KHẢO SÁT SƠ ĐỒ KHÁM VÀ CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI 13 1.Sơ đồ tổ chức. 13 2.Các bước khám bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai. 13 3.Quản lý quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện 18 4.Sơ đồ hoạt động . 19 5.Những yêu cầu cần giải quyết. 20 6.Hướng phát triển của hệ thống quản lý khám và chữa bệnh hiện nay. 20 CHƯƠNG 3:PHÂN TÍCH HỆ THỐNG 22 1. Biểu đồ phân giã chức năng. 22 2.Biểu đồ mức khung cảnh: 23 3.Biểu đồ mức đỉnh 23 4.Biểu đồ luồng dữ liệu vật lý chức năng “ Tiếp nhận bệnh nhân”. 25 5.Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng “Quản lý khám bệnh” 26 6.Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng “ quản lý điều trị” 27 7.Biểu đồ luồng dữ liệu chức năng “quản lý xuất viện” 27 8. Xác định các kiểu thực thể 28 8.1 Thực Thể “Phiếu khám bệnh” 28 8.2 Thực Thể “Đơn thuốc” 29 8.3Thực thể bệnh án 30 9.Thiết kế cơ sở dữ liệu 32 9.1. Xác định các bảng 32 9.2.Bảng diễn tả các thuộc tính của các bảng 33 9.3 Sơ đồ mối liên kết giữa các bảng 40 10: GIAO DIỆN CHÍNH CỦA PHẦN MỀM 40 10.1 GIỚI THIỆU QUA VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM 40 CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN VỀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53 I.KẾT LUẬN 53 II.HẠN CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 53 III.HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay khi KT-XH ngày càng phát triển thì việc ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khác nhau cũng ngày càng trở thành yêu cầu cần thiết không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng, năng suất công việc đặc thù trong các lĩnh vực đó, đem lại hiệu quả KT-XH rõ rệt. Ngành CNTT nói chung, lĩnh vực công nghệ phần mềm nói riêng, đang và sẽ trở thành lĩnh vực được áp dụng phổ biến và chủ yếu trong vấn đề tin học hóa ở các ngành, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam. Nhà nước ta đang đi tiên phong trong việc áp dụng CNTT nhằm duy trì và phát triển ngành công nghệ phần mềm, cụ thể như việc tin học hoá trong một số cơ quan nhà nước, một số ngành chủ đạo như y tế, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, giao thông vận tải, dầu khí - địa chất,…Song song với việc tin học hóa trong các lĩnh vực chủ đạo, có quy mô hoạt động lớn thì việc áp dụng tin học trong quản lý ở quy mô nhỏ trong các ngành nghề trong XH đang và sẽ trở nên không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả công việc và phù hợp với sự phát triển KT-XH hiện hành. Đứng trước những yêu cầu mới của nền KT-XH nước ta, em đã nhận thấy tiềm năng lớn lao trong việc áp dụng tin học vào các công việc quản lý của các ngành nghề nói chung và việc quản lý bệnh nhân trong ngành y tế nói riêng, và đây cũng là động cơ khiến em chọn những đề tài về chương trình quản lý mà ở đây là đề tài “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý khám và chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai”.Đề tài của em không thiên về nghiên cứu tìm hiểu các công nghệ mới nhưng lại mang tính thực tế, tính hiện thực cao, xây dựng ứng dụng dựa trên thực trạng quản lý bệnh nhân ở phòng khám… Em xin chân thành biết ơn các thầy cô đã giành cho em những kiến thức cơ bản và quý báu, đó là sự khởi đầu cho sự nghiệp tương lai của em. Em rất cảm ơn cô Nguyễn Thị Tâm đã tận tình hướng dẫn em thực hiện tốt đề tài này. Trong thời gian 12 tuần với 1 sinh viên thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quý thầy cô góp ý và thông cảm cho em. Đồ án thực tập được chia thành 4 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về bệnh viện Bạch Mai. Chương 2: Khảo sát sơ đồ khám và chữa bệnh ở bệnh viện Bạch Mai. Chương 3: Phân tích hệ thống trong bệnh viện. Chương 4: Tổng kết và đề xuất ý kiến CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỆNH VIỆN BẠCH MAI 1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA BỆNH VIỆN 1911-1945 Thời kỳ đầu thành lập   Hình 1:Bệnh viện lây Cống vọng năm 1911 Cách đây gần một thế kỷ nước ta đang bị thực dân chiếm đóng, nhân dân ta sống trong cảnh nghèo nàn, lạc hậu, bệnh tật phát triển. Các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh tả phát triển nhanh. Nhà chức trách Pháp đã có chỉ thị ngày 8/12/1910 cho xây dựng một cơ sở điều trị dành cho những bệnh nhân bị bệnh lây ở Cống Vọng thuộc tỉnh Hà Đông lúc bấy giờ ( nay là Hà Nội). Khu này đuợc khởi công xây dựng năm 1911 và đuợc gọi là Bệnh viện Lây Cống Vọng ( Hôpital des contagieux à Cống Vọng). Sau cách mạng tháng 8 đến 1954  Hình 2:Bệnh viện Bạch Mai, nơi chặn giữ quân Pháp ở cửa ngõ Thủ đô(1946) Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 2-9-1945 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Bệnh viện Bạch Mai là một đơn vị của nền y tế cách mạng, các thầy thuốc và nhân viên Bệnh viện đã hăng hái làm việc trong điều kiện tài chính thiếu thốn, thày thuốc ít, bệnh nhân đông, thuốc men hạn hẹp, để duy trì hoạt động của bệnh viện, khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chưa được bao lâu thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Cùng với các tầng lớp nhân dân, cán bộ công chức Bệnh viện Bạch Mai đã hăng hái tham gia kháng chiến, bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ Bệnh viện, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trong thời kỳ thủ đô bị tạm chiếm, Thành ủy Hà Nội đã xây dựng cơ sở bí mật hoạt động trong bệnh viện. Chi bộ Đảng và các tổ công đoàn kháng chiến đã vận động viên chức, nhân viên ủng hộ kháng chiến, chống âm mưu tuyên truyền phản động của địch, đòi tăng luơng và cải thiện điều kiện làm việc. Trước ngày giải phóng thủ đô, công chức và nhân viên bệnh viện đã đấu tranh không cho địch di chuyển máy móc, dụng cụ và thuốc men vào Nam, bảo vệ người và tài sản. Vì vậy, đến ngày tiếp quản thủ đô 10/10/1954, Bệnh viện Bạch Mai hầu như vẫn còn nguyên vẹn, các hoạt động chuyên môn vẫn tiếp tục. 1954-1965: Xây dựng miền Bắc - giải phóng miền Nam  Hình 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Bệnh viện Bạch Mai 17giờ ngày 15-12-1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Bệnh Viện. Bác khen ngợi và cảm ơn anh, chị, em cán bộ nhân viên đã tích cực và bền bỉ đấu tranh với địch bảo vệ và giữ gìn tài sản Bệnh viện được tương đối nguyên vẹn. Bác nói: “ Bây giờ ta làm việc cho ta, ta là chủ của nước Việt Nam DCCH. Đã là người tự do, người chủ thì phải làm thế nào cho xứng đáng, từ công việc, thái độ đến tư tưởng đều phải có tư cách làm chủ”. Người khuyên mọi người phải thật thà đoàn kết và giúp đỡ nhau tiến bộ. “ Ai làm việc gì tốt có kết quả thìđuợc khen, ai có sai sót thì góp ý sửa chữa. Làm đuợc như vậy mọi người sẽ đoàn kết hăng hái thi đua hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có cơm ngon, thuốc đúng, người phục vụ tận tụy nhất định bệnh nhân mau khỏi, nhà thương mau tiến. Thực hiện lời dạy của Bác, Bệnh viện đã phân đấu không ngừng củng cố tổ chức, tích cực sửa chữa cơ sở, bổ sung thêm một số trang thiết bị cần thiết, xây dựng và mở rộng thêm nhiều khoa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. 1965-1975: Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc  Hình 4: Một góc Bệnh viện Bạch Mai sau khi bị không quân Mỹ ném bom 1972 Năm 1965 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, Bệnh viện đã tiễn 16 bác sỹ và nhân viên gia nhập bộ đội, 12 bác sỹ và y tá vào phục vụ chiến trường miền Nam, 10 bác sĩ và y tá sang sát cánh với các bạn Lào và nhiều cán bộ Bệnh viện đã lên đuờng chi viện cho các tỉnh khu 4 chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ trên miền Bắc. Bệnh viện cũng đã cử 5 đoàn phẫu thuật lưu động, tổ chức hai đội cấp cứu phòng không khẩn truơng về các nơi bị địch oanh tạc ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, phục vụ kịp thời, cứu chữa thương binh và các nạn nhân chiến tranh. Từ năm 1965 đến những năm 1970-1972 Bệnh viện luôn luôn có phưong án hoạt động phù hợp với thời chiến cũng như thời bình như “ ngoại khóa hóa” cán bộ và củng cố và mở rộng thêm một số cơ sở. Các khoa, phòng đã được tổ chức lại, bổ sung thêm trang thiết bị. Đặc biệt trong hai năm 1970-1971, chính phủ Thụy Điển đã viện trợ cho Bệnh viện một số máy móc thiết bị cơ bản có giá trị để trang bị cho nhiều khoa, phòng. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhiều các đống chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lần đến thăm và động viên CBCC Bệnh viện. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế Quốc Mỹ, Bệnh viện Bạch Mai đã 4 lần bị máy bay Mỹ ném bom. Trận ném bom ngày 22-12-1972 là ác liệt nhất, trong lúc Bệnh viện có hơn 300 bệnh nhân nằm điều trị dưới hầm. Nhiều khu nhà làm việc và bệnh phòng bị sập đã lấp kín một số hầm trong đó có nhiều bác sỹ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Y khoa đang làm việc dưới hầm. Họ bị chấn thương nặng và bị ngạt. Việc tổ chức cứu sập, cấp cứu rất khẩn trương, kịp thời và tích cực nhưng đã có 28 đồng nghiệp hy sinh. Đài tưởng niệm các đồng nghiệp và tấm bia căm thù giặc Mỹ đã đuợc xây dựng tại khuôn viên Bệnh viện đã hy sinh dũng cảm vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chỉ sau năm ngày khắc phục hậu quả, ổn định tổ chức, cán bộ toàn bệnh viện đã tiếp tục công tác cấp cứu nạn nhân bị thương nặng do bom Mỹ ném xuống Khâm Thiên và các khu vực khác ở Hà Nội   trong những ngày đêm sau đó. Từ sau 1975: Thống nhất đất nước  Hình 5: Nhà hành chính được xây mới Từ năm 1974, Bệnh viện Bạch Mai được sửa chữa và xây dựng lại như cũ. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, Bệnh viện Bạch Mai đã cử nhiều cán bộ vào chi viện cho ngành y tế vào công tác tại các vùng mới giải phóng. Căn cứ quy hoạch và nhiệm vụ nhà nước giao cho. Bệnh viện đã thành lập thêm nhiều khoa mới. Sau này một số chuyên khoa đã đuợc nâng cấp, một số viện được thành lập   như Viện Da liễu, Viện Huyết học truyền máu, Viễn Lão khoa, Viện Tim mạch, Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Viện Sức khỏe tâm thần. Hàng năm, trung bình có trên 100 sáng kiến cải tiến trong công tác khám chữa bệnh điều trị chăm sóc bệnh nhân đuợc áp dụng. Nhiều chuyên khoa đầu ngành bệnh viện đã tham gia đào tạo hàng nghìn sinh viên, hàng nghìn cán bộ từ các tỉnh về học với nhiều lớp bổ túc chuyên môn ngắn hạn cho hàng nghìn học viên các tỉnh. Trường Trung học y tế Bạch Mai đã đào tạo nhiều y tá cung cấp cho các bệnh viện. Ngày 27-2-1991 nhân dịp ngày thầy thuốc Việt Nam , Bệnh viện Bạch Mai lại vinh dự đuợc đón tiếp đồng chí Nguyễn Văn Linh- Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng đến thăm. Đồng chí biểu dương những thành tích to lớn mà Bệnh viện đã đạt đuợc trong nhiều năm qua trong việc khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúc sức khỏe CBCC Bệnh viện nhân ngày thầy thuốc Việt Nam và nhân dịp tết Nguyên Đán. Từ 1995 đến nay, được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế đặc biệt là Chính phủ và nhân dân Nhật Bản, bệnh viện đã phát triển vượt bậc về quy mô, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trở thành một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, hiện đại, ngang tầm với các nước trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Bệnh viện bạch Mai ngày nay  Hình 6: Nhà Việt – Nhật Hiện nay bệnh viện Bạch Mai có quy mô 1400 giường bệnh với tổng số CBCC là 2000 (bao gồm 1800 thuộc biên chế và hợp đồng của Bệnh viện và 200 CBCC Trường Đại học Y Hà Nội thường xuyên công tác tại Bệnh viện). Với chiều dày lịch sử gần một thế kỷ, phát huy truyền thống yêu nước đoàn kết phấn đấu vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân. Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới bệnh viện Bạch Mai đã phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Với đội ngũ GS, PGS, TS, ThS, BS, DS, KS, Y tá điều dưỡng, KTV có trình độ cao, với máy móc, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ, bệnh viện Bạch Mai luôn là nơi khám chữa bệnh có chất lượng hàng đầu và tin cậy của người bệnh và nhân dân cả nước. Hàng năm số lượng bệnh nhân đến khám là 350.000 đến 450.000 người. Số bệnh nhân điều trị nội trú trung bình từ 50.000 đến 60.000 người. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh lúc nào cũng quá tải (trên 100%). Ngày điều trị trung bình đạt từ 10 - 12 ngày. Số xét nghiệm và các kỹ thuật thăm dò chức năng tăng cao (2.000.000 – 2.500.000 lượt XN). Tỷ lệ tử vong hạ thấp so với những năm trước đây 2- 3% (trước 1995), nay chỉ còn 0 ,82 %. …. 2.Nhiệm vụ của hệ thống quản lý bệnh viện Hệ thống quản lý khám và chữa bệnh là một hê thống giúp chúng ta quản lý việc khám và chữa bệnh của bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện.Quản lý việc thanh toán tạm ứng của bệnh nhân với bệnh viện cũng như của bệnh viện với bảo hiểm y tế,quản lý lượng bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện trong những khoảng thời gian xác định.Đồng thời chúng ta còn đi thống kê lượng bệnh nhân mắc số căn bệnh nào đó trong một thời gian trong năm để đưa ra phương pháp điều trị và đề phòng….Đồng thời chúng ta còn thống kê được một số căn bệnh mà Bộ Y Tế và nhà nước quan tâm. CHƯƠNG 2:KHẢO SÁT SƠ ĐỒ KHÁM VÀ CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI Trong giới hạn của đề tài cũng như thời gian thực tập, nhóm em chỉ tập chung khảo sát và phân tích quy trình khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú. 1.Sơ đồ tổ chức.  2.Các bước khám bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện Bạch Mai là một bệnh viện lớn của miền Bắc, là tuyến cuối cùng của nhiều chuyên khoa, tiếp nhận những bệnh nhân nặng của Hà Nội và các địa phương khác chuyển về. Khi bệnh nhân tới bệnh viện để khám hoặc chữa bệnh,bệnh nhân phải tới đăng ký để đăng ký khám chữa bệnh. Tại đây, y tá sẽ hỏi xem người bệnh cần khám gì ? Sau đó, y tá sẽ cấp cho người bệnh 1 sổ khám bệnh, và 1 số phiếu. Dưới đây là hình ảnh sổ khám bệnh của bệnh viện.  Hình 1:Sổ khám bệnh Sau đó bác sĩ yêu cầu bệnh nhân qua quầy thanh toán để nộp tiền lệ phí khám chữa bệnh. Khi bệnh nhân nộp tiền lệ phí xong sẽ lên phòng ứng với số phiếu mà bệnh nhân đã được phát để bác sĩ khám bệnh. Trong quá trình khám bệnh bác sĩ yêu cầu bệnh nhân đi xét nghiệm để chuẩn đoán bệnh của bệnh nhân. Trong phiếu xét nghiệm sẽ có đầy đủ thông tin của bệnh nhân như:họ tên, tuổi, giới tính, khoa, phòng, giường, chuẩn đoán bệnh, yêu cầu xét nghiệm, kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm sẽ đc lưu vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Dưới đây là một số mẫu xét nghiệm.  Hình 2:Phiếu xét nghiệm Sau khi bệnh nhân xét nghiệm xong chờ ngoài hành lang để lấy giấy xét nghiệm rùi quay trở lại phòng khám để bác sĩ chuẩn đoán bệnh. Trong quá trình chuẩn đoán nếu bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân có liên quan tới tim, phổi…………ww thì bác sĩ lại yêu cầu bệnh nhân đi chụp Xquang để kiểm tra và chuẩn đoán cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn và làm thủ tục để đi chụp Xquang. Dưới đây là một số mẫu chụp xquang của bệnh nhân trong bệnh viện.   Hình 3:Phim chụp Xquang Bệnh nhân khi chụp chiếu xong sẽ đợi để lấy phim chụp chiếu và nhận kết quả với phiếu báo cáo kết quả chụp Xquang của bệnh nhân. Mẫu phiếu chụp Xquang của bệnh viện.  Hình 4:Phiếu chụp Xquang Khi lấy được phim chụp chiếu và phiếu thông báo kết quả của chụp Xquang. Bệnh nhân mang qua phòng bác sĩ ban đầu khám bệnh để được bác sĩ tư vấn thêm. Có 2 trường hợp đối với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị bệnh nặng thì sẽ phải nhập viện và theo dõi điều trị. +Nếu bệnh nhân phải nhập viện thì bệnh nhân phải qua chỗ làm thủ tục để làm các thủ tục để nhập viện. Trong quá trình làm thủ tục nhập viện bệnh nhân xuất trình Giấy miễn, giảm viện phí (nếu có). Bên bệnh việc các bác sĩ lập hồ sơ bệnh án cho bệnh nhân (cần ghi rõ và đầy đủ các mục ở phần đầu bệnh lịch) như: Họ và tên, tuổi, quên quán, lý do nhập viện…w. Trong quá trình nhập viện và theo dõi ở bệnh viện bếu bệnh nhân có tiến triển bệnh ngày càng đỡ đi. Nếu bệnh nhân đỡ gần khỏi bác sĩ cho bệnh nhân làm thủ tục để ra viện và kê đơn thuốc cho bệnh nhân về điều trị tại nhà. Mẫu giấy ra viện  Hình 5:Giấy ra viện Mẫu kê đơn thuốc như hình dưới  Hình 6:Đơn thuốc Bệnh nhân về điều trị tại nhà theo đơn thuốc này. Bác sĩ hẹn bệnh nhân đến ngày khám lại. +Bệnh nhân không phải nhập viện thì sẽ được bác sĩ kê cho đơn thuốc và tự chữa trị tại nhà. Mẫu đơn thuốc như ở hình 5. Bệnh nhân cần đơn thuốc bác sĩ kê cho và xuống quầy thuốc bên dưới để mua thuốc theo yêu cầu chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bán thuốc xong người bán thuốc sẽ đưa cho bệnh nhân hóa đơn thuốc. Mẫu hóa đơn thuốc như sau:  Hình 7:Hóa đơn thu tiền thuốc 3.Quản lý quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân tại bệnh viện - Bệnh nhân đến bệnh viện khám bệnh phải tiến hành như sau: Mang theo thẻ BHYT (nếu có). Đầu tiên phải qua bộ phận đón tiếp làm thủ tục, tại đây nhân viên sẽ lấy thông tin hành chính của bệnh nhân để viết phiếu khám bệnh, phân bệnh nhân vào các phòng khám đa khoa hoặc chuyên khoa. Sau đó, nhân viên vào sổ đăng kí khám bệnh với các thông tin như ở phiếu khám bệnh. Nếu là trường hợp cấp cứu thi bệnh nhân có thể được chuyển ngay vào khu điều trị cấp cứu. -Bệnh nhân phải qua bộ phận thanh toán để nộp phí khám bệnh. Nếu tại các phòng khám bác sỹ yêu cầu bệnh nhân đi làm các xét nghiệm, chụp chiếu thì bệnh nhân cũng phải thanh toán các chi phí này rồi mới được tiến hành làm xét nghiệm, chụp chiếu. Nếu bác sỹ yêu cầu bệnh nhân nhập viên thì người bệnh phải đóng tiền đặt cọc trước khi được nhận vào điều trị. Khi ra viện người bệnh phải thanh toán hết các khoản viện phí. -Tiếp theo, bệnh nhân được hướng dẫn vào các phòng khám tương ứng ghi trên phiếu khám bệnh. Tại các phòng khám đa khoa, bác sỹ thực hiện khám và kê đơn thuốc cho người bệnh. Trong quá trình khám, bác sỹ có thể yêu cầu bệnh nhân đi làm xét nghiệm hoặc gửi người bệnh đi khám chuyên khoa tuỳ thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhẹ thì bệnh nhân được cho về điều tri tại nhà theo đơn thuốc. Tại các phòng khám chuyên khoa, công việc thực hiện như ở phòng khám đa khoa, ngoại trừ việc bác sỹ còn có thể yêu cầu người bệnh nhập viện, làm các phẫu thuật/ thủ thuật / mổ. Khi phải nhập viện điều trị, người bệnh sẽ được phân giường tại các khoa điều trị. Quá trình điều trị diễn ra hàng ngày (khám và điều trị hàng ngày) do các bác sỹ và y tá thực hiện, trong qua trình đó bệnh nhân có thể phải làm các xét nghiệm, thực hiện các ca phẫu thuật/ thủ thuật / mổ. 4.Sơ đồ hoạt động .  5.Những yêu cầu cần giải quyết. -Bệnh nhân có những yêu cầu sau: +Tổng chi phí trong thời gian điều trị tại bệnh viện. +Tổng số tiền đã góp. +Tổng số tiền mà bệnh nhân phải đóng. +Cần biết chi tiết các khoản đóng góp. -Các bác sĩ cần biết thông tin sau: +Cần biết rõ diễn biến bệnh của bệnh nhân mà mình điều trị. +Cần tìm kiếm một số trường hợp tương tự để lấy một số giải pháp chữa trị hữu hiệu nhất. +Cần thống kê bệnh nhân theo từng mùa hoặc từng căn bệnh để đưa ra một số phương án hoạt động dự phòng một số bệnh theo từng mùa hoặc theo từng khu vực… Người nhà bệnh nhân cần biết. +Biết được những diễn biến chính xác bệnh của người nhà mình (có một số trường hợp bác sĩ không thể
Tài liệu liên quan