Ông cha ta có câu “Tấc đất tấc vàng”. Từ xưa đến nay, đất đai luôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cần được bảo vệ và quản lý. Hiến pháp năm1992 quy định : « Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả » (Điều 18). Cụ thể hoá quy định này, Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai năm 2003 đều có các quy định về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta. Hệ thống cơ quan quản lý đất đai được thành lập theo 4 cấp đơn vị hành chính : cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Chính phủ và UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành cũng được thành lập theo 4 cấp đơn vị hành chính có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ và UBND các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý đất đai. Kể từ năm 1986 đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không ngừng được củng cố và kiện toàn đã góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp;
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chồng chéo trong quản lý, nạn tham nhũng. mà một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức chưa hợp lý, cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý đất đai; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện để hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước đã giao phó. Với ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài: "Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay" làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học;
79 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3454 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ông cha ta có câu “Tấc đất tấc vàng”. Từ xưa đến nay, đất đai luôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cần được bảo vệ và quản lý. Hiến pháp năm1992 quy định : « Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả » (Điều 18). Cụ thể hoá quy định này, Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993 và Luật đất đai năm 2003 đều có các quy định về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta. Hệ thống cơ quan quản lý đất đai được thành lập theo 4 cấp đơn vị hành chính : cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Chính phủ và UBND các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Bên cạnh đó, hệ thống cơ quan quản lý đất đai chuyên ngành cũng được thành lập theo 4 cấp đơn vị hành chính có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ và UBND các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý đất đai. Kể từ năm 1986 đến nay, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không ngừng được củng cố và kiện toàn đã góp phần đắc lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa công tác quản lý đất đai đi vào nền nếp;
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý đất đai vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tình trạng chồng chéo trong quản lý, nạn tham nhũng... mà một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là hệ thống cơ quan quản lý đất đai được tổ chức chưa hợp lý, cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả. Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý đất đai trong điều kiện tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đặc biệt là khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là lý do để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng hệ thống cơ quan quản lý đất đai; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và hoàn thiện để hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà đất nước đã giao phó. Với ý nghĩa đó, em lựa chọn đề tài: "Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay" làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật học;
2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta bao gồm: (i) Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền chung, đó là: Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; (ii) Hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng (còn được gọi là hệ thống cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên ngành hoặc thẩm quyền chuyên môn), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn. Trong khuôn khổ của bản Khoá luận này, em chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai có thẩm quyền riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
Khoá luận này theo đuổi những mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây :
(i) Nghiên cứu cơ sở lý luận và sự cần thiết của việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta ; khái quát quá trình hình thành và phát triển pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai qua các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước;
(ii) Nghiên cứu, đánh giá pháp luật hiện hành về cơ cấu, tổ chức; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;
(iii) Đánh giá hiệu quả thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý đất đai nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này;
(iv) Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta;
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích mà đề tài đặt ra, khoá luận đã dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lenin; quan điểm lý luận, đường lối của Đảng; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước và pháp quyền trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, khoá luận đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, đánh giá, bình luận; phương pháp so sánh luật học; phương pháp tổng hợp; phương pháp lịch sử v.v trong quá trình nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu của khóa luận
Bố cục của đề tài gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong đó phần nội dung là phần quan trọng nhất chứa đựng các vấn đề cơ bản của khoá luận được chia làm 3 chương
Chương I: Tổng quan những vấn đề lý luận về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta.
Chương II: Pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta
Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về hệ thống cơ quan quản lý đất đai ở nước ta hiện nay
Là một sinh viên lần đầu tiên tiếp cận với công tác nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi những khó khăn, bỡ ngỡ . Hơn nữa, do sự hạn chế về thời gian, nguồn thông tin, tài liệu tham khảo và sự hạn chế về khả năng bản thân; nên mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu song Khoá luận vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót; tác giả vô cùng cảm ơn mọi ý kiến đóng góp của thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên cùng những ai quan tâm đến đề tài này để nội dung của bản Khoá luận được ngày càng hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở NƯỚC TA
1. Sự cần thiết của việc Nhà nước quản lý đất đai
1.1. Vị trí và vai trò của đất đai với con người
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trải qua hàng ngàn năm, nhân dân ta đã phải tốn biết bao cụng sức, mồ hôi, xương máu mới cải tạo, bảo vệ và bồi bổ được vốn đất như ngày nay.
Không những vậy trong nền kinh tế hiện đại, đất đai còn là một nguồn lực mang tớnh ô đầu vào ằ của nhiều ngành sản xuất quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, đất đai có những đặc trưng không giống với các tư liệu sản xuất khác. Thứ nhất, về nguồn gốc, đất đai không do con người làm ra mà do tự nhiên tạo ra, có trước con người và bị giới hạn bởi diện tích, không gian, cố định về vị trí địa lý ; trong khi đó nhu cầu sử dụng đất (SDĐ) của con người ngày càng tăng. Nên, đất đai ngày càng trở lên khan hiếm và có giá trị cao. Thứ hai, cũng giống như bất kỳ tư liệu sản xuất khác, đất đai cũng có độ khấu hao. Độ khấu hao của đất được chuyển hoá thành giá thành sản phẩm qua mỗi chu kỳ sử dụng. Song khác với các tư liệu sản xuất khác, đất đai không bao giờ mất hết độ khấu hao nếu sau mỗi chu kỳ sử dụng, con người biết cách cải tạo, bồi bổ đất đai. Thứ ba, do có giá trị ngày càng cao, có tính bền vững và cố định về vị trí địa lý nên đất đai được sử dụng làm tài sản bảo đảm trong các quan hệ thế chấp, bảo lãnh vay vốn và được dùng làm vốn góp liên doanh, liên kết trong hoạt động kinh tế. Thứ tư, đất đai không chỉ liên quan trực tiếp đến lợi ích mọi thành viên trong xã hội mà còn liên quan đến lợi ích của Nhà nước, là một thành tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống của con người, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng nên việc SDĐ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc chung của xã hội do Nhà nước đặt ra;
Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, đất đai thuộc quyền sở hữu của cỏc chủ sở hữu khỏc nhau: tư nhân, Nhà nước, tập thể ... ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Quy định này xuất phát từ nhu cầu nội tại của việc đoàn kết sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm giành và giữ nền độc lập. Hơn nữa, việc xác định và tuyên bố đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý còn mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền, tính độc lập và toàn vẹn lónh thổ quốc gia. Mặt khác, hiện nay nước ta còn khoảng gần một nửa diện tích đất chưa sử dụng (khoảng 10.027.265 ha), chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc. Việc xác lập đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý cũn là cơ sở để Nhà nước xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể nhằm từng bước đưa diện tích đất này vào sử dụng góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh của đất đai với vai trò là nguồn lực, nguồn vốn to lớn để phát triển đất nước;
Với vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng như vậy, đất đai luôn đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ nhằm bảo đảm SDĐ đúng mục đích, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc Nhà nước quản lý đất đai
Luật đất đai 2003 đã quy định rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai được thực hiện bằng việc Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai; trao quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho người SDĐ thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ đối với người SDĐ ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người SDĐ … Việc Nhà nước quản lý toàn bộ vốn đất đai dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, xét về bản chất chính trị, Nhà nước ta (Nhà nước CHXHCN Việt Nam) là Nhà nước do nhân dân lao động thiết lập nên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của nhân dân. Về cơ bản, lợi ích của Nhà nước là đồng nhất với lợi ích của nhân dân. Mặt khác ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, để quản lý toàn bộ vốn đất đai thuộc quyền sở hữu của mình, nhân dân với tư cách một cộng đồng xã hội không thể tự mình đứng ra thực hiện các nội dung cụ thể của hoạt động quản lý đất đai mà phải cử người thay mặt mình đứng ra làm nhiệm vụ này. Người đó chính là Nhà nước CHXHCN Việt Nam ;
Thứ hai, xét về nguồn gốc ra đời và chức năng của Nhà nước, Nhà nước là một tổ chức chính trị do xã hội thiết lập nên với một trong những chức năng cơ bản là thay mặt xã hội quản lý, điều phối nhịp nhàng, đồng bộ mọi hoạt động của con người theo một quỹ đạo chung đảm bảo sự vận động và phát triển của xã hội không rơi vào tình trạng rối loạn, vô tổ chức. Đất đai có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với toàn xã hội và cả với từng thành viên sống trong xã hội. Vì thế nên nó không thể không chịu sự quản lý của Nhà nước nhằm dung hoà lợi ích giữa các thành viên trong xã hội và dung hoà lợi ích giữa cá nhân với lợi ích của cộng đồng trong quá trình SDĐ vì sự phát triển bền vững ;
Thứ ba, Nhà nước là một tổ chức trong hệ thống chính trị song khác với các tổ chức chính trị khác; Nhà nước là một tổ chức chính trị - quyền lực được nhân dân trao cho quyền lực công quản lý xã hội. Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước có quyền thu thuế; có quyền ban hành pháp luật; có quyền thành lập bộ máy nhà nước ... để bảo đảm cho pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh trên thực tế. Do đó, trong các phương thức quản lý của con người thì phương thức quản lý nhà nước là phương thức có hiệu quả nhất được sử dụng để quản lý đất đai - tài sản quý giá nhất của xã hội ;
Thứ tư, như phần trên đã đề cập nước ta còn khoảng gần một nửa diện tích đất tự nhiên chưa sử dụng (chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc ...) chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc ; phía Tây các tỉnh khu IV (cũ), các tỉnh miền Trung ; các tỉnh Tây Nguyên ... Đây cũng là những vùng chậm phát triển so với các địa phương khác trong cả nước. Vì vậy muốn đưa diện tích đất này vào sử dụng cho các mục đích khác nhau của xã hội nói riêng và thúc đẩy sự phát triển các khu vực này nói chung nhằm thu hẹp khoảng cách so với những địa phương khác đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn ban đầu rất lớn mà ngoài Nhà nước ra không có bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện được việc này ;
Thứ năm, ở nước ta đất đai là thành quả cách mạng ; trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta phải tốn rất nhiều mồ hôi, công sức mới khai phá và cải tạo được vốn đất đai như ngày nay. Mặt khác, Việt Nam vẫn còn là nước chậm phát triển « đất chật, người đông » ; diện tích đất canh tác bình quân một đầu người vào loại thấp trên thế giới (chưa bằng 1/6 mức trung bình của thế giới), trong khi đó tốc độ phát triển dân số ở mức cao. Vì vậy để quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả đất nông nghiệp vì lợi ích của các thế hệ người Việt Nam hiện tại và tương lai thì không thể thiếu được sự quản lý của Nhà nước đối với đất đai nói chung và đối với đất nông nghiệp nói riêng ;
Thứ sáu, đối với một nước nông nghiệp có khoảng 80% dân số làm nông nghiệp như nước ta. Để xây dựng và củng cố quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền thì Nhà nước phải nắm và quản lý được toàn bộ đất đai. Đây là cơ sở kinh tế đảm bảo sự thống nhất, tập trung quyền lực vào tay chính quyền trung ương.
1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
1.3.1. Khái niệm
Theo Từ điển Luật học: “Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi;
Quản lý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước » ;
Trên cơ sở khái niệm về quản lý nhà nước nói chung được đề cập trên đây, Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học đã đưa ra khái niệm về quản lý đất đai và quản lý nhà nước đối với đất đai cụ thể như sau:
- "Quản lý đất đai là hoạt động bao gồm việc thiết lập các cơ chế, các chính sách và các công cụ quản lý, các biện pháp quản lý và việc vận hành cơ chế đó nhằm quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao";
- " Quản lý nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai";
Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai được quy định tại Điều 6 Luật đất đai năm 2003.
1.3.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về đất đai
Nghiên cứu về quản lý nhà nước về đất đai cho thấy hình thức quản lý này có một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, hình thức quản lý nhà nước về đất đai xuất hiện và gắn liền với sự ra đời của Nhà nước. Trước hết nhằm bảo vệ những lợi ích của Nhà nước, của giai cấp thống trị trong lĩnh vực đất đai. Nếu Nhà nước đại diện cho lợi ích của toàn thể nhân dân thì mục đích của quản lý nhà nước đối với đất đai không chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà còn bảo vệ lợi ích của người dân liên quan đến đất đai;
Thứ hai, quản lý nhà nước về đất đai do Nhà nước thực hiện thông qua bộ máy các cơ quan nhà nước dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước (quyền lực công hay còn được gọi là công quyền). Trong quá trình quản lý đất đai, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đất đai buộc các đối tượng chịu sự quản lý là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân SDĐ phải tuân theo;
Thứ ba, phạm vi của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai là lãnh thổ của từng cấp đơn vị hành chính và toàn bộ vốn đất đai nằm trong đường biên giới quốc gia. Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai mang tính vĩ mô thể hiện ở việc xây dựng, hoạch định chiến lược, chính sách về quản lý và SDĐ chứ không hướng vào các hoạt động SDĐ mang tính tác nghiệp cụ thể.
2. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở nước ta
2.1. Khái niệm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
Theo Từ điển tiếng Việt, hệ thống được hiểu là: “Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất”;
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ra đời gắn liền với sự xuất hiện của một hình thức quản lý đất đai của con người: Quản lý nhà nước về đất đai. Hệ thống cơ quan này được Nhà nước thành lập và bằng pháp luật, Nhà nước quy định cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm giúp Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ vốn đất đai trong cả nước theo quy hoạch, kế hoạch chung. Tuy nhiên, hiện nay khái niệm hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai chưa được các sách từ điển luật học, sách giải thích thuật ngữ luật học ở nước ta định nghĩa một cách chính thống. Vì vậy nghiên cứu, tìm hiểu các quy định về cơ cấu, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và dựa trên khái niệm về hệ thống dưới góc độ ngôn ngữ, chúng ta có thể quan niệm về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai như sau:
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai là hệ thống cơ quan do Nhà nước thành lập thống nhất từ trung ương xuống địa phương có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với nhau theo quan hệ "song trùng trực thuộc" thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương theo quy hoạch, kế hoạch chung;
Hệ thống cơ quan này có đặc trưng là hệ thống cơ quan chuyên ngành được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Trong hoạt động, cơ quan quản lý đất đai cấp dưới chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý đất đai cấp trên; đồng thời, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp. Đây chính là tính chất "song trùng trực thuộc" trong hoạt động quản lý của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta
Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta bao gồm: (i) Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung gồm Chính phủ, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; (ii) Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền riêng gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của hệ thống cơ quan quyền lực vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai với vai trò đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng giám sát;
2.2.1. Hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước
Tại sao trong tiểu mục này, chúng tôi lại đề cập đến hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước là bởi vì xuất phát từ tính đặc thù của chế độ sở hữu đất đai ở nước ta: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; Luật đất đai 2003, xác định rõ thẩm quyền của cơ quan đại diện cho nhân dân là Quốc Hội và HĐND các cấp (HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, HĐND cấp xã) trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Các cơ quan này không làm thay chức năng quản lý nhà nước về đất đai của cơ quan quản lý mà tham gia hoạt động quản lý nhà nước về đất đai với tư cách giám sát. Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp trong lĩnh vực quản lý đất đai được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu sau đây:
- Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của cả nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và SDĐ trong phạm vi cả nước;
- HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương (khoản 1, 2 Điều 7 Luật đất đai năm 2003);
2.2.2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai có thẩm quyền chung
Với chức năng quản lý Nhà nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (trong đó có lĩnh vực quản lý đất đai), Chính Phủ và UBND các cấp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Theo đó:
- Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch SDĐ vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước;
- UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này (khoản 2, 4 Điều 7 Luật đất đai năm 2003);
2.2.3. Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai
Hệ thống cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai được thành lập thống nhất từ trung ương đến địa phương theo 4 cấp đơn vị hành chính: (i) Cấp trung ương: Cơ quan chuyên ngành quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường, là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguy