Trong xu thếhội nhập quốc tếhiện nay, vai trò của nhà nước ngày
càng trởnên quan trọng. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc
hoạch định các chính sách vềkinh tế, văn hoá, xã hội nhằm mục tiêu xây
dựng một xã hội công bằng, văn minh và đưa nền kinh tếphát triển sánh
ngang với các cường quốc kinh tếtrên thếgiới. Nhưng làm thếnào đểcác
chủtrương chính sách đó đến được với nhân dân mới là vấn đềmà Chính
phủcần phải suy tính.
Các nước phát triển trên thếgiới đã tìm ra lời giải cho bài toán, đó là
phát triển Chính phủ điện tử. Hầu hết các nước này đã nhận thức được rằng
Chính phủ điện tửmang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước. Trong tương lai,
nước nào có một nền Chính phủ điện tửphát triển, nước đó sẽcó lợi thế
hơn các nước khác. Không một nước nào muốn bịtụt hậu so với các nước,
do đó, phát triển Chính phủ điện tử đã trởthành xu hướng chung của các
quốc gia trên toàn thếgiới.
Thếnhưng, ởnước ta, khái niệm Chính phủ điện tử đối với hầu hết
mọi người là một khái niệm hoàn toàn mới mẻvà hết sức lạlẫm. Hầu như
chẳng ai biết Chính phủ điện tửlà gì chứkhông nói gì đến việc liệu Chính
phủ điện tửsẽmang lại lợi ích gì cho đất nước. Hiện nay có rất ít, nếu
không nói là không có tác giảtrong nước nào đềcập đến vấn đềChính phủ
điện tử. Các nước phát triển trên thếgiới đã đềra và thực hiện chiến lược
Chính phủ điện tửtừnhiều năm trước, vậy mà nước ta mới bắt đầu triển
khai các đềán tin học hoá quản lý nhà nước. Khởi động chậm nhưvậy thì
nước ta còn rất lâu mới đuổi kịp các nước khác.
Do vậy, nghiên cứu vềChính phủ điện tửlà vấn đềrất cần thiết đối
với nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đềtrên, em mạnh dạn
Phát triển Chính phủ điện tử ởmột sốnước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần ThịLiên, Anh 5 K38B 2
lựa chọn đềtài: "PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ ỞMỘT SỐNƯỚC -
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM" với hy vọng phần nào đó
nâng cao nhận thức của mình vềvấn đềnày cũng như đềxuất một sốkiến
nghịnhằm phát triển Chính phủ điện tử ởViệt Nam.
108 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển chính phủ điện tử ởmột sốnước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
**********************
Đề tài:
PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT
SỐ NƯỚC
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Quang Hiệp
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Liên
Lớp : Anh 5 K38B
HÀ NỘI - 2003
MỤC LỤC
Nội dung Tra
ng
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ …………… 4
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ..........… 4
1. Sự ra đời Chính phủ điện
tử……………………………………….. .…………… 4
2. Khái niệm về Chính phủ điện
tử………………………………………………… 11
3. Sự khác nhau giữa Chính phủ điện tử và Chính phủ truyền
thống ………… 16
II. CÁC HÌNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHÍNH TRONG
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ……………………………………………... 17
1. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Chính phủ -
G2G (Government to
Government)……………………………………………………… 17
2. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Doanh nghiệp -
G2B (Government to
Business)………………………………………………………….. 17
3. Hình thức cung cấp dịch vụ từ Chính phủ đến Công dân -
G2C (Government to
Citizen)……………………………………………..............................
................. 18
III. LỢI ÍCH CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ ………………………… 18
1. Lợi ích về dịch vụ của Chính phủ
………………………………………………. 18
2. Lợi ích trong quản lý hành chính nhà nước 19
3. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ với chính phủ, giữa
chính phủ với doanh nghiệp và giữa chính phủ với công dân
……………………………………. 21
CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở
MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VỚI VIỆT NAM…………..
22
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT
TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ TRÊN THẾ GIỚI………………… 22
1. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử trên thế
giới…………………………… 22
2. Dự báo triển vọng phát triển Chính phủ điện tử trong tương
lai……………… 27
II. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỸ………………….. 28
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Mỹ
……………………………………………… 28
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Mỹ
…………………………….. 29
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Mỹ
…………………………………………… 32
III. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở AUSTRALIA …….. 38
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở 38
Australia…………………………………………
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của
Australia………………….. 39
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở
Australia………………………………… 45
IV. PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở SINGAPORE…… 47
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử ở Singapore
………………………………… 47
2. Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử của Singapore
………………………. 48
3. Thực trạng Chính phủ điện tử ở Singapore
……………………………………. 55
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ
ĐIỆN TỬ Ở CÁC NƯỚC…… ……………………………………… 57
1. Những cơ hội được tạo ra khi phát triển Chính phủ điện tử
…………………. 57
2. Những thách thức phải giải quyết trong phát triển Chính phủ
điện tử…… 58
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
NAM…………………………………
61
I. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC TIỀN ĐỀ CHO VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH
PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM………………………………………... 61
1. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông
……………………………. 61
2. Nguồn nhân lực cho việc triển khai Chính phủ điện tử
………………………. 66
3. Nhận thức của người dân và khả năng tiếp cận các dịch vụ
điện tử của Chính
phủ………………………………………………………………………
……... 67
4. Cơ sở pháp lý
……………………………………………………………………. 67
5. Vấn đề bảo mật thông tin
……………………………………………………….. 69
6. Hệ thống thanh toán điện
tử……………………………………………………… 69
II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG BƯỚC ĐẦU CỦA CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ Ở VIỆT NAM…………………………………………………….. 71
1. Quá trình tin học hoá quản lý hành chính nhà nước
…………………………. 71
2. Một số dịch vụ hành chính công qua Website của Chính phủ
……………… 80
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM…………………….. 86
1. Định hướng Chính phủ trong việc phát triển công nghệ thông
tin và ứng công nghệ thông tin vào các dịch vụ của Chính phủ
………………………….. 86
2. Một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt
nam …………… 89
Kết luận……………………………………………………………... 93
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGLS: Government Locator Service Standard
ATO: Australian Taxation Office
CIO: Chief Information Officer
G2B: Government to Business
G2C: Government to Citizen
G2E: Government to Employee
G2G: Government to Government
ICT: Information and Communication Technology
IEE: Internal Effectiveness and Efficiency
IMSC: Information Management Strategy Committee
IPT: Integrated Project Team
NOIE: National Office for the Information economy
OMB: Office of Management and Budget
RCB: Registry of Companies and Businesses
RCSA: Recruitment and Consulting Service Association
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò của nhà nước ngày
càng trở nên quan trọng. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc
hoạch định các chính sách về kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm mục tiêu xây
dựng một xã hội công bằng, văn minh và đưa nền kinh tế phát triển sánh
ngang với các cường quốc kinh tế trên thế giới. Nhưng làm thế nào để các
chủ trương chính sách đó đến được với nhân dân mới là vấn đề mà Chính
phủ cần phải suy tính.
Các nước phát triển trên thế giới đã tìm ra lời giải cho bài toán, đó là
phát triển Chính phủ điện tử. Hầu hết các nước này đã nhận thức được rằng
Chính phủ điện tử mang lại rất nhiều lợi ích cho đất nước. Trong tương lai,
nước nào có một nền Chính phủ điện tử phát triển, nước đó sẽ có lợi thế
hơn các nước khác. Không một nước nào muốn bị tụt hậu so với các nước,
do đó, phát triển Chính phủ điện tử đã trở thành xu hướng chung của các
quốc gia trên toàn thế giới.
Thế nhưng, ở nước ta, khái niệm Chính phủ điện tử đối với hầu hết
mọi người là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và hết sức lạ lẫm. Hầu như
chẳng ai biết Chính phủ điện tử là gì chứ không nói gì đến việc liệu Chính
phủ điện tử sẽ mang lại lợi ích gì cho đất nước. Hiện nay có rất ít, nếu
không nói là không có tác giả trong nước nào đề cập đến vấn đề Chính phủ
điện tử. Các nước phát triển trên thế giới đã đề ra và thực hiện chiến lược
Chính phủ điện tử từ nhiều năm trước, vậy mà nước ta mới bắt đầu triển
khai các đề án tin học hoá quản lý nhà nước. Khởi động chậm như vậy thì
nước ta còn rất lâu mới đuổi kịp các nước khác.
Do vậy, nghiên cứu về Chính phủ điện tử là vấn đề rất cần thiết đối
với nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em mạnh dạn
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 2
lựa chọn đề tài: "PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC -
BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM" với hy vọng phần nào đó
nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này cũng như đề xuất một số kiến
nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khoá luận bắt đầu bằng việc nghiên cứu những nội dung cơ bản về
Chính phủ điện tử với mục đích đem lại cái nhìn tổng quát, khách quan
nhất về Chính phủ điện tử. Từ đó, khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu về chiến
lược và tổng hợp một số dữ liệu về thực trạng phát triển Chính phủ điện tử
ở một số nước tiêu biểu, cụ thể là ba nước Mỹ, Australia và Singapore, qua
đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển Chính phủ điện tử. Phần
cuối cùng của bài khoá luận sẽ dành để tìm hiểu và đánh giá các tiền đề
cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt nam, từ đó đề ra định hướng
và một số kiến nghị nhằm phát triển Chính phủ điện tử ở Việt nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: Phương
pháp nghiên cứu tham khảo và tổng hợp tài liệu; Phương pháp suy luận
logic, phương pháp so sánh.
4. Kết quả nghiên cứu
Qua nghiên cứu về chiến lược phát triển Chính phủ điện tử ba nước
Mỹ, Singapore và Australia, khoá luận đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm cho các nước đi sau. Khoá luận cũng đã đi sâu tìm hiểu về tình
hình chuẩn bị cho phát triển Chính phủ điện tử ở Việt Nam.Từ đó, khoá
luận đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp phát triển Chính phủ điện tử phù
hợp với khả năng của nước ta.
5. Nội dung nghiên cứu
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 3
Khoá luận gồm ba chương:
Chương I: Tổng quan về chính phủ điện tử
Chương II: Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước và bài học kinh
nghiệm với Việt nam
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển Chính phủ điện tử ở
Việt nam
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Quang
Hiệp, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các bạn đã giúp đỡ em
trong việc thu thập tài liệu để hoàn thành khoá luận này.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian cũng có hạn, khoá luận này
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn.
Hà nội, ngày 20/11/2003
Sinh viên
Trần Thị Liên
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN
TỬ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1. Sự ra đời Chính phủ điện tử
Ngày nay người ta nói nhiều về Chính phủ điện tử (e-government).
Một khi mà Internet và thương mại điện tử ra đời, thì sự ra đời Chính phủ
điện tử là điều tất yếu. Trước kia, hầu hết chính phủ các nước phải giải
quyết các vấn đề kinh tế xã hội theo cách cũ, tức là hoàn toàn không có sự
tham gia của công nghệ thông tin và viễn thông. Như đã thấy ở hầu hết các
nước, cơ cấu bộ máy nhà nước bao gồm các Bộ như bộ Giáo dục, Bộ Y tế,
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học và công nghệ…
Trung bình mỗi chính phủ có khoảng 50 tới 70 bộ hay cơ quan khác nhau
ở trung ương. Mỗi bộ như vậy đều có các cơ quan chức năng riêng. Việc
phát hiện một cơ quan làm không đúng chức năng, nhiệm vụ của mình có
thể là khó khăn. Tệ hơn, ngay cả các vấn đề đơn giản như cấp giấy phép
kinh doanh cho một doanh nghiệp, bán một căn nhà hoặc đăng ký khai sinh
cho trẻ sơ sinh thì một số lớn các cơ quan khác nhau đòi hỏi một số biểu
mẫu khác nhau. Điều này là quá thừa và không cần thiết. Hơn nữa, thủ tục
giải quyết vấn đề về quản lý thường quá rườm rà, gây khó khăn cho người
dân khi có nhu cầu.
Ví dụ như phố Phoenix tỉnh thành Arizon thuộc bang SW Tây Nam
nước Mỹ, dân chúng thường xuyên phải chen lấn nối đuôi nhau để đăng ký
lại xe hơi và xe tải đã gây ồn ào và làm bẩn cả một khu vực trước trụ sở
thành phố. Tình trạng này đã xảy ra không riêng gì ở Mỹ mà ở hầu hết các
nước trên thế giới. Dân chúng quan hệ với các cơ quan, ban ngành của
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 5
chính phủ từ trung ương đến địa phương đều nằm trong tình trạng ảm đạm
và hao phí thời gian nên họ cũng muốn tránh né càng nhiều càng hay.
Một trong các lý do cơ bản làm cho khu vực công kém hiệu quả,
quan liêu là những việc xảy ra ở trên. Hệ thống tổ chức hàng dọc hay
ngang của các cơ quan có quá nhiều ban ngành tạo ra sự phức tạp cho cán
bộ nhân viên trong lúc thừa hành nhiệm vụ. Để giải quyết tình trạng trên,
Chính phủ các nước trên thế giới đã tìm ra giải pháp áp dụng Internet và
các thành tựu khác của khoa học công nghệ để cải thiện hoạt động của bộ
máy nhà nước.
Khả năng áp dụng Internet để cung cấp thông tin Chính phủ tới mọi
người ở mọi nơi mà không cần bất cứ khâu trung gian nào sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới bản thân các quan chức Chính phủ. Các doanh nghiệp nhỏ có thể
thu thập các quy tắc và các văn bản pháp luật dễ dàng hơn mà không cần
phải thông qua luật sư. Ngay cả người dân cũng có thể nộp thuế từ nhà
riêng vừa đỡ tốn thời gian tiền bạc vừa hiệu quả. Mặt khác, việc mọi người
có thể chủ động hơn khi truy cập các thông tin và sử dụng các dịch vụ của
Chính phủ cũng góp phần hạn chế hiện tượng lạm dụng quyền lực của các
quan chức nhà nước, bảo vệ quyền lợi cá nhân cho công dân và đảm bảo
an toàn và bảo mật các thông tin quan trọng của Chính phủ.
Mặc dù vẫn còn sớm để dự đoán những ảnh hưởng của Internet đối
với Chính phủ, nhưng có một điều chắc chắn rằng những ứng dụng của
Internet trong việc đưa thông tin và dịch vụ của Chính phủ tới mọi người ở
mọi nơi mọi lúc tạo ra cơ hội mở rộng, cải thiện và nâng cao chất lượng
thông tin và dịch vụ của Chính phủ. Lợi ích của việc áp dụng Internet lại
càng rõ ràng khi các Chính phủ trên khắp thế giới đang tự chuyển đổi sang
Chính phủ điện tử. Vậy lý do của tất cả các hành động trên là gì và cơ sở
hạ tầng thông tin đóng vai trò gì trong việc này?
1.1. Lý do ra đời Chính phủ điện tử
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 6
Có 4 lý do chính khiến Chính phủ các nước chuyển đổi sang Chính
phủ điện tử:
1.1.1. Tiết kiệm chi phí cho cả Chính phủ và dân chúng
Trên thế giới hầu hết các Chính phủ đều nằm trong tình trạng chịu
gánh nặng về chi phí. Mặc dù ở nhiều nước, khoản thu từ thuế tăng lên
cùng với tốc độ tăng của nền kinh tế, đặc biệt là ở các nước công nghiệp,
các khoản chi tiêu của Chính phủ vẫn tăng lên một cách nhanh chóng, nhất
là khi dân số và các yếu tố khác tăng làm cho các khoản chi dành cho
lương hưu và các khoản trợ cấp thất nghiệp, y tế tăng nhanh mỗi năm.
Những khoản chi như vậy làm cho ngân sách nhà nước ngày càng cạn kiệt,
khiến cho Chính phủ phải vắt óc nghĩ cách giảm chi phí. Chính phủ các
nước thấy rằng áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào quản lý
hành chính nhà nước và cung cấp dịch vụ của Chính phủ vừa giúp giảm chi
cho nhà nước vừa tiết kiệm thời gian tiền bạc cho các đối tượng sử dụng
dịch vụ của Chính phủ. Rõ ràng là sử dụng dịch vụ thanh toán bằng điện sẽ
nhanh hơn và rẻ hơn rất nhiều so với việc dùng tiền mặt hay các phương
tiện thanh toán truyền thống khác. Chính phủ cũng tiết kiệm được rất nhiều
nếu đăng tải các thông tin mời thầu trên mạng thay vì phải đăng tải trên
báo chí.
Từ năm 1996, thành phố Arizona của Mỹ đi tiên phong trong việc
cho phép dân chúng sử dụng dịch vụ đăng ký lại giấy phép lái xe qua trang
Web. Thay vì phải đứng xếp hàng cả buổi trước sở giao thông để chờ đến
lượt mình thì nay dân chúng có thể lên mạng đăng ký số xe, xin bảng số
24/24 giờ liên tục và 7 ngày một tuần. Nhờ giao dịch qua mạng nên mỗi
giao dịch rút lại trung bình chỉ còn 2 phút và người dân cũng tiết kiệm
được chi phí do không phải đóng lệ phí cho Sở Giao thông như trước đây.
Website này do IBM xây dựng, bảo quản và công ty này được trả 2% trên
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 7
trị giá của giao dịch. Tiến trình thực hiện trên mạng chỉ tốn 1,6 USD so với
6,6USD cho mỗi giao dịch tại Sở. Việc này tiết kiệm cho Chính phủ một
số tiền lớn, Sở Giao thông tiết kiệm được 1,7 triệu USD mỗi năm nhờ cung
cấp dịch vụ qua mạng. (Nguồn: Kinh tế học Internet: Từ thương mại điện
tử đến Chính phủ điện tử - Vương Liêm, NXB Trẻ, 2001)
1.1.2. Áp lực cạnh tranh từ khu vực tư nhân
Ngoài vấn đề chi phí, Chính phủ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh
ngày càng tăng và phức tạp từ khu vực tư nhân. Trong nền kinh tế thị
trường và môi trường cạnh tranh tự do hiện nay, sản phẩm và dịch vụ
khách hàng do khu vực tư nhân cung cấp ngày càng tăng về cả lượng và
chất. Các công ty đang rất tích cực tìm hiểu thị hiếu và tâm lý khách hàng
để tìm cách khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ của mình so với các công ty
khác. Mặc dù việc này mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và xã
hội, song nó lại làm nảy sinh một vấn đề quan trọng, đó là khi các khách
hàng được hưởng dịch vụ ngày càng tốt từ khu vực tư nhân thì họ lại càng
mong đợi một dấu hiệu tương tự từ các dịch vụ của Chính phủ. Trước đây,
khi Chính phủ cung cấp thông tin và dịch vụ phục vụ người dân, việc phải
bỏ ra bao nhiêu chi phí để cung cấp dịch vụ đó luôn là vấn đề được xem
xét đầu tiên, sau đó mới đến chất lượng dịch vụ. Nếu cứ trong tình trạng
này thì chất lượng dịch vụ do Chính phủ cung cấp không bao giờ cạnh
tranh được với chất lượng dịch vụ của khu vực tư nhân. Vì vậy, các công
dân càng được hưởng dịch vụ tốt bao nhiêu từ khu vực tư nhân lại càng
yêu cầu bấy nhiêu từ các dịch vụ do Chính phủ cung cấp.
1.1.3. Công nghệ thông tin và viễn thông đang cải thiện chất lượng
dịch vụ ở khắp mọi nơi
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ,
Chính phủ cũng nhận thấy áp dụng khoa học công nghệ là một biện pháp
hữu hiệu để cải thiện chất lượng dịch vụ. Nếu một sinh viên đại học có thể
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 8
đăng ký lớp cho mình qua mạng từ nhà hay từ ký túc xá thì tại sao Chính
phủ lại không thể cho phép công dân của mình nộp thuế theo cách tương tự
như vậy? Khi công nghệ góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ Chính phủ
theo hướng tích cực cả về tính kinh tế lẫn tính kỹ thuật thì Chính phủ
không còn sự lựa chọn nào khác là phải đi theo chiều hướng chung đó. Sử
dụng công nghệ hiện đại, thoạt tiên các viên chức Chính phủ cần phải giải
quyết với nhiều loại giao dịch phong phú hơn với công dân và do đó phải
có kiến thức sâu rộng hơn về công nghệ.
Các tổ chức Chính phủ cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Trước kia,
nếu một công dân muốn xin giấy phép lái xe, đăng ký xe hay muốn nộp
thuế, anh ta sẽ phải đến ba cơ quan nhà nước khác nhau. Chỉ để thực hiện
một dịch vụ rất đơn giản mà phải đi đến rất nhiều nơi và thực hiện nhiều
thủ tục rườm rà. Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ cần phải rút gọn
lại bộ máy hành chính của mình. Như vậy thì một công dân thất nghiệp khi
muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp, bồi thường hay trợ cấp về y tế có thể ngồi
ở nhà và yêu cầu qua điện thoại hay một máy tính cá nhân thay vì cứ phải
đi đến 4, 5 cơ quan khác nhau của Chính phủ để yêu cầu.
1.1.4. Tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế
Các Chính phủ dân chủ tự do trên thế giới thấy rằng Chính phủ cũng
là một thành viên quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Chính phủ ngày nay nhận thức rõ rằng Chính phủ cần thực hiện thêm chức
năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số-
một động lực phát triển kinh tế của thế kỷ 21. Vai trò mới này của Chính
phủ yêu cầu phải có nhiều công cụ quản lý hơn ngoài các công cụ truyền
thống.
Cơ sở hạ tầng vật chất cũ như hệ thống đường bộ, đường sắt, đường
ống, hệ thống phân phối ga và điện vẫn quan trọng, song chúng cần phải
được bổ sung thêm các cơ sở hạ tầng mới như mạng điện thoại cố định,
Phát triển Chính phủ điện tử ở một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt
nam
Khoá luận tốt nghiệp - Trần Thị Liên, Anh 5 K38B 9
điện thoại không dây, vệ tinh, Internet không dây,… Nếu không có cơ sở
hạ tầng viễn thông tiên tiến cũng như hệ thống giáo dục và hệ thống kỹ
thuật số hiện đại cho các dịch vụ của Chính phủ thì nước đó sẽ không có
lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.
Trên đây là một số lý do chính khiến cho Chính phủ các nước, nhất
là các nước phát triển, phải nhanh chóng gấp rút tạo tiền đề, cơ sở vật chất
kỹ thuật để chuyển đổi sang Chính phủ điện tử và đặt ra mục tiêu cho
chiến lược Chính phủ điện tử của mình.
Bảng dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về mục tiêu mà Chính
phủ các nước G7 và một số nước khác đặt ra trong chiến lược phát triển
Chính phủ điện tử.
Tên nước Mục tiêu