Quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ trải qua những biến đổi lớn: các xí nghiệp quốc doanh tiến hành sắp xếp lại, chuyển sang hạch toán kinh tế toàn phần, xoá bỏ tình trạng “lãi giả lỗ thật”, tính toán hiệu quả thực sự để bảo đảm sự tồn tại của xí nghiệp mình.; các bộ, các cơ quan Nhà nước. cũng tiến hành sắp xếp lại sao cho có hiệu quả nhất.
53 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp với vấn đề dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã, đang và sẽ trải qua những biến đổi lớn: các xí nghiệp quốc doanh tiến hành sắp xếp lại, chuyển sang hạch toán kinh tế toàn phần, xoá bỏ tình trạng “lãi giả lỗ thật”, tính toán hiệu quả thực sự để bảo đảm sự tồn tại của xí nghiệp mình...; các bộ, các cơ quan Nhà nước... cũng tiến hành sắp xếp lại sao cho có hiệu quả nhất. Những sắp xếp đó là cần thiết và đương nhiên sẽ làm cho một số lớn cán bộ công nhân viên dôi ra, thêm vào đó tốc độ phát triển dân số trong những năm trước cao nên nguồn lao động hiện nay vẫn tăng nhanh làm cho số người bước vào tuổi lao động hàng năm vẫn lớn; tư tưởng chỉ muốn làm việc trong khu vực Nhà nước vẫn còn nặng nề trong mỗi người lao động. Trong khi đó giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động lại là một trong những nhiệm vụ và nội dung quan trọng nhất của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
Vì vậy giải quyết việc làm là một vấn đề hết sức khó khăn, nhất là đối với lực lượng lao động dư thừa khi cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Việc định hướng cho một giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động sau khi rời khỏi doanh nghiệp nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, mang tính chất chiến lược. Hơn nữa việc thực hiện đề tài này cũng là nhằm bước đầu tiếp cận với một vấn đề có ý nghĩa thiết thực mà công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đòi hỏi ngày một cao ở nước ta hiện nay.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Một số lý luận về vấn đề lao động, việc làm, dư thừa lao động và nhu cầu việc làm của người lao động sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.
Phân tích đề xuất một số hướng nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động dôi dư sau khi nghỉ việc do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước.
Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài có 3 phần lớn.
Chương 1 : Chuyển đổi kinh tế theo hướng thị trường với vấn đề phân công lại lao động ở Việt Nam.
Chương 2 : Phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp với vấn đề dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
Chương 3 : Khả năng tìm việc làm của lao động đôi dư sau khi sắp xếp lại DNNN nhìn từ kết quả hồi qui, ước lượng mô hình.
Được sự giúp đỡ của thầy cô giáo cùng với kiến thức của các môn chuyên ngành em đã học, và sử dụng phân tích tệp số liệu “ Điều tra người lao động dôi dư được nhận trợ cấp theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ” của dự án hỗ trợ kỹ thuật quĩ lao động dôi dư, để xây dựng các mô hình ước lượng mức độ ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố liên quan đến khả năng tìm việc làm của người lao động sau khi nghỉ việc do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước .
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Cao Xuân Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Các anh chị, đặc biệt là cô Phạm Thị Là và chị Nguyễn Thị Hải Vân ở Vụ lao động - việc làm - Bộ lao động - Thương binh và Xã hội đã giúp đỡ tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thành bài viết này.
Mặc dù vậy, do trình độ và thời gian có hạn nên chuyên đề thực tập của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo thêm của thầy, cô giáo và các bạn đồng học.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, tháng 5 năm 2004
Mục Lục
Trang
Lời nói đầu 1
Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài
Chương 1
Chuyển đổi kinh tế theo hướng thị trường với vấn đề
Phân công lại lao động ở Việt Nam. 6
1 - Tình hình lao động và việc làm ở nước ta trong quá khứ 6
2 - Đổi mới kinh tế với vấn đề lao động, việc làm theo hướng
thị trường 7
3 - Hiện trạng việc làm – thất nghiệp ở Việt Nam 11
4 - Quan điểm và biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động 14
4.1. Một số quan điểm về giải quyết việc làm cho người lao động 14
4.2. Một số biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động 15
Chương 2
Phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp với vấn đề
dư thừa lao động trong các doanh nghiệp nhà nước 18
1 - Lao động và việc làm trong quá trình đổi mới doanh nghiệp
Nhà nước 18
2 - Dư thừa lao động trong quá trình phát triển kinh tế và sắp xếp
lại doanh nghiệp Nhà nước 21
3 - Các biện pháp chủ yếu để giải quyết dư thừa lao động trong
các doanh nghiệp Nhà nước 25
Chương 3
Khả năng tìm việc làm của lao động đôi dư sau khi sắp xếp lại DNNN nhìn từ kết quả hồi qui, ước lượng mô hình. 29
1 - Lao động nghỉ chờ việc không sắp xếp được việc làm trong
các doanh nghiệp 29
2 - Lao động nghỉ chờ việc được gọi trở lại làm việc 32
3 - Khả năng tìm việc làm của lao động dôi dư sau khi sắp xếp
lại DNNN nhìn từ kết quả hồi qui, ước lượng mô hình 35
4 - Đề xuất hướng giải quyết 49
Kết luận 52
Danh mục tài liệu tham khảo 53
Chương 1
Chuyển đổi kinh tế theo hướng thị trường với vấn đề Phân công lại lao động ở việt nam
1. Tình hình lao động và việc làm ở nước ta trong quá khứ
Việt Nam là một trong số mười hai nước đông dân nhất thế giới, dân số Việt Nam phát triển tương đối nhanh. Dân đông nhưng lại phân bố không đồng đều giữa các vùng. Vùng đồng bằng đô thị chỉ chiếm 20% diện tích tự nhiên, nhưng tập trung tới 80% dân số, còn vùng trung du miền núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, nhưng chỉ có 20% dân số. Dân số phát triển nhanh là cơ sở hình thành nguồn lao động ở mức độ cao và trở thành sức ép rất lớn về kinh tế - xã hội. Số người chưa có việc làm toàn phần tập trung ở khu vực thành thị (60-70 vạn người). ở nông thôn, về cơ bản không có thất nghiệp hoàn toàn, nhưng nổi lên vấn đề đáng quan tâm là thiếu việc làm, đồng thời việc làm đó kém hiệu quả, thu nhập thấp và đời sống nhìn chung còn nhiều khó khăn. Theo tính toán, ở nông thôn còn 1/3 quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng hết, quy ra tương đương 5 triệu người. Trong khu vực Nhà nước cũng có tình hình tương tự, số lao động không có nhu cầu sử dụng là rất lớn, chiếm khoảng 25-30%, thậm chí có nơi tới 40-50% tổng số lao động.
Nguyên nhân chủ yếu là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, nền kinh tế phi hàng hoá nhất loạt theo sắp xếp của một kế hoạch cứng nhắc từ trung ương. Chỉ khuyến khích hai thành phần kinh tế XHCN (quốc doanh và hợp tác xã) và đòi sớm loại trừ các thành phần kinh tế phi XHCN, muốn chỉ còn 2 giai cấp: Công nhân và nông dân tập thể. Về mặt lao động thì thúc đẩy mọi người lao động hoặc vào khu vực quốc doanh hoặc vào khu vực HTX, hạn chế tự do làm ăn, sợ nẩy sinh CNTB, không coi trọng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa, dẫn đến sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội hướng vào phát triển những ngành công nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động, dẫn đến hạn chế khả năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác; chức năng Nhà nước trong việc tổ chức lao động, giải quyết việc làm cho xã hội chưa được phát huy đầy đủ.
Từ sai lầm trên, chúng ta đã thiết kế một hệ thống chính sách và cơ chế không hướng vào sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết việc làm, dẫn đến xu hướng “Nhà nước hoá”, “quốc doanh hoá” việc làm, hạn chế tự do tự tạo và tự kiếm việc làm.
Hệ thống đào tạo phục vụ chủ yếu cho cơ chế bao cấp, đào tạo theo kế hoạch Nhà nước và phân phối chủ yếu cho khu vực Nhà nước, đào tạo chưa gắn chặt với sản xuất, với việc làm, số đông người được đào tạo không biết làm ăn, sản xuất kinh doanh.
Trong xã hội hình thành tâm lý phổ biến đổ xô vào biên chế Nhà nước, ỷ lại vào sự phân công sắp đặt của Nhà nước, người lao động ít tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình, hạn chế tính sáng tạo trong tìm kiếm việc làm. Vì vậy mà không khai thác được ở mức tối đa mọi tiềm năng kinh tế của đất nước cho sản xuất kinh doanh. Về thực chất là bóp chết thị trường lao động, kìm hãm sản xuất hàng hoá phát triển.
2. Đổi mới kinh tế với vấn đề lao động, việc làm theo hướng thị trường
Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập vào Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986 với hàng loạt các chính sách như phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư nước ngoài, các cải cách kinh tế vĩ mô như giảm thiểu bao cấp, cải cách ngân hàng, tách ngân hàng thương mại khỏi ngân hàng nhà nước vv...
Nhờ thực hiện các chính sách đổi mới này, không những nền kinh tế nhiều thành phần đã dần dần được hình thành, mà cơ cấu các thành phần kinh tế đã có sự chuyển đổi, kể cả việc chuyển đổi cơ cấu các khu vực kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Sau 15 năm đổi mới, từ một nền kinh tế với 2 thành phần là quốc doanh và tập thể, Việt Nam đã chuyển sang kinh tế nhiều thành phần gồm kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể và tư nhân, kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài. Nếu như năm 1990 cơ cấu tương ứng của 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là 22,7%; 38,7% và 38,6% thì đến năm 2000 cơ cấu của các khu vực này là 33,3%; 24,5% và 42,2%.
Sự chuyển đổi về cơ cấu thành phần cũng như cơ cấu khu vực kinh tế là yếu tố quan trọng tác động đến sự chuyển dịch về cơ cấu lao động và việc làm. Năm 1999 Việt Nam có khoảng 39 triệu người trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động kinh tế, trong đó có khoảng 67,76% làm việc trong khu vực nông nghiệp, 12,93% trong khu vực công nghiệp và 19,31% trong khu vực dịch vụ. Tuy nhiên sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế diễn ra chậm và chưa có sự cải thiện đáng kể về tạo việc làm mới trong khu vực công nghiệp, dịch vụ.
Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian tương đối dài, nhưng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm cùng với sự giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 2-3 năm gần đây, trong khi số người đến tuổi lao động hàng năm khoảng 1,2-1,3 triệu người, nên vấn đề lao động và việc làm vẫn còn là một trong các vấn đề trọng tâm của đổi mới. Việc đổi mới kinh tế cần đặt trong mối quan hệ qua lại với giải quyết lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực, mà trọng tâm là giải quyết hàng loạt các vấn đề sau:
Thứ nhất, tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động đang ngày càng trở nên bức xúc, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Do tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm, và do đó sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ còn rất chậm.
Thứ hai, đổi mới kinh tế không chỉ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động giữa 3 khu vực kinh tế như nêu trên mà đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) luôn được đặt ở vị trí ưu tiên hàng đầu, liên tục diễn ra việc cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước và giải quyết các vấn đề về lao động, việc làm trong khu vực DNNN. Việc cơ cấu lại khu vực kinh tế nhà nước một mặt đòi hỏi cơ cấu lại lao động dôi dư trong khu vực DNNN, mặt khác phải chú trọng hơn đến phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới của DNNN. Bằng việc cổ phần hoá các doanh nghiệp đã huy động được một nguồn vốn lớn ngoài xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ ba, 15 năm đổi mới cũng là 15 năm thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế. Một mặt, việc mở cửa và hội nhập đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, nâng cao trình độ tay nghề và đổi mới phong cách làm việc cho đội ngũ lao động. Nhưng đồng thời, mở cửa và hội nhập cũng là nhân tố dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực kinh tế. Hiện nay đã có một bộ phận lao động không nhỏ khoảng 27 vạn người làm việc trực tiếp trong khu vực doanh nghiệp mới và thu hút hàng chục vạn lao động khác có liên quan tới khu vực này có công ăn việc làm. Mặt khác, hội nhập (với ý nghĩa đầy đủ của nó là thực hiện các cam kết về cắt giảm bảo hộ thông qua hàng rào thuế quan, tự do hoá đầu tư, di chuyển lao động vv...) sẽ đặt ra những thách thức rất lớn không chỉ với việc cơ cấu lại lao động giữa các khu vực kinh tế và giữa các doanh nghiệp do điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và cơ cấu đầu tư, mà còn đối phó với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài và có thể dẫn đến tình trạng thu hẹp sản xuất, phá sản và thất nghiệp gia tăng nếu các doanh nghiệp có người lao động Việt Nam làm việc không có khả năng cạnh tranh. Điều đó đặt ra yêu cầu rất lớn với việc đào tạo lại, đào tạo mới và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Thứ tư, hiện nay lực lượng lao động của nước ta được phân bổ ở 3 khu vực chính là khu vực hành chính sự nghiệp, khu vực doanh nghiệp và khu vực phi doanh nghiệp, bên cạnh một bộ phận lao động được xuất khẩu sang làm việc ở nước ngoài. Việc cơ cấu lại bộ máy nhà nước sẽ làm cho một bộ phận lao động ở khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực doanh nghiệp giảm. Bộ phận lao động phi doanh nghiệp chủ yếu ở khu vực nông nghiệp và các hộ gia đình. Nhưng do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên lao động trong nông nghiệp sẽ giảm dần.
Thứ năm, nền kinh tế hiện nay đang được chuyển hướng sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy việc tăng trưởng kinh tế phải đi liền với phát triển kinh tế, tăng trưởng để làm tiền đề cho phát triển, đảm bảo về mặt xã hội cho người lao động, trong đó quan trọng là vấn đề đảm bảo việc làm, nhưng không chỉ cho số lao động dôi dư trong khu vực DNNN mà cần quan tâm hơn đến lao động thiếu việc làm ở khu vực phi doanh nghiệp và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Thứ sáu, do tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước từ năm 1997 đến nay có xu hướng giảm nên ảnh hưởng đến việc chi cho giải quyết lao động dôi dư trong khu vực DNNN, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năm 1997 tốc độ tăng thu ngân sách chỉ đạt 5,3%, lần đầu tiên thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ năm 1993. Năm 1998 là năm liên tiếp thứ hai có mức tăng thu ngân sách thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế. Tổng thu trên GDP đã giảm dần từ 22,9% năm 1996 xuống 20,5% năm 1997 và 18,7% năm 1999. Tỷ trọng thu từ DNNN (nếu loại trừ thu thuế xuất nhập khẩu) so với tổng thu ngân sách giảm liên tục từ 41,5% năm 1996 xuống khoảng 39,3% năm 1999 và từ chỗ thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 9,8% GDP năm 1995 xuống khoảng 7% GDP năm 1999. Nguyên nhân cơ bản của xu hướng giảm tỷ lệ thu ngân sách nhà nước là do tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói riêng bị sút giảm, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực.
3. Hiện trạng việc làm - thất nghiệp ở Việt Nam
Số lao động có việc làm trong nền kinh tế tại thời điểm 1/7 hàng năm ngày càng tăng. Năm 1996 mới có 33.760 nghìn người có việc làm, đến năm 1998 đã tăng lên 35.232 nghìn người có việc làm và lên 36.710 nghìn người có việc làm vào năm 2000, mỗi năm tăng từ 726 nghìn đến 739 nghìn người có việc làm.
Năm 2001, số người đủ tuổi hoạt động kinh tế thường xuyên đã lên tới 39.498 nghìn người, tăng nhiều so với các năm trước đây.
Trong số những người có việc làm nói trên, số người có việc làm mới tạo ra hàng năm tăng nhanh, từ 863 nghìn người mỗi năm trong giai đoạn 1991-1995 lên 1,2 triệu người mỗi năm trong giai đoạn 1996-2000; tăng trưởng việc làm bình quân là 2,9%/năm.
Cùng với tăng số người có việc làm, cơ cấu việc làm theo ngành cũng thay đổi. Nếu tổng số việc làm là 100% thì các nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 69%, xây dựng - công nghiệp là 10,9% và dịch vụ là 20,1% trong năm 1996. Đến năm 2001 số lượng của các ngành trên là 60,5%; 14,4% và 25,1%. Như vậy, tỉ trọng việc làm trong nông - lâm - ngư nghiệp đã giảm đi 8,5% và việc làm trong công nghiệp - xây dựng - dịch vụ đã tăng lên tương ứng 8,5%.
Theo thành phần kinh tế, trong giai đoạn 1996-2001 mỗi năm tăng thêm 159 nghìn người làm việc ở khu vực Nhà nước, 510 nghìn người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước và tăng thêm 56 nghìn người làm việc ở khu vực có vốn đầu nước ngoài. Xét về số tương đối, lao động trong khu vực Nhà nước do cải cách hành chính và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước đã giảm từ 14,7% năm 1991 xuống còn 9% năm 2000; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã sử dụng được gần 1% lực lượng lao động.
Về cơ cấu số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên chia theo thành phần kinh tế toàn quốc, theo điều tra ngày 1/7/2001 như sau: khu vực Nhà nước: 10,01%; khu vực tập thể: 16,31%; khu vực tư nhân: 2,78%; khu vực cá thể: 69,11%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: 0,09%; khu vực hỗn hợp: 0,08%. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị vẫn còn cao. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm vào ngày 1/7 hàng năm, trong giai đoạn 1996-2000, tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực thành thị của cả nước, năm thấp nhất là 5,88% (1996), năm cao nhất là 7,40% (1999), có nơi tỉ lệ này đã lên tới 10,3% năm 1999 như ở Hà Nội (Bảng 1).
Bảng 1: Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị. Đơn vị tính: %
Năm
Tỉ lệ
Nơi cao nhất: Hà Nội
1996
1998
1999
2000
2001
5,88
6,85
7,40
6,44
6,28
7,71
9,09
10,31
7,95
7,39
Nguồn: Niên giám thống kê 2001, tr47
ở nông thôn, tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên mới đạt trên 70%. Năm cao nhất cả nước đạt 74,37% (2001), năm thấp nhất đạt 71,13% (1998) (Xem bảng 2). Trong số những người thất nghiệp, thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn, số thanh niên mới bước vào độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó giải quyết việc làm cho họ là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Bảng 2: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân số hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực nông thôn. Đơn vị tính: %
Năm
Tỉ lệ
Vùng cao nhất
1996
1998
1999
2000
2001
72,11
71,13
73,49
73,86
74,36
Đông Bắc, Tây Bắc: 79,01
Tây Nguyên: 77,23
Tây Nguyên: 78,65
Tây nguyên: 76,74
Tây Nguyên: 77,16
Nguồn: Niên giám Thống kê 2001, tr48
Những tồn tại trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, sản xuất chưa phát triển mạnh mẽ và toàn diện. ở nông thôn, thời gian qua so với trước đây tuy sản xuất nông nghiệp đã phát triển, tạo ra nhiều nông sản phẩm cho sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu song nhìn chung ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm... Vì vậy số lao động thu hút chưa nhiều, chưa vững chắc.
ở thành thị, tuy cơ chế, chính sách của Nhà nước có nhiều đổi mới song sản xuất công nghiệp thương mại - dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ, do khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất - kinh doanh, khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế...Vì vậy, số lao động được thu hút chưa nhiều.
Thứ hai, số người tham gia xuất khẩu chưa nhiều. Số lao động xuất khẩu hàng năm tuy đã tăng từ hơn 1 nghìn người năm 1991 lên 37 nghìn người năm 2001, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước nói chung, của người lao động nói riêng. Nguyên nhân là do chất lượng lao động xuất khẩu chưa đảm bảo, công tác nghiên cứu, khai thác thị trường, công tác tổ chức quản lý lao động ở nước ngoài còn lúng túng...
Thứ ba, về chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Chất lượng lao động tuy từng bước được nâng cao, tỉ lệ lao động được đào tạo tăng từ 10% năm 1996 lên 20% năm 2000, trong đó đào tạo nghề khoảng 13,4%, song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nhất là ở các nghề mới xuất hiện trong các năm gần đây thuộc các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ. Điều này xảy ra ở các cơ sở sản xuất của các thành phần kinh tế, dễ nhận thấy nhất là ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, sự gia tăng nguồn lao động. Do tốc độ tăng nguồn lao động còn lớn (2,1%/năm), dân số trong độ tuổi lao động tăng hàng năm trên 1 triệu người, chưa kể số lao động chưa có việc làm của các năm trước chuyển sang, trong khi khả năng thu hút lao động hàng năm chưa đạt được mức đó nên xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm. Ngoài ra, việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước cũng khiến cho l