Làm thế nào để doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình một cách ấn tượng nhất???
Hình thức mới lạ và độc đáo nào mà một công ty quảng cáo đang tìm kiếm???
Bạn đã bao giờ tham gia vào một không gian ảo của game online? Bạn đã bao giờ “lái xe” thám hiểm vũ trụ hay đến gần một vật thể lạ và quan sát nó từ mọi phía???
84 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển công nghệ 3D trong lĩnh vực quảng cáo với VietGraphics, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
& &
Làm thế nào để doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình một cách ấn tượng nhất???
Hình thức mới lạ và độc đáo nào mà một công ty quảng cáo đang tìm kiếm???
Bạn đã bao giờ tham gia vào một không gian ảo của game online? Bạn đã bao giờ “lái xe” thám hiểm vũ trụ hay đến gần một vật thể lạ và quan sát nó từ mọi phía???
Công nghệ 3D sẽ giúp bạn thực hiện những điều đó thật đơn giản trong tầm tay!!!
Công nghệ 3D cho phép các doanh nghiệp quảng cáo, giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ của mình một cách thân thiện hơn, táo bạo hơn vì nó có thể hiện thực hóa tất cả các ý tưởng, mà lại giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí.
Trên thế giới, quảng cáo bằng Công nghệ 3D đang phát triển rất mạnh mẽ, nhưng ở Việt Nam, đây còn là miền đất mới đợi chờ những doanh nghiệp tiên phong bước vào.
Quảng cáo hiển thị 3 chiều sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ và khẳng định giá trị vĩnh cửu cho sản phẩm hay cho thương hiệu của công ty bạn. Khi trở thành một trong những công ty đầu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại để giới thiệu sản phẩm sẽ tạo ra sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Chính vì vậy, để theo kịp sự tiến bộ ngày càng vượt bậc của nền công nghệ tiên tiến thế giới, Công nghệ 3D chính là sự lựa chọn hàng đầu trong công cuộc chạy đua để quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
eeòff
eeCHƯƠNG 1ff
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ 3D
I/ CÔNG NGHỆ 3D – SỰ GIAO THOA GIỮA THẬT VÀ ẢO:
1/ Công nghệ 3D là gì ?
Một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất xung quanh ta là sự tồn tại của không gian 3 chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận không gian 3 chiều thông qua các giác quan (thị giác, xúc giác, các cảm giác bản thể ...), trong đó thị giác thu nhiều thông tin nhất. Khi quan sát xung quanh bằng mắt, có 2 yếu tố làm ta cảm nhận được chiều sâu hay khoảng cách, đó là sự điều tiết của thủy tinh thế và góc chập của 2 mắt. Ấn tượng chìm hay nổi của không gian và các đối tượng có được nhờ sự tổng hợp của não bộ từ các hình ảnh ghi nhận đồng thời từ mắt trái và mắt phải. Hãy thử làm một thí nghiệm nhỏ: Nhắm 1 mắt lại rồi cầm 2 cây bút chì ở 2 tay rồi thử tìm cách chạm 2 đầu chì vào nhau từ nhiều hướng. Bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt của thế giới quan cảm thụ bằng một mắt và hai mắt. Nhờ tiếp thu được thông tin từ 2 góc nhìn khác nhau, thị giác hai mắt giúp chúng ta định được khoảng cách xa gần và do đó, nhận thức được tính vô tận và liên tục của 3 chiều không gian.
Nguyên lý căn bản của hầu hết các thể loại hình ảnh nổi là sự mô phỏng thị giác hai mắt đối với đối tượng sự vật. Nói cách khác, hiệu ứng 3D ở các loại ảnh nổi hay phim nổi đều giống nhau ở bản chất: nhằm gửi đến mắt trái và mắt phải người quan sát một cách tách biệt hai hình ảnh tương ứng với góc lệch bên trái và bên phải của đối tượng (nếu tách biệt không tốt sẽ có hiện tượng nhòe hình). Sự chập ảnh vô thức của não bộ sẽ gây nên ấn tượng chìm hay nổi của đối tượng sự vật. Đó là sự khác biệt lớn nhất đối với hình ảnh 2D truyền thống - khi người quan sát dù đứng ở bất kỳ góc nào thì mắt trái và phải cũng chỉ nhìn thấy một khuôn hình giống hệt nhau.
Ảnh 3 chiều (ảnh 3D) thực chất là một bức ảnh tích hợp (intergrated picture) với một lượng thông tin nhiều gấp 10 – 20 lần so với một tấm ảnh bình thường. Một bức ảnh 3 chiều thể hiện được toàn bộ quang cảnh hay sự vật theo một góc nhìn 360 x 180 độ.
Lấy ví dụ: một tấm ảnh bình thường chỉ chụp được 1 lần, với 1 góc nhất định. Còn ảnh 3D được chụp từ 18 – 20 lần từ các vị trí khác nhau, có thể liên tục, có thể ngắt quãng, sau đó tích hợp thông tin lại bằng phương pháp mã hoá kỹ thuật số trên máy tính.
Công nghệ 3D (hay nói một cách nôm na là công nghệ 3 chiều) là công nghệ được xây dựng từ các phần mềm máy tính, được ra đời vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước và đang phát triển rất nhanh trên thế giới. Công nghệ 3D có khả năng mô phỏng và giả lập thế giới thực từ các quần thể kiến trúc, mô hình, vật thể, nhân vật cho đến việc mô tả chất liệu, ánh sáng, các chuyển động,… rất sát với thực tế thông qua các thao tác như thu thập dữ liệu của đối tượng thực dưới dạng các điểm, liên kết các dữ liệu lại và tái tạo mô hình của đối tượng trong không gian 3 chiều.
2/ Sự phát triển của công nghệ 3D hiện nay :
Công nghệ 3D khi mới được ra đời chủ yếu phục vụ cho tạo dáng công nghiệp, ví dụ như tạo mẫu ô tô, điện thoại, nội thất,…. Khi công nghệ phát triển cao hơn, nó đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đạt hiệu quả cao như: y học, xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị, thiên văn học, khí tượng học, khảo cổ, quy hoạch đô thị,… và đặc biệt là phim hoạt hình và 3D Games. Nhưng tại Việt Nam công nghệ này mới được sử dụng phần lớn trong quảng cáo và kiến trúc.
Sở dĩ có sự phát triển như vậy là do những ưu việt của việc áp dụng công nghệ 3D, trong đó phải kể đến chất lượng vượt trội. Hiệu quả rõ nét nhất của việc ứng dụng công nghệ 3D chính là độ sắc nét của hình ảnh. Với công nghệ cũ, màu sắc và độ sắc nét bị rơi vãi trong quá trình in, tráng phim, không kể chất lượng phim có thể bị ảnh hưởng bởi bụi, vân tay,…. Trong khi đó, sử dụng công nghệ 3D có thể giảm thiểu tuyệt đối những rủi ro trên. Bên cạnh đó, tiết kiệm kinh phí cùng việc giảm thiểu mất mát do in lậu cũng khiến cho công nghệ này được sử dụng rộng rãi hiện nay.
Để có thể thiết kế và sử dụng công nghệ này thì cần phải có phần mềm chuyên dụng. Một số phần mềm được sử dụng nhiều hiện nay là:
3Ds Max: một trong những phần mềm 3D thông dụng nhất thế giới, thường được sử dụng cho công nghiệp trò chơi điện tử. 3Ds Max thích hợp cho người dùng cá nhân. Thế mạnh của 3Ds Max là các công cụ dựng hình polygon, có thể sản xuất được những hình ảnh, hoạt hình với số lượng polygon thấp nhưng đạt hiệu quả hình ảnh cao.
Maya: thường được sử dụng trong nền công nghiệp điện ảnh, gần đây cũng bắt đầu thâm nhập vào thế giới trò chơi điện tử. Maya là lựa chọn cho các Studio lớn. Phần mềm này hướng mạnh vào các hiệu ứng Dynamics và Particles cũng như các công cụ dựng hình NURBS với độ mượt rất cao.
SoftImage: gồm 2 phiên bản SoftImage 3D và SoftImage XSI (mới nhất), thích hợp cho người dùng cá nhân lẫn các studio lớn. Thế mạnh của SI nằm trong các lĩnh vực truyền thông, truyền hình, phim quảng cáo….
Houdini: ở Việt Nam ít nghe tới Houdini bởi phần mềm này chỉ được sử dụng ở các Studio lớn. Rất nhiều kỹ xảo điện ảnh trong các bộ phim gần đây phải nhờ đến Houdini. Có thể nói Houdini là 1 trong những chương trình 3D mạnh nhất hiện nay, và giá cũng khá cao đối với người dùng cá nhân.
Lightwave: có thể nói đây chính là một giải pháp toàn diện cho mọi đối tượng. Ưu điểm lớn nhất của nó là giá rẻ, ổn định, dễ học và thích hợp cho mọi mục đích sử dụng. Đối tượng dùng Lightwave thường là các freelancer và hobbyist (những người làm 3D vì sở thích).
Ngoài ra còn 1 số phần mềm nổi tiếng khác như Cinema4D, Bryce, Hash Animation Master, Silo, Carrara Studio, Amapi 3D... và các phần mềm miễn phí như Wings 3D, POV-Ray, Terragen, Anim8tor....
Ở Việt Nam, việc khai thác kỹ thuật mới này vẫn còn chậm. Công nghệ 3D đã được ứng dụng vào quảng cáo ở nước ta như hình ảnh quảng cáo của hãng Energizer, sơn Nippon, thuốc Hostamin, sữa Vinamilk, sữa ZinZin, Comfort,… trên truyền hình. Nhưng việc tạo hình mới ở mức độ đơn giản trong thời lượng ngắn. Năm 2003, bộ phim hoạt hình sử dụng kỹ xảo 3D đầu tiên của Việt Nam là "Chuyện hai chiếc bình" (dài 10 phút), của hãng phim tư nhân B&C Areka (Hà Nội). Từ đó cho đến nay, nhiều phim khác sử dụng kỹ xảo 3D của Việt Nam cũng được ra mắt như : Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết,….. Các công ty chuyên về 3D của Việt Nam cũng được thành lập và mở rộng quy mô hoạt động.
3/ Tầm quan trọng của công nghệ 3D trong lĩnh vực quảng cáo :
- Tiết kiệm chi phí.
- Hình ảnh trực quan, sinh động.
- Không giới hạn ý tưởng.
- Đem đến sự mới lạ, độc đáo gây hứng thú cho người xem.
- Tạo sự khác biệt và cạnh tranh cao cho sản phẩm.
II/ PHÂN TÍCH MỘT VÀI ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ 3D
TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO:
1/ Tìm hiểu chung về lĩnh vực quảng cáo :
1.1/ Khái niệm về quảng cáo :
Trên thế giới hiện nay, quảng cáo đã trở thành một phần không thể tách rời cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Nó xuất hiện khắp nơi, gõ cửa đến các góc cạnh của cuộc sống đời thường. Mặc dù được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, nhưng hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào mang tính chất khái quát nhất, chung nhất về một nghiệp vụ vốn mang trong mình những nội hàm phức tạp và tinh vi như nghiệp vụ quảng cáo. Do vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau, ở mỗi hiệp hội khác nhau, trong mỗi nền kinh tế khác nhau, khái niệm về quảng cáo được trình bày và hiểu theo những cách khác nhau.
Theo hiệp hội quảng cáo Mỹ (American Advertising Association), một hiệp hội quảng cáo lâu đời và uy tín nhất trên thế giới : “Quảng cáo là hoạt động truyền bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác”.
Phillip Kotler, một trong những cây đại thụ trong ngành marketing nói chung và ngành quảng cáo nói riêng trên thế giới lại đưa ra cho mình khái niệm : “Quảng cáo là một hình thức trình bày gián tiếp và khuếch trương ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được người bảo trợ nhất định trả tiền” (Giáo trình “Quản trị marketing”, chương 20, trang 678 của Phillip Kotler).
Một cách đơn giản hơn, theo giáo trình nguyên lý Marketing của trường ĐH.Ngoại thương (trang 108) : “Quảng cáo là quá trình truyền tin có định hướng tới người mua để kích thích họ dẫn đến hành động mua những sản phẩm, dịch vụ mà quảng cáo đã giới thiệu và đề xuất”.
Nói chung, trong một thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc kiệt, quảng cáo đã, đang và sẽ vẫn là một trong năm vũ khí đắc lực chủ yếu của hoạt động yểm trợ trong hoạt động Marketing hỗn hợp (quảng cáo, bán hàng cá nhân, hội chợ triễn lãm, quan hệ công chúng và xúc tiến bán hàng) mà hầu hết các công ty sử dụng để truyền bá, thuyết phục và sau cùng là bán được hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng. Tóm lại, kết quả cuối cùng của hoạt động quảng cáo là tăng lượng bán, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho người cung ứng hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng, là sự chủ động của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa và dịch vụ, là tối thiểu hóa thời gian thu thập, tìm kiếm thông tin về các hàng hóa và dịch vụ mà người mua cần.
1.2/ Chức năng của quảng cáo :
Quảng cáo không phải là mục đích sau cùng mà chỉ là một phương tiện, một công cụ giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu của mình. Nói chung, tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược marketing của doanh nghiệp mà hoạt động quảng cáo có những chức năng sau :
1.2.1/ Đặc trưng hóa sản phẩm :
Trong một môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp luôn luôn cố gắng làm cho sản phẩm của mình có những tính năng khác so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh thông qua hoạt động quảng cáo. Bên cạnh đó, hoạt động quảng cáo không chỉ nhằm lôi cuốn sự chú ý, sự thích thú của khách hàng hiện tại cũng như các khách hàng tiềm năng đối với các sản phẩm đã được đặc trưng hóa, mà còn nâng cao hơn nữa uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp. Đặc trưng hóa sản phẩm dẫn đến đặc trưng hóa thương hiệu, tên tuổi của doanh nghiệp trên thương trường là một trong những chức năng cơ bản nhất của hoạt động quảng cáo. Nó giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin từ phía khách hàng, thực hiện được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa doanh thu bán hàng, đồng thời đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
1.2.2/ Cung cấp thông tin về sản phẩm :
Hoạt động quảng cáo là công cụ hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện chức năng thông tin sản phẩm. Đối với một sản phẩm mới, việc cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm là vô cùng cần thiết. Mặt khác, không một công cụ yểm trợ, xúc tiến hỗ trợ kinh doanh nào lại tác động cùng một lúc đến đông đảo khách hàng với hiệu quả lan truyền nhanh như ở hoạt động quảng cáo. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền các thông tin về sản phẩm thông qua hoạt động quảng cáo còn có tác dụng lôi kéo một lượng lớn khách hàng tiềm năng chưa sử dụng sản phẩm hay các khách hàng đang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.3/ Hướng dẫn sử dụng sản phẩm :
Đối với một sản phẩm có tính năng sử dụng tương đối phức tạp hoặc cần phải có một số những hiểu biết nhất định mới có thể sử dụng được như máy móc, mỹ phẩm…thì hoạt động quảng cáo là phương tiện tốt nhất để tiếp cận một lượng lớn khách hàng trong một thời gian ngắn. Hoạt động quảng cáo thực hiện chức năng hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm thực chất là nhằm tạo cho khách hàng cảm thấy an tâm hơn khi mua sản phẩm của công ty. Và đây cũng là phương thức để nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty trước mắt khách hàng. Chẳng hạn như khi quảng cáo về dược phẩm người ta thường nêu ra một số hướng dẫn cũng như cấm chỉ định đối với một số trường hợp như : “không cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ mang thai sử dụng” hay “không sử dụng khi lái xe”…
1.2.4/ Mở rộng mạng lưới phân phối :
Mục đích của các hoạt động xúc tiến kinh doanh là nhằm đẩy nhanh lượng bán và mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối, bán hàng, tăng thị phần trên thị trường. Bằng việc thực hiện các chương trình quảng cáo, doanh thu từ việc bán hàng sẽ tăng lên thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng hơn nữa số lượng các nhà phân phối, các đại lý, các nhà bán buôn, bán lẻ để ngày càng đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.3/ Các nguyên tắc trong quảng cáo :
Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, khi các doanh nghiệp tiến hành triển khai hoạt động quảng cáo cần phải thực hiện các nguyên tắc cơ bản nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của khách hàng cũng như tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
1.3.1/ Tính pháp lý :
Người quảng cáo chịu trách nhiệm về các tin tức quảng cáo, đảm bảo được đúng các yêu cầu của luật pháp của các nước khi tiến hành quảng cáo ở quốc gia đó như thời lượng quảng cáo, đợt quảng cáo, ngôn ngữ trong quảng cáo….
1.3.2/ Trung thực :
Các thông tin về quy cách phẩm chất, giá cả, kiểu dáng, chủng loại, nhãn hiệu, công dụng, bao bì, xuất xứ, thời gian sử dụng, thời gian bảo hành, dịch vụ hậu mãi…khi đưa ra quảng cáo cần phải trung thực, đúng với hàng hóa được bán ra, không được đánh lừa khách hàng. Những quảng cáo có thể gây ra sự hiểu lầm từ phía khách hàng làm tổn hại đến khách hàng về mặt sức khỏe, sự an toàn, kinh tế ở các nước đều được coi là vi phạm các quy định của pháp luật.
1.3.3/ Không so sánh :
Khi tiến hành quảng cáo, các doanh nghiệp không được nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của người khác, không dùng danh nghĩa, hình ảnh của các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp đó.
1.3.4/ Văn hóa_thẩm mỹ :
Các hoạt động quảng cáo có tính chất kỳ thị chủng tộc, ảnh hưởng đến sự tín ngưỡng, sử dụng các ngôn từ, hình ảnh, minh họa hay gợi ý ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, truyền thống, đạo đức của quốc gia nơi mà hoạt động quảng cáo được tiến hành đều bị ngăn cấm.
1.4/ Các phương tiện quảng cáo :
Quảng cáo được coi là nghệ thuật trong hoạt động kinh doanh. Do đó, hoạt động quảng cáo được thông qua rất nhiều các phương tiện khác nhau nhằm thực hiện được chức năng của mình. Về phương tiện quảng cáo, hoạt động quảng cáo gồm những nhóm phương tiện chính sau đây :
(i) Nhóm các phương tiện quảng cáo nghe nhìn : Quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh, và quảng cáo trên internet.
(ii) Nhóm các phương tiện quảng cáo in ấn : Quảng cáo trên báo chí, tạp chí, quảng cáo trên Catalogue, tờ rơi, lịch quảng cáo,…
(iii) Nhóm các phương tiện quảng cáo ngoài trời : Pano quảng cáo, biển quảng cáo điện tử, biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo, đèn màu uốn.
(iv) Nhóm các phương tiện quảng cáo di động : Quảng cáo trên các phương tiện giao thông, quảng cáo trên các vật liệu quảng cáo (chẳng hạn như áo, nón mang biểu tượng, logo của doanh nghiệp)
(v) Nhóm các phương tiện quảng cáo khác : Quảng cáo bằng các sự kiện kỳ kạ, quảng cáo nhờ trên các sản phẩm khác,…
2/ Một vài ứng dụng của công nghệ 3D trong lĩnh vực quảng cáo:
Thấy được vai trò quan trọng của hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp ngày càng muốn nâng cao chất lượng cũng như tìm kiếm một hình thức quảng cáo độc đáo, mới lạ, thu hút người xem và đem lại hiệu quả cao. Và tính ưu việt của công nghệ 3D đã đáp ứng được điều đó, vì vậy, nhu cầu sử dụng phim 3D hiện nay trở nên rất cao do khả năng hấp dẫn người xem, trực quan, dễ dàng hiện thực hóa và truyền đạt những ý tưởng bay bỏng,…….
2.1/ Ứng dụng công nghệ 3D trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình :
Trong các phương tiện quảng cáo thì hình thức quảng cáo trên truyền hình là phổ biến và mang lại hiệu quả khá cao. Để thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 3D trong lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình, trước hết ta phải nắm được đôi nét khái quát về lĩnh vực này.
2.1.1/ Khái quát về lĩnh vực quảng cáo trên truyền hình :
a/ Thế nào là quảng cáo trên truyền hình?
Quảng cáo trên truyền hình là một loại hình quảng cáo khá phổ biến được sử dụng từ những năm 50 của thế kỷ 20. Do tính hiệu quả cao nên quảng cáo trên truyền hình ngày càng phát triển. Cùng với sự thành công của ngành công nghiệp truyền hình, các chương trình quảng cáo trên truyền hình đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của mọi người.
Quảng cáo trên truyền hình là một phương pháp truyền tin từ người thuê quảng cáo qua phương tiện truyền hình đến nhiều người.
b/ Điểm mạnh của việc quảng cáo trên truyền hình :
- Quảng cáo trên truyền hình có khả năng truyền thông tin rất rộng, khả năng tiếp cận được thị trường lớn.
- Quảng cáo trên truyền hình tạo sự thu hút mạnh mẽ.
- Các mẫu quảng cáo trên truyền hình có thể dễ dàng chuyển sang các phương tiện truyền thông khác.
- Truyền hình là một phương tiện để giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
Do đó, nếu tận dụng điểm mạnh của phương tiện quảng cáo trên truyền hình kết hợp với sự độc đáo, mới lạ của công nghệ 3D thì sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tạo được một ấn tượng mạnh mẽ và lan rộng khắp đông đảo các đối tượng khách hàng. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao thế cạnh tranh góp phần đẩy mạnh công cuộc chạy đua quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả.
c/ Các nhân tố ảnh hưởng đến quảng cáo trên truyền hình :
Bên cạnh những lợi thế, hoạt động quảng cáo trên truyền hình bị tác động bởi rất nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, có một số nhân tố hiện hữu rõ nét nhất là : nhân tố kinh tế-xã hội, vấn đề văn hóa và tôn giáo, trình độ kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm, chi phí và giá thành.
² Nhân tố kinh tế - xã hội :
Hoạt động quảng cáo trên truyền hình được xem như một phần của hoạt động kinh doanh nên nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi yếu tố kinh tế-xã hội. Ở môi trường kinh tế xã hội khác nhau, chiến lược quảng cáo trên truyền hình sẽ được tiến hành và diễn biến khác nhau. Nhân tố kinh tế xã hội thể hiện ở mức thu nhập bình quân cá nhân hay mức độ bình quân hộ gia đình, sự phân bổ chi phí tiêu dùng hàng ngày, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, trình độ học vấn của người tiêu dùng….Trong khi tiến hành hoạt động quảng cáo trên truyền hình phải xem xét kỹ lưỡng ảnh hưởng của các yếu tố đó.
² Vấn đề văn hóa và tôn giáo :
Do các dân tộc khác nhau có các nền văn hóa, tôn giáo khác nhau, nên khi triển khai một chương trình quảng cáo, doanh nghiệp phải tính đến yếu tố văn hóa và tôn giáo. Một chương trình quảng cáo trên truyền hình có thể diễn ra thành công ở nước này, song khi đem sang nước khác rất có thể sẽ bị thất bại thảm hại do doanh nghiệp không lường hết được các yếu tố văn hóa và tôn giáo. Chẳng hạn như một chương trình quảng cáo trên truyền hình có hình ảnh các cô gái “thiếu vải” được thực hiện sẽ là bình thường đối với các nước phương Tây, song nó lại có tác động phản cảm đối với người tiêu dùng ở các nước phương Đông, đặc biệt là các nước theo đạo Hồ