Các khái niệm và tiêu chí đánh giá về đô thị cũng khác nhau:
- C.Mác và Angghen trong tác phẩm "Tư tưởng Đức" đã cho rằng, điều kiện
quan trọng nhất hình thành đô thị là "Sự phân công lao động trong một quốc gia dẫn
đến việc tách lao động công nghiệp, thương mại khỏi sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo
ra hai kiểu phân bố dân cư là đô thị và nông thôn, chúng đối lập nhau về lợi ích".
- V.I. Lê Nin thì định nghĩa" Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị và tinh thần
của đời sống nhân dân và là động lực của sự tiến bộ".
- V.Gu - Liev định nghĩa " Thành phố của một chế độ nào đó là một điểm dân
cư lớn, giữa vai trò là trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá và kinh tế có vai trò
hấp dẫn và thúc đẩy vùng phụ cận phát triển".
- Đô thị Việt Nam được hiểu là:" một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động
chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị"
- Giáo trình
QHXD và phát triển đô thị.
Theo Luật Quy hoạch đô thị, thì : « Đô thị l à khu vực tập trung dân cư sinh
sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.”;
Nghị định 29/2009/N Đ-CP về quản lý kiến trúc đô thị:” Đô thị là phạm vi ranh
giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã và thị trấn; bao gồm các quận và phường,
không bao gồm phần ngoại thị ».
Theo các Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009-NĐ-CP của Chính phủ về
phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô th ị l à khu dân cư bảo đảm các điều kiện
theo qui đ ịnh của Nhà nước:
98 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật và quản lý đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----- * -----
BÀI GIẢNG MÔN HỌC
PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Biên soạn: TS.KTS.Lê Trọng Bình
Hà nội, 9-2009
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----- * -----
PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
Tháng 9 năm 2009
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 2
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Pháp luật và Quản lý đô thị
2. Tên môn học
3. Đối tượng
4. Mục tiêu và kết quả môn học
5. Chương trình môn học
6. Phương pháp, thời gian học
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
I. ĐÔ THỊ, LOẠI VÀ CẤP QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐÔ THỊ
1. Định nghĩa và phân loại, phân cấp quản lý đô thị
2. Sự hình thành và phát triển các đô thị
II. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÔ THỊ
1. Định nghĩa về đô thị hoá
2. Quá trình đô thị hoá
3. Các xu hướng đô thị hoá trên thế giới
4. Tăng trưởng và phát triển đô thị
5. Những thách thức của quá trình đô thị hoá, tăng trưởng và phát triển đô thị
trên thế giới
III. QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
1. Khái niệm về quản lý đô thị
2. Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị
CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
1. Khái niệm về pháp luật
2. Tính chất cơ bản của pháp luật
II. CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Do Quốc hội ban hành
1.2. Văn bản do các cơ quan Nhà nước ở Trung ương ban hành
1.3. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành
2. Nội dung các văn bản pháp luật
2.1. Luật, Nghị quyết của Quốc hội
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 3
2.2. Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
3. Các văn bản quản lý hành chính
4. Văn bản liên quan
5. Văn bản hành chính thông thường
III. LUẬT PHÁP VÀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ CÁC NƯỚC
1. Các bộ luật Quy hoạch xây dựng của nước ngoài.
2. Thể chế quản lý quy hoạch một số nước trên thế giới
2.1. Thể chế quản lý quy hoạch phát triển ở Mỹ
2.2 Thể chế quản lý quy hoạch Anh quốc
2.3. Thể chế quản lý quy hoạch phát triển Nhật Bản
2.4. Thể chế quản lý quy hoạch phát triển Singapore
Chương III
CÁC VẤN ĐỀ VỀ ĐÔ THỊ VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1. Một số chỉ tiêu đạt được
2. Mạng lưới đô thị cả nước
3. Đặc điểm phân bố dân số đô thị
II. CÁC VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
VIỆT NAM
1. Đầu tư phát triển đô thị
2. Kiểm soát phát triển đô thị
3. Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý đô thị
III. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỜI KỲ CÔNG
NGHIỆP HOÁ-HIỆN ĐẠI HOÁ.
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị
2. Các chỉ tiêu phát triển
2.1. Mức tăng trưởng dân số đô thị
2.2. Phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị
2.3. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng đô thị
2.4. Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.5. Chỉ tiêu phát triển nhà ở đô thị
3. Một số định hướng phát triển
3.1. Định hướng chung
3.2. Định hướng tổ chức không gian hệ thống đô thị cả nước
3.2.1. Mạng lưới đô thị
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 4
3.2.2. Các đô thị lớn, cực lớn
3.2.3. Các chuỗi và chùm đô thị
3.3. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị quốc gia
3.4. Định hướng bảo vệ môi trường, sinh thái và kiến trúc cảnh quan đô thị
4. Giải pháp thực hiện
4.1. Giai đoạn đến năm 2015
4.2. Giai đoạn 2016 đến 2025
4.3. Giai đoạn năm 2026 đến năm 2050
5. Các giải pháp, chính sách chủ yếu phát triển đô thị
5.1. Tổ chức thực hiện
5.2. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
5.3. Giải pháp khoa học công nghệ - môi trường
5.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
CHƯƠNG IV
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐÔ
THỊ
I. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1. Các lĩnh vực điều chỉnh của văn bản pháp luật
2. Loại văn bản pháp luật về quản lý xây dựng và phát triển đô thị
3. Các Luật, Nghị định hướng dẫn từ năm 2003 đến nay về xây dựng đô thị
4. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn
5. Các định hướng quy hoạch phát triển
II. NỘI DUNG MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN
LÝ ĐÔ THỊ
1. Hoạt động xây dựng- Luật Xây dựng
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Về đối tượng áp dụng
1.3. Hoạt động xây dựng
1.4. Những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng
1.5. Về phân loại và phân cấp công trình xây dựng
1.6. Về quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
1.7. Các quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng
1.8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng
2. Về Quy hoạch xây dựng
2.1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 5
2.2. Về lập, xét duyệt QHXD
2.2.1.Yêu cầu đối với QHXD
2.2.2.Loại Quy hoạch xây dựng
2.2.3.Nội dung Quy hoạch xây dựng
2.3. Xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị.
2.3.1. Thẩm quyền phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng
2.4. Triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt
2.4.1. Công bố quy hoạch
2.4.2. Cung cấp thông tin về quy hoạch
2.4.3. Đưa các mốc, chỉ giới quy hoạch ra ngoài thực địa
2.5. Theo dõi, điều chỉnh quy hoạch được duyệt
2.6. Kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch
2.6.1. Lập chương trình và kế hoạch hành động
2.6.2. Vận động đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư
2.6.3. Quản lý đầu tư và xây dựng
2.6.4. Giao đất hoặc cho thuê đất xây dựng đô thị
2.6.5. Cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng
2.6.6. Quản lý khai thác và sử dụng nhà - bất động sản
2.6.7. Các bước thực hiện đầu tư và xây dựng công trình trong đô thị
2.7. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ở đô thị
2.7.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
2.7.2. Lựa chọn chủ đầu tư xây dựng công trình
2.7.3. Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình:
2.7.4. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
2.7.5. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
2.7.6. Các hình thức quản lý dự án
2.7.7. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân
2.8. Quản lý trật tự xây dựng tại các đô thị
2.8.1. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan
2.8.2. Nội dung quản lý trật tự xây dựng đô thị
2.9. Thiết kế đô thị và quản lý Kiến trúc đô thị
2.9.1. Văn bản pháp luật liên quan
2.9.2. Một số nội dung chủ yếu
3. Luật Quy hoạch đô thị
3.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 6
3.2. Nội dung chủ yếu
4. Quản lý đất đô thị theo Luật đất đai
4.1. Phạm vi điều chỉnh
4.2. Đối tượng áp dụng
4.3. Phân loại đất
4.4. Qu¶n lý ®Êt ®ai
4.5. Văn bản hướng dẫn Luật
5. Phân loại, cấp quản lý hành chính đô thị
5.1. Mục đích phân loại đô thị
5.2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
5.3. Loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị
5.4. Tiêu chí phân loại đô thị
5.5. Trình tự lập, thẩm định phân loại đô thị
5.6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phân loại đô thị
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
I. THÁCH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Những thách thức trong thực hiện quản lý xây dựng và đô thị
2. Biện pháp tháo gỡ
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Hoàn chỉnh, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước ở đô thị
1.1. Hệ thống đơn vị hành chính đô thị
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ, thành viên Chính phủ và Uỷ ban
nhân dân các cấp
1.3.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành Trung ương
1.3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp về quản lý nhà nước về xây
dựng và phát triển đô thị:
2. Thực hiện hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành, liên địa phương
2.1. Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, ngành
2.2. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước
2.3. Nguyên tắc phối hợp:
2.4. Phương thức phối hợp
2.5. Phương thức phối hợp trong kiểm tra việc thực hiện
2. 6. Những quy định khác
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 7
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật pháp và quản lý đô thị
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi rõ:
Điều 12 :". . Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa";
Điều 26:" ..Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật,
kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các
ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước";
Điều 18:" .. Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và
pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả...".
Điều 118:"Các đơn vị hành chính...Nước chia thành tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố
trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; Huyện chia thành xã, thị trấn;
thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường".
Đô thị là một khu dân cư, thực thể kinh tế-xã hội, một phần lãnh thổ của một
quốc gia, được quản lý theo Luật pháp và chính sách của Nhà nước.
Để quản lý, thúc đẩy sự phát triển của xã hội và nền kinh tế vĩ mô theo Luật
pháp trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện các chức năng chủ yếu là thiết
lập khuôn khổ luật pháp, các chính sách nhất quán và định hướng khả thi nhằm tạo môi
trường ổn định và thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời hạn chế
những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường.
Do đó, Luật pháp giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã
hội nói chung và đối với công tác quản lý và phát triển đô thị nói riêng. Luật pháp
trong lĩnh vực quản lý đô thị là thiết chế, công cụ quản lý Nhà thực hiện các Định
hướng quy hoạch phát triển đô thị, thu hút các nguồn vốn để tạo lập môi trường vật thể
tiện nghi, đẹp, bền chắc và kinh tế, hấp dẫn đầu tư, khắc phục nhũng mặt tiêu cực của
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, điều hoà quá trình phát triển; phát huy thế
mạnh của đô thị để phát triển ổn định, cân bằng và bền vững;
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật pháp trong công tác quản lý và
phát triển đô thị, việc trang bị, nâng cao nhận thức, kiến thức về Luật pháp và quản lý
đô thị là rất cần thiết cho mọi đối tượng liên quan đến công tác quản lý và phát triển
đô thị.
2. Tên môn học: PHÁP LUẬT VÀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ
3. Đối tượng:
Học viên trên đại học gồm nghiên cứu sinh (tiến sĩ) và cao học (thạc sĩ).
4. Mục tiêu và kết quả môn học :
4.1. Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về quản lý và phát triển đô thị, giúp
cho các học viên có những nhận thức đúng đắn về quy luật phát triển đô thị, nắm vững
những công cụ chủ yếu để quản lý đô thị là pháp luật, quy hoạch và bộ máy quản lý
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 8
nhà nước, đảm bảo cho đô thị phát triển một cách trật tự, phù hợp với quy luật khách
quan và hình thái kinh tế xã hội nước ta.
4.2. Qua môn học học viên nắm bắt những kỹ năng vận dụng quy định pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, quản lý phù hợp với thực tiễn
công tác của mình.
5. Chương trình môn học
Gồm 5 Chương:
Mở đầu
Chương I: Một số khái niệm cơ bản về quản lý và phát triển đô thị.
Chương II: Hệ thống pháp luật về quản lý đô thị.
Chương III: Các vấn đề về đô thị và chính sách quản lý đô thị Việt Nam.
Chương IV: Một số nội dung chủ yếu của văn bản pháp luật về quản lý đô thị.
Chương V: Tổ chức thực hiện pháp luật trong quản lý phát triển đô thị
6. Phương pháp, thời gian học:
6.1. Tổng thời gian môn học: 45 tiết (45phút/tiết);
6.2. Phân bố thời gian và phương pháp
- Học lý thuyết, về những nội dung chủ yếu của môn học, thời gian: 25 tiết;
- Thảo luận, chuẩn bị bài tập tiểu luận, thời gian: 20 tiết.
- Học viên tự lựa chọn chủ đề gắn với điều kiến thực tiễn công tác, phù hợp với
phạm vi môn học.
- Kết quả học tập của học viên về trên cơ sở điểm bài thi viết và kết quả bài
tiểu luận.
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 9
CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ, QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐÔ THỊ
1/ Định nghĩa và phân loại, phân cấp quản lý đô thị
1.1. Định nghĩa đô thị
Đô thị là một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động chủ yếu là phi nông
nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị.
Các khái niệm và tiêu chí đánh giá về đô thị cũng khác nhau:
- C.Mác và Angghen trong tác phẩm "Tư tưởng Đức" đã cho rằng, điều kiện
quan trọng nhất hình thành đô thị là "Sự phân công lao động trong một quốc gia dẫn
đến việc tách lao động công nghiệp, thương mại khỏi sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo
ra hai kiểu phân bố dân cư là đô thị và nông thôn, chúng đối lập nhau về lợi ích".
- V.I. Lê Nin thì định nghĩa" Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị và tinh thần
của đời sống nhân dân và là động lực của sự tiến bộ".
- V.Gu - Liev định nghĩa " Thành phố của một chế độ nào đó là một điểm dân
cư lớn, giữa vai trò là trung tâm chính trị - hành chính, văn hoá và kinh tế có vai trò
hấp dẫn và thúc đẩy vùng phụ cận phát triển".
- Đô thị Việt Nam được hiểu là:" một khu dân cư, trong đó lực lượng lao động
chủ yếu là phi nông nghiệp, sống và làm việc theo lối sống thành thị"1- Giáo trình
QHXD và phát triển đô thị.
Theo Luật Quy hoạch đô thị, thì : « Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh
sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.”;
Nghị định 29/2009/N Đ-CP về quản lý kiến trúc đô thị:” Đô thị là phạm vi ranh
giới địa chính nội thị của thành phố, thị xã và thị trấn; bao gồm các quận và phường,
không bao gồm phần ngoại thị ».
Theo các Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009-NĐ-CP của Chính phủ về
phân loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị là khu dân cư bảo đảm các điều kiện
theo qui định của Nhà nước:
a/ Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyết định thành lập;
b/ Các yếu tố cơ bản hình thành một đô thị gồm:
- Chức năng là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị - Nhà xuất bản Xây dựng 1997.
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 10
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65% trong tổng số lao động;
- Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức
tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;
- Quy mô dân số ít nhất là 4000 người;
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị phát triển theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị,
phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô thị và phù hợp với môi trường, cảnh quan
thiên nhiên.
1.2. Phân loại đô thị
Trong lĩnh vực nghiên cứu quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị nhiều nước đã xây
dựng tiêu chí phân loại đô thị trên cơ sở hai nhóm yếu tố tạo thị:
- Theo quy mô dân số: đô thị được xác định, phân loại gồm các siêu đô thị, đô thị
cực lớn, đô thị lớn, đô thị trung bình, đô thị nhỏ:
+ Siêu đô thị ( Megacity) là những đô thị có quy mô rất lớn, trên 10 triệu dân, phát
triển và có ảnh hưởng trong vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm nhiều đô thị và điểm dân
cư.
+ Đô thị cực lớn có quy mô trên 1 triệu dân;
+ Đô thị rất lớn có quy mô từ 50 vạn đến 1 triệu dân;
+ Đô thị lớn có dân số từ 25 vạn - 50 vạn;
+ Đô thị trung bình quy mô dân số: 10 vạn - 25 vạn ;
+ Đô thị nhỏ quy mô dân số dưới 10 vạn người.
- Phân loại theo chức năng, tính chất: đô thị được phân thành các loại phụ thuộc
vào hoạt động kinh tế-xã hội nổi trội và là yếu tố tạo thị chủ yếu: đô thị công nghiệp, đô
thị hành chính, đô thị trung tâm, đô thị văn hoá, đô thị du lịch, đô thị lịch sử, đô thị khoa
học, đào tạo:
+ Đô thị công nghiệp: đô thị lấy sản xuất công nghiệp làm hoạt động chính và là
yếu tố chủ đạo cấu tạo nên đô thị đó;
+ Đô thị đầu mối giao thông: được hình thành do sự tập trung cao về giao thông
vận tải, đòi hỏi phải có các công trình công cộng, dịch vụ, công nghiệp có liên quan được
xây dựng đồng bộ;
+ Đô thị có tính chất khoa học, giáo dục: chủ yếu được hình thành và phát triển
từ hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo, giáo dục, dẫn đến cơ cấu chức năng, hệ
thống công trình kiến trúc, hạ tầng cũng như cơ cấu dân cư và lao động chủ yếu mang
tính chất nghiên cứu khoa học, đào tạo;
+ Đô thị du lịch: được hình thành do sự tập trung các hoạt động du lịch, trên cơ
sở khai thác điều kiện thiên nhiên nhằm phục vụ nhu cầu giải trí nghỉ ngơi. Việc khai
thác và xây dựng các công trình du lịch quyết định các mặt quản lý xây dựng và phát
triển chủ yếu của đô thị ( Đỉều 33 Luật Du lịch năm 2005).
Pháp luật và Quản lý đô thị - TS.KTS. Lê Trọng Binh- 9-2009 11
+ Đô thị di sản, đô thị lịch sử: nơi tập trung các di sản văn hoá lịch sử có giá trị
được quốc gia, quốc tế công nhận. Việc quản lý xây dựng và phát triển đô thị căn cứ chủ
yếu trên yêu cầu bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá, lịch sử.
+ Đô thị hành chính: Do yêu cầu hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội của cácđơn
vị hành chính lãnh thổ tập trung các cơ quan quản lý đòi hỏi hình thành và phát triển
những đô thị giữ vai trò trung tâm chính trị, văn hoá, quản lý hành chính. Trong hệ
thống quản lý hành chính các nước loại đô thị này thường là đô thị trung tâm hành chính
tỉnh, vùng lãnh thổ, thủ đô, thủ phủ bang, đơn vị lãnh thổ hành chính khác.
+ Ngoài ra căn cứ những đặc thù nổi trội về tự nhiên, môi trường, tính chất xã hội,
lịch sử, đô thị có thể được phân thành các loại đô thị sinh thái, đô thị xanh, thành phố
công viên, thành phố anh hùng.
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP, số 42/2009-NĐ-CP của Chính phủ về phân
loại đô thị, phân cấp quản lý đô thị, đô thị được phân thành 6 loại gồm: Đô thị loại đặc
biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định công nhận; theo những tiêu chí như sau :
i) Chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp
quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong
tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh
thổ nhất định.
ii) Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
iii) Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô
thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị
trấn.
iv) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành,
nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
v) Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội
và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:
a) Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có
mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
b) Đối với khu vực ngoại thành, ngoại thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ
mạng hạ tầng và bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị bền vững.
vi) Kiến trúc, cảnh quan đô thị: việc xây dựng phát triển đô thị phải theo quy
chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các tuyến phố văn
minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của dân cư đô
thị; có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu và phù hợp với môi trường,
cảnh quan thiên nhiên.
Căn cứ tiêu chí trên, đô thị Việt Nam gồm 6 loại: Đô thị loại đặc biệt, loại I,
loại