Cách đây vài năm, thị trường sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện ở Việt Nam vẫn chưa được phát triển nhưng những năm gần đây thị trường này khá sôi động do trình độ dân trí ngày càng tăng lên. Đồng nghĩa với việc đó là sự cạnh tranh trong thị trường này cũng sẽ gay gắt hơn. Vì vậy, chiến lược phân phối sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện,
32 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kênh phân phối hiện đại của các nhà xuất bản – định hướng nghiên cứu kênh phân phối của nhà xuất bản Tri Thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Cách đây vài năm, thị trường sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện ở Việt
Nam vẫn chưa được phát triển nhưng những năm gần đây thị trường này khá sôi động do trình độ dân trí ngày càng tăng lên. Đồng nghĩa với việc đó là sự cạnh tranh trong thị trường này cũng sẽ gay gắt hơn. Vì vậy, chiến lược phân phối sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện, giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng đúng thời gian, địa điểm và phương thức mà họ mong muốn. Thiết lập được một hệ thống kênh phân phối phù hợp là doanh nghiệp đã tạo nên một lợi thế cạnh tranh dài hạn trên thị trường cũng như là tạo dựng uy tín cho công ty.
Hiện tại sản phẩm sách, tạp chí và các sản phẩm thư viện mà Nhà xuất bản Tri Thức đã được tiêu thụ tại cả ba miền trên cả nước với kênh phân phối sâu và rộng. Tuy nhờ kênh phân phối này mà sản phẩm của công ty đến được hết ba miền trên đất nước nhưng nó vẫn mang những nhược điểm riêng. Với sự hướng dẫn của Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng, chúng em quyết định nghiên cứu đề tài:
“ Phát triển kênh phân phối hiện đại của các nhà xuất bản – định hướng nghiên cứu kênh phân phối của nhà xuất bản Tri Thức”
Mục tiêu của nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu giúp nhà xuất bản Tri Thức phát hiện ra những yếu kém của hệ thống kênh phân phối hiện tại và từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện, phát triển hơn nữa hệ thống này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hướng đến mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh và hoạt động phân phối các sản phẩm sách của các nhà xuất bản nói chung và của nhà xuất bản Tri Thức nói riêng trong thời gian qua
Tìm hiểu về cấu trúc kênh phân phối sản phẩm sách, tạp chí và sản phẩm thư viện: về chiều dài, chiều rộng kênh;
Đánh giá về hệ thống kênh phân phối của nhà xuất bản
Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Thông tin cần thu thập: để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên thì đề tài cần thu thập các thông tin sau:
Đặc điểm về thị trường sách, tạp chí và sản phẩm thư viện tại Việt Nam trong mấy năm gần đây
Đánh giá đặc điểm hệ thống phân phối của các nhà xuất bản trong những năm gần đây
Tình hình phân phối sách của nhà xuất bản Tri Thức trong những năm gần đây
Đặc điểm các kênh phân phối của Nhà xuất bản Tri Thức
Thực trạng các hoạt động quản lý kênh phân phối
Đánh giá hệ thống phân phối của nhà xuất bản
Đối tượng nghiên cứu: Để thu thập được những thông tin nêu trên, chúng em sẽ tiếp cận, thu thập thông tin từ các phòng ban, bộ phận của nhà xuất bản Tri Thức
Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu bản giấy đối với các tài liệu thứ cấp mà nhà xuất bản cung cấp. Đồng thời vận dụng cả phương pháp quan sát thực tế hoạt động kinh doanh cũng như quản lý kênh phân phối của nhà xuất bản.
Phạm vi nghiên cứu: Do cuộc nghiên cứu chỉ là một mẫu điển hình được lấy để phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu nên phạm vi chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu hoạt động phân phối của nhà xuất bản và các kênh phân phối của nhà xuất bản.
Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu khoa học của chúng em sẽ bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng các kênh phân phối hiện đại của ngành xuất bản hiện nay ở nước ta và định hướng phát triển kênh phân phối hiện đại
Chương 3: Nghiên cứu kênh phân phối hiện đại của nhà xuất bản Tri Thức
Chương1: Cơ sở lý luận
Bản chất kênh phân phối, kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối
Bản chất kênh phân phối
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế cũng như để đáp ứng các nhu cầu về cả số lượng và chất lượng ngày càng tăng của khách hàng thì số lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa của các công ty, doanh nghiệp tăng lên một cách đáng kể. Không những mong muốn đáp ứng cho khách hàng những gì khách hàng cần mà còn đáp ứng tốt hơn đúng những hàng hóa họ cần vào đúng thời điểm, theo đúng cách họ muốn nhiều hơn đối thủ cạnh tranh với chi phí thấp nhất. Đơn giản là vì khách hàng luôn mong muốn những sản phẩm tuyệt nhất, đúng ý muốn nhất với giá thấp nhất mà doanh nghiệp thì luôn mong đợi những lợi nhuận cao nhất vì thế chỉ còn cách giảm chi phí chứ không thể tăng giá. Và làm thế nào để sản xuất được các sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn với chi phí thấp hơn là một bài toán khó cho doanh nghiệp. Giải quyết bài toán này, trong nền kinh tế ngày nay hầu hết những người sản xuất không bán hàng trực tiếp mà thông qua một bộ phận người trung gian để đưa hàng hóa đến khách hàng của mình. Bộ phận người trung gian (intermediaries) này ngày càng có vai trò và vị trí quan trọng trong hệ thống phân phối hàng hóa. Bộ phận này ra đời như một câu trả lời cho câu hỏi khó khăn trước đó. Nó làm được điều đó bởi khá nhiều lý do trong đó lý do chủ yếu là hiệu quả công việc khi nhà sản xuất tự phân phối kém hơn khi họ giao công việc này cho người khác và tập trung phát triển công việc của mìn. Trong khi đó, những người trung gian thực hiện công việc phân phối như một nghề riêng của mình. Đậy gọi là chuyên môn hóa công việc. Và chuyên môn hóa sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nhất là trong một môi trường ngày càng cạnh tranh nhiều hơn, khó khăn hơn, đối thủ cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì việc làm việc chuyên nghiệp hơn để thỏa mãn khách hàng nhiều hơn đối thủ cạnh tranh có thể là vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Nói về vai trò và vị trí của người trung gian Phillip McVey có câu: “người trung gian không phải là một khâu trong dây xích do người sản xuất rèn ra mà chính là một thị trường độc lập nơi hội tụ của một nhóm người độc lập, nơi hội tụ của một nhóm đông khách hàng mà người đó mua hàng cho” 1
Theo đây thì những nhà trung gian là một thị trường độc lập, người sản xuất chỉ có thể lựa chọn nhà trung gian cho mình chứ không thể trực tiếp điều khiển, chi phối thị trường này. Vì đây là một thị trường riêng, có khách hàng riêng, đối thủ cạnh tranh riêng. Cùng với sự phát triển của những nhu cầu vô hạn khách hàng thì đội ngũ nhà trung gian ngày càng tăng lên cả số lượng và chất lượng gồm rất nhiều thành phần khác nhau xen vào giữa người khách hàng và nhà sản xuất như một kết quả tất yếu của sự phát triển và chuyên môn hóa.
Những người trung gian dần dần trở thành những người phân phối hàng hóa đến khách hàng tạo nên những dòng hàng hóa phân phối đến những khách hàng cần chúng. Tất cả những điều đó hợp thành kênh phân phối hay kênh marketing. Vậy kênh phân phối là gì?
Ở đây ta có thể sử dụng định nghĩa của Stern và El-Ansary như sau: “các kênh marketing có thể được xem như những tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau lien quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dich vụ hiện có để sử dụng hay tiêu dùng.”1
Hay ta có thể nói một cách dễ hiểu hơn: kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng hoặc người sử dụng công nghiệp.
Như vậy về bản chất định nghĩa thứ nhất bao quát hơn khi đề cập đến cả hai dòng qua lại giữa người sản xuất và khách hàng nói chung còn định nghĩa thứ hai thì mới đề cập được một chiều từ người sản xuất đến khách hàng mà thôi, tuy nhiên đây cũng là dòng chủ yếu và quan trọng nhất nên đây cũng là một cách để định nghĩa kênh phân phối.
Các thành viên trong một kênh marketing nói chung tham gia vào các dòng như sau:
Thông tin: thu thập và phổ biến thông tin cùng nghiên cứu marketing về các khách hàng tiềm ẩn và hiện có, các đối thủ cạnh tranh và những thành viên cùng những lực lượng khác trong môi trường marketing.
- Khuyến mãi: soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hóa nhằm thu hút khách hàng.
Thương lượng: cố gắng đạt cho được thỏa thuận cuối cùng về giá cả và những điều kiện khác để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng.
Đặt hàng: thông tin phản hôi về ý đò mua hàng của các thành viên kênh marketing gửi đến người sản xuất
Tài trợ: tìm kiếm và phân bổ vốn cần thiết để dự trữ hàng ở các cấp khác nhau của kênh marketing.
Chấp nhận rủi ro: gánh chịu những rủi ro liên quan đến việc hoạt động của kênh
Làm chủ tài sản vật chất: đảm bảo bảo quản và lưu thông sản phẩm vật chất từ nguyên liệu thô qua nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng.
Thanh toán: người mua thanh toán hóa đơn của mình qua ngân hàng và các định chế tài chính khác cho người bán
Quyền sở hữu: chuyển giao thực sự quyền sở hữu từ một tổ chức hay cá nhân khác
Ta có sơ đồ kênh:
Các kênh marketing hàng tiêu dùng
Nhà
sản
xuất
Khách hàng
Người bán lẻ
Người bán lẻ
Người bán sỉ
Người bán lẻ
Người bán sỉ nhỏ
Người bán sỉ
các kênh marketing của tư liệu sản xuất
Người sản xuất
Khách hàng công nghiệp
Người phân phối tư liệu sản xuất
Đại diện của người sản xuất
Chi nhánh tiêu thụ của người sản xuất
Hình 1: các kênh marketing hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất Quản trị marketing, Philip Kotler, sách dịch của Vũ Trọng Hùng.
Kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại
Như chúng ta biết, kênh phân phối đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thỏa mãn tối đa người tiêu dùng tối đa của doanh nghiệp. Nhưng như Phillip McVey nói thì người phân phối hay người trung gian không phải là “một khâu được thuê trong dây xích do người sản xuất rèn ra mà chính là một thị trường độc lập” hay “ Marketing channels are sets of interdependent organizations involved in the process of making a product or service available for use or consumption”chúng tôi tạm dịch đoạn này là các hệ thống marketing là tập hợp các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng cho tiêu dùng
. Vì vậy, người sản xuất không thể điều khiển thị trường độc lập này. Thị trường này hoạt động độc lập với các mục tiêu riêng, lợi nhuận riêng, nhà cung cấp riêng và khách hàng riêng nên đương nhiên là họ cũng chỉ chăm lo cho khoản lợi nhuận mà mình có được nhiều hay ít cũng như nhà sản xuất mà thôi. Đó là lý do mà dễ dàng có những xung đột về lợi ích giữa các mắt xích trong kênh dẫn đến không có sự phối hợp để tăng lợi nhuận và phát triển trên toàn kênh.Vì thế hệ thống phân phối không còn là một dây chuyền mà trong đó khách hàng và nhu cầu của họ là trung tâm nữa. Mà nhu cầu đó cực kì phong phú và biến động hàng ngày nên việc hệ thống phân phối ngày càng thỏa mãn kém hơn nhu cầu của khách hàng là điều dễ hiểu. Kết quả là cuối cùng không những khách hàng mà cả nhà sản xuất và nhà phân phối đều sẽ chịu hậu quả của những xung đột này. Điều này chính là động lực khiến cho người ta nghĩ đến việc tổ chức hệ thống phân phối nhằm giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề phát sinh trong các kênh phân phối. Các kênh phân phối với các hoạt động của các mắt xích riêng lẻ, không đồng bộ, không có thành viên nào có thể kiểm soát các thành viên còn lại gọi là kênh phân phối truyền thống. Còn các hệ thống kênh mới được tổ chức, có sự phối hợp giữa các mắt xích trong kênh nhằm giải quyết các mâu thuẫn và nâng cao năng suất lao động được gọi chung là các kênh phân phối hiện đại để thể hiện sự thay đổi trong nhận thức về cách tổ chức kênh cho phù hợp với sự phát triển. Sự thay đổi này thể hiện sự phát triển, cũng là tất yếu khi các định chế bán sỉ và bán lẻ thay đổi. Điều này cũng đi theo quy luật về sự phát triển, mọi sự vật theo thời gian đều phát triển đi lên. Tuy nhiên các kênh phân phối hiện đại còn chưa thể giải quyết triệt để các vấn đề của kênh phân phối truyền thống nhưng phần nào cũng thể hiện sự phát triển trong tư duy, nhận thức của con người cũng như sự phát triển của các kênh phân phối.
Các dạng cấu trúc tổ chức của kênh phân phối hiện đại
Ra đời với chung một mục đích là hoàn thiện những khiếm khuyết của các kênh phân phối truyền thống, với hy vọng có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhiều hơn những gì đối thủ cạnh tranh có thể, các hệ thống kênh phân phối được tổ chức theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và mong muốn của nhà quản trị cùng doanh nghiệp như thế nào. Sau đây là một số dạng cấu trúc phổ biến vừa phát triển trong thời gian qua.
Hệ thống marketing dọc
Nếu như đối với hệ thống marketing truyền thống thì mỗi thành viên kênh là một bộ phận riêng biệt, việc hoạt động của các thành viên riêng biệt và hoạt động của các thành viên luôn hướng tới tăng tối đa lợi nhuận của mình mà không quan tâm đến việc tăng hay giảm của tổng lợi nhuận của cả kênh vì thế hiệu quả hoạt động của cả kênh sẽ không cao thì ở kênh marketing dọc người ta mong muốn giải quyết được vấn đề này. Hệ thống marketing dọc(VMS-vertical market system) là hệ thống gồm người sản xuất, một hay nhiều người bán sỉ và một hay nhiều người bán lẻ hành động như một thể thống nhất.Trong đó có một thành viên của kênh sở hữu các thành viên khác hay giao đặc quyền cho họ hoặc có đủ sức mạnh để bắt họ phải hợp tác với nhau. 1 Người có sức mạnh chi phối đó có thể là người sản xuất, người bán sỉ hay bán lẻ. Theo đây, bộ phận có sức mạnh lớn nhất trong kênh sẽ chi phối hoạt động của các thành phần khác nhằm tạo ra một kênh hoạt động hiệu quả nhất, giải quyết các mâu thuẫn trong kênh. Ngoài ra hệ thồng kênh VMS cũng tiết kiệm được chi phí nhờ quy mô theo tính kinh tế theo quy mô. Đó cũng là lý do mà VMS trở nên rât thịnh hành tại thị trường Hoa Kỳ đến khoảng 70-80%. Cũng bởi cách tổ chức này có khả năng tạo ra những hệ thống kênh marketing hoạt động hiệu quả, có sức cạnh tranh cao làm cho các kênh đơn lẻ dần mất vị thế của mình và phải liên kết với nhau để đứng vững trong cuộc đua thảo mãn nhiều nhất cho người tiêu dùng và tiết kiệm chi phí. Có 3 loại VMS chủ yếu: VMS của công ty, VMS có quản lý và VMS hợp đồng.
VMS của công ty kết hợp những giai đoạn tiếp theo của sản xuất và phân phối trong một nhất thể theo chiều dọc dưới một quyền sở hữu duy nhất. Việc nhất thể hóa dọc được ưa thích tại các công ty mong muốn có sự kiểm soát chặt các kênh.
Đây là một hình thức cũng khá điển hình của các nhà hàng ăn. Ở Việt Nam thì Phở 24 là một thương hiệu khá phổ biến theo phương thức này. Công ty mở liên tiếp các chuỗi cửa hàng cung ứng của riêng công ty tại các thành phố lớn, đến tháng 7 năm 2011 đã lên đến 53 cửa hàng.
VMS quản lý phối hợp giữa các giai đoạn sản xuất và phân phối kế tiếp nhau thông qua quyền sỏ hữu chung, mà thông qua quy mô và năng lực của mỗi bên. Các hãng lớn như unilever, P&G,… mới có đủ khử năng tạo ra sự hợp tác bất thường đối với bên cung ứng.
VMS hợp đồng gồm những công ty độc lập phối hợp với nhau ở các cấp sản xuất và phân phối khác nhau hợp nhất những chương trình của mình trên cơ sỏ hợp đồng để đạt được mức tiết kiệm hay tiêu thụ lớn hơn so với khả năng họ có thể đạt được khi hoạt động riêng. VMS theo hợp đồng có 3 kiểu:
Hệ thống liên kết tự nguyện được người bán sỉ bảo trợ ở đây người bán sỉ tổ chức ra các hệ thống cửa hàng liên kết tự nguyện cho nguồi bán lẻ độc lập để giúp họ cạnh tranh với các tổ chức lớn
Hợp tác xã của những người bán lẻ người bán lẻ có thể chủ động liên kết với nhau để tạo thành một hợp tác xã. Các xã viên sẽ mua hàng qua hợp tác xã và lợi nhuận sẽ chia cho xã viên.
Tổ chức đặc quyền một thành viên của kênh được gọi là người cấp đặc quyền có thể liên kết với một số giai đoạn kế tiếp của quá trình phân phối thông qua việc cấp đặc quyền
Hoạt động cấp đặc quyền khá là phổ biến. Các công ty lớn như Mc dolnald’s hay KFC. Phở 24 cũng thực hiện việc cấp đặc quyền trong và ngoài nước với mục đích mở rộng mạng lưới kinh doanh. Các tổ chức cấp đặc quyền thường yêu cầu một số nguyên tắc nhất định phải được giữ nguyên thể hiện bản sắc của tổ chức cấp đặc quyền kinh doanh.
1.2.2 Hệ thống marketing ngang
Là hiện tượng hai hay nhiều công ty không liên quan đến nhau sẵn sàng kết hợp với nhau về nguồn lực hay các chương trình nhằm khai thác một cơ hội marketing mới xuất hiện. Mà từng công ty thì không đủ nguồn lực nên họ hợp tác với nhau tạm thời hay vĩnh viễn để gia tăng nguồn lực và sức cạnh tranh.
1.2.3 Hệ thống marketing đa kênh
Nếu như trước kia người ta chỉ bán hàng cho một thị trường thông qua một kênh duy nhất thì ngày nay với sự phát triển của các nhóm khách hàng và tình hình cạnh tranh cũng gay gắt hơn thì người ta nghĩ đến marketing đa kênh. Ba lợi ích quan trọng của marketing đa kênh là tăng phạm vi bao quát thị trường, giảm chi phí của kênh và tăng tiêu thụ theo ý khách hàng.
Tất nhiên thì marketing đa kênh cũng tiềm ẩn nhưng khả năng gây mâu thuẫn giữa các thành viên kênh. Ví dụ đối với Phở 24, vừa có các của hang của công ty và các cửa hàng cấp đặc quyền, như vậy quyền lợi giữa các cửa hàng này sẽ khác nhau gây ra mâu thuẫn kênh dễ dàng.
Như vậy, qua các thời ký phát triển của nền kinh tế cũng như nhu cầu của khách hàng và tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì người ta càng nghĩ ra nhiều cách hơn để hoàn thiện hệ thồng kênh marketing để thỏa mãn khách hàng nhiều nhất, và nhiều hơn đối thủ cạnh tranh với chi phí là thấp hơn. Các dạng cấu trúc mới đã được đưa ra nhưng còn chưa giải quyết hết được các vẫn đề, tuy nhiên điều quan trọng là các hệ thống đó vẫn còn đang hoàn thiện và phát triển hơn nữa.
Chương 2: Thực trạng các kênh phân phối hiện đại của ngành xuất bản hiện nay ở nước ta và định hướng phát triển kênh phân phối hiện đại
2.1.Khái lược ngành xuất bản ở Việt Nam và đặc điểm
2.1.1 Khái lược về ngành xuất bản ở Việt Nam
- Khái niệm: “Publishing is the process of production and dissemination of literature or information — the activity of making information available to the general public. In some cases, authors may be their own publishers, meaning: originators and developers of content also provide media to deliver and display the content for the same” (Wikipedia)
Ta có thể hiểu: “ Xuất bản là quá trình sản xuất và phổ biến của văn học hoặc thông tin- hoạt động đưa thông tin có sẵn cho công chúng biết. Trong một số trường hợp, tác giả có thể là các nhà xuất bản riêng của họ, có nghĩa là họ là người khởi tạo và phát triển nội dung cũng như cung cấp phương tiện truyền thông để hiển thị nội dung đó”
Theo truyền thống, thuật ngữ này nói đến sự phân bố của các tác phẩm in như sách (cuốn sách thương mại ") và báo chí . Với sự ra đời của các hệ thống thông tin kỹ thuật số và Internet, phạm vi xuất bản đã mở rộng bao gồm các tài nguyên điện tử, chẳng hạn như các phiên bản điện tử của cuốn sách và tạp chí, cũng như các trang web, blog, trò chơi …
Tuy nhiên chúng tôi đề cập đến ở đây là các nhà xuất bản với chức năng phổ biến , in ấn sách giấy. Các loại nhà xuất bản hoạt động thực sự để tạo ra các loại sách bán trên thị trường.
Các giai đoạn xuất bản
Xuất bản bao gồm các giai đoạn phát triển, biên tập bản thảo, mua lại, thiết kế đồ họa, sản xuất - in ấn, và tiếp thị và phân phối các báo, tạp chí, sách, tác phẩm văn học , tác phẩm âm nhạc , phần mềm và các công trình xử lý thông tin, bao gồm cả các phương tiện truyền thông điện tử….
Chấp nhận và đàm phán
Một khi tác phẩm được chấp nhận, biên tập viên vận hành đàm phán mua quyền sở hữu trí tuệ và đồng ý trả tiền bản quyền theo tỷ lệ
Giai đoạn sản xuất
Giai đoạn này bao gồm nhiều quá trình thống nhất và phối hợp chặt chẽ để đưa ra những sản phẩm tốt nhất. Gồm các công đoạn như: giai đoạn biên tập, giai đoạn thiết kế, giai đoạn bán hàng và tiếp thị
Giai đoạn in ấn: khi việc chỉnh sửa và thiết kế đã hoàn thành, giai đoạn in ấn bắt đầu
Phân phối
Giai đoạn cuối cùng trong ấn phẩm là làm cho các sản phẩm có sẵn trong công chúng, thường là bằng cách cung cấp để bán. Giai đoạn này là giai đoạn có tính chất quan trọng, quyết định rất nhiều tới sự tồn tại của các ấn phẩm đối với công chúng.
2.1.2 Đặc điểm của ngành xuất bản ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đang từng bước hội nhập và phát triển nhanh về mọi mặt vì thế các loại internet, e-book,… cũng dần được ưa chuộng hơn và đó cũng trở thành một thách thức cho ngành xuất bản sách. Khi các loại máy tính, laptop, máy tính bảng,.. cang phổ biến hơn thì các loại e-book càng trở thành phổ biến hơn, tiện lợi hơn và rẻ hơn. Sách không còn là cách duy nhất để tiếp cận tri thức như trước nữa mà trở thà