Trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề sống còn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như sản phẩm của họ tiêu thụ được trên thị trường. Một doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình nhất thiết họ phải có một hệ thống kênh phân phối được xây dựng và quản trị một cách có hiệu quả.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích về các sức mạnh trong kênh phân phối? Người lãnh đạo kênh sử dụng các sức mạnh này như thế nào để điều hành kênh? VD minh họa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
Trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề sống còn đối với bất cứ một doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu như sản phẩm của họ tiêu thụ được trên thị trường. Một doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình nhất thiết họ phải có một hệ thống kênh phân phối được xây dựng và quản trị một cách có hiệu quả.
Để xây dựng và vận hành được một hệ thống kênh phân phối hoạt động có hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng nhất là người lãnh đạo kênh phải có nhận ra được các cơ sở sức mạnh mà mình đang nắm giữ và vận dụng các cơ sở sức mạnh đó một cách hợp lý vào hoạt động quản lý điều hành kênh hay không ? Nếu nhận thức một cách đúng đắn về vai trò quan trọng của các cơ sở sức mạnh này thì người lãnh đạo kênh sẽ có thể tạo nên một sự ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên khác trong kênh, giúp họ phối hợp hoạt động có hiệu quả hơn vì một mục tiêu phân phối chung. Kết quả là người lãnh đạo kênh sẽ tạo lập được một dòng chảy kênh phân phối thông suốt để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, tạo nên một lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường.
Để làm rõ được tầm quan trọng của các cơ sở sức mạnh trong hoạt động quản lý điều hành kênh phân phối của người lãnh đạo kênh, nhóm 2 nghiên cứu đề tài: “Phân tích về các sức mạnh trong kênh phân phối? Người lãnh đạo kênh sử dụng các sức mạnh này như thế nào để điều hành kênh? VD minh họa”
Đề tài được kết cấu thành 2 phần như sau:
Phần 1: Lý luận về các cơ sở sức mạnh của người lãnh đạo kênh và vận dụng các cơ sở sức mạnh này vào hoạt động điều hành kênh phân phối
Phần 2: Thực trạng vận dụng các cơ sở sức mạnh trong hoạt động điều hành kênh phân phối của công ty cổ phần Kinh Đô
Lý luận về các cơ sở sức mạnh của người lãnh đạo kênh và vận dụng các cơ sở sức mạnh này vào hoạt động điều hành kênh phân phối.
Kênh phân phối.
Khái niệm.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về hệ thống kênh phân phối. Tùy theo những góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có thể đưa ra những khái niệm khác nhau về kênh phân phối.
Xét ở tầm vĩ mô, kênh phân phối được coi là con đường vận động của hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Dưới góc độ của người tiêu dùng, kênh phân phối là tập hợp những trung gian nên họ phải mua sản phẩm với giá cao hơn của người sản xuất. Còn đối với người sản xuất, người muốn tổ chức hệ thống kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài (chuyển quyền sở hữu, đàm phán…), nhằm thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp theo cách thức, chính sách của doanh nghiệp đặt ra.
Xét dưới góc độ người tiêu dùng “kênh phân phối là một hình thức làm cho hàng hóa sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua được sản phẩm với giá cả hợp lý”
Dưới góc độ của người sản xuất “kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt được mục tiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị trường”.
Từ những quan điểm trên có thể nhận thấy một cách tổng quát nhất kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Như vậy có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tại bên ngoài cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên các quan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ. Để phát triển một hệ thống kênh phân phối người sản xuất có thể sử dụng các kênh đã có và thiết lập các kênh mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phân công công việc giữa các thành viên tham gia kênh.
Vai trò và chức năng của kênh phân phối.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hóa được lưu thông từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Tất cả các thành viên của kênh phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau đây:
Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập chiến lược phân phối.
Xúc tiến khuyếch trương (cho những sản phẩm họ bán) : Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa.
Thương lượng: Để thỏa thuận chia trách nhiệm và quyền lợi trong kênh. Thỏa thuận với nhau về giá cả và những điều kiện phân phối khác.
Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những người mua tiềm năng.
Hoàn thiện hàng hóa: Làm cho hàng hóa đáp ứng được những yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việc của người sản xuất.
Tài trợ: Cơ chế tài chính giúp cho các thành viên kênh trong thanh toán.
San sẻ rủi ro: liên quan đến các rủi ro mà các thành viên có thể gặp phải trong quá trình phân phối.
Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các thành viên của kênh. Nguyên tắc để phân chia các chức năng này là chuyên môn hóa và phân công lao động.
Các cơ sở sức mạnh của người lãnh đạo kênh phân phối trong điều hành kênh.
Người lãnh đạo kênh
Các thành viên trong một kênh phân phối gồm có người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ, người đại lý, chi nhánh đại diện, người phân phối công nghiệp, người tiêu dùng… Tùy theo kiểu kênh phân phối mà trong kênh có thể có một số thành viên (kênh một cấp, kênh 2 cấp…) hoặc có đầy đủ các thành viên có thể có trong một kênh phân phối (kênh hỗn hợp, kênh dài).
Trong một kênh phân phối, luôn có một thành viên trong kênh đóng vai trò là người lãnh đạo kênh. Đây là thành viên có sức mạnh có thể chi phối, điều khiển toàn bộ kênh phân phối và các thành viên còn lại trong kênh. Thành viên nào trong kênh nắm giữ thương hiệu của sản phẩm, có vai trò chủ đạo, đặt thương hiệu cho sản phẩm trên kênh là người lãnh đạo kênh. Thông thường người sản xuất là người giữ vai trò điều khiển kênh, trong nhiều trường hợp họ là người đưa ra các quyết định về tổ chức kênh.Người sản xuất thường được coi là người bán thứ nhất, là điểm xuất phát của quá trình vận động hàng hóa.
Trong một số trường hợp, khi nhà sản xuất không tạo ra nhãn hiệu cho sản phẩm trên kênh (gia công hàng hóa) thì người nắm quyền điều khiển kênh không còn là người sản xuất nữa. Khi đó một thành viên khác trong kênh có nguồn lực lớn, sẽ vươn lên nắm quyền chi phối kênh và trở thành người điều khiển kênh phân phối (VD như trường hợp của Wal-mart, người bán lẻ trở thành lãnh đạo kênh)
Người lãnh đạo kênh phải thực hiện quản lý điều hành kênh phân phối, tạo ra sự hợp tác của các thành viên kênh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phân phối. Động viên khuyến khích các thành viên kênh hợp tác như tìm hiểu về nhu cầu và khó khăn của các thành viên kênh, giúp đỡ hỗ trợ các thành viên kênh, sử dụng các cơ sở sức mạnh để điều khiển kênh, điều tiết sự cạnh tranh và xung đột giữa các thành viên trong kênh.
Những cơ sở sức mạnh để điều khiển kênh của người lãnh đạo kênh
Sức mạnh trong kênh phân phối là khả năng của một thành viên có thể quản lý hoặc ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên khác trong kênh. Một thành viên của kênh muốn trở thành người lãnh đạo kênh phải có những cơ sở sức mạnh để điều khiển kênh.
Cần phải phân biệt sức mạnh với một số khái niệm liên quan như sự ảnh hưởng; sự thống trị; quyền lực; lực lượng. Sức mạnh không giống như các khái niệm trên mặc dù nó có liên quan đến lực lượng và quyền lực. Lực lượng là những khả năng thực tế, được thừa nhận. Còn sức mạnh là khả năng sử dụng lực lượng. Sức mạnh biểu hiện lực lượng có thể được sử dụng trong điều kiện xã hội và sự trợ giúp quyền lực nhất định.
Cơ sở sức mạnh của người lãnh đạo kênh được định nghĩa như là nguồn sức mạnh mà thành viên nắm quyền điều khiển kênh thực hiện đối với các thành viên còn lại trong kênh. Có 5 cơ sở sức mạnh sau đây:
Sức mạnh tiền thưởng:
Sức mạnh tiền thưởng là một loại sức mạnh khuyến khích, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị kênh phân phối đặc biệt là đối với những loại hàng hóa được bán qua các đại lý có quy mô nhỏ. Khi sử dụng sức mạnh này người lãnh đạo kênh áp dụng các chính sách thưởng cho các thành viên khác trong kênh nếu những người này tuân theo sự ảnh hưởng của họ, nó có tác động to lớn trong việc thúc đẩy tiến độ bán hàng, khuyến khích các thành viên trong kênh thực hiện tốt hơn công việc của mình, tạo ra động lực thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh doanh của các thành viên trong kênh. Qua đó thì người lãnh đạo kênh sẽ tạo được mối quan hệ tốt với các thành viên khác trong kênh, từ đó tạo tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Sức mạnh phần thưởng được biểu hiện khi người lãnh đạo kênh dành cho các thành viên khác những lợi ích nhất định khi họ đạt được doanh số bán cao. Ví dụ như các chính sách chiết khấu bán lẻ, các điều kiện ưu đãi trong hợp đồng, phần thưởng vật chất và tinh thần cho các thành viên bán hàng giỏi. Các mức thưởng khác nhau tương ứng với các kết quả hoạt động khác nhau theo thỏa thuận đối với mỗi thành viên trong kênh.
Sức mạnh áp đặt
Là loại sức mạnh được biểu hiện khi người lãnh đạo kênh sử dụng vị thế thống lĩnh trên trị trường của mình để buộc những thành viên khác trong kênh phải tuân theo ảnh hưởng của họ. Sức mạnh áp đặt thường được sử dụng bởi những người sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ ở vị trí thống trị bằng quy mô lớn hay bằng vị trí độc quyền trong kênh phân phối. Người lãnh đạo kênh sử dụng sức mạnh áp đặt để thực hiện các mục tiêu của mình trong quá trình phân phối.
Sức mạnh áp đặt được thể hiện thông qua việc người lãnh đạo kênh quy định các mục tiêu mà các thành viên khác cần phải đạt được như quy định định mức bán hàng, thời gian thực hiện, cách thức thực hiện… nếu các thành viên khác trong kênh không tuân theo các ảnh hưởng của người lãnh đạo kênh trong thì người lãnh đạo kênh có thể sử dụng vị thế thống lĩnh , độc quyền của mình để loại bỏ thành viên đó ra khỏi kênh phân phối.
Sức mạnh hợp pháp
Người lãnh đạo kênh sử dụng sức mạnh hợp pháp để tạo ảnh hưởng tới các thành viên khác trong quan hệ cấp trên cấp dưới trong một hệ thống tổ chức hoặc qua các hợp đồng pháp lý giữa các công ty hợp tác với nhau.
Sức mạnh hợp pháp được thể hiện rõ nhất khi người lãnh đạo kênh tự tạo lập một kênh phân phối riêng cho một loại sản phẩm hoặc nhãn hiệu hàng hóa (vd như các hãng sản xuất hàng hóa có các hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm, phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng), sức mạnh hợp pháp thường được sử dụng trong loại hình kênh phân phối ngắn, kênh trực tiếp.
Trong một hệ thống tổ chức nội bộ như trong 1 công ty lớn với kênh phân phối riêng thì sức mạnh hợp pháp được chấp nhận tuyệt đối. Ở mỗi mức độ trong chuỗi mệnh lệnh, cấp trên có quyền hợp pháp ảnh hưởng đến hành vị cấp dưới và họ có nghĩa vụ chấp nhận các ảnh hưởng này.
Trong hệ thống kênh phân phối chung, sức mạnh hợp pháp không tồn tại rõ ràng và được chấp nhận một cách dễ dàng như vậy. Bởi vì quan hệ giữa các thành viên trong kênh là quan hệ giữa các tổ chức độc lập, mỗi thành viên lại có mục tiêu, kế hoạch kinh doanh không đồng nhất với nhau. Nhìn chung khi người lãnh đạo kênh tổ chức các kênh không liên kết thì không thể có cơ sở sức mạnh hợp pháp để ảnh hưởng tới các thành viên khác trong kênh. Họ phải tìm các cơ sở sức mạnh khác hoặc tổ chức các kênh thành hệ thống liên kết dọc để tăng cơ sở sức mạnh hợp pháp. Sức mạnh hợp pháp hiệu quả trong trường hợp này là thông qua quan hệ hợp đồng độc quyền kinh doanh.
Sức mạnh thừa nhận
Khi một thành viên của kênh thừa nhận các mục tiêu của họ gần gũi hoặc thống nhất với các mục tiêu của thành viên khác khi đó cơ sở sức mạnh thừa nhận tồn tại. Sức mạnh thừa nhận là loại sức mạnh mà thường được người lãnh đạo kênh có vị thế lớn trong kênh sử dụng. Khi một thành viên của kênh thấy rằng các mục tiêu của anh ta gần gũi hoặc thống nhất với các mục tiêu của thành viêc khác. Tức là mỗi bên đều cảm thấy cùng nằm trong một hế thống, một nhóm hoạt động, hay gọi nôm na là “cùng hội cùng thuyền”. Và khi đó, các thành viên trong kênh tự nhận thức được rằng mục tiêu riêng của bản thân không tách rời mục tiêu chung của tập thể. Cá nhân chỉ có thể thu lợi nếu tập thể, nhóm hoạt động đó cũng thu được lợi nhuận. Khi điều kiện này xuất hiện, cố gắng của một thành viên kênh ảnh hưởng đến hành vi của người khác là chắc chắn được thừa nhận bởi người kia có lợi ích cho việc đặt mục tiêu của chính họ.
Sức mạnh thừa nhận có tác động gián tiếp thúc đẩy hoạt động của các thành viên kênh cố gắng thực hiện mục tiêu chung của kênh .
Điển hình cho việc áp dụng thành công sức mạnh thừa nhận là trường hợp của tập đoàn Wal-mart. Tập đoàn Wal-mart là tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Mỹ và trên thế giới, với vị thế của mình, Wal-mart luôn là người lãnh đạo khi họ tham gia vào kênh phân phối. Tất cả các mặt hàng mà Wal-mart kinh doanh đều chịu sự lãnh đạo và điều khiển của chính Wal-mart chứ không phải bất kỳ thành viên nào khác trong kênh. Wal-mart đã vận dụng thành công cơ sở sức mạnh thừa nhận. Các thành viên khác trong kênh phân phối chịu sự điều khiển của Wal-mart luôn được thừa nhận rằng mục tiêu của họ chính là mục tiêu của mà Wal-mart đang cố gắng theo đuổi. Và các thành viên này thực sự tự hào khi được hợp tác cùng với Wal-mart. Với quy mô bao phủ rộng khắp ở các thị trường lớn trên thế giới, bất cứ nhà sản xuất nào cũng đều mong muốn được hợp tác với Wal-mart, khi sản phẩm của họ được Wal-mart phân phối thì sẽ được nhiều khách hàng biết đến hơn nhờ quy mô bhao phủ thị trường của Wal-mart.
Đối với khách hàng, sức mạnh thừa nhận còn biểu hiện cụ thể nhất, khi Wal-mart luôn đặt mục tiêu hàng đầu của mình là làm cho khách hàng được thỏa mãn. Wal-mart luôn làm cho khách hàng có cảm giác rằng mục tiêu phục vụ của Wal-mart cũng chính là mục tiêu mong muốn được thỏa mãn của khách hàng.
Sức mạnh chuyên môn
Sức mạnh chuyên môn thuộc về người lãnh đạo kênh là nhà sản xuất, khi người sản xuất đưa ra một sản phẩm mới ra thị trường. Lúc đó nhà sản xuất sẽ là người duy nhất có thể cung cấp sản phẩm mới này cho các thành viên khác trong kênh phân phối. Những thành viên khác trong kênh chưa có kiến thức đầy đủ về sản phẩm mới này (như thông tin về chức năng, cấu hình, cách hoạt động…) nên họ bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp thông tin của nhà sản xuất. Nhà sản xuất có thể vận dụng lợi thế này để điều khiển các thành viên khác trong kênh, buộc họ phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp kiến thức về sản phẩm mới của mình. Để các thành viên khác có kiến thức hơn về sản phẩm mới, nhà sản xuất có thể tổ chức các buối giới thiệu sản phẩm, mở các lớp tập huấn cho nhân viên của các tổ chức trong kênh phân phối về sản phẩm mới.
Sức mạnh chuyên môn sẵn có ở nhà sản xuất trong giai đoạn đầu giới thiệu sản phẩm mới nhưng sang các giai đoạn sau các thành viên khác trong kênh đã có những kiến thức về sản phẩm nên nhà sản xuất có thể không còn cơ sở sức mạnh chuyên môn nữa.
Sử dụng sức mạnh trong kênh phân phối
Các cơ sở sức mạnh phải được sử dụng để ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên kênh nhằm giúp người lãnh đạo kênh đạt được các mục tiêu phân phối của họ. Có hai vấn đề cơ bản liên quan đến việc sử dụng các sức mạnh trong kênh phân phối là:
1.2.3.1 Sự sẵn sàng của các cơ sở sức mạnh
Các cơ sở sức mạnh sẵn có ở người lãnh đạo kênh cần được nhận ra ở những thời điểm nhất định
Người sản xuất lớn quan hệ với các thành viên kênh cỡ nhỏ tại mức bán buôn hoặc bán lẻ có cơ sở sức mạnh khuyến khích cao.
Trong quan hệ kênh, hoàn cảnh thay đổi làm xuất hiện những sức mạnh mới hoặc làm mất đi những sức mạnh đã có. Ví dụ, sức mạnh chuyên môn ở nhà sản xuất trong giai đoạn đầu giới thiệu sản phẩm mới, nhưng ở các giai đoạn sau các thành viên khác trong kênh đã có những kiến thức nhất định về sản phẩm nên nhà sản xuất có thể không còn cơ sở sức mạnh chuyên môn nữa.
Các kênh liên kết bằng hợp đồng như hệ thống phân phối đặc quyền,cung cấp cho người chủ quyền sức mạnh hợp pháp. Ngược lại, các kênh thông thường không có sự liên kết làm chi người sản xuất không có sức mạnh hợp pháp. Tuy nhiên, có một số trường hợp các cơ sở sức mạnh có thể khó nhận ra, đòi hỏi người quản lý kênh phải xem xét cụ thể, cẩn thận.
Những cơ sở sức mạnh nào nên được sử dụng
Để chọn lọc và sử dụng các cơ sở sức mạnh một cách đúng đắn và phù hợp, người lãnh đạo kênh cần phải biết hiệu quả của các cơ sở sức mạnh khác nhau ảnh hưởng đến các thành viên kênh như thế nào và việc sử dụng các cơ sở sức mạnh khác nhau sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của toàn bộ kênh như thế nào.
Trong các kênh thông thường, nơi các thành viên kênh có một mức độ sức mạnh ngang bằng, dễ xảy ra cạnh tranh vá xung đột giữa các thành viên thì cơ sở sức manh chuyên môn hoặc thừa nhận có nhiều hiệu quả hơn các sức mạnh khuyến khích hoặc áp đặt.
Các kênh phân phối bia, rượu, bánh kẹo…. những thứ được bán qua các nhà bán buôn nhỏ thì sử dụng cơ sở sức mạnh tiền thưởng hoặc áp đặt lại cho hiệu quả cao hơn sức mạnh hợp pháp hay chuyên môn.
Việc sử dụng các cơ sở sức mạnh không áp đặt (như hợp pháp, thừa nhận, chuyên môn) sẽ dẫn đến giảm xung đột trong kênh, trong khi sử dụng các sức mạnh áp đặt thường làm tăng xung đột và sự không thỏa mãn lớn hơn.
Sử dụng sức mạnh áp đặt, đặc biệt trong các kênh có quan hệ liên kết hợp đồng có thể làm giảm sự vững chắc và khả năng tồn tại của kênh, đồng thời làm tăng khả năng các thành viên của kênh bị áp đặt sẽ tìm sự trợ giúp của bên ngoài để giảm sức ép ( như tìm hành động trợ giúp của chính phủ)
Đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn muốn xây dựng hệ thống phân phối riêng biệt cho sản phẩm của mình thì họ nên sử dụng cơ sở sức mạnh hợp pháp để điều khiển kênh, còn khi tham gia vào kênh phân phối chung thì các sức mạnh không áp đặt ( như sức mạnh tiền thưởng) lại nên được ưu tiên sử dụng để kênh phân phối hoạt động hiệu quả hơn. Chỉ nên sử dụng các sức mạnh áp đặt khi doanh nghiệp có vị thế lớn, thống lĩnh trên thị trường.
Thực trạng vận dụng các cơ sở sức mạnh trong hoạt động điều hành kênh phân phối của công ty cổ phần Kinh Đô.
Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô
Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993, trong những ngày đầu thành lập, công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại quận 6 – Tp.HCM, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1.4 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack, một sản phẩm mới ở Việt Nam vào thời điểm đó.
Đến năm 1994, sau hơn 1 năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 usd từ Nhật. Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng trong nước đã trở thành một bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Kinh Đô sau này.
Năm 1996, công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới và đầu tư dây chuyền sản xuất bánh cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Lúc này số lượng nhân công của công ty tăng lên đến 500 người.
Năm 1997-1998, công ty đầu tư dây chuyền sản xuất bánh mỳ, bánh bông lan công nghiệp trị giá 1.2 triệu usd với công suất 25 tấn bánh /ngày. Cuối năm 1998, công ty đưa dây truyền sản xuất kẹo chocolate vào khai thác với tổng vốn đầu tư là 800.000 usd.
Năm 1999, công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, cùng trong năm 1999 công ty khai trương hệ thống Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Kinh Đô, mở đầu cho một chuỗi hệ thống cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này.
Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xưởng lên gần 60.000 m2. Và để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD,
Trong năm 2001, công ty liên tục đầu tư dây truyền sản xuất các sản phẩm mới như Kẹo cứng, bánh mặn Cracker. Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng xuất khẩu ra thế giới và đạt được thành công lớn ở các thị trường như: Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan.
Từ ngày 01/10/2002, Công Ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang