Đề tài Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn Bắc Ninh

Đô thị hóa là một trong những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương, một vùng hoặc một quốc gia. Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ đô thị hóa ở các thành phố, thị trấn, thị tứ diễn ra rất nhanh. Ở các khu vực này, các trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, y tế, tài chính . đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến việc tập trung dân cư, hình thành các thị trấn, thị tứ và đô thị.

doc127 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1692 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đô thị hóa là một trong những biểu hiện của sự phát triển kinh tế, xã hội của một địa phương, một vùng hoặc một quốc gia. Kể từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tốc độ đô thị hóa ở các thành phố, thị trấn, thị tứ diễn ra rất nhanh. Ở các khu vực này, các trung tâm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, y tế, tài chính ... đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến việc tập trung dân cư, hình thành các thị trấn, thị tứ và đô thị. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn có tầm quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, vấn đề phát triển kinh tế nông thôn là cần thiết và có vai trò quan trọng nhằm đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng thuần nông, tự cấp, tự túc, phát triển thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Và một trong những nội dung trọng tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay là khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống trong khu vực nông thôn, góp phần thu hút lao động dôi dư, giải quyết việc làm, đồng thời nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Từ đó giảm được làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị, khơi dậy tiềm năng vốn có của địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Cùng với công cuộc “đổi mới” của tỉnh, những năm qua Từ Sơn luôn là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Đóng góp không nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của huyện là các ngành nghề thủ công nghiệp (TCN), ở đó làng nghề truyền thống đóng vai trò nòng cốt. Các làng nghề truyền thống chủ yếu ở Từ Sơn là sản xuất sắt thép, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, dệt... Sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã thu hút hàng vạn lao động tại địa phương, góp phần đáng kể vào giải quyết lao động dư thừa và thiếu việc làm trong nông thôn, nâng cao mức sống cho người dân, góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nằm cận kề giữa hai thành phố là Hà Nội và Bắc Ninh, huyện Từ Sơn có tốc độ đô thị hóa khá nhanh và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân càng sung túc, ổn định. Đây cũng là điều kiện tốt cho các làng nghề truyền thống có thể tiếp cận, tăng khả năng thích ứng với các hoạt động của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh cũng làm khó khăn trong việc đáp ứng cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, nảy sinh các vấn đề xã hội ... Vì vậy cùng với quá trình đô thị hóa, đòi hỏi phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Từ Sơn phải có những giải pháp, định hướng phù hợp, vừa đẩy nhanh quá trình đô thị hóa nhưng vẫn đảm bảo cho các làng nghề truyền thống được bảo tồn, phát triển. Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đô thị hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó đưa ra định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn Huyện. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống và quá trình đô thị hóa. - Đánh giá thực trạng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn - Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa trong những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu phát triển của các làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa trên địa huyện Từ Sơn. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng đô thị hóa và phát triển làng nghề truyền thống về tổ chức, quản lý, sản xuất, tình hình sử dụng lao động, đất đai, tác động môi trường ... của các làng nghề truyền thống trong quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Sơn. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn đang gặp phải từ các làng nghề truyền thống để đưa ra các định hướng và giải pháp phát triển phù hợp trong quá trình đô thị hóa. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu 3 làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện: Làng nghề mộc mỹ nghệ Đồng Kỵ, làng nghề dệt Hồi Quan và làng nghề sắt thép Đa Hội. - Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm 1999-2006 và số liệu điều tra năm 2006. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về phát triển làng nghề truyền thống 2.1.1 Một số khái niệm 2.1.1.1 Nghề truyền thống Nghề truyền thống ở nước ta rất phong phú, đa dạng, đã hình thành và tồn tại hàng trăm năm, tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng trong nước và thế giới như gốm Bát Tràng, nghề chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình), nghề dệt tơ lụa Hà Đông ... Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ đã khiến cho việc sản xuất các sản phẩm có tính truyền thống được hỗ trợ bởi quy trình công nghệ mới với nhiều loại nguyên liệu mới. Do vậy khái niệm nghề truyền thống đã được nghiên cứu và mở rộng hơn và có thể hiểu như sau: “Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác còn tồn tại đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm của nó vẫn thể hiện những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc” [34]. * Phân loại nghề truyền thống + Phân biệt theo trình độ kỹ thuật - Loại nghề có kỹ thuật giản đơn: đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, làm gạch, nung vôi. Sản phẩm của những nghề này có tính chất thông dụng, rất phù hợp với một nền kinh tế tự cấp, tự túc. - Loại nghề có kỹ thuật phức tạp: kim hoàn, đúc đồng, làm gốm, khảm gỗ, dệt lụa ... Các nghề này không chỉ có kỹ thuật, công nghệ phức tạp mà còn đòi hỏi ở người thợ sự sáng tạo và khéo léo. + Phân loại theo tính chất kinh tế: - Loại nghề phụ thuộc vào nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, sản phẩm ít mang tính chất hàng hóa, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ như sản xuất nông cụ như cày, bừa, liềm, hái. - Loại nghề mà hoạt động độc lập với quá trình sản xuất nông nghiệp, sản phẩm của nó thể hiện một trình độ nhất định của sự tách biệt thủ công nghiệp với nông nghiệp, của tài năng sáng tạo và khéo léo của người thợ, tiêu biểu là các sản phẩm nghề dệt, gốm, kim hoàn ... 2.1.1.2 Làng nghề Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề, theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì: Làng nghề (như làng gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng, Hương Canh ... làng giấy vùng Bưởi, Dương Ổ ... làng rèn sắt Canh Diễn, Phù Dực, Đa Hội ...) là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, ông phó cả ... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trình công nghệ nhất định sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ, trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu “dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ” trở thành văn hóa dân gian [4]. Theo tác giả Bùi Văn Vượng thì “Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình ...” [33]. Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ở nông thôn Việt Nam [29]. Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế-xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa” [30]. * Phân loại làng nghề + Phân loại theo số lượng nghề - Làng một nghề: Là những làng ngoài nghề nông ra chỉ có một nghề thủ công duy nhất. - Làng nhiều nghề: là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số hoặc nhiều nghề khác. + Phân theo tính chất nghề - Làng nghề truyền thống: là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay. - Làng nghề mới: Là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống hoặc được du nhập từ các địa phương khác. 2.1.1.3 Làng nghề truyền thống Trong làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề. Song sự truyền nghề này luôn có sự tiếp thu những cải tiến, sáng tạo làm cho sản phẩm của mình có những nét độc đáo riêng so với sản phẩm của người khác, làng khác. Qua khái niệm nghề truyền thống và làng nghề được trình bày ở trên thì làng nghề truyền thống trước hết là làng nghề được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc [34]. * Phân loại làng nghề truyền thống - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như: gốm, sứ, dệt tơ tằm, chạm khắc gỗ, đá, thêu ren ... - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và đời sống như: rèn, mộc, nề, đúc đồng, nhôm, gang sản xuất vật liệu xây dựng ... - Làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng cho nhu cầu thông thường như: dệt vải, dệt chiếu cói, làm nón, may mặc ... - Làng nghề truyền thống chuyên chế biến lương thực, thực phẩm như: xay xát, làm bún, chế biến hải sản ... 2.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống 2.1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm + Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ - Đặc điểm, đặc trưng đầu tiên của nghề thủ công truyền thống là kỹ thuật thủ công mang tính truyền thống và bí quyết dòng họ. Công cụ sản xuất chủ yếu là thô sơ do chính người thợ thủ công chế tạo ra. - Công nghệ truyền thống không thể thay hoàn toàn bằng công nghệ hiện đại mà chỉ có thể thay ở một số khâu, công đoạn nhất định. Đây là một trong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản phẩm. - Kỹ thuật công nghệ trong các làng nghề truyền thống hầu hết là thô sơ, lạc hậu. - Thông qua sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, đã tạo ra sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất. + Đặc điểm về sản phẩm - Sản phẩm làng nghề truyền thống rất đa dạng và phong phú, nó có thể được sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đơn chiếc. Việc sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hoặc vừa. Bên cạnh đó, sản phẩm mang tính đơn chiếc thường là sản phẩm mỹ nghệ cao cấp, bởi những nét hoa văn, những phần tinh của chúng luôn được cải biến thêm thắt nhằm thu hút sự thưởng thức của những người sành chơi. Nhìn chung, trong sản phẩm của làng nghề truyền thống vẫn tồn đọng những hao phí lao động sống, đó là lao động thủ công của con người. - Sản phẩm của làng nghề truyền thống bao gồm nhiều chủng loại như sản phẩm là tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt và các sản phẩm nghệ thuật. Sản phẩm không chỉ đáp ứng các nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, chạm trổ, thêu ren, dệt tơ tằm ... đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và ngày càng được ưu chuộng. 2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội + Đặc điểm về lao động - Đặc điểm nổi bật trong các làng nghề truyền thống là sử dụng lao động thủ công là chính. - Lao động trong làng nghề truyền thống có nhiều loại hình và nhiều trình độ khác nhau. Trong đó nghệ nhân đóng vai trò quan trọng, được coi là nòng cốt của quá trình sản xuất và sáng tạo sản phẩm. - Việc dạy nghề theo phương thức truyền nghề từ đời này sang đời khác, tuy nhiên việc đào tạo nghề hiện nay có sự kết hợp với phương thức mới, mở ra các trường, lớp đào tạo nghề nhưng đồng thời vừa học, vừa làm, có sự truyền nghề của các nghệ nhân, thợ cả đối với thợ phụ, thợ học việc. + Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống được hình thành từ nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng thường được phân chia thành các nhóm sau: - Sản phẩm tiêu dùng dân dụng: Được tiêu dùng khá phổ biến ở các tầng lớp dân cư. Đối với loại sản phẩm này, tiền công lao động thấp nên giá thành sản phẩm thấp, sản phẩm phù hợp với khả năng kinh tế, tâm lý và thói quen của đa số người tiêu dùng. - Sản phẩm mỹ nghệ cao cấp: Khi cuộc sống nâng cao nên tiêu dùng sản phẩm cao cấp nhiều hơn. Vì vậy nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng, không chỉ về số lượng và chủng loại sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm. - Sản phẩm xuất khẩu: Bao gồm cả sản phẩm dân dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Người nước ngoài rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và trầm trồ về những nét đẹp hài hoà, chứa đựng nhiều điển tích, hoa văn tinh tế và tính chất dân gian của sản phẩm làng nghề qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công. Sản phẩm gốm sứ, đồ mộc được tiêu thụ với khối lượng ngày càng lớn ở Đài Loan, Úc, Nhật Bản... Sản phẩm mỹ nghệ khảm trai, ốc, mây tre đan được tiêu thụ rộng khắp ở châu Âu... Khách du lịch nước ngoài thường bỏ ra hàng giờ, nhiều lần để ngắm nhìn và lựa chọn những món quà đặc sắc được làm từ hòn đất, cành tre, khúc gỗ, xương thú, sừng, thổ cẩm, sợi đay, bẹ ngô, kim loại... đơn sơ như cuộc sống đời thường của người Việt Nam nhưng rất có hồn. + Đặc điểm về tổ chức sản xuất Trong lịch sử phát triển làng nghề truyền thống, hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất là hộ gia đình. Ngày nay cùng với quá trình phát triển kinh tế và công cuộc đổi mới của đất nước, đã xuất hiện nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới: - Xét theo hình thức sở hữu có các loại: Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất... - Xét theo phương hướng sản xuất có: Các cơ sở chuyên sản xuất hàng TTCN, các cơ sở vừa làm hàng TTCN vừa làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, các cơ sở vừa sản xuất hàng TTCN vừa sản xuất sản phẩm nông nghiệp. 2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố không giống nhau. Tuy nhiên hiểu một cách tổng quát chúng gồm có các nhân tố cơ bản sau: Thứ nhất là thị trường sản phẩm của làng nghề: Thị trường có sự tác động mạnh mẽ đến phương hướng phát triển, cách thức tổ chức, cơ cấu sản phẩm và là động lực thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển. Sự tồn tại và phát triển của làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường. Sản xuất càng phát triển càng thể hiện rõ sự chi phối quan hệ cung cầu, cạnh tranh trên thị trường. Những làng nghề có sản phẩm độc đáo, kỹ thuật tinh xảo và luôn đổi mới để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng sẽ có khả năng thích ứng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Ngược lại có những làng nghề không phát triển, mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi là do sản phẩm không đủ sức cạnh tranh hoặc nhu cầu của thị trường không cần đến sản phẩm đó nữa (như nghề sản xuất giấy dó, tranh dân gian ...). Thứ hai là vốn cho phát triển kinh doanh: Đây là nguồn lực vật chất quan trọng đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của nguồn vốn là đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, công nghệ ... Do vậy sự phát triển thịnh vượng của làng nghề cũng thụ thuộc rất lớn vào các nguồn vốn được huy động. Trước đây trong nền kinh tế tự cấp tự túc, vốn phục vụ cho sản xuất thường nhỏ bé, vốn chủ yếu là tự có hoặc huy động từ người thân trong gia đình. Ngày nay để đáp ứng với nền sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu cao của nền kinh tế thị trường thì lượng vốn cần lớn hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, đưa thiết bị, máy móc vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Thứ ba là cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, các công trình dịch vụ thương mại, công cộng ... Đây là yếu tố tạo điều kiện cho quá trình sản xuất, khai thác và phát huy tiềm năng sẵn có của mỗi làng nghề. Đảm bảo cho quá trình cung cấp nguyên liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do vậy ở những nơi có cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ thì các làng nghề truyền thống có điều kiện phát triển mạnh. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các làng nghề truyền thống còn đang gặp rất nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ. Thứ tư là nguồn nhân lực: Trong các làng nghề truyền thống có các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi, trình độ rất tinh xảo. Họ là những người tâm huyết và gắn bó với nghề, đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề, đồng thời là người sáng tạo những sản phẩm độc đáo. Hiện nay vẫn còn nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, muốn giữ gìn văn hóa dân tộc và truyền thống của ông cha. Việc truyền nghề đã không còn tuân theo các quy định khắt khe như trong phường hội thời phong kiến, nhưng những bí quyết kỹ thuật, mẫu mã sáng chế có giá trị kinh tế cao vẫn được bảo vệ để tránh bị cạnh tranh. Vấn đề đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật còn nhiều hạn chế, chất lượng nguồn lao động chưa cao, trình độ chuyên môn và văn hóa thấp, nhất là đối với các chủ doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu ngày cao của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Thứ năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ: Trong cơ chế thị trường sự phát triển của làng nghề truyền thống đã thể hiện cuộc cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá cả. Sản phẩm sản xuất ra chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại trong nước cũng như nhập khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại mang tính toàn cầu thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ càng có tác động to lớn đến khả năng cạnh tranh, tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm. Thứ sáu là nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất: Trong thời kỳ phương tiện giao thông và phương tiện kỹ thuật chưa phát triển, thì gần các vùng nguyên liệu được coi là một trong những điều kiện tạo nên sự hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, các nguyên liệu khai thác phục vụ cho các làng nghề chủ yếu từ môi trường tự nhiên nên vùng nguyên liệu ngày càng suy giảm (như gỗ ...), gây khó khăn cho sản xuất vì nguyên liệu đang bị cạn kiệt. Do vậy khối lượng, chất lượng, chủng loại, khoảng cách của các nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm. Vậy qua sự hệ thống các khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề truyền thống, cùng với công cuộc phát triển kinh tế của đất nước, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong các làng nghề truyền thống, đặc biệt là những làng nghề phát triển gần các thành phố lớn. Khi đó hoạt động sản xuất làng nghề gắn với nông nghiệp, nông thôn trước kia sẽ được thay thế bằng hoạt động sản xuất quy mô lớn hơn, hình thành làng công nghiệp, ở đó sẽ có sự đầu tư
Tài liệu liên quan