Đề tài Phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã xác định “Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh”. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực chất là cuộc cách mạng trong tất cả các khu vực của sản xuất và toàn bộ đời sống xã hội. Bởi vậy thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển du lịch Việt Nam. Do tính đặc thù của ngành du lịch và sự đa dạng của du lịch văn hoá, mỗi quốc gia, mỗi vùng muốn thu hút khách phải dựa trên lợi thế về tài nguyên du lịch. Di sản thiên nhiên và các di sản văn hoá. Sự phát triển của du lịch có 3 khuynh hướng chủ yếu là: + Tổ chức du lịch cho khách nghỉ hè: Khuynh hướng này chú trọng tới cảch quan khu vực nghỉ: như có bãi biển đẹp, nhiều hoạt động vui chơi giải trí, khách sạn sang trọng, đủ tiện nghi,. + Khuynh hướng tập trung các trò chơi giải trí trong những công viên hoặc trong một khu vui chơi và khuynh hướng này có tính chất hướng về tương lai. + Khuynh hướng thứ ba là phát triển du lịch văn hoá. Khuynh hướng này là yếu tố chính của phát triển du lịch, khuynh hướng này nghiên về truyền thống nhằm đạt hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, giũ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ được môi trường, giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhân phẩm con người Việt Nam và tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới. Hoạt động du lịch càng hiện đại hoá, càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào các mặt hoạt động. Phát triển du lịch theo định hướng sản phẩm văn hoá, cảnh quan và môi trường.