Dệt may là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong những năm gần đây mặt hàng này đã có những bước tiền đáng kể và thu được những kết quả to lớn. Để có được những kết quả đó các doanh nghiệp dệt may đã phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mặt hàng xuất khẩu dệt may: chất lượng, giá cả, nhu cầu khách hàng, thị trường trong đó thị trường là yếu tố có tác động to lớn vào sự phát triển, sản xuất của mặt hàng này.
10 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích yếu tố thị trường tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở bài
Dệt may là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Trong những năm gần đây mặt hàng này đã có những bước tiền đáng kể và thu được những kết quả to lớn. Để có được những kết quả đó các doanh nghiệp dệt may đã phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu các yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mặt hàng xuất khẩu dệt may: chất lượng, giá cả, nhu cầu khách hàng, thị trường…trong đó thị trường là yếu tố có tác động to lớn vào sự phát triển, sản xuất của mặt hàng này. Bởi mặt hàng xuất khẩu dệt may đòi hỏi rất nhiều ở thị trường. Nếu nắm bắt được yếu tố này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những biện pháp sản xuất hợp lý, qua đó sẽ thu được hiệu quả như mong muốn.
Kết hợp những kiến thực môn KTCT với một số tài liệu tham khảo và một ít về mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam. Em xin cùng cô giáo và các bạn đi vào tìm hiểu yếu tố thị trường tác động đến sản xuất của mặt hàng này như thế nào?
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đỗ Ngọc Minh đã giúp em chọn đề tài, xây dựng đề cương để viết hoàn thành bài tiểu luận này. Trong bài không thể tránh khỏi những sai sót do hiểu biết còn hạn chế, mong cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để em hoàn thiện bài tiểu luận này tốt hơn.
Phân tích yếu tố thị trường tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam Phần nội dung
Những khái niệm cơ bản
Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua về mặt kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lơi ích nhất cho mình.
Quan hệ cung cầu
Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Cầu là nhu cầu nhưng không phải là nhu cầu bất kỳ mà là nhu cầu được đảm bảo bằng số lượng tiền tương ứng gọi là nhu cầu có khả năng thanh toán.
Cung là tổng số hàng hóa có ở thị trường hoặc có khả năng thực tế cung cấp cho thị trường.
Cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu.
Giá cả
Cung cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả: khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị; khi cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị và ngược lại. Nhìn chung, trong cơ chế thị trường không có sự nhất trí giữa cung và cầu thì giá cả có tác động điều tiết cung và cầu trở về xu hướng cân bằng nhau.
Như vậy chúng ta thấy rằng: cạnh tranh, cung – cầu, giá cả là những yếu tố luôn đi liền với nhau và cùng tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Thị trường
Thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định
Những tác động của yếu tố thị trường đến sản xuất của mặt hàng dệt may Việt Nam
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để ra để bán, do đó nó luôn gắn liền với thị trường. Chính vì thế, yếu tố thị trường có tác động lớn đến sản xuất của các loại mặt hàng nói chung và mặt hàng xuất khẩu dệt may nói riêng.
Theo quy định của Mỹ các sản phẩm dệt may được chia thành 167 mã hàng đơn lẻ (cat), trong đó riêng hàng may mặc có tới 106 mã hàng. Và trong số 38 cat. hàng bị khống chế hạn ngạch có tổng cộng 35 cat. hàng may măc (chiếm 33% tổng số mã hàng may mặc vào thị trường Mỹ) và chỉ có 3 cat. hàng dệt. Tính chung tổng số các chủng loại hàng bị khống chế hạn ngạch của Việt Nam chỉ chiếm 22.7%. Như vậy, vẫn còn tới 129 cat. hàng Việt Nam có thể xuất khẩu tự do vào thị trường Mỹ. Đây cũng chính là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam tự chứng tỏ khả năng cạnh tranh của mình đối với những mã hàng phi hạn ngạch tại thị trường này. Và kết quả như thế nào? mặc dù đặc điểm của cat. không bị khống chế hạn ngạch là các cat. thuộc nhóm nguội, cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả, nhưng năm 2003 trị giá xuất khẩu các mặt hàng phi hạn ngạch của ngành dệt may vào Mỹ đã chiếm tới 22% trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ. Năm 2004, con số này tăng mạnh hơn, chiếm tới 33% và đạt gần 1 tỷ USD.
Các doanh nghiệp muốn phát triển mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam cần phải khảo sát thị trường. Do thị trường bao gồm: các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị … nên các doanh nghiệp cần phải chú ý tới tất cả các khía canh đó. Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã và đang phải đối đầu với những đối thủ lớn như Trung Quốc – một nước được đánh giá là có khả năng sản xuất hầu hết các loại sản xuất dệt may ở mọi cấp độ, chất lượng với giá cả cạnh tranh vào thị trường Mỹ. Hay như ở Việt Nam mặt hàng dệt may của Trung Quốc xuất hiện với đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và mầu sắc rất phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đó là do Trung Quốc nắm bắt thị trường rất tốt. Còn các doanh nghiệp của Việt Nam tuy cố gắng và có lẽ là cũng hiểu được các yếu tố thị trường nhưng lại phải gặp rất nhiều khó khăn. Giá cả của sản phẩm xuất khẩu dệt may của Việt Nam tương đối rẻ nhưng so với Trung quốc thì vẫn không cạnh tranh được về giá. Đó là do nước ta phải nhập khẩu nguyên liệu và có nhiều công đoạn vẫn phải qua trung gian. Mặt khác, các doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng chưa nhạy bén. Trong khi yếu tố này là quan trọng nhất, là cơ sở để ngành dệt may phát triển. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam trước khi đưa hàng xuất khẩu dệt may ra nước ngoài cần phải tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng các nước đó. Trên thực tế có những mảng khách hàng riêng, có những thị hiếu và nhu cầu khác nhau. Nếu nắm bặt được tâm lý này các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ sản xuất được những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Đối với giá cả doanh nghiệp cần phải biết điều chỉnh sao cho thật hợp lý phù hợp với từng loại thị trường. Hiện nay, mẫu mã của mặt hàng xuất khẩu dệt may cũng rất quan trọng. Thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải chú ý thay đổi hình thức mẫu mã cho phù hợp. Cần phải cải tiến nhanh chóng nếu không muốn sản phẩm mình trở thành “đồ cổ”. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đầu tư để cải tiến máy móc, thiết bị…cho ra những sản phẩm dệt may đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách tốt nhất. Chỉ chú ý vào các yếu tố trên thì chưa đủ, các doanh nghiệp cũng phải quan tâm đến quan hệ cung – cầu, giá cả trên thị trường. Khi cung bằng với cầu, lúc đó các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh giá cả cho hợp lý, cần phải tính toán một cách cẩn thận khi đưa một sản phẩm dệt ra thị trường. Khi cung lớn hơn cầu, lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp nhất định để có thể tồn tại trên thị trường, mặt hàng xuất khẩu dệt may không bị lạm vốn và có thể tồn tại. Còn khi cung nhỏ hơn cầu, thì lúc này càng cần các doanh nghiệp phải cố gắng, nỗ lực nâng cao năng suất cho mặt hàng, đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng. Đó là cung cầu, còn về giá cả thì sao? Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các thông tin về giá cả của mặt hàng dệt may trong các thị trường khác nhau, để qua đó đưa ra những quyết định, điều chỉnh đúng đắn. Nếu giá cả của sản phẩm cao thì cần phải nghiên cứu phương thức sản xuất, rút kinh nghiệm những lần sản xuất tiếp theo để khi một sản phẩm dệt may của nước ta khi xuất khẩu với một mức giá hợp lý. Trên đây là những tác động của yếu tố thị trường đến sản xuất mặt hàng xuất khẩu dệt may. Các doanh nghiệp, nhà sản xuất cần phải chú ý phân tích những tác động đó để ứng biến kịp thời, để mặt hàng xuất khẩu dệt may phát triển và đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Thực trạng của yếu tố thị trường tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may
Yếu tố thị trường luôn luôn tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may, có tác động tích cực và tiêu cực. Năng lực và thiết bị của ngành dệt may hiện nay hầu như còn rất lạc hậu và thiếu đồng bộ giữa các khâu. Đặc biệt là thiết bị dệt và nhuộm, ngành may chưa đủ đông tiếp cận trực tiếp với khách hành tiêu thụ sản phẩm ở thị trường thế giới mà phải xuất khẩu qua trung gian. Hệ thống quản lý chất lượng của ngành dệt may chứa được quan tâm chú ý đúng mức. Nhiều doanh nghiệp chưa có giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Lực lượng lao động của ngành dệt may khá đông, thế nhưng số lượng công nhân kỹ thuật có trình độ cao còn ít. Đội ngũ cán bộ chủ chốt trong các doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp cận với phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dich xuất khẩu, nghiên cứu thị trường. Ngoài ra các yếu tố: vốn đầu tư phát triển, chính sách đầu tư phát triển cũng là một trong những yếu tố thị trường có tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may. Vốn đầu tư phát triển của ngành dệt may còn thiếu, đặc biệt ở các doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo xu hướng tự cân đối khép kín ở nhiều doanh nghiệp, làm cho ngành dệt may ở tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu sản xuất. Các yếu tố thị trường trên đã tác động rất nhiều đến sự sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may. Đồng thời các yếu tố giá cả, cung – cầu, cạnh tranh… cũng là những yếu tố thị trường có nhiều tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may như đã phân tích ở phần trên. Hiện nay, giá của các mặt hàng xuất khẩu dệt may có ảnh hưởng rất lớn đến sự sản xuất của mặt hàng này. Khi sản xuất ra một mặt hàng, một sản phẩm các doanh nghiệp và nhà sản xuất sẽ phải tính toán, điều chỉnh hợp lý để cho khi một sản phẩm ra đời thì sẽ ở mức giá phải chăng, phù hợp với nhu cầu và túi tiền của từng tầng lớp người tiêu dùng. Các doanh nghiệp, nhà sản xuất cũng theo dõi, giảm sát về quan hệ cung cầu để có biện pháp hợp lý.
Khi phải cạnh tranh các doanh nghiệp dệt may cần có những biện pháp tích cực để nâng cao sức cạnh tranh cho các mặt hàng của mình. Như khi cạnh tranh với các mặt hàng dệt may Trung Quốc chẳng hạn, về tính chất của mặt hàng xuất khẩu dệt may kém chất lượng nhưng giá cả của các sản phẩm lại rất rẻ nhưng rất đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và mầu sắc nên nó có tính cạnh tranh cao (tâm lý của khách hàng nói chung thích hàng rẻ). Mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam có chất lượng nhưng không đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và mầu sắc,giá cả không hợp lý. Chính vì lẽ đó các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang đầu tư, chú trọng đến việc thiết kế mẫu sản phẩm để ngày càng phù hợp với tâm lý của người tiêu dùng. Có thể nói bây giờ yếu tố thị trường đang có tác động tích cực đến việc sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam. Nó khiến cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất không ngừng phải nỗ lực, cố gắng để đáp ứng được hết các nhu cầu đa dạng của thị trường nhằm mở rộng thị trường và phát triển mặt hàng xuất khẩu dệt may Viêt Nam.
Giải pháp cho vấn đề
Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã quan tâm rất nhiều đến yếu tố thị trường. Nhìn chung họ đã đi đúng hướng khi chú trọng vào ý kiến của khách hàng. Với thực trạng như hiện nay các giải pháp chung để giải quyết các thực trạng đó là: các doanh nghiệp và nhà sản xuất phải đặc biệt chú trọng vầo cải tiến máy móc, thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đào tạo công nhân đi sâu vào chuyên ngành, nâng cao trình độ công tác cho công nhân để họ có thể phát huy hết khả năng của mình. Các doanh nghiệp cũng nên chú ý đến khâu thiết kế, mẫu mã và chất lượng của sản phẩm hơn nữa. Không những thế các doanh nghiệp cũng phải nắm bắt thị trường, tâm lý của khách hàng, xu hướng thời trang trên thế giới nhằm đắp ứng kịp thời và tốt hơn cho thị trường xuất khẩu.
Phần kết luận
Thị trường là một yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may. Có thể nói mặt hàng xuất khẩu dệt may là một thị trường lớn vì vậy các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải biết nắm bắt thị trường. Tuy nhiên, họ lại chưa nhanh nhạy trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường, vì thế kim ngạch xuất khẩu của ngành chưa đạt đến con số mong muốn. Nếu muốn mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam luôn ở vị trí cao các doanh nghiệp và nhà sản xuất cần bao quát tất cả các yếu tố thị trường, phải dựa vào các yếu tố đó để sản xuất, như thế mặt hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam ngày càng được mở rộng và được ưa chuộng trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình KTCT Mác – Lê nin (Trường ĐH QLKDHN)
Giáo trình KTCT Mác – Lê nin ( Nhà xuất bản Giáo dục quốc gia)
Thời báo kinh tế Việt Nam số26 – 31 ngày 7/2- 14/2/2005, tác giả Đức Vương.
Mục lục
Phần mở bài…………………………………………………1
Phần nội dung……………………………………………….2
I. Những khái niệm cơ bản ……………………………..….2
Khái niệm cạnh tranh…………………………………...2
Quan hệ cung cầu………………………………………. 2
Giá cả …………………………………………………….2
Thị trường………………………………………………...2
II. Những tác đông của yếu tố thị trường tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam……3-4
III. Thực trạng của yếu tố thị trường tác động đến sản xuất của mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam…………5-6
IV. Giải pháp cho vấn đề……………………………….……7
Phần kết luận…………………………………………………8
Tài liệu tham khảo……………………………………………9