Đề tài Phát triển bền vững vùng biển Việt Nam

Bờ biển Việt Nam dài trên 3.200 km với 114 cửa sông lớn nhỏ. Hàng năm, các sông đổ ra biển khoảng 880 tỷ mét khối nước và 250 triệu tấn bùn cát (tập trung chủ yếu ở hai cửa sông lớn là sông Hồng và sông Mê Kông), cung cấp cho biển nguồn dinh dưỡng to lớn và mở lấn ra biển gần 1.000 ha đất bồi. Đất ngập nước ven biển có vai trò to lớn về sinh thái và môi trường, có giá trị sử dụng cho khai hoang phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng. Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo ven bờ với diện tích hơn 1.600 km2, có nhiều giá trị quý như đất sinh cư, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác biển. Vùng ven bờ biển với các vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, đảo, bãi cát biển, hang động. có tiềm năng lớn đối với phát triển du lịch - dịch vụ. Hệ thống bãi biển (với 125 bãi có giá trị cao, đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Cửa Lò, Lăng Cô, Đà Nẵng.) đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Hiện cả nước có trên 40 cảng biển lớn nhỏ (theo quy hoạch đến năm 2010 là 104) là lợi thế về vận tải và giao thương trong nước cũng như quốc tế. Biển còn ẩn chứa trong mình nhiều nguồn lợi về khoáng sản như dầu khí, than đá, sa khoáng titan, zircon, monazit, cát thuỷ tinh. Vùng ven biển có khoảng 100 mỏ khoáng sản, đặc biệt vật liệu xây dựng rất phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Dầu khí thềm lục địa có trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn, trữ lượng công nghiệp được xác định khoảng 1, 2 tỷ tấn, sản lượng khai thác đạt khoảng 20 triệu tấn /năm. Các hệ sinh thái ven biển như cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển. có năng suất và đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái nước trồi tạo nên các ngư trường nổi tiếng ngoài khơi như Bình Thuận, tây nam Cà Mau, Bạch Long Vỹ. Có tới 11.000 loài sinh vật thuỷ sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo đã được biết đến ở biển Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và 2.000 loài cá. Có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực). Biển Việt Nam có 110 loài cá kinh tế thuộc 39 họ, tổng trữ lượng cá biển khoảng 3-3, 5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm. Ngoài cự, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 100 loài) với trữ lượng đáng kể, có giá trị kinh tế cao. Rong biển có 90 loài (sử dụng cho chế phẩm công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 loài). Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trong các vùng cửa sông, đầm phá và vũng vịnh rất lớn. Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp một sản lượng lớn thuỷ sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹ nghệ phục vụ nội tiêu và xuất khẩu

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển bền vững vùng biển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BIỂN VIỆT NAM Việt Nam có vị trí địa kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng trong khu vực Đông Nam á. Biển Việt Nam giữ vai trò quan trọng về môi trường, sinh thái của khu vực, là vùng chuyển tiếp đặc biệt giữa Thái Bình Dương và ấn Độ Dương về mặt địa lý, sinh thái và hàng hải. Sự phát triển của nền kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chắc chắn phải gắn kết với lợi thế và tiềm năng to lớn của biển. Thế nhưng, vùng biển Việt Nam đang phải chịu nhiều áp lực, đứng trước nhiều nguy cơ, đòi hỏi phải thực hiện một loạt giải pháp cần thiết để phát triển thực sự bền vững. Lợi thế Bờ biển Việt Nam dài trên 3.200 km với 114 cửa sông lớn nhỏ. Hàng năm, các sông đổ ra biển khoảng 880 tỷ mét khối nước và 250 triệu tấn bùn cát (tập trung chủ yếu ở hai cửa sông lớn là sông Hồng và sông Mê Kông), cung cấp cho biển nguồn dinh dưỡng to lớn và mở lấn ra biển gần 1.000 ha đất bồi. Đất ngập nước ven biển có vai trò to lớn về sinh thái và môi trường, có giá trị sử dụng cho khai hoang phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng... Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo ven bờ với diện tích hơn 1.600 km2, có nhiều giá trị quý như đất sinh cư, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng khai thác biển... Vùng ven bờ biển với các vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, đảo, bãi cát biển, hang động... có tiềm năng lớn đối với phát triển du lịch - dịch vụ. Hệ thống bãi biển (với 125 bãi có giá trị cao, đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Cửa Lò, Lăng Cô, Đà Nẵng...) đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước mỗi năm. Hiện cả nước có trên 40 cảng biển lớn nhỏ (theo quy hoạch đến năm 2010 là 104) là lợi thế về vận tải và giao thương trong nước cũng như quốc tế. Biển còn ẩn chứa trong mình nhiều nguồn lợi về khoáng sản như dầu khí, than đá, sa khoáng titan, zircon, monazit, cát thuỷ tinh... Vùng ven biển có khoảng 100 mỏ khoáng sản, đặc biệt vật liệu xây dựng rất phong phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Dầu khí thềm lục địa có trữ lượng khoảng 3 tỷ tấn, trữ lượng công nghiệp được xác định khoảng 1, 2 tỷ tấn, sản lượng khai thác đạt khoảng 20 triệu tấn /năm. Các hệ sinh thái ven biển như cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển... có năng suất và đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái nước trồi tạo nên các ngư trường nổi tiếng ngoài khơi như Bình Thuận, tây nam Cà Mau, Bạch Long Vỹ. Có tới 11.000 loài sinh vật thuỷ sinh và 1.300 loài sinh vật trên đảo đã được biết đến ở biển Việt Nam, trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáy và 2.000 loài cá. Có 83 loài sinh vật biển được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam (37 loài cá, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài động vật hai mảnh vỏ và 3 loài mực). Biển Việt Nam có 110 loài cá kinh tế thuộc 39 họ, tổng trữ lượng cá biển khoảng 3-3, 5 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép là trên một triệu tấn mỗi năm. Ngoài cự, còn có nguồn lợi động vật thân mềm (hơn 100 loài) với trữ lượng đáng kể, có giá trị kinh tế cao. Rong biển có 90 loài (sử dụng cho chế phẩm công nghiệp 24 loài, dược liệu 18 loài, thực phẩm 30 loài, thức ăn gia súc 10 loài và phân bón 8 loài). Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trong các vùng cửa sông, đầm phá và vũng vịnh rất lớn. Nuôi trồng sinh vật biển cũng đã đóng góp một sản lượng lớn thuỷ sản cho thực phẩm, dược phẩm, vật liệu công nghiệp, mỹ nghệ phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Áp lực Vùng ven biển là nơi phát triển kinh tế năng động và có mật độ, tốc độ phát triển dân số cao. Dọc bờ biển có tới 12 đô thị lớn, 40 cảng, hàng trăm bến cá và khoảng 238.600 cơ sở sản xuất công nghiệp. Hoạt động du lịch, dịch vụ và quá trình đô thị hoá đang gia tăng mạnh. Sản lượng khai thác cá biển, mà 80% là từ vùng nước ven bờ đã vượt mức cho phép. Diện tích đầm nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ tăng từ 230.000 ha (năm 1998) lên 592.000 ha (năm 2003). Phương tiện giao thông thủy ngày càng nhiều, sản lượng khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không ngừng tăng, gây nên tình trạng ô nhiễm dầu trên diện rộng. Tràn dầu là tai biến đáng báo động, đến nay đã có trên 40 vụ, điển hình như tai nạn tàu Neptune Aries làm tràn 1.865 tấn dầu vào năm 1994 tại cảng Sài Gòn. Trong số các nguồn ô nhiễm dầu, lớn nhất là nguồn từ tuyến hàng hải quốc tế. Khai thác khoáng sản ven biển như than, vật liệu xây dựng, sa khoáng đã làm biến dạng cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường và làm tăng xói lở bờ biển. Riêng mỏ than Quảng Ninh mỗi năm đã thải ra khoảng 13-19 triệu mét khối đất đá và khoảng 30-60 triệu mét khối chất thải lỏng. Rừng bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, thiên tai và khai thác quá mức của con người. Ngoài ra, hệ thống đập - hồ chứa trên lưu vực cũng làm thay đổi lớn lượng tải, phân bố nước và trầm tích đưa ra biển. Sự mất đi một lượng lớn nước ngọt, trầm tích và dinh dưỡng do đắp đập ngăn sông đã gây ra những tác động lớn cho vùng ven biển như xói lở, xâm nhập mặn, thay đổi chế độ thủy văn, mất nơi cư trú và bãi giống, bãi đẻ của sinh vật, suy giảm sức sản xuất của vùng biển ven bờ, gây thiệt hại về đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản đánh bắt và nuôi trồng. Việt Nam có trên 650 đập - hồ chứa cỡ lớn, vừa và hơn 3.500 đập - hồ chứa cỡ nhỏ, tổng sức chứa các đập - hồ thuỷ điện trên hệ thống sông Hồng bằng 20% tổng lượng dòng chảy năm của hệ thống này. Trên thượng lưu sông Mê Kông, Trung Quốc đang phát triển mạnh các đập - hồ chứa, dự kiến đến 2010 sẽ có 8 đập - hồ chứa lớn với tổng dung tích trên 40 km3 và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng ven biển Việt Nam. Với diện tích nông nghiệp trên 7 triệu héc ta (60% là lúa), hàng năm, một dư lượng đáng kể phân bón hoá học và hoá chất bảo vệ thực vật theo sông chảy ra gây ô nhiễm môi trường biển. Dân số gia tăng, tốc độ đô thị hoá nhanh, hoạt động công nghiệp và giao thông đã phát thải một lượng lớn các chất thải, chủ yếu chưa được xử lý, gây ô nhiễm môi trường vùng ven biển. Hoạt động du lịch cũng gây áp lực lớn cho môi trường (chỉ riêng hoạt động này trong năm 2003 đã thải ra 32.273 tấn rác và 4.817.000 m3 nước thải)... Thiên tai, thậm chí khả năng xuất hiện động đất và sóng thần, ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển bền vững vùng biển. Mực nước dâng cao dẫn tới ngập lụt ven biển, nhiễm mặn, xói lở, sa bồi làm đảo lộn cân bằng tự nhiên và sinh thái. Phân bố mưa và bão thất thường, có xu hướng giảm dần ở Bắc Bộ, tăng lên ở Trung Bộ và dịch về phía Nam. Xói lở bờ biển tăng cả về quy mô và tính chất nguy hiểm. Có đến 397 đoạn bờ đã và đang bị xói lở với tổng chiều dài 920 km, tốc độ phổ biến 5-10 m/năm, cá biệt 30-50 m/năm. Sa bồi là tai biến phổ biến, có tác động tiêu cực đến cảng biển. ở ven biển miền Trung, sa bồi làm lấp các cửa sông và đầm phá, làm các vực nước ven biển bị ngọt hoá, ảnh hưởng đến nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ, mất lối ra biển và gia tăng ngập lụt. Như vậy có thể thấy, sự phát triển kinh tế, dân số, diễn biến bất thường của khí hậu và thiên tai đã tác động lớn đến tài nguyên và môi trường biển. Vùng biển Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Giải pháp cho phát triển bền vững Để hướng tới phát triển bền vững, trước hết phải có sự đánh giá đầy đủ về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển, hiện trạng và những biến động về tài nguyên và môi trường biển. Vì vậy, cần tiến hành điều tra, nghiên cứu có hệ thống về biển, xây dựng cơ sở dữ liệu và thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả điều tra, nghiên cứu mới. Tiến hành định kỳ các hoạt động quan trắc, giám sát tài nguyên và môi trường biển. Xây dựng các trạm cảnh báo thiên tai (động đất, sóng thần, núi lửa, nước dâng, ngập lụt, sa bồi, xói lở, xâm nhập mặn, tràn dầu, hoá chất, thuỷ triều đỏ...). Giám sát và đánh giá mức độ suy thoái của tài nguyên các hệ sinh thái biển. Quyết định (số 47/2006/QĐ-TTg ngày 1.3.2006) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn 2020” với danh mục 20 nhiệm vụ - đề án là một mốc quan trọng đối với công tác điều tra và nghiên cứu biển, thể hiện quyết tâm theo định hướng phát triển bền vững của Việt Nam. Chúng ta đã có một hệ thống cơ sở pháp lý làm nền tảng cho quản lý và phát triển vùng biển, đã tham gia các công ước quốc tế. Đã có các tuyên bố về chủ quyền trên biển, các chiến lược và kế hoạch quốc gia, Luật Bảo vệ môi trường và nhiều văn bản dưới luật. Tuy nhiên, cần có sự phân cấp, định rõ trách nhiệm về quản lý tài nguyên - môi trường và kinh tế biển, ứng cứu sự cố môi trường. Chúng ta cần củng cố và cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và bảo vệ theo các vấn đề như các nhân tố gây tác động từ trên lưu vực, xuyên biên giới - lãnh thổ; chất lượng môi trường; nơi sinh cư và các hệ sinh thái; đất ngập nước; phòng chống thiên tai và ứng cứu các sự cố môi trường, an ninh và tìm kiếm cứu nạn trên biển... Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy liên quan đến phát triển bền vững vùng biển và dải ven bờ biển. Xây dựng chiến lược và các chương trình, kế hoạch hành động, các dự án ưu tiên để kiểm soát ô nhiễm, ngăn ngừa suy thoái, phát triển tài nguyên, cảnh báo thiên tai và ngăn ngừa sự cố môi trường trên biển. Phát huy thế mạnh của nền kinh tế thị trường đối với khai thác tiềm năng và bảo vệ môi trường vùng biển. ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế biển. Ngoài việc tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, Nhà nước cần giữ vai trò điều hành và quản lý một số lĩnh vực kinh tế chủ chốt, an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Tăng cường xây dựng tiềm lực cho các cơ quan nghiên cứu, quản lý tài nguyên - môi trường biển. Từng bước khắc phục tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ về phương pháp, thiết bị khảo sát và phân tích. Chú trọng đào tạo cán bộ khoa học, chuyên gia và lao động chuyên nghiệp biển từ các trường đại học, dạy nghề và thông qua các dự án phát triển. Xây dựng một hệ thống các cơ quan chuyên trách điều tra nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ về biển đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh - quốc phòng, đảm bảo bình đẳng trong hợp tác quốc tế song phương và đa phương trên vùng biển Việt Nam và trên Biển Đông. Phấn đấu xây dựng nền tảng cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ biển (đội tàu nghiên cứu, các trạm quan trắc môi trường và cảnh báo thiên tai, các phòng thí nghiệm trọng điểm và các cơ sở thực nghiệm). Tăng tỷ lệ ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt cho phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đánh giá và phát hiện mới tài nguyên biển. Đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến trong khai thác tiềm năng và bảo vệ tài nguyên - môi trường biển: Xây dựng công trình trên biển, dự báo, thăm dò khoáng sản và nguồn lợi nghề cá, ứng dụng công nghệ vệ tinh màu nước dự báo ngư trường, nuôi trồng thuỷ sản hiệu suất cao không gây ô nhiễm môi trường, giải quyết vấn đề nước ngọt cho vùng ven biển và các đảo xa bờ, phát triển các nguồn năng lượng sạch có nguồn gốc từ biển (gió, sóng, thuỷ triều, dòng chảy...), tách chiết các hợp chất thiên nhiên có giá trị cao từ nguồn vật liệu biển và chế biến các sản phẩm biển. Tăng cường các hoạt động dịch vụ và trung chuyển trên biển để hỗ trợ phát triển kinh tế đảo và xa bờ; phát triển mạnh cảng - hàng hải, du lịch sinh thái và các dịch vụ đi kèm. Tăng cường an ninh - quốc phòng, chống nạn cướp biển và khai thác tài nguyên trái phép là một giải pháp đảm bảo phát triển bền vững, giữ vững chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Tăng cường kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn môi trường và an ninh tài nguyên, giám sát và xử phạt các vi phạm trên biển. Phát hiện và kịp thời xử lý các vụ vi phạm như vận chuyển và đổ thải trái phép các chất gây ô nhiễm, sử dụng các hình thức khai thác huỷ hoại tài nguyên, vi phạm trong các vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Gắn kết phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng và bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển, phối hợp tốt các tổ chức kinh tế và các cơ quan quản lý tài nguyên - môi trường với các tổ chức tìm kiếm cứu nạn trên biển, cảnh sát biển, hải quân và bộ đội biên phòng. Thực hiện đánh giá tác động môi trường và ưu tiên triển khai các dự án quản lý, bảo vệ tài nguyên - môi trường biển như xử lý các chất thải, phục hồi nơi sinh cư của các loài quý hiếm, đặc hữu và các hệ sinh thái đặc thù, ứng cứu các sự cố môi trường, đặc biệt là tràn dầu trên biển. Phát triển các mô hình quản lý tổng hợp biển và dải ven bờ, kết hợp với quản lý lưu vực thượng nguồn. Phát triển các khu bảo tồn biển như là một quốc sách phát triển bền vững, vì ngoài việc duy trì các giá trị về tự nhiên, đa dạng sinh học và khoa học, nó còn mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho du lịch sinh thái và phát triển nghề cá. Quan tâm phát triển các dạng bảo tồn thiên nhiên khác như di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển và khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm và ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ tài nguyên - môi trường, hướng tới phát triển bền vững vùng biển. Xây dựng ý thức mới “bảo vệ tài nguyên - môi trường biển là trách nhiệm, là hành động yêu nước của mỗi người”. Hỗ trợ và quan tâm xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư trên đảo và ven biển. Tăng cường hợp tác quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá để hội nhập và thực thi các công ước quốc tế liên quan đến biển. Thúc đẩy nghiên cứu và đàm phán nhằm sớm hoàn thiện việc xác lập biên giới và chủ quyền hợp pháp trên biển. Phối hợp giám sát nguồn chất thải xuyên biên giới và ứng cứu các sự cố môi trường tại các vùng giáp ranhT; tham khảo kinh nghiệm, tranh thủ sự hỗ trợ, khuyến khích hòa nhập các chương trình quốc tế về tài nguyên - môi trường biển. Mở rộng các hình thức hợp tác quốc tế về thông tin tư liệu, đào tạo, hội thảo, tham quan trao đổi, tham gia các chương trình, dự án khu vực hoặc toàn cầu. Tham gia các tổ chức, các hoạt động trong các mạng lưới quốc tế về biển, tạo điều kiện để giao lưu, nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và cập nhập thông tin khoa học và công nghệ về biển. ưu tiên các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ cao để tiếp cận trình độ khu vực về một số mặt có liên quan đến lợi ích bình đẳng khai thác các vùng nước giáp kề, các vùng chồng lấn hoặc tranh chấp. Cần một tầm nhìn mới về môi trường biển (VP21-TNMT) - Nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020 do Hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đầu năm 2007 đã đề ra “Phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% GDP và 55% - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”. Trong khi đó, những vấn đề về môi trường biển của Việt Nam đang nổi lên ngày càng gay gắt. VietNamNet xin giới thiệu loạt bài của ông Ngô Lực Tải, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật biển.      Sự tiến hóa của loài người được gắn kết với biển Biển và đại dương chiếm 71% bề mặt của hành tinh xanh. Lịch sử tiến hóa của loài người luôn được gắn kết với biển. Văn minh nhân loại càng phát triển thì giá trị của biển càng được tôn vinh. Ngành hàng hải ra đời, biển và đại dương chẳng những là cầu nối giữa các châu lục, các quốc gia, mà còn là tài sản vô giá của trái đất. Công ước năm 1982 của Liên Hiệp Quốc về luật biển, một văn kiện lịch sử có tầm vóc thời đại, đã được áp dụng trên toàn thế giới để điều tiết các quan hệ trên biển giữa các quốc gia. Trong Công ước có ghi rõ: "Biển và đại dương là di sản chung của nhân loại”. Đương nhiên, buộc chúng ta phải có một cách nhìn nghiêm túc trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Biển và vị trí địa kinh tế của Việt Nam Biển Đông với diện tích 3.447.000km vuông, một trong 6 biển lớn nhất của thế giới, nối hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có 9 quốc gia bao bọc: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Đây là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, có 5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của hành tinh đi qua. Hàng năm, vận chuyển qua biển Đông là khoảng 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% hàng xuất của Nhật, và 60% hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Vùng biển Việt Nam rộng khoảng 1 triệu km vuông, án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, bao bọc lãnh thổ Việt Nam ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, trung bình 100km vuông đất liền có 1km bờ biển (cao gấp 6 lần tỷ lệ này của thế giới). Dọc bờ biển có một số trung tâm đô thị lớn, 90 cảng biển lớn nhỏ và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng (kể cả cảng ở qui mô trung chuyển thế giới), 125 bãi biển có cảnh quan đẹp, trong đó có 20 bãi đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển du lịch biển. Ven bờ biển có nhiều loại khoáng sản và vật liệu xây dựng quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp và hơn 6 vạn héc ta ruộng muối biển. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều vịnh đẹp (Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang…) và 2.779 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.636km vuông. Tuy phân bổ các đảo không đều, nhưng tất cả các vùng biển ven bờ Việt Nam đều có các đảo che chắn ở mức độ khác nhau. Dân số vùng duyên hải chiếm khoảng 39% dân số cả nước. Với vị trí địa kinh tế rất thuận lợi và tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm qua, biển Việt Nam đang góp phần xứng đáng để đưa đất nước trở thành vị thế một trong những quốc gia biển có nền công nghiệp hàng hải mạnh ở khu vực và trên thế giới vào những năm tới. Đánh giá đúng tiềm năng để hoạch định chiến lược Tiềm năng và nguồn lợi biển của Việt Nam là yếu tố và tác nhân cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai. Dầu khí: Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn dầu qui đổi, trữ lượng khai thác 4 – 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí đồng hành 250 – 300 tỷ m3. Dầu khí đang có triển vọng lớn với điều kiện khai thác thuận lợi. Hải sản: trữ lượng đánh bắt khoảng 3 – 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất phong phú, có giá trị kinh tế cao, chưa được khai thác đúng mức, chỉ mới đạt 60% mức có thể khai thác được hàng năm. Vận tải biển: Ngành vận tải biển của Việt Nam mới chỉ chiếm 16% thị phần hàng hóa xuất nhập khẩu của quốc gia. Cảng biển và kết cấu hạ tầng: Nói chung còn yếu, hoạt động hiệu quả chưa cao, trong số 90 cảng biển chỉ có 10 cảng có công suất thông qua trên 1 triệu tấn/năm. Công nghiệp tàu biển: Vừa khởi sắc trong 3 năm gần đây, đã đóng nhiều chủng loại tàu có trọng tải lớn đến 10 vạn tấn để xuất khẩu, là ngành mũi nhọn của kinh tế biển, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt. Du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác: Đang mới ở giai đoạn xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, bước đầu đã đóng góp khiêm tốn tăng trưởng GDP, tiềm năng vẫn còn lớn nếu biết phát huy thế mạnh của quốc gia biển. Định hướng kinh tế biển Kinh tế biển Việt Nam những năm đổi mới đã tăng trưởng đáng kể về qui mô và thay đổi rõ rệt về ngành nghề, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng GDP của quốc gia, biến đổi nhanh chóng diện mạo đất nước. Tuy nhiên nếu so sánh với một số nước có biển trong khu vực thì giá trị hoạt động của kinh tế biển Việt Nam chỉ bằng 24% của Trung Quốc, 14% của Hàn Quốc và 1% của Nhật Bản. Với hiện trạng trên, đòi hỏi có một sự bức phá và nhảy vọt đáng kể trong thập niên tới để có thể đuổi kịp các nước phát triển ASEAN. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X từ ngày 15 – 24/1/2007 tại Hà Nội đã ra “Nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020”. “Phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% GDP và 55% - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”. Những tiêu chí trên thể hiện rõ tầm quan trọng của biển Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bảo vệ môi trường biển để nâng cao hiệu quả khai thác biển Muốn khai thác có hiệu quả biển Việt Nam theo những mục tiêu của Nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020 của Trung ương, một mặt chúng ta cần tập trung đầu tư vật chất, nhân lực và công nghệ hiện đại cho các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc kinh tế biển, đồng thời cần phải nâng cao và tăng cường quản lý, bảo vệ gìn gi
Tài liệu liên quan