Đề tài Phát thanh hiện đại, cơ hội và thách thức

Từ thời sơ khai loài người đã biết sử dụng những vật dụng thô sơ như: gỗ, đá, da để tạo nên những âm thanh có tiết tấu, nhịp điệu phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Song song với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của con người thì lĩnh vực công nghệ âm thanh cũng không ngừng phát triển nhằm bắt kịp những nhu cầu, đòi hỏi ngày càng khắc khe của người thưởng thức, đặc biệt là âm nhạc và phim ảnh. Nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin của công chúng ngày càng tăng. Đòi hỏi này không chỉ đơn giản là có thông tin mà thông tin phải mang chất lượng cao. Kèm theo đó là nhu cầu được thể hiện thông tin. Người nghe không còn thụ động trong quá trình truyền thông nữa, họ muốn trở thành người thậm định trong quá trình trưyền thông tin. Hơn nữa nhu cầu phát triển tự thân của các đài phát thanh đứng trước xu thế cạnh tranh gay gắt của các loại hình phương tiện truyền thông khác, phát thanh truyền thống cũng muốn trang bị cho mình vũ khí để chiếm lĩnh công chúng. Tuy nhiên trên con đường phát triển đó phát thanh đã mở ra cho mình một hướng đi mới song đồng thời nó cũng đang đứng trước những thách thức

doc32 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát thanh hiện đại, cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐH Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Khoa Báo chí *************** Kiểm Tra Báo chí phát thanh Đề tài: Phát thanh hiện đại, cơ hội và thách thức LỜI NÓI ĐẦU Từ thời sơ khai loài người đã biết sử dụng những vật dụng thô sơ như: gỗ, đá, da… để tạo nên những âm thanh có tiết tấu, nhịp điệu… phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Song song với sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của con người thì lĩnh vực công nghệ âm thanh cũng không ngừng phát triển nhằm bắt kịp những nhu cầu, đòi hỏi ngày càng khắc khe của người thưởng thức, đặc biệt là âm nhạc và phim ảnh. Nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin của công chúng ngày càng tăng. Đòi hỏi này không chỉ đơn giản là có thông tin mà thông tin phải mang chất lượng cao. Kèm theo đó là nhu cầu được thể hiện thông tin. Người nghe không còn thụ động trong quá trình truyền thông nữa, họ muốn trở thành người thậm định trong quá trình trưyền thông tin. Hơn nữa nhu cầu phát triển tự thân của các đài phát thanh đứng trước xu thế cạnh tranh gay gắt của các loại hình phương tiện truyền thông khác, phát thanh truyền thống cũng muốn trang bị cho mình vũ khí để chiếm lĩnh công chúng. Tuy nhiên trên con đường phát triển đó phát thanh đã mở ra cho mình một hướng đi mới song đồng thời nó cũng đang đứng trước những thách thức I. CÔNG NGHỆ MỚI TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI Số hoá phát thanh là xu thế phát triển tất yếu của phát thanh hiện đại trên thế giới nói chung và phát thanh Việt Nam nói riêng. Đó thực sự là cuộc cách mạng khoa hoc kỹ thuật đòi hỏi trí tuệ, công sức và tiền bạc, để thành công con người cần cả thập kỷ thậm chí vài thế kỷ tuỳ điều kiện và con đường đi của mỗi đài phát thanh. Nhưng tất cả đều bắt đầu công cuộc số hoá từ việc chuyển đổi dây chuyền sản xuất và truyền âm các chương trình phát thanh sang công nghệ hiện đại. Công nghệ sản xuất chương trình phát thanh hiện đại là công nghê sản xuất chương trình dựa trên mạng máy tính âm thanh. Trong đó thành phần có vai trò chủ vô cùng quan trọng là hệ phần mềm phát thanh: 1. Phát thanh số Lựa chọn phương án cho phát thanh số Việc phát triển công nghệ phát thanh số hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào lợi ích và nguyện vọng của của thính giả. Nói 1 cách khác vấn đề chuyển sang công nghệ số không còn đơn thuần là vấn đề kĩ thuật mà còn là sự kết hợp giữa kỹ thuật kinh tế-xã hội. Đó là chưa kể đến quan điểm của từng quốc gia, khu vực trong lĩnh vực này. Một khía cạnh khác mà chúng ta cần phải lưu ý là trong khi chúng ta nói đến công nghệ số thì gần một nửa dân số thế giới đang sống trong điều kiện chưa có điện, không có máy thu thanh và hơn 50% trẻ em không được đến trường . Từ những bối cảnh nêu trên phần nào đã làm chậm lại quá trình chuyển sang phát thanh số không những ở nước ta mà ngay ở một số nước phát triển trên thế giới. Một số tiêu chuẩn chính của phát thanh số từ khi nghiên cứu, thử nghiệm đến nay đã tác động không nhỏ đến sự hiện đại hoá, đổi mới cảu phát thanh Việt Nam: Phương án dung tiêu chuẩn E-147 do các nước châu Âu khởi xướng và được tiêu chuẩn hoá vào năm 1995. tiêu chuẩn này có ưu điểm là khả năng thiết lập mạng phát thanh 1 ẩn số và chất lượng cao khi thu lưu động. Có khả năng phát kèm dữ liệu PAD và các dịch vụ truyền dữ liệu. Chất lượng âm thanh có thể đạt như đĩa CD. Tiêu chuẩn này đã bắt đầu hình thành thị trường máy thu thanh. Phương pháp dùng công nghệ IBOC sử dụng lại các băng tần của phát thanh Analog và tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng cũ. Với công nghệ này trong giai đoạn chuyển tiếp, chương trình phát thanh Analog và Digital cùng được phát đi trên một máy phát . Máy thu, thu được cả 2 loại tín hiệu. Công nghệ này có thể mở rộng thêm các dịch vụ mới kể cả dịch vụ truyền dữ liệu. Tiêu chuẩn này vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Phương án phát thanh số trên băng tần nhỏ hơn 30 MHz. Rất nhiều đài phát thanh lớn quan tâm đến tiêu chuẩn này. Lợi thês của tiêu chuẩn này là sử dụng băng song ngắn để phủ song tần xa, dặc biệt cho đối ngoại. Cũng như IBOC, công nghệ này có thể mở rộng thêm các dịch vụ mới kể cả dịch vụ truyền dữ liệu. Phương án công nghệ BMD: thời gian gần đây, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyên thông rất quan tâm đến công nghệ naỳ do hệ thống phát thanh Hàn Quốc KBS giới thiệu. Có thể nói đay là bước đột phá về công nghệ phát thanh số trong lĩnh vực truyền thông đại chúng hiện nay. Với sự ra đời của công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ DMB, ranh giới giữa phát thanh, truyền hình truyền thống và truyền thông đa phương tiện gần như bị xoá mờ. Với sự phát triển nhanh chóng của điện thoại di động và máy tính cá nhân, người ta hi vọng rằng phát thanh số với công nghệ DMB sẽ có điều kiện phat triển nhanh chóng. Mặc dù chưa được công nhận tiêu chuẩn hoá, nhưng công nghệ DMB cần được các nhà nghiên cứu chiến lược phát thanh số Việt Nam quan tâm. Và trên thực tế chúng ta đã ứng dụng công nghệ này để đổi mới, hiện đại hoá các chương trình phát thanh. Từ những bối cảnh nêu trên phần nào đã làm chậm lại quá trình chuyển sang phát thanh số không những ở nước ta mà ngay cả ở một số nước phát triển trên thế giới. Từ những năm cuối của thập kỷ 80, thế giới đã bắt đầu vào việc nghiên cứu, thử nghiệm việc phát thanh số và đến nay đã cho ra đời một số chuẩn hoá thành chuẩn quốc tế, một số đang trong giai đoạn thử nghiệm để đi đến hoàn thiện. chúng ta hãy điểm qua một số chuẩn chính của phát thanh số từ khi nghiên cứu, thử nghiệm đến nay: •  Âm thanh Mono: Tín hiệu âm thanh được ghi trên một track (kênh) khi thu. Lúc phát lại đầu phát chỉ đọc và phục hồi lại tín hiệu nguyên thủy ban đầu theo sơ đồ   Đây là dạng âm thanh đơn giản nhất và cho chất lượng âm thanh về mặt âm nhạc, xem phim kém. •  Âm thanh Strereo : Tín hiệu nguyên thủy được biến điệu và ghi trên 2 kênh (track) riêng biệt, gọi là kênh trái (L) và kênh phải (R), lên băng từ hay vật liệu lưu trữ. Khi phát lại đầu phát sẽ đọc tín hiệu trên 2 kênh đó và phục hồi tín hiệu nguyên thủy ban đầu theo sơ đồ   Với âm thanh Stereo tín hiệu giữa hai kênh trái và phải có sự trễ pha tạo nên hiệu ứng âm nổi làm cho người nghe có cảm giác âm thanh sống động hơn đến từ hai nơi. Với âm thanh Stereo lúc này các bạn đã có thể thưởng thức âm nhạc một cách tương đối hoàn chỉnh, thậm chí làm hài lòng người nghe khó tính. •  Chúng ta thường nghe nói Âm Thanh 2.1 ngoài thị trường. Đó chẳng qua là âm thanh Stereo được tăng cường thêm 1 loa siêu trầm (Subwoofer) gọi là chấm một. Âm trầm này được tách ra từ hai kênh trái và phải đưa đến loa siêu trầm, nhằm tăng cường tách bạch âm thanh trở nên mạnh mẽ, rõ ràng, khúc chiết hơn để người nghe cảm nhận tốt hơn nữa về cái đẹp của âm thanh. •  Âm thanh Quadrophonic (âm thanh 4 kênh) : Vào những năm 70 một số kênh truyền hình đưa vào phát thử âm thanh 4 kênh (Quadrophonic), tức âm thanh được phát ra từ 4 điểm và có sự trễ pha giữa các kênh, nhưng công nghệ này không được phát triển. •  Âm thanh 4.1 thực chất là âm thanh 4 kênh (Quadrophonic) gồm: Trước trái, Trước phải, Sau trái, Sau phải (Front-L, Front-R, Rear-L, Rear-R). Riêng kênh siêu trầm (.1) được tách ra 4 kênh đưa đến loa trầm. Từ năm 2001, Mỹ đã đưa vào khai thác hai hệ thống phát thanh số vệ tinh XM và Serious. Cả hai hệ thống làm việc trên tần số 2,3 GHz và băng thông 12,5 MHz. Hệ thống Serious với 100 trạm phát lại trên mặt đất và phát 100 kênh chương trình âm nhạc và tin tức. người thu chương trình phải trả phí hàng tháng là 10 USD với giá máy khoảng 150 USD/máy. 2. Hệ phần mềm Dalet Nhiều nhà sản xuất các phần mềm đã phát triển và đưa ra các đài phát thanh lớn, với giải pháp tổng thể và chuyên nghiệp, về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của dây chuyền sản xuất, Dalet là một trong các phần mềm như vậy. Hệ phần mềm Dalet là một gói phần mềm dành cho phát thanh chuyên dụng, bao gồm toàn bộ các công đoạn trong dây truyền từ ghi âm, biên tập, dàn dựng sản xuất chương trình đến lập lịch phát sóng và phát sóng tự động theo lịch đã lập. Dalet được module hoá cho mỗi một công đoạn trong dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống, khoa học và tiện ích với khối lượng lớn người sử dụng. Dalet thể hiện nhiều tính năng ưu việt từ môi trường người dùng thân thiện đến khả năng bảo mật hệ thống an toàn, khả năng lưu trữ cơ sở dữ liệu lớn và khả năng tích hợp đầy đủ với mô hình cơ sở dữ liệu bảo mật tốt của hãng Sybase. Dalet thật sự thể hiện được vai trò của xu hướng phát thanh hiện đại phát thanh kỹ thuật số hiện nay. Dalet được xây dựng trên mô hình Client/Server, giảm gánh nặng tối đa tốc độ xử lý của trạm làm việc, giảm thiểu khả năng khả năng gây tắc nghẽn mạng. Phiên bản Dalet 5.1e sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Sybase Adaptive Server version 11.9.2 và trạm làm việc sử dụng Sybase Adaptive Client 11.9.2 hoặc Sybase Anywhere 5.0. Ngoài ra người dùng có thể sử dụng cơ chế chạy độc lập Standalone với Sybase Anywhere 5.0 trên một hoặc hai máy tuỳ nhu cầu thực tế của hệ thống. Dalet sử dụng mô hình Client/Server nên hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu được cài đặt trên máy chủ. Quá trình xử lý và biên tập âm thanh được cài đặt trên các trạm làm việc. Việc truy cập và lưu trữ dữ liệu giữa các Client bà Servẻ thông qua ODBC (Open Database Connectivity). * Tính chất đặc thù của việc sản xuất và truyền âm các hệ chương trình phát thanh: Những đặc điểm cơ bản trong dây chuyền công nghệ truyền thống nhất, theo một quy trình khoa học từ các khâu thu thanh, pha âm và truyền âm. Đối với chương trình phát thanh sản xuất trước, các ban biên tập chuẩn bị kịch bản, nội dung chương trình, chuẩn bị tiếng động …. nguồn tin dùng cho sản xuất chương trình được ghi âm tại phòng thu, thu thanh trên băng cối. Tất cả các nguồn tin được đưa tới phòng thu pha âm để dựng chương trình thành phẩm. Dựa trên kịch bản chương trình, người ta lần lượt (hoặc trộn, kết hợp sử dụng các chức năng điều chỉnh mức, tạo hiệu ứng âm thanh … để nền nổi) nguồn tin từ các băng thành phẩm dùng cho phát sóng. Băng thành phẩm sau đó được chuyển đến phòng thu truyền âm để phát sóng. Trong các chương trình phát thanh sản xuất chương trình phát thanh sản xuất trước,có loại chương trình đơn giản và chương trình phức tạp. chương trình đơn giản hay còn gọi là chương trình “Sau đây là …” không yêu cầu nền nổi phức tạp, trộn nhiều nguồn âm. Chương trình phức tạp có kịch bản và các yêu cầu đòi hỏi người dựng chương trình sử dụng các kỹ năng phức tạp như vuốt âm, nền, trộn nhiều nguồn âm với mức điều chỉnh hợp lý… Đối với các chương trình phát thanh trực tiếp thực hiện từ phòng thu, chỉ một số tiếng động được chuẩn bị trước như nhạc hiệu, nhạc cắt, tiếng động về tin bài phỏng vấn, bình luận, phần còn lại là đọc thẳng trên sóng. Băng nguồn tin các loại được chuẩn bị sẵn sàng, sắp xếp theo kịch bản để phối hợp với chương trình đọc thẳng tạo nên một chương trình phát thanh trực tiếp hoàn chỉnh. Các chương trình phát thanh được tổ chức phát trên các hệ phát thanh khác nhau, tức là được phát trên các kênh độc lập, với tần số phát sóng khác nhau. tuỳ tính chất tuyên truyền của mỗi chương trình phát thanh và các yêu cầu khác đối với chương trình mà trong từng hệ phát thanh, có những chương trình chỉ phát một lần trên một hệ, có nhữngchương trình lại phát lại trên chính hệ đó hoặc phát trên một hệ khác. Như vậy, để quản lý băng thành phẩm, có phòng quản lý băng với nhiệm vụ nhận băng thành phẩm của các hệ và phân phối đến đúng hệ sẽ phát. Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật khi ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào dây chuyền sản xuất: Việc ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào dây chuyền sản xuất các hệ chương trình phát thanh đem lại các tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ: Thay đổi về cơ bản phương thức sản xuất chương trình, khắc phục nhiều nhược điểm của dây chuyền truyền thống như tính thủ công hạn chế về chia sẻ nguồn tin, đặc biệt là khai thác, ứng dụng các thành tựu của công nghệ tin học, của âm thanh số, đem lại cho các chương trình phát thanh màu sắc mới về chất và lượng. Việc sản xuất chương trình phát thanh trên mạng máy tính làm rút ngắn nhiều công đoạn, tăng khả năng chia sẻ nguồn tin. nhạc hiệu, nhạc chờ các loại chỉ cần thu một lần vào hệ thống và tất cả các phòng thu có thể sử dụng được, không suy giảm chất lượng. Không còn ranh giới cụ thể giữa phòng thu thu thanh và pha âm. đặc biệt khâu truyền âm được thực hiện hoặc bằng tay hoặc hoàn toàn tự động theo lịch phát sóng đã lập. Các vấn đề đặt ra khi chuyển đổi: Phương thức mới làm con người phải thay đổi thói quen để thích nghi, sự thay đổi lớn nhất là làm việc với máy tính âm thanh. Làm việc trên máy tính, đặc biệt là làm việc với phần mềm âm thanh hoàn toàn khác làm việc trên băng từ, nhiều vấn đề đặt ra: thao tác, ngôn ngữ, tính năng hệ thống … cộng với yêu cầu hết sức khắt khe của phát thanh chuyên nghiệp đòi hỏi người sử dụng phải làm cuộc cách mạng lớn cho chính bản thân mình. Việc thay đổi phòng thu về mặt tổ chức khai thác, cũng như việc tổ chức các loại trạm làm việc trong dây chuyền mới là điều cần thiết. Hệ thống mạng làm giảm thiếu tính cát cứ chương trình, tăng khả năng chia sẻ chương trình giữa tất cả các khâu (giữa các phòng trong ban biên tập, giữa các phòng thu, giữa các ban biên tập, giữa ban biên tập và kỹ thuật), tuy nhiên, nó cũng dẫn đến những vấn đề về khả năng đảm bảo tính an toàn, bảo mật của nội dung chương trình. tất cả đòi hỏi phải có một quy trình quy chế khai thác khoa học, chặt chẽ, người sử dụng phải được đào tạo đầy đủ và phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các quy định đề ra, để các trạm làm việc không ảnh hưởng đến mạng máy tính phát thanh, đảm bảo an tính an toàn của các chương trình phát thanh, và thậm chí không làm ảnh hưởng đến chính bản thân mình và các đồng nghiệp. Hệ phần mềm Dalet cung cấp các modul chương trình khác nhau cho các khâu trong dây chuyền như: - Quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu: Modul Base Browser - Tìm kiếm: modul Advanced Search - Ghi âm: các modul Recorder, AutoRecord, Suffer. - Biên tập, dàn dựng chương trình: các modul Suffer, Suffer 2, Suffer4, chức năng ClipPlayer, MixEditoer. - Lập lịch phát sóng: Log Edit - Truyền âm: các modul Navigator, AutoPlay - Ngoài ra có các modul hỗ trợ khác như TopClock, Jingle, Cart, Impex … Các modul cung cấp nhiều tính năng với nhiều tuỳ chọn, đưa ra các khả năng khác nhau cho cùng một mục đích công việc, vậy ứng dụng modul nào, xây dựng phương thức sử dụng tạp hợp các tính năng như thế nào là tuỳ thuộc quy trình, mục đích, yêu cầu cụ thể của người khai thác. * Ứng dụng các modul chương trình của hệ phần mềm Dalet vào dây chuyền sản xuất và truyền âm các hệ chương trình phát thanh: Ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào sản xuất các chương trình phát thanh: Để ghi âm, có thể sử dụng các modul Recorder, Autorec hoặc Suffer (1,2,4 hoặc 8 rãnh). Nếu chỉ thu chèn hoặc đè vào một nguồn tin đã có trong hệ thống, ta chọn Suffer 1 rãnh, trong trường hợp thu để nền vào một nguồn tin khác, tốt hơn nên chọn Suffer 2 rãnh, trộn 3 nguồn âm phải chọn Suffer 4 rãnh, hoặc nếu vừa thu vừa biên tập phải kết hợp sử dụng hai modul chương trình là Recorder và Suffer. Modul Recorder trao cho người sử dụng nhiều tuỳ chọn giúp công việc ghi âm trở nên mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng nhiều điều kiện. ta có thể đặt tên trước cho file âm thanh sẽ ghi hoặc đè nội dung mới lên một file âm thanh cũ với tên cũ. Các chế độ thu, dừng thu tự động (theo mức đầu vào, hoặc theo khoảng thời gian thiết lập …) hỗ trợ đắc lực cho việc thu tự động tin bài từ các đài phát thanh, truyền hình nước ngoài, các hãng thông tấn … Để biên tập chương trình , tuỳ theo tính chất phức tạp hay đơn giản ta sẽ lựa chọn modul thích hợp. nếu chỉ chuyển trích đơn giản, chỉ cần Suffer 1 rãnh với đầy đủ các chức năng biên tập cần thiết, mà không bị làm phức tạp thêm bởi các chức năng hoặc giao diện làm việc khác dễ gây sai sót trong quá trình thao tác. nền nổi đơn giản ta có thể chọn modul MixEditor, với nguyên tắc cơ bản là tổ chức các nguồn tin thành các Group, tiếng động chèn vào giữa các nguồn tin hoặc bằng cách ghi âm hoặc có sẵn trong cơ sở dữ liệu, việc trộn các nguồn tin được thực hiện theo cơ chế “liên kết ảo”, MixEditor cho phép trộn tối đa là 3 nguồn âm trong cùng thời điểm, với đầy đủ các thiết bị lập về vuốt đầu vuốt đuôi, thời điểm nềnhoặc trộn, điều chỉnh mức tiếng động nền và tiếng động chính… tuy nhiên, việc ứng dụng MixEditor cũng có một số nhược điểm như để sử dụng modul MixEditor, người dử dụng phải được quyền chạy modul lập lịch phát sóng LogEdit và sẽ không đảm bảo tính an toàn cho lịch phát sóng cũng như các chương trình phát thanh, “lời chèn” sau khi ghi không có khả năng biên tập lại, trong trường hợp đọc sai phải xóa đi thu lại từ đầu, ngoài ra việc chỉ trộn tối đa ba nguồn âmlàm hạn chế khả năng dàn dựng các chương trình phức tạp như chuyên mục… do vậy, khi sản xuất các chương trình “đơn giản”, tốt nhất là sử dụng MixEditor. với các chương trình phức tạp, nên sử dụng Suffer nhiều rãnh (2,4,8) để dàn dựng. Modul Suffer (2,4,8) cung cấp nhiều công cụ hỗ trợ mạnh cho việc trộn các chương trình phức tạp như các thao tác làm việc với nhiều rãnh, biên tập mức tự động (tính năng “chống mờ”), và các công cụ khác như cất phiên làm việc … ngoài ra sự hỗ trợ cho quá trình biên tập của modul ClipPlayer càng mở rộng hơn nữ các khả năng biên tập của hệ thống. Ứng dụng hệ phần mềm Dalet vào truyền âm các hệ chương trình phát thanh: Phần mềm Dalet có 5 modul dành cho phát sóng là Navigator, Autoplay, Cart, Line và Jingle. Trong đó có 3 modul phát sóng đơn giản dành cho phát trực tiế là Cart, Line, Jingle. Các modul này ít tính năng, số lượng các chương trình trên lịch phát sóng ít, các chương trình hầu như không phát tự động, mỗi chương trình phát trên các kênh khác nhau. Do đó các modul phát sóng này không thích hợp với các hệ phát sóng hiện tại. Hai modul có nhiều tính năng hơn là Navigator và Autoplay. Navigator là modul phát sóng liên tục và hỗ trợ phát trực tiếp. Autoplay là modul phát tự động theo giờ và cũng có thể phát liên tục. để đảm bảo an toàn cho các làn sóng phát thanh ở tất cả các hệ đều áp dụng modu; Navigator cho các kênh phát sóng chính, modul này đáp ứng yêu cầu trên thực tế của các hệ phát sóng, có thể phát liên tục, phát trực tiếp, hoặc phát theo các chương trình tự chọn, trước khi phát sóng có thể thay đổi nội dung của các chương trình, phát hai kênh trên cùng một modul với hai đường ra hai phía khác nhau. Đặc biệt là có thể phát theo lịch phát sóng đã lập trước, theo khung chương trình nhất định từ 0 giờ đến 24 giờ, theo từng giờ chương trình đã định sẵn. sử dụng modul Autoplay để phát dự phòng cho các kênh phát chính Navigator, các chương trình trên kênh này cũng được định sẵn giống như các chương trình phát sóng ở trên kênh chính, kênh dự phòng này có thể phát tự động theo các giờ phát sóng hoặc phát liên tục như trên kênh phát chính Navigator. Ví dụ, đối với trạm truyền âm hệ VOV1 có các kênh phát chính Navigator, kênh dự phòng Autoplay 1, kênh trực tiếp Autoplay 2, kênh báo giờ Autoplay 3. các chương trình được giàn dựng trước được tải lên kênh phát chính và được chọn theo chế độ phát liên tục kết hợp phát bằng tay, sau một thời gian áp dụng chương trình phát sóng thay đổi các chương trình trực tiếp nhiều hơn tất cả các giờ phát sóng đều có các chương trình trực tiếp do đó chế độ phát liên tục không được chọn nữa, chủ yếu các chương trình được phát bằng tay. Kênh dự phòng Autoplay 1 được phát theo chế độ tự động theo giờ phát thanh để đảm bảo tính chính xác của các chương trình, tuy nhiên sau một thời gian áp dụng nhận thấy tính an toàn được đưa lên hàng đầu, do đó kênh dự phòng này lại được chọn sang chế độ phát liên tục. Kênh phát trực tiếp là những tiếng động, những chương trình dành cho các chương trình phát trực tiếp, những tiếng động này mang tính thời sự cao, không được dàn dựng trước có thể thay đổi ngay trong khi đã phát sóng những tiếng động khác của cùng một chương trình phát sóng. Kênh này được phát theo yêu cầu của biên tập viên chương trình có thể thay đổi thứ tự, nội dung trong khi phát. Kênh báo giờ phải đảm bảo tính