Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính, là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong một nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu về vốn và một bên là khả năng về vốn. Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuẫn giữa hai trạng thái trái ngược này. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Và cũng chính sự phát triển của hệ thống trung gian tài chính, bao gồm ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng, cùng với các nghiệp vụ của nó, sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường tài chính.
Trong số các hoạt động của các trung gian tài chính, hoạt động liên quan đến quan hệ tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, bao gồm các hình thức như cho vay, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh toán, , và chiết khấu GTCG. Với việc chiết khấu GTCG cho TCTD, khách hàng được đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngay mặc dù GTCG chưa đến hạn thanh toán. Bên cạnh đó, hoạt động chiết khấu GTCG cũng là một hoạt động của NHNN với vai trò là một trong những công cụ giúp NHNN thực hiện chính sách tiền tệ.
Nhận thấy tầm quan trọng đó của hoạt động chiết khấu GTCG, nhóm chúng tôi lựa chọn nội dung “ PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ” làm đề tài nghiên cứu trong môn Luật Ngân Hàng.
31 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4947 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về Chiết khấu giấy tờ có giá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính, là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong một nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu về vốn và một bên là khả năng về vốn. Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuẫn giữa hai trạng thái trái ngược này. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Và cũng chính sự phát triển của hệ thống trung gian tài chính, bao gồm ngân hàng và các TCTD phi ngân hàng, cùng với các nghiệp vụ của nó, sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường tài chính.
Trong số các hoạt động của các trung gian tài chính, hoạt động liên quan đến quan hệ tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, bao gồm các hình thức như cho vay, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh toán, …, và chiết khấu GTCG. Với việc chiết khấu GTCG cho TCTD, khách hàng được đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn ngay mặc dù GTCG chưa đến hạn thanh toán. Bên cạnh đó, hoạt động chiết khấu GTCG cũng là một hoạt động của NHNN với vai trò là một trong những công cụ giúp NHNN thực hiện chính sách tiền tệ.
Nhận thấy tầm quan trọng đó của hoạt động chiết khấu GTCG, nhóm chúng tôi lựa chọn nội dung “ PHÁP LUẬT VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ” làm đề tài nghiên cứu trong môn Luật Ngân Hàng.
Mục đích nghiên cứu: từ các quy định của pháp luật hiện hành để phân tích về các vấn đề liên quan đến hoạt động chiết khấu GTCG, đồng thời so sánh với thực tiễn nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của pháp luật và đưa ra những dự báo về hoạt động này trong tương lai.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo.
Bố cục của đề tài gồm có ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về chiết khấu GTCG
Chương II: Pháp luật điều chỉnh về chiết khấu GTCG
Chương III: Kết luận
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾT KHẤU GTCG
LỊCH SỬ RA ĐỜI HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Ngân hàng ra đời đầu tiên vào khoảng 3500 năm trước công nguyên dưới dạng tiệm cầm đồ. Giai đoạn đó vì tình hình xã hội không ổn định, trộm cắp xảy ra khắp nơi, nên các thương nhân và gia đình giàu có lo lắng. Để giữ gìn của cải họ gửi vào các nhà thờ, nhà giàu có hoặc lãnh chúa. Hoạt động ngân hàng lúc này còn đơn giản, họ gửi của cải rồi chờ đến kì hạn thì rút tiền ra và trả công cất giữ. Đến khoảng 2000 năm trước công nguyên thì hoạt động ngân hàng có bước tiến khi các “ngân hàng sơ khai” này nhận ra nhu cầu cần vốn kinh doanh của những thương nhân trong xã hội rất cao, trong khi họ lại đang giữ một lượng lớn của cải nhàn rỗi. Lúc này hoạt động cho vay lấy lời ra đời, và cứ thế các nghiệp vụ khác cũng dần hình thành. Với sự xuất hiện và và phát triển ngày càng đa dạng các công cụ tài chính, các phương tiện và cách thức chuyển giao các công cụ này cũng ngày càng phong phú. Chiết khấu GTCG tuy là hình thức ra đời sau một số nghiệp khác nhưng với một số ưu điểm như không cần tài sản đảm bảo, quy trình đơn giản và nhanh chóng, đây là một cách hiệu quả để các TCTD có thể tài trợ vốn cho giới thương nhân trong các thương vụ mua bán bằng việc chiết khấu thương phiếu – đối tượng mà khởi thủy, hoạt động chiết khấu của các ngân hàng hướng tới.
Đối với NHNN, vai trò thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia đòi hỏi phải có những công cụ nhất định. Hoạt động của các trung gian tài chính, đặc biệt là ngân hàng thương mại, chủ yếu nhận tiền gửi của công chúng và cho vay. Phần lớn số tiền cho vay của ngân hàng này lấy từ nguồn tiền gửi huy động của của dân chúng. Tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động của ngân hàng thương mại cũng đều diễn ra một cách trôi chảy thuận lợi. cũng có lúc, nhu cầu rút tiền lớn, ngân hàng thương mại lâm vào tình trạng thiếu vốn. trong tình huống này ngân hàng thương mại có thể giải quyết bằng cách vay NHTW. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại chủ yếu dưới hai hình thức: cho vay có bảo đảm bằng các giấy tờ có giá, hồ sơ tín dụng và chiết khấu hay tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Chiết khấu GTCG là một trong những hình thức của tái cấp vốn, nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD.
GIẤY TỜ CÓ GIÁ
GTCG nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. GTCG có ba thuộc tính: (1) Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; (2) Trị giá được bằng tiền; và (3) Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự. Sở dĩ giấy tờ có giá có thể xác nhận quyền tài sản bởi vì nó là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của một chủ thể đối với người thụ hưởng (chủ thể có quyền sở hữu đối với khoản nợ) trong một thời hạn nhất định theo các điều kiện nhất định (hoặc vô điều kiện).
GTCG sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bao gồm các công cụ chuyển nhượng và các GTCG khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về chiết khấu, tái chiết khấu GTCG.
Công cụ chuyển nhượng
Công cụ chuyển nhượng là GTCG ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định. Cụm từ “công cụ chuyển nhượng” mới được chính thức đưa vào luật Các công cụ chuyển nhượng 2005, còn trước đó, trong pháp luật Việt Nam có Pháp lệnh Thương phiếu được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua năm 1999 nhưng trên thực tế là Pháp lệnh này vẫn chưa đi vào cuộc sống do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Thương phiếu là loại GTCG hình thành và phát triển trong hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp, được sử dụng trong khâu thanh toán, giúp doanh nghiệp đòi nợ hoặc nhận nợ, thanh toán cho nhau. Trong quá trình đó, xuất hiện hình thức tín dụng thương mại – tức là việc các doanh nghiệp mua bán chịu với nhau. Các công cụ này cũng chính là các công cụ để giúp tín dụng thương mại thực hiện và phát triển được bên cạnh tín dụng ngân hàng. Vì chúng có thể chuyển nhượng được nên người ta gọi chung là công cụ chuyển nhượng. Các công cụ chuyển nhượng được sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của TCTD đối với các khách hàng là tổ chức, cá nhân; bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc.
Hối phiếu đòi nợ là giấy GTCG tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
Hối phiếu nhận nợ là GTCG do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
Séc là GTCG do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng.
Các GTCG khác
Ngoài các công cụ chuyển nhượng, các GTCG khác bao gồm các loại như: trái phiếu, công trái, tín phiếu, các GTCG do các tổ chức được phép phát hành theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Trong hoạt động chiết khấu GTCG, Ngân hàng Nhà nước đã có hướng dẫn cụ thể các GTCG được sử dụng đối với mỗi loại nghiệp vụ chiết khấu và đối với từng thời kỳ. Một số loại GTCG thường gặp như:
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành. Có các loại trái phiếu như: trái phiếu Chính phủ (bao gồm: trái phiếu Kho bạc, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tê, công trái xây dựng tổ quốc), trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh…
Tín phiếu là một loại công cụ vay nợ ngắn hạn. Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của của Chính phủ (không quá 12 tháng) do Kho bạc phát hành để tạm thời bù đắp những thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước trong năm ngân sách.
Chứng chỉ tiền gửi là một công cụ nợ do các ngân hàng, công ty tài chính, cho thuê tài chính phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (mệnh giá của chứng chỉ) cho người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn.
Ngoài ra còn có các loại khác như: kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…Các loại GTCG càng ngày càng phát triển, giúp đa dạng các công cụ huy động vốn, thanh toán trên thị trường.
CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ
Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động chiết khấu GTCG thường được biết đến với hai loại hình nghiệp vụ có mục đích khác nhau, do hai loại chủ thể khác nhau tiến hành, đó là: i) nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu GTCG do Ngân hàng trung ương thực hiện đối với khách hàng là TCTD nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; ii) nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu GTCG do TCTD thực hiện đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân nhằm mục tiêu kinh doanh thu lợi nhuận.
Định nghĩa chung cho hai loại nghiệp vụ này, có thể hiểu chiết khấu GTCG là việc mua các giấy tờ có giá trước thời hạn thanh toán. Tuy nhiên như trên đã nói, chủ thể và mục đích của hai nghiệp vụ này là khác nhau nên pháp luật cũng có cách điều chỉnh riêng đối với mỗi loại.
Khái niệm
Chiết khấu của NHNN đối với các TCTD
Hoạt động chiết khấu GTCG của NHNN đối với các TCTD là nghiệp vụ NHNN mua ngắn hạn các GTCG còn thời hạn thanh toán, mà các GTCG này đã được các TCTD giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp
NHNN có thể quyết định sử dụng một số công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia trong đó có công cụ tái cấp vốn, nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho TCTD. Việc NHNN chiết khấu GTCG cho TCTD là một trong những hình thức của tái cấp vốn
Hoạt động chiết khấu GTCG của NHNN được thực hiện tại Sở Giao dịch NHNN. Trường hợp cần thiết, Sở Giao dịch NHNN có thể trình Thống đốc NHNN uỷ quyền cho chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là các chi nhánh NHNN được ủy quyền) thực hiện nghiệp vụ chiết khấu đối với các TCTD có trụ sở chính trên địa bàn
Chiết khấu của TCTD đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân
Hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD đối với khách hàng là nghiệp vụ mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, GTCG khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán
Ban đầu, đối tượng chiết khấu mà các TCTD, lúc này chủ yếu là các ngân hàng, nhắm vào là các thương phiếu do các thương nhân sở hữu, qua đó ngân hàng cũng có thể tài trợ vốn cho thương nhân trong các vụ mua bán, nhất là mua bán quốc tế. Ngày nay, các ngân hàng chiết khấu hầu hết các loại GTCG còn thời hạn thanh toán ngắn (dưới 1 năm) do các tổ chức, cá nhân hoặc Chính phủ phát hành và đang được phép lưu thông trên thị trường. Vì vậy, hoạt động này đã trở thành một công cụ tín dụng hỗ trợ đắc lực cho các nhà kinh doanh trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Về bản chất kinh tế, chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng, bởi vì khi thực hiện chiết khấu GTCG thì TCTD đã trả ngay một số tiền cho người được chiết khấu trong khi bản thân TCTD phải đợi đến ngày GTCG đó đáo hạn thì mới có thể thu hồi lại vốn thông qua quyền đòi nợ người có nghĩa vụ thanh toán theo GTCG. Lợi nhuận mà ngân hàng thu được chính là khoản chênh lệch giữa số tiền dưới mệnh giá trả cho người chiết khấu và khoản tiền được thanh toán khi GTCG đến hạn, cộng với một khoản chi phí cho việc chiết khấu.
Về bản chất pháp lý, quan hệ giữa TCTD với khách hàng trong hoạt động này là quan hệ mua bán giấy tờ có giá thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng. Dù hợp đồng này là hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá nhưng nó mang đầy đủ các yếu tố của một hợp đồng mua bán, theo đó bên bán (khách hàng) thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá sang cho người mua (TCTD).
Quy trình chiết khấu giấy tờ có giá
Chiết khấu của NHNN đối với các TCTD
Bước 1: Khi có nhu cầu chiết khấu GTCG, các ngân hàng căn cứ hạn mức chiết khấu được thông báo và số dư chiết khấu còn lại đến thời điểm xin chiết khấu lập và gửi Giấy đề nghị chiết khấu theo mẫu về Sở Giao dịch NHNN hoặc các chi nhánh NHNN được uỷ quyền.
Bước 2: Chậm nhất sau 1 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của các ngân hàng, Sở giao dịch NHNN hoặc các chi nhánh NHNN được uỷ quyền lập và gửi Thông báo chấp nhận chiết khấu hoặc không chấp nhận chiết khấu theo mẫu.
Bước 3: Sau khi nhận được Thông báo chấp nhận chiết khấu của Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN được uỷ quyền thì:
Các ngân hàng thực hiện xác thực Thông báo chấp nhận chiết khấu;
Trong trường hợp chiết khấu GTCG có kỳ hạn, chậm nhất 15h00 cùng ngày các ngân hàng phải tạo lập (lập, kiểm soát, duyệt) và gửi Giấy cam kết mua lại GTCG theo mẫu về Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN được ủy quyền. Các ngân hàng thực hiện xác thực Giấy cam kết mua lại GTCG (xác thực mã chữ ký điện tử của NHNN)
Bước 4: Sở giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN được ủy quyền thực hiện xác thực, kiểm soát và duyệt Giấy cam kết mua lại GTCG đối với chiết khấu có kỳ hạn (mã chữ ký điện tử của NHNN và xác thực mã chữ ký của ngân hàng được chiết khấu).
Trường hợp NHNN đã gửi thông báo chấp nhận chiết khấu nhưng đến 15h00 cùng ngày, ngân hàng được chấp nhận chiết khấu không thực hiện việc gửi Giấy cam kết mua lại GTCG (đối với chiết khấu có kỳ hạn) thì Thông báo chấp nhận chiết khấu đó không có giá trị.
Căn cứ Thông báo chấp nhận chiết khấu, Giấy cam kết mua lại GTCG của các ngân hàng, NHNN thực hiện chuyển tiền cho các ngân hàng được chấp nhận chiết khấu và hạch toán GTCG theo quy định.
Chiết khấu của các TCTD đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân
Quy trình chiết khấu áp dụng đối với loại GTCG là công cụ chuyển nhượng và các GTCG khác là tương tự như nhau. NHNN đưa ra những quy chế chung về thủ tục chiết khấu, các TCTD sẽ căn cứ vào quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để ban hành quy trình thực hiện nghiệp vụ chiết khấu phù hợp với điều kiện, đặc điểm và điều lệ của tổ chức mình.
Vì hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD vừa là một quan hệ hợp đồng mua bán GTCG, vừa là một nghiệp vụ tín dụng nên thủ tục chiết khấu GTCG ở TCTD có tính đặc thù, thể hiện cả hai bản chất này.
Có thể sơ lược về quy trình chiết khấu gồm các bước như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ
Khách hàng có nhu cầu chiết khấu lập hồ sơ đề nghị chiết khấu và gửi cho TCTD. Hồ sơ này có thường bao gồm các tài liệu như: giấy đề nghị chiết khấu, bản kê các giấy tờ để nghị chiết khấu kèm theo bản gốc các giấy tờ đó, hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực chủ thể của khách hàng, và hồ sơ kinh tế của khách hàng nếu là chiết khấu công cụ chuyển nhượng. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, hợp lê của GTCG chiết khấu tại TCTD.
Bước 2: Thẩm định
TCTD nơi nhận hồ sơ chiết khấu tiến hành thẩm định các điều kiện chiết khấu đối với mỗi GTCG do khách hàng đề nghị chiết khấu. Việc thẩm định này bao gồm thẩm tra tính hợp lệ và chính xác của các GTCG, đảm bảo điều kiện về hình thức và nội dung theo quy chế chiết khấu; đồng thời là thẩm tra các bên tham gia trong quan hệ GTCG được đề nghị chiết khấu, bao gồm tính pháp lý và khả năng tài chính. Trong trương hợp cần thiết có thể yêu cầu khách hàng chứng minh các điều kiện trên.
Bước 3: Lập thủ tục chấp thuận chiết khấu
Nếu TCTD chấp thuận việc chiết khấu thì khách hàng làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu các GTCG được chấp thuận cho TCTD theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng đối với mỗi loại GTCG.
Bước 4: Thanh toán
Trên cở sở các GTCG đã được chuyển giao quyền sở hữu, TCTD thanh toán cho khách hàng giá trị chiết khấu ròng, sau khi đã khấu trừ đi phần lợi tức chiết khấu và các khoản phí.
Bước 5: Thu tiền
Đến hạn thanh toán của GTCG, TCTD chuyển đến người có thụ lệnh theo GTCG để đòi tiền.
Trong trường hợp nếu người thụ lệnh không thanh toán thì TCTD có quyền khởi kiện chính người mắc nợ đó tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp chiết khấu GTCG là công cụ chuyển nhượng và TCTD không thu từ người thụ lệnh do mất khả năng thanh toán thì TCTD có quyền truy đòi khách hàng đã chiết khấu (kể cả những người khác đã đứng tên sở hữu hoặc bảo lãnh công cụ chuyển nhượng đó).
Tái chiết khấu
Tái chiết khấu thực chất là nghiệp vụ chiết khấu các GTCG đã được chiết khấu. Như vậy về bản chất kinh tế và bản chất pháp lý thì tái chiết khấu thực chất cũng là chiết khấu. Do vậy các quy định của pháp luật đều áp dụng chung cho cả chiết khấu và tái chiết khấu. Điểm khác nhau cơ bản giữa chiết khấu và tái chiết khấu là ở chỗ: nghiệp vụ chiết khấu chính là giao dịch mua bán lần đầu các giấy tờ có giá còn nghiệp vụ tái chiết khấu chính là giao dịch mua bán lại các GTCG đã được chiết khấu một lần theo phương thức mua hẳn tại TCTD và giao dịch này chỉ phát sinh giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTD với NHNN.
Mục đích của việc tái chiết khấu là:
Tăng cường tính thanh khoản cho các GTCG
Giúp các TCTD có thể hỗ trợ nhau nhằm hạn chế, chia sẻ rủi ro
NHNN trợ giúp các TCTD
….
CHƯƠNG II
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ
CHIẾT KHẤU GTCG CỦA NHNN ĐỐI VỚI CÁC TCTD:
Cơ sở pháp lý
Nhằm điều hành chính sách tiền tệ NHNN thường sử dụng một số các công cụ chính trong đó nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các GTCG trên thị trường mở là một trong những công cụ cơ bản.
Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết của NHNN đối với các TCTD là ngân hàng được điều chỉnh theo các văn bản sau:
Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng. Quyết định này được sửa đổi ngày 29/4/2008 tại quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN
Quyết định 11/QĐ-NHNN về danh mục các giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch với NHNN ngày 6/1/2010 của Thống đốc ngân hàng nhà nước.
Quy trình nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng số 7129/QT-NHNN ngày 6/8/2008 của Ngân hàng Nhà nước.
Chủ thể
Bên nhận chiết khấu: NHNN
Cơ quan trực tiếp thực hiện là Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN được ủy quyền.
Bên được chiết khấu: các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng này được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có tài khoản tiền gửi và lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN;
Có đăng ký chữ ký của lãnh đạo và giới thiệu các cán bộ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu với NHNN.
Đối tượng chiết khấu
Các giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch với Ngân hàng Nhà nước bao gồm: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước; các loại Trái phiếu Chính phủ ; Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành
GTCG được NHNN sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu là loại GTCG ghi sổ, phát hành bằng đồng Việt Nam và có thể chuyển nhượng được.
Trong từng thời kỳ, NHNN sẽ xác định và công bố Lãi suất chiết khấu.
Giá trị
Văn bản quyết định
Ngày áp dụng
7%
2620/QĐNHNN 05/11/2010
05/11/2010
6%
402/TB-NHNN 27/10/2010
01/11/2010
6%
352/TB-NHNN 27/9/2010
01/10/2010
6%
316/TB-NHNN 25/08/2010
01/09/2010
6%
259/TB-NHNN 27/7/2010
01/08/2010
6%
316/TB-NHNN 25/8/2010
01/09/2010
6%
220/TB-NHNN 24/06/2010
10/08/2010
6%
189/TB-NHNN 31/5/2010
01/06/2010
6%
26/TB-NHNN 26/01/2010
01/02/2010
6%/năm
2664/QĐ-NHNN 25/11/2009
01/12/2009
5,0%/năm
2232/QĐ-NHNN
01/10/2009
Quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền. Với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị