Đề tài Pháp luật về tòa án nhân dân, thực trang và giải pháp phát triển

Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hội nhập cùng thế giới, xây dựng một cơ chế kinh tế thị trường tự do, thịnh vượng nhưng ổn định. Để đáp ứng một xã hội mới với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến vấn đề tranh chấp về quyền lợi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để góp phần bảo đảm tính ổn định phát triển của đất nước, cần phải xây dựng một môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh và tiến bộ, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền. Vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống toà án hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, thực hiện tốt công tác bảo đảm và thực thi pháp luật, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng các yêu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho quần chúng nhân dân và yêu cầu đổi mới của đất nước.

doc30 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về tòa án nhân dân, thực trang và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành niên luận của mình, tôi đã được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Sĩ Dũng cũng như các bạn bè và anh chị khóa trước. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ, động viên và khích lệ của thầy và các bạn trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Đồng thời, tôi cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn, giới thiệu của ban lãnh đạo Khoa Luật- Đại học Huế trong việc tạo điều kiện cho các sinh viên luật nói chung và bản thân tối nói riêng, tiếp cận với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là hệ thống các cơ quan tư pháp và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, nhờ đó mà tôi có được cách nhìn mới hơn, thực tế hơn về lĩnh vực pháp lý trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn đời sống, góp phần bổ sung kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết về các kỹ năng chuyên ngành luật, kinh nghiệm trong cuộc sống. Tôi xin cảm ơn các cán bộ, công chức và nhân viên trong Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Huế, đã tiếp nhận yêu cầu kiến tập và nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp các thông tin về hoạt động và tổ chức của cơ quan tư pháp. Điều đó giúp tôi tự tin lựa chọn đề tài khoa học để nghiên cứu và hoàn thiện niên luận của mình. Huế, Ngày 30 Tháng 08 Năm 2010! PHẦN MỞ ĐẦU 1) Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hội nhập cùng thế giới, xây dựng một cơ chế kinh tế thị trường tự do, thịnh vượng nhưng ổn định. Để đáp ứng một xã hội mới với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó có cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến vấn đề tranh chấp về quyền lợi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Để góp phần bảo đảm tính ổn định phát triển của đất nước, cần phải xây dựng một môi trường pháp lý thông thoáng, lành mạnh và tiến bộ, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền. Vì vậy cần phải xây dựng một hệ thống toà án hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương, thực hiện tốt công tác bảo đảm và thực thi pháp luật, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng các yêu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho quần chúng nhân dân và yêu cầu đổi mới của đất nước. 2) Mục đích nghiên cứu. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống toà án trong việc bảo vệ pháp luật theo như khẳng định của các nhà luật học: ở đâu có pháp luật, ở đó phải có toà án để bảo vệ pháp luật. Các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đều thành lập các toà án. Tuy nhiên, bản chất, vai trò, quyền hạn, cách thức tổ chức và hoạt động của toà án thuộc mỗi kiểu nhà nước, hay trong mỗi nước là khác nhau. Vì vậy, tôi chọn đề tài này với mong muốn nâng cao hiểu biết của bản thân về vai trò, cũng như nguyên tắc tổ chức và hoạt động của toà án nói chung và toà án Xã hội chủ nghĩa nói riêng, mà cụ thể là toà án nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nơi tôi đang nghiên cứu và học tập. Đồng thời cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản đến đông đảo công chúng, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật của cộng đồng, góp phần xây dựng ý thức chung, tôn trọng và tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. 3) Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Niên luận lấy nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân Việt Nam là đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi các quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 và Luật tổ chức Toà án 2002. 4) phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp nghiên cứu xuyên suốt. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng các biện pháp bổ trợ khác như: đối chiếu, so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp, tư duy logic, phương pháp lịch sử... để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. 5) Bố cục. Niên luận gồm ba phần: Phần mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Mục đích nghiên cứu đề tài. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Bố cục. Phần nội dung. Gồm hai chương: Chương 1: Lịch sử hình thành và pháp triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân. Chương 2: Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân. Phần kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngay từ thời La Mã cổ đại ( thế kỷ thứ V Tr.CN), các nhà luật học đã khẳng định rằng: ở đâu có pháp luật, ở đó phải có toà án để bảo vệ pháp luật. Các nhà nước chủ nô, phong kiến, nhà nước tư sản đều thành lập toà án. Tuy nhiên bản chất, vai trò, quyền hạn, cách thức tổ chức và hoạt động của toà án thuộc mỗi kiểu nhà nước, thậm chí ngay trong một nước là khác nhau. Sau cách mạng Tháng 8/1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, cùng với việc đập tan bộ máy thực dân - phong kiến, xoá bỏ các tổ chức kỳ hào ở nông thôn, xoá bỏ hai nghạch quan hành chính và tư pháp, xoá bỏ các cơ quan thuộc chính phủ toàn quyền....xây dựng bộ máy nhà nước kiểu mới - nhà nước của nhân dân. Để bảo vệ những thành quả cách mạng và trấn áp bọn phản cách mạng. Chính phủ lâm thời đã ra Sắc lệnh về việc thành lập các Toà án quân sự ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Vinh, Huế, Quảng ngãi, Sài Gòn, Mỹ Tho theo Sắc lệnh ngày 13/9/1945. Như vậy, ngay từ những ngày đầu của chính quyền nhân dân, việc thành lập các chính quyền nhân dân, việc thành lập các toà án là hết sức cần thiết và đã được quyết định thành lập. Đến ngày 29/9/1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời lại ra sắc lệnh thành lập thêm Toà án quân sự ở Nha Trang. Thẩm quyền của các toà án được Chủ tịch chính phủ quy định trong Sắc lệnh ngày 24/1/1946. tháng 11/1946, Quốc hội khoá I tại kỳ họp thứ 2 đã thông qua Hiến pháp 1946 trong đó có các quy định về hệ thống cá cơ quan toà án, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Đó là những văn bản luật đầu tiên đặt cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động cho các toà án nhân dân ở nước ta. Tháng 12/1946, kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, mọi hoạt động của nhà nước đều phải chuyển hướng. Cùng với việc tổ chức laijc hính quyền nhân dân, các toà án cũng được tổ chức lại cho hợp lý. Việc xử án ở các toà án thượng thẩm được quy định trong Hiến pháp tạm thời đình chỉ theo Nghị định số 5 của Bộ trưởng Bộ tư pháp ngày 1/1/1947. Uỷ ban kháng chiến khu được giao quyền thiết lập và tổ chức Toà án quân sự khu theo Nghị định số 13 ngày 29/1/1947 của Bộ trưởng Bộ nội vụ. Toà án binh cũng được thành lập ở các khu theo sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ. Hai tháng sau, Toà án binh tối caao cũng được thành lập ở các khu theo sắc lệnh của chủ tịch chính phủ ngày 25/4/1947. Ở địa phương các toà đệ nhị cấp ( toà xét xử theo hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm) cũng được thành lập theo Sắc lệnh số 185 của chính phủ ngày 26/5/1948. Ngày 25/5/1950 chủ tịch chính phủ ra Sắc lệnh số 85 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, trong đó có quy định sửa đổi như: Toà án sơ cấp nay gọi là Toà án nhân dân huyện, Toà án đệ nhị cấp nay gọi là Toà án nhân dân tỉnh, Hội đồng phúc án nay gọi là Hội thẩm nhân dân. Khi xét xử hoặc bào chữa, thẩm phán và luật sư không mặc áo chùng đen... Sau hoà bình lập lại, cùng với việ kiện toàn bộ máy nhà nước, hệ thống toà án cũng được kiện toàn. Ngày 1/7/1959 Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 256, trong đó có quy định nhiệm vụ, tổ chức của Viện công tố. Ngày 27/8/1959 Thủ tướng chính phủ lại ra nghị định số 321 về thành lập các Viện công tố phúc thẩm. Theo các Nghị định trên, cá công tố uỷ viên tách khỏi toà án và các viện công tố được thành lập từ trung ương đến cấp huyện, trở thành một hệ thống trong bộ máy nhà nước. Tháng 12/1959, Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, trong đó có những quy định về hệ thống, chức năng và những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của toà án nhân dân. Trên cơ sở những quy định này, Quốc hôi khoá II, ỳ họp thứ I đã thông qua Luật tổ chức toà án nhân dân ngày 14/7/1960. Ngày 23/3/1961, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra sắc lệnh quy định cụ thể về tổ chức của toà án nhân dân tối cao và tổ chức các toà án nhân dân địa phương. Các cơ quan toà án được thành lập theo các cấp hành chính từ trung ương đến cấp huyện. Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm phán được thay thế bằng nguyên tắc bầu Thẩm phán ở các toà án nhân dân địa phương. Phụ thẩm nhân dân ở các toà án được đổi tên thành Hội thẩm nhân dân. Cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ quyền hạn của các toà án được quy định rõ ràng và tương đối ổn định. Trên cơ sở những quy định trong Hiến pháp 1980, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VII đã thông qua Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 3/7/1981. Theo luật này việc đào tạo cán bộ cho nghành toà án cũng như việc quản lý các toà án địa phương, Quốc hội giao cho Bộ tư pháp để cho Toà án nhân dân tối cao tập trung vào công tác hướng dẫn xét xử, giám đốc xét xử và trực tiếp xét xử. Hiện nay theo Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức toà án nhân dân được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 6/10/1992, trong hệ thống các cơ quan toà án còn được thành lập thêm các toà án khác theo điều 127 Hiến pháp 1992. Nguyên tắc bầu Thẩm phán được quy định trong Hiến pháp 1959 và 1980 trước đây ở các toà án địa phương nay được thay thế bằng chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo điều 128 Hiến pháp 1992. công tác thi hành án đươc. Giao cho các cơ quan thuộc Chính phủ. Những quy định về Toà án nhân dân trong chương X Hiến pháp 1992 từ điều 126 đến điều 140 và trong luật tổ chức toà án nhân dân 1992 phần lớn điều chỉnh những quan hệ cơ bản giũa toà án nhân dân nói chung, các toà án cũng như giữa chánh án, các phó chánh án, các thẩm phán, các hội thẩm nhân dân nói riêng với nhau, với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và công dân. Chức năng của toà án. Nói đến chức năng của toà án nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước khác là xác định những phương diện hoạt động của các cơ quan nhà nước đó. Đối với Toà án nhân dân có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là xét xử. Cũng như bất kỳ một cơ quan nhà nước nào khác, các toà án nhân dân đều phải quản lý cán bộ, quản lý ngân sách, quản lý cơ sở vật chất và tang vật của toà án mình. Toà án nhân dân cũng phải phối hợp với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền và bảo vệ pháp luật, góp phần giáo dục nhân dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các nguyên tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa , ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác... Tuy nhiên, hoạt động chủ yếu của toà án nhân dân vẫn là hoạt động xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, cũng như các vụ án khác. Vì vậy ngay tại điều 127 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật tổ chức toà án nhân dân, Quốc hội đã xã định: " Toà án nhân dân tối cao, các toà án nhân dân địa phương, các toà án quân sự và các toà án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Do đó, ở nước ta chỉ có các toà án mới có quyền xét xử và xét xử là chức nằng duy nhất của các toà án. Hoạt động xét xử của các toà án có các đặc trưng khác với việc giải quyết các đơn từ khiếu nại, tố cáo hoặc các hành vi vi phạm pháp luật của các coq quan nhà nước khác ở những điểm sau đây: Thứ nhất, chỉ có các toà án mới được quyền xét xử các vụ án hình sự, những vụ án mà vi phạm pháp luật được coi là nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, phần riêng, các cơ quan nhà nước khác không có quyền giải quyết. Do đó, căn cứ vào những hành vi vi phạm pháp luật, chỉ có toà án mới có quyền phán quyết một công dân có tội hay không có tội, theo điều 72 của Hiến pháp 1992; và nếu có tội, chỉ có toà án mới có quyền áp dụng các chế tài hình sự. Thứ hai, hoạt động xét xử của các toà án phải tuân theo một trình tự hết sức nghiêm ngặt. Trình tự này được quy định một cách chi tiết trong những văn bản pháp luật nhất định như trong Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự... nếu vi phạm những quy định trong các văn bản trên, phiên toà có thể bị kháng cáo, kháng nghị và người cố tình vi phạm xẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ ba, trong nhiều trường hợp, sau khi các cơ quan nhà nước khác đã giải quyết, nhưng các đương sựu chưa thoả mãn và gửi đơn khiếu nại đến toà án nhân dân thì toà án nhân dân sẽ xét xử và quyết định của toà án nhân dân sẽ thay thế các quyết định trước. Ví dụ: trong hoạt động bàu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu người khiếu nại không đồng ý với cách xử lý của các cơ quan, đơn vị lập danh sách cử tri, cử tri có quyền khiếu nại với toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Quyết định của các toà án nhân dân trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Quyết định của toà án nhân dân quận, huyện hoặc cấp tương đương là quyết định cuối cùng thay thế các quyết định của các cơ quan, đơn vị trước đó ( điều 23 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội). Hoặc cán bộ, công chức nhà nước nếu không đồng ý với quyết định buộc thôi việc của thủ trưởng cơ quan mình, có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp quận, huyện và tương đương. Quyết định của toà án nhân dân là quyết định cuối cùng thay thế cho quyết định trước đó của thủ trưởng cơ quan có người khiếu nại. Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, hoạt động xét xử của toà án nhân dân ngày càng trở thành hoạt động chủ yếu và đi vào nền nếp. Để toà án nhân dân tối cao tập trung vào hoạt động xét xử, giám đốc xét xử và trực tiếp xét xử, từ năm 1980 đến nay Quốc hội đã giao việc đào rạo cán bộ toà án và quản lý toà án cho Bộ tư pháp. Hiện nay, việc thi hành án dân sự được giao cho các cơ quan hành chính thuộc Chính phủ theo điều 5 Nghị quyết quy định một số điểm về thi hành Luật tổ chức toà án nhân dân được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ I ngày 6/10/1992. Như vậy, từ từ từng bước, Quốc hội chuyển giao một số nhiệm vụ, quyền hạn của toà án cho một số cơ quan hành pháp để các toà án tập trung vào xét xử. Mặt khác, văn bản pháp luật về tố tụng cũng được ban hành, như Bộ luật tố tụng dân sự 2004, pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002....đây là những cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử của các toà án. Đồng thời, để hoạt động xét xử có hiệu quả, cán bộ của nghành toà án cũng cần phải dần dần tiêu chuẩn hoá trên cơ sở của Luật tổ chức toà án 2002 và Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung 2001. Chức năng xét xử thể hiện trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi toà án. Nhiệm vụ và quyền hạn của Toà án nhân dân. Nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân các cấp do Quốc hội quy định trong Hiến pháp và trong Luật tổ chức toà án nhân dân. Hiện nay, nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân được quy định tại điều 126 Hiến pháp 1992 cùng với nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Còn nhiệm vụ cụ thể của toà án nhân dân các cấp, Quốc hội quy định trong Luật tổ chức toà án nhân dân. Trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam năm 1980 ( Điều 127 ) và năm 1992 ( Điều 126 ) Quốc hội quy định nhiệm vụ chung của Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là hai hệ thống cơ quan nhà nước có tổ chức khác nhau, chức năng khác nhau nhưng đều là những cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ; bảo vệ cơ sở vật chất; tài sản của nhà nước; của tập thể; bảo vệ tài sản; tính mạng; tự do; danh dự; nhân phẩm của công dân...Vì vậy nhiệm vụ chung của hai ngành toà án và kiểm sát được Quốc hội quy định chung trong một điều luật để nhấn mạnh sự phối hợp lẫn nhau của hai ngành đó. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao. Theo điều 18 và 19 Luật tổ chức toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: Thứ nhất, hướng dẫn các toà án nhân dân địa phương và toà án quân sự áp dụng thống nhất pháp luật. Căn cứ vào những quy định của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thao luận và ra nghị quyết về việc áp dụng Luật để bảo đảm tính thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật của các toà án, bảo đảm cho công dân được bình đẳng trước pháp luật. Ví dụ: Tại điều 165 Bộ luật hình sự quy định về tội là hàng giả và buôn bán hàng giả với số lượng lớn, thu lợi bất chính lớn thì bị phạt từ 3 năm đến 12 năm. Trên cơ sở quy định này, Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao căn cứ vào thời giá mà định ra tiền từ bao nhiêu để áp dụng khung nặng nhất hoặc nhẹ nhất... Thứ hai, giám đốc xét xử của các toà án đảm bảo việc xét xử của các toà án kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật. Do tình hình vi phạm pháp luật trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng, hơn nữa do năng lực của các thẩm phán bị hạn chế cùng những tiêu cực khác của xã hội ảnh hưởng đến ngành toà án. Việc xét xử ở các toà án nói chung cũng chưa kịp thời, nhiều vụ án bị kháng cáo, kháng nghị nhiều lần, nên hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe. Vì vậy, Toà án nhân dân tối cao phải giám sát, đôn đốc để các toà án xét xử lịp thời và đúng pháp luật. Nếu phát hiện những vi phạm pháp luật trong xét xử, chánh án, các phó chánh án Toà án nhân dân tối cao có quyền kháng nghi theo quy định của pháp luật tố tụng. Giám đốc việc xét xử của các toà án là một hoạt động thường xuyên của Toà án nhân dân tối cao để bảo đảm cho hoạt động thường xuyên là xét xử kịp thời và đúng pháp luật. Thứ ba, tổng kết kinh nghiệm xét xử. Hoạt động xét xử của toà án nhân dân cũng giống như bất kỳ hoạt động nào khác của Nhà nước nên rất phức tạp, hơn nữa trong lĩnh vực pháp luật chúng ta còn ít kinh nghiệm, vì vậy phải từ thực tế rút ra kinh nghiệm. Trên cơ sở đó, Toà án nhân dân tối cao đề nghị Quốc hội, Uỷ bán thường vụ Quốc hội, sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành có liên quan đến hoạt động xét xử. Đồng thời, qua hoạt động xét xử của các toà án, Toà án nhân dân tối cao tổng kết công tác hoạt động của toàn ngành, để bảo đảm cho các toà án xét xử kịp thời, thống nhất. Thứ tư, xét xử các vụ án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của toà án nhân dân tối cao. Để thực hiện nhiệm vụ xét xử; Toà án nhân dân tối cao thành lập các toà chuyên trách: Toà hình sự, Toà dân sự, các toà phúc thẩm và toà án quân sự Trung ương, Toà án kinh tế, Toà hành chính, Toà lao động. Ngoài ra Uỷ ban thẩm phán và Hội đồng thẩm phán cũng là những cơ quan xét xử theo thủ tục tái thẩm và giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục pháp luật tố tụng. Toà án nhân dân tối cao cần tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn các toà án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt công tác giám đốc xét xử. Đổi mới thủ tục giám đốc để bảo đảm việc xét xử đúng đắn, kịp thời. Đó là những yêu cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay. Nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương. Tại điều 28 Luật tổ chức toà án nhân dân, Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn của toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là xét xử: sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng. Trước hết, Toà án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, quận và cấp tương đương, hoặc những vụ thuộc thẩm quyền của những toà án đó nhưng Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lấy lên để xét xử ( đó là những vụ án liên quan đến người nước ngoài, các vụ án về an ninh quốc gia, các vụ án có nhiều tình tiết phức tạp...). Thẩm quyền xét xử các vụ án này thuộc thẩm quyền của toà hình sự, toà dân sự, toà kinh tế của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền xét xử phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân huyên, quận và tương đương. Những bản án và quyết định của Toà á
Tài liệu liên quan