Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Mặt khác biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện đời sống cho công nhân, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy vậy, người lao động làm công ăn lương luôn ở vị thế yếu và thường gặp khó khăn trong quan hệ lao động. Vì vậy Nhà nước thông qua Bộ luật Lao động cùng một số văn bản quy phạm pháp luật khác thể hiện quan điểm bảo vệ người lao động được bình đẳng trước các mối quan hệ xã hội khác.
Trong quản lý nguồn nhân lực, việc tuân thủ các quy định trong Luật Lao động là điều bắt buột với các doanh nghiệp. Điều đó, tạo ra sự minh bạch trong quản lý, sử dụng và quan trọng hơn là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Chính vì thế, việc áp dụng và thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng lao động trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền nói riêng là hết sức cần thiết, là chất keo gắn kết người lao động với Doanh nghiệp, góp phần thành công trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
83 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU:
Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt đặt ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Mặt khác biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải thiện đời sống cho công nhân, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy vậy, người lao động làm công ăn lương luôn ở vị thế yếu và thường gặp khó khăn trong quan hệ lao động. Vì vậy Nhà nước thông qua Bộ luật Lao động cùng một số văn bản quy phạm pháp luật khác thể hiện quan điểm bảo vệ người lao động được bình đẳng trước các mối quan hệ xã hội khác.
Trong quản lý nguồn nhân lực, việc tuân thủ các quy định trong Luật Lao động là điều bắt buột với các doanh nghiệp. Điều đó, tạo ra sự minh bạch trong quản lý, sử dụng và quan trọng hơn là đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động. Chính vì thế, việc áp dụng và thực hiện pháp luật về quản lý và sử dụng lao động trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền nói riêng là hết sức cần thiết, là chất keo gắn kết người lao động với Doanh nghiệp, góp phần thành công trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
Thấy được ý nghĩa của việc quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Với những kiến thức được trang bị trong quá trình được Trường Đại học Bình Dương đào tạo và với mong muốn đóng góp ít sức lực vào sự phát triển của Doanh nghiệp nên tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“Pháp luật về quản lý và sử dụng lao động tại doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Hy vọng với đề tài thực tập này sẽ giúp cho tôi có những kỷ năng cần thiết trong công tác nghiên cứu, ứng dụng nó trong công tác quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả hơn.
Mục tiêu Nhằm đánh giá thực trạng về quản lý và sử dụng lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền trong thời gian qua. Từ đó, rút ra những điểm mạnh, những hạn chế và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu một số vấn đề chính trong quản lý và sử dụng lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền. Thời gian phân tích và xử lý các dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2010.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp quan sát, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp phân tích tổng hợp.
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền.
- Chương 2: Các quy định pháp luật lao động có liên quan tại Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền.
- Chương 3: Thực trạng pháp luật lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền
Qua thời gian thu thập thông tin hoàn thành đề tài bản thân tôi cũng tích lũy được nhiều kiến thức thực tế quý báu, được tiếp xúc với một môi trường làm việc năng động. Tôi xin trân thành cảm ơn các anh chị trong doanh nghiệp Thật Hiền đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình thu thập thông tin.
Tôi xin trân thành cảm ơn thầy giáo ……………………, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, luận văn này của tôi không tránh khỏi có những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo giúp tôi sửa chữa, bổ sung những thiếu sót đó để nội dung luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THẬT HIỀN:
1.1Khái quát quá trình hình thành và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp:
Tên đơn vị: Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền.
Trụ sở doanh ngiệp ấp 1 xã Gáo Giồng huyện Cao Lãnh Đồng Tháp.
ĐT: (067) 3926229
Fax: 3926229
Tài khoản 021000001783 VNĐ
0021370022610 USD
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền được thành lập ngày 02/04/2000 do anh Nguyễn Văn Thật làm chủ doanh nghiệp.
Từ năm 2000 đến cho đến năm 2010 tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là 3.857.237.459 tỷ trong đó vốn cố định là 1.346.142.463 tỷ đồng.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm: sử dụng lao động trong khâu vận chuyển vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật đến người nông dân, vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói. Cùng với những cố gắng không ngừng, doanh nghiệp đã đạt được những thành tích đáng kể, tăng doanh số, tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với thị trường Lãnh đạo doanh nghiệp các phòng chức năng đang nỗ lực nghiên cứu để mở rộng hơn nữa về quy mô kinh doanh nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
Cơ sở vật chất của Doanh Nghiệp gồm có; Nhà làm việc của doanh nghiệp với diện tích 130m2, nhà kho lớn là nơi tạm trữ nhận giao hàng số lượng lớn phân bón để khi đến vụ mùa bán cho nông dân với diện tích 1500m2. Điểm bán lẻ chưng bài giới thiệu hàng hóa phân bón thuốc bảo vệ thực vật với diện tích 150m2 cách kho lớn gần 40m2. Nhà ở sinh hoạt vừa là nơi tiếp tân đón khách với diện tích 190m 2. với sức chứa 100 người. Đây cũng là nơi thường tổ chức các cuộc hội thảo về nông nghiệp, như cách phòng trị rầy nâu, cách sử dụng phân bón dạt hiệu hiệu quả …
Tất cả từ nhà kho cho đến điểm bán lẻ, nhà ở và nhà làm việc điều được xây dựng kiên cố có điện nước và các phương tiện dụng cụ phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp.
1.1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tư nhân Thật Hiền có nhiệm vụ tập trung, giáo dục, giải quyết việc làm cho thanh niên, hoạt động kinh doanh mang tính chất tổng hợp lưu thông.
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động với chức năng chính là kinh doanh nhằm nâng cao trị giá vốn, đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Mặt khác thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đặc biệt là môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên nông thôn.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là.
- Trực tiếp nhập khẩu hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư nông nghiệp, tạm nhập phân bổ cho từng hộ dân có ruộng làm nông nghiệp, và sản xuất gạch ngói phục vụ cho thị trường. (với hình thức bàn theo hợp đồng và bán lẻ)
- Tổ chức kinh doanh vật liệu xây dựng, các công trình giao thông vừa và nhỏ.
- Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý ở doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng thương mại thành phố Cao Lãnh và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước. Bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp được xây dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tiếp chức năng. Đây là kiểu tổ chức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
- Chủ Doanh nghiệp là người đứng đầu bộ máy quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý.
- Khối quản lý bao gồm 2 phòng
Phòng kinh doanh đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời tham mưu cho giám đốc và ký kết các hợp đồng với khách hàng.
- Phòng tổng hợp: phụ trách việc sắp xếp, tuyển dụng công nhân viên của doanh nghiệp, giải quyết chế độ chính sách về tiền lương, BHXH, bảo vệ tài sản, mua sắm đồ dùng văn phòng của doanh nghiệp.
- Kế toán tài vụ: có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán mua bán với khách hàng, công tác hạch toán toàn doanh nghiệp.
1.1.4. Khái quát về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp:
a.Mặt hàng kinh doanh
- Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh trên cây trồng, sắt, thép, xi măng, sơn các loại, ngói, gạch, các đá…
Nói chung, ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng, có nhiều chủng loại, đa phần các hợp đồng đều được tiến hành theo phương thức tự cung ứng hình thức tự doanh các phòng nghiệp vụ chức năng của doanh nghiệp đã và đang có nhiều cố gắng tìm kiếm khách hàng, thực hiện ngày càng nhiều hợp đồng mua bán có hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng xuất khẩu.
b.Khái quát về thị trường của doanh nghiệp.
Thị trường của doanh nghiệp cụ thể là người nông dân làm và canh tác nông nghiệp và những khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã duy trì được mối quan hệ tốt đối với các nhà nông nghiệp, xây dựng ... Do đó khả năng đảm bảo các nguồn hàng đáp ứng kịp thời được các yêu cầu về số lượng và chất lượng...Đây chính là lợi thế của doanh nghiệp để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
c.Khái quát về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp .
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ngày càng nhiều, dẫn đến thực trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt. Đặc biệt từ khi Bộ Thương Mại có thông tư số : 18TT-BTM ngày 01/09/1998, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại kinh doanh có xu hướng tăng lên đáng kể. Do đó các doanh nghiệp kinh doanh đang tìm mọi cách để cung ứng cho và giữ vững thị trường của mình.
d.Khái quát về nguồn lực
*Khái quát về vấn đề tài chính
Trong năm 2010 vấn đề tài chính của doanh nghiệp đã có những biến động theo chiều hướng tốt. Cụ thể với biểu phân tích về tài sản và vốn của doanh nghiệp trong năm 2010 như sau:
Đvị:1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số tiền
Tỉ trọng%
1. Tổng tài sản
57.856.634
100
-TSCĐ
2.085.450
52
-TSLĐ
5.771.184
48
2.Tổng nguồn vốn
57.856.634
100
-Nợ phải trả
6.292.547
61
-Nguồn vốn chủ sở hữu
1.564.087
39
Tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2010 là 57.856.634(nđ). Trong đó TSCĐ của doanh nghiệp là 2.085.450(nđ) chiếm tỷ trọng là 52%, TSLĐ của doanh nghiệp là 75.771.184(nđ) chiếm tỷ trọng là 48%
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 57.856.634(nđ). Trong đó nợ phải trả của doanh nghiệp trong năm 2010 là 6.292.547(nđ) chiếm tỷ trọng là 61% trong tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 1.564.087(nđ) chiếm tỷ trọng là 39% trong tổng nguồn vốn.
Trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ta thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản lưu động. Nhìn chung là hợp lý vì doanh nghiệp là một doanh nghiệp cung ứng là chủ yếu, doanh nghiệp cũng có tham gia vào lĩnh vực thương mại buôn bán hàng hoá xuất khẩu nhưng không nhiều lắm.Trong cơ cấu nguồn vốn ta nhận thấy nợ phải trả của doanh nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa có sự tự chủ cao về tài chính.
*Khái quát về lao động của doanh nghiệp
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào thì lực lượng lao động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức rõ điều đó ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp đã chú trọng vấn đề tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ lao động của doanh nghiệp. Hiện nay toàn doanh nghiệp có 85 cán bộ, công nhân được phân bổ cụ thể như sau:
Các bộ phận phòng ban chức năng
Giới tính
Trình độ chuyên môn
Tuổi đời
Nam
Nữ
ĐH
TC
Sơ cấp
Chủ doanh nghiệp
1
ĐHKT
37
Phòng tổng hợp
3
1
3
1
32
Phòng kinh doanh
2
2
2
28
Phòng kế toán tài vụ
78
27
Qua kết cấu lao động ở doanh nghiệp ta có một số nhận xét sau:
Tính đến 01/01/2010 tổng số lao động của doanh nghiệp là 85 người. Do đặc thù của doanh nghiệp là cung ứng vật tư nên đội ngũ lao động sản xuất chiếm phần lớn.
Đội ngũ cán bộ có trình độ ĐH 1 và 5 người trình độ trung cấp, 3 người trình độ sơ cấp những lao động cung ứng đa phần trình độ thấp. Độ tuổi bình quân của lao động trong doanh nghiệp là 27- 28 tuổi, doanh nghiệp có một đội ngũ lao động trẻ.
Lãnh đạo doanh nghiệp là người giàu kinh nghiệm, có năng lực quản lý và không ngừng học tập, trau dồi, năng động không ngừng tiếp thu những phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại, biết sử dụng tốt các biện pháp khuyến khích động viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chế độ thưởng phạt xác đáng, bố trí nhân lực hợp lý, khoa học đúng người đúng việc.
Có thể khẳng định đội ngũ lao động của doanh nghiệp trong những năm gần đây đã có sự trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, năng động, sáng tạo trong quá trình hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực mới có hiệu quả để không ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước.
1.1.5.Kết quả hoạt động, kinh doanh qua 3 năm 2008 - 2010
Biểu 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp qua 3 năm 2008 - 2010
Các chỉ tiêu
TH 2008
TH 2009
TH 2010
2009/2008
2010/2009
ST
TL%
ST
TL%
Tổng doanh thu
29.831.960
32.469.120
34.467.840
2.637.160
8.84
1.998.720
6.16
Doanh thu thuần
29.831.960
32.469.120
34.467.840
2.637.160
8.84
1.998.720
6.16
Giá vốn hàng bán
20.473.143
21.492.163
22.016.496
1.019.020
4.98
524.333
2.44
Lợi nhuận từ hoạt động KD
6.120.317
7.334.357
8.592.144
1.214.040
19.84
1.257.787
17.51
Chi phí HĐTC
151.657
167.153
181.368
15.496
10.22
14.215
8.5
TN bất thường
178.375
211.647
258.373
33.272
18.65
46.726
22.08
LN bất thường
-35.272
10.283
26.229
45.555
129.15
15.946
155.07
LN trước thuế
6.257.700
7.542.984
8.835.840
1.285.284
20.54
1.292.856
17.14
Thuế TN phải nộp
2.002.464
2.413.755
2.827.469
411.291
20.54
413.714
17.14
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây là tương đối tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng đều. Cụ thể như sau:
- So với năm 2008 thì năm 2009 tổng doanh thu tăng lên 2.637.160(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.84%.
- Doanh thu thuần năm 2009 tăng 2.637.160(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.84%
- Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 1.019.020(nđ) tương ứng với tỷ lệ 4.98% và tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn tới lợi nhuận gộp năm 2009 tăng lên 1.618.140(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 17.29%.
- Doanh thu tăng do mức bán tăng, bên cạnh đó chi phí quản lý, bán hàng, sản xuất kinh doanh của năm 2009 tăng 404.100(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.48%.Tốc độ tăng của lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên doanh nghiệp vẫn có lãi. Mặc dù vậy tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu cũng là một dấu hiệu chưa tốt.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng 1.214.040(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 19.84%. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2009 đạt 198.344(nđ) tăng 25.689(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.88%. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 2009 tăng 45.555(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 129.15% do chi phí bất thường giảm 12.283(nđ) so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.75%
Tổng hợp các khoản lợi nhuận trên ta có lợi nhuận trước thuế của năm 2009 đạt 7.542.984(nđ) tăng 1.285.284(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.54%
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2009 tăng 873.933(nđ) với tốc độ tăng là 20.54%
Năm 2009 so với năm 2008, các chỉ tiêu hầu như đều tăng nhưng chi phí quản lý và chi phí bán hàng, sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng cao hơn cả tốc độ tăng của doanh thu. Nói chung là chưa thật sự tốt, một đồng chi phí bỏ ra chưa tạo ra số đồng doanh thu tương ứng. Doanh nghiệp cần phải xtôi xét cắt giảm bớt các khoản chi phí bất thường để thu được lợi nhuận lớn hơn.
*Dựa vào số liệu trên biểu, ta có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2009 -2010 như sau:
- Tổng doanh thu và doanh thu thuần năm 2010 đạt 34.467.840(nđ) tăng 1.998.720(nđ) so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.16%
- Giá vốn hàng bán năm 2010 đạt 22.016.496 (nđ) tăng 524.333(nđ) so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.44%, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu và doanh thu thuần. Do đó lợi nhuận gộp của năm 2010 tăng lên 1.474.387(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.43%
- Chi phí quản lý và chi phí sản xuất kinh doanh năm 2010 tăng lên 216.600(nđ) ứng với tỷ lệ tăng 5.95%
Nhìn chung tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Như vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang diễn ra tốt.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2010 đạt 8.592.144(nđ) tăng 1.257.787(nđ) so với năm 2009 ứng với tỷ lệ tăng là 17.51%. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2010 tăng 19.123(nđ) ứng với tỷ lệ tăng là 9.64%. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp đtôi lại lợi nhuận không nhiều năm 2010 là 217.467(nđ). Lợi nhuận bất thường năm 2010 tăng 15.946(nđ) tương ứng với tỷ lệ 155.07%. Tổng hợp các khoản lợi nhuận trên ta có lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 8.835.840(nđ) tăng 1.292.856(nđ) ứng với tỷ lệ tăng là 17.14%
- Khoản đóng góp nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước năm 2010 tăng lên 413.714(nđ) ứng với tỷ lệ 17.14%.Lợi nhuận sau thuế củadoanh nghiệp năm 2010 tăng lên 879.142(nđ)
Nói chung tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Mặc dù năm 2010 tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận, các khoản khác không nhanh bằng tốc độ tăng của năm 2009 nhưng về số tiền thì tăng nhiều hơn. Các khoản thu từ hoạt động tài chính không đáng kể, các khoản chi phí bất thường tăng nhanh đã ảnh hưởng tới lợi nhuận chung doanh nghiệp cần có các biện pháp cụ thể để xtôi xét khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Biểu 2: Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
STT
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
1
Thuế VAT
2.983.196
2
Thuế lợi tức
1.191.466
1.436.184
1.682.344
3
Thuế thu trên vốn
253.267
303.124
368.864
4
Thuế đất
21.437
26.740
26.740
5
Tổng thuế
4.743.185
2.090.739
2.422.626
Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước là việc làm bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên việc thực hiện nhanh hay chậm lại là vấn đề bức xúc ở nước ta. Riêng ở doanh nghiệp Thật Hiền hàng năm đều thực hiện tương đối nghiêm túc vấn đề này, ít có tình trạng dây dưa, nợ đọng với ngân sách nhà nước.
Năm 2008 nộp ngân sách nhà nước 4.743.185(nđ)
Năm 2009 nộp ngân sách nhà nước 2.093.739(nđ)
Năm 2010 nộp ngân sách nhà nước 2.422.626(nđ)
Có sự chênh lệch lớn giữa năm 2008 với các năm 2009 và 2010 là do năm 2008 doanh nghiệp nộp cả thuế VAT sang đến đầu năm 2009 doanh nghiệp được hoàn thuế VAT nên thực tế thuế doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước là 1.759.989(nđ)
Bên cạnh đó doanh nghiệp giải quyết được gần 85 việc làm cho người lao động. Trong đó thu nhập bình quân của mỗi lao động tính tại năm 2010 là 1.900(nđ/người/tháng), đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao hơn cả về mặt vật chất và tinh thần.
Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến đời sống người lao động, có tác dụng kích thích nhân viên trung thành gắn bó với Doanh nghiệp. Hàng năm doanh nghiệp đều trích lập quỹ phúc lợi từ lợi nhuận nhằm tạo điều kiện nâng cao hơn nữa đời sống cho nhân viên trong doanh nghiệp đặc biệt là đời sống tin