Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng. Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hình thành và phát triển của loài người.
Thật vậy, một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó”. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Đời sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn đó là nhờ có ngôn ngữ. Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, thông cảm, diễn tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nhờ ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật. Nó có vai trò quan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt ở độ tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đang cần được học ngôn ngữ một cách chính xác. Đây là giai đoạn trẻ rất thích học nói vì luôn mong muốn mình được hòa nhập vào xã hội của người lớn. Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp cho mình. Đôi khi cũng chính vì điều đó mà trẻ dễ mắc phải một số lỗi sai về ngôn ngữ. Đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm hoàn thiện hơn cho trẻ.
Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm của cả lứa tuổi này. Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống. Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không phát triển được. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật. Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi một cách vô tư không đắn đo, toan tính, bởi “trẻ em như búp trên cành”.
72 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3335 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển ngôn ngữ thông qua một số trò chơi dân gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng. Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hình thành và phát triển của loài người.
Thật vậy, một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó”. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Đời sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn đó là nhờ có ngôn ngữ. Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, thông cảm, diễn tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,…
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nhờ ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật. Nó có vai trò quan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt ở độ tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đang cần được học ngôn ngữ một cách chính xác. Đây là giai đoạn trẻ rất thích học nói vì luôn mong muốn mình được hòa nhập vào xã hội của người lớn. Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp cho mình. Đôi khi cũng chính vì điều đó mà trẻ dễ mắc phải một số lỗi sai về ngôn ngữ. Đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm hoàn thiện hơn cho trẻ.
Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm của cả lứa tuổi này. Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống. Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không phát triển được. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật. Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi một cách vô tư không đắn đo, toan tính,… bởi “trẻ em như búp trên cành”.
Ngay từ khi mới chào đời tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ đã dần khắc sâu vào tâm hồn trẻ, nó thấm dần vào máu thịt nuôi dưỡng những tâm hồn còn non dại ấy. Có lẽ chính vì điều đó mà trẻ dần nhận thức mối quan hệ được bắt đầu bằng phương tiện giao tiếp chủ yếu là ngôn ngữ.
Có thể nói rằng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nói trên là cơ sở lí luận để người viết nghiên cứu những phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua hoạt động vui chơi, cụ thể ở đây là những trò chơi dân gian.
Mặt khác, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được. Chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển. Xuất từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúng tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Trò chơi dân gian là những trò chơi được sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó nó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng đã nói về trò chơi dân gian với trẻ em: “Trò chơi dân gian nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Những tâm hồn được chắp thêm đôi cánh, giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo những cái mới và cho trẻ sự khéo léo. Không chỉ có vậy mà trẻ còn hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước”.
Có thể nói rằng lục tìm trong những kí ức về tuổi thơ của người lớn đầy ăm ắp những trò chơi trốn tìm, bắn bi, rồng rắn lên mây, nu na nu nống, ô ăn quan,… nhưng đất nước đang trên đà hội nhập cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, những trò chơi dân gian dần bị mai một và lãng quên dần thay thế bởi những trò chơi điện tử, những khoảng đất giờ cũng được thay vào đó là những nhà máy, những công rình lớn. Đó là sự thiệt thòi lớn với trẻ khi không được làm quen và chơi với những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại thì có biết bao trò chơi của trẻ dần được thay thế bằng những cỗ máy hiện đại, công phu, với đầy đủ các chức năng, màu sắc sặc sỡ,… Chính vì lẽ đó mà trò chơi dân gian ngày dần bị mai một theo sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian là một vấn đề hết sức thiết thực giúp trẻ tăng vốn từ ngữ lên rất nhanh chóng.
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Cho nên ngôn ngữ là tải sản quý báu của nhân loại. Nó là cả kho tàng trí tuệ của con người. Nó tồn tại phát triển cùng với sự thay đổi và phát triển của con người. Cũng chính vì lẽ đó mà có biết bao công trình nghiên cứu được tỏa sáng nhờ có ngôn ngữ. Và ngôn ngữ cũng chính là vấn đề mà có rất nhiều các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng kể.
Đã có nhiểu công trình nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, tiêu biểu là công trình nghiên cứu của: L.X.Vugôtxky, V.X. Mukhina, F.D. Usinxky, R.O.Shor, O.B.Encônhin, Piegie, M.M.Konxova, M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z. Ruxkai, …
Ví dụ:
- V.X. Mukhina với Tâm lí học mẫu giáo: Mukhina đi nghiên cứu về tâm lí của trẻ em trong độ tuổi Mẫu giáo.
- Winhem Preyer với Trí óc của trẻ em: Một tác phẩm miêu tả chi tiết về sự phát triển của trẻ em, phát triển về vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ cụ thể thông qua cậu bé Alex.
- Erik Erickson với Trẻ em và xã hội: Ông nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ.
- John. B. Watson với Chăm sóc về tâm lí cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nghiên cứu về tâm lí của trẻ ngay từ khi mới sinh và cách chăm sóc chúng.
- A. B. Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo: Những nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi.
- M.M.Konxova với Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học: Các hình thức, biện pháp để nhằm dạy nói cho trẻ trước khi vào tuổi đi học.
- A.N.Xookolop với Lời nói bên trong và tư duy: Tác giả nghiên cứu những vấn đề lí luận về ngôn ngữ và tư duy của trẻ em.
Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được đông đảo các nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu như:
- Các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng với: Tiếng việt và phương pháp phát triển lời nói cho trẻ, đề cập tới tiếng việt. Dựa vào đó tác giả xây dựng các phương pháp nhằm phát triển và hoàn thiện lời nói cho trẻ.
- Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi, đã đưa ra các phương pháp cụ thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, vốn từ của mình.
- Tác giả Hoàng Kim Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức với Phương pháp phát triển ngôn ngữ. Tác giả đã đưa ra các phương pháp để giúp trẻ tăng vốn từ của trẻ.
- Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Hoàng Gia, Đoàn thị Tâm với: Tâm lí trẻ em lứa tuổi mầm non đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển tâm lí của trẻ mầm non qua các giai đoạn lứa tuổi.
- Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Những bước phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 6 tuổi, nội dung luận án nói về các bước, giai đoạn hình thành phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.
- Luận án Phó tiến sĩ Tâm lý học: Đặc trưng tâm lý của trẻ có năng khiếu thơ. Tác giả nghiên cứu tâm lí của trẻ em có chứa năng khiếu cảm thụ các tác phẩm thơ ca.
- Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 0 – 6 tuổi, đã nghiên cứu về sự phát triển vốn từ ngữ của trẻ ở các độ tuổi và đưa ra các phương pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ em ở độ tuổi mầm non.
- Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh: Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non. Dựa trên cơ sở của ngành sư phạm tác giả đã nghiên cứu tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em mầm non.
Mục đích nghiên cứu
Qua những hiểu biết về đặc điểm trò chơi dân gian với sự phát triển ở trẻ 4 – 5 tuổi, về đặc điểm tâm lí của trẻ Mầm non tác giả đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp, quy trình tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi thông qua một số trò chơi dân gian.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ 4 – 5 tuổi (60 trẻ), giáo viên (23 giáo viên) ở ba trường Mầm non.
Trường Mầm non Quyết Thắng – thành phố Sơn La – Sơn La
Trường Mầm non Liên Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình
Trường Mầm non Long Sơn – Lương Sơn – Hòa Bình
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khảo sát thực trạng trẻ 4 – 5 tuổi ở trường Mầm non.
- Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trong độ tuổi từ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian.
- Tổ chức thể nghiệm để ứng dụng đề xuất tính khả thi của các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (4 – 5 tuổi) thông qua trò chơi dân gian mà đề tài nghiên cứu.
- Xử lí kết quả nghiên cứu.
6. Phạm vi nghiên cứu
Tôi đã tiến hành điều tra ở 3 trường mầm non như sau:
Trường Mầm non Quyết Thắng – Thành phố Sơn La – Sơn La
Trường Mầm non Liên Cơ – Lương Sơn – Hòa Bình
Trường Mầm non Long Sơn - Lương Sơn – Hòa Bình
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc sách, báo và các tài liệu có liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Từ đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phiếu Anket điều tra kết hợp với việc trao đổi những thông tin có liên quan về vấn đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian.
- Sử dụng phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động của trẻ để đưa ra các phương pháp hợp lí với tâm sinh lí của trẻ 4 – 5 tuổi.
- Ngoài ra, dùng phương pháp nghiên cứu sản phẩm để xác định mục đích phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 – 5 tuổi qua trò chơi dân gian.
7.3. Phương pháp thể nghiệm sư phạm
- Sử dụng các phương pháp tác động đến một nhóm trẻ được chọn để thực nghiệm.
- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng phương pháp thống kê toán học.
8. Giả thuyết khoa học
Qua việc khảo sát sơ bộ trên thực tế kết hợp với việc nghiên cứu lí luận, chúng tôi thấy mức độ phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non từ 4 – 5 tuổi ở các trường mầm non hiện nay ngày càng bị hạn chế đi rất nhiều. Hoặc nếu có thì chưa gây được hứng thú thực sự đối với trẻ, eo hẹp về cách bố trí thời gian tổ chức trò chơi nên chưa đạt được hiệu quả cao. Do vậy, nếu các biện pháp trong đề tài mang tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian, góp phần vào phong trào đổi mới giáo dục.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
Trong chương này chúng tôi đề cập tới những cơ sở lí luận về ngôn ngữ của trẻ Mẫu giáo, cụ thể là trẻ 4 – 5 tuổi, đặc biệt là trò chơi dân gian.
Chương 2: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian.
Ở chương này chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi dân gian và thiết kế một số mẫu giáo án theo phương pháp mới về trò chơi dân gian.
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi dân gian cho trẻ 4 – 5 tuổi
Tác giả thiết kế một số biện pháp để ứng dụng nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua một số trò chơi dân gian nhằm để chứng minh tính khả thi của biện pháp.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở tâm lí học
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.2.1. Khái niệm về ngôn ngữ
V. Lênin đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý nghĩa. Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt và tiếp nhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Cũng có khái niệm khác về ngôn ngữ theo E. L. Tikhêeva – Nhà giáo dục học Liên xô cũ đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, là chìa khóa để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc, của nhân loại. Do ngôn ngữ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người…” [5, trang 10].
Không chỉ có vậy, ngôn ngữ tạo nên những con người có linh hồn. Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nên tư duy, nhân cách của con người, thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh hành động chính bản thân mình.
Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,.…
Đối với trẻ em, ngôn ngữ là cầu nối để đến với thế giới của nhân loại. Ngôn ngữ trở thành công cụ để trẻ bày tỏ suy nghĩ, những tâm tư, tình cảm, những mong muốn của cá nhân mình. Bởi lẽ, trẻ có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, mong muốn hòa nhập với xã hội của loài người.
1.1.2.2. Vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ
* Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh
Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi sự suy nghĩ và là công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Trong quá trình nhận thức những sự vật và hiện tượng, các em phải sử dụng từ ngữ để phân biệt được vật này với vật khác, biết được tên gọi, màu sắc, hình dáng, công dụng và những thuộc tính cơ bản của vật,… (ví dụ: Trẻ làm quen với xe đạp, trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, công dụng…của xe đạp và nói được từ “xe đạp”).
Trẻ tiếp thu kiến thức từ môi trường xung quanh thông qua khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, trên cơ sở đó trẻ khái quát về vật. Ví dụ, khi trẻ nhận xét về xe đạp:
Trẻ nhìn thì biết được màu đỏ (xanh).
Trẻ quay bàn đạp thì bánh xe quay.
Trẻ sờ vào sườn xe thì biết nó láng, bóng.
Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu tượng đã hình thành ở trẻ.
Trẻ không chỉ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi, mà còn tìm hiểu những sự vật hiện tượng không xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự vật xảy ra trong quá khứ, tương lai. Như vậy, ngôn ngữ không chỉ giúp cho trẻ củng cố kiến thức mà còn mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu về chính mình, về con người và khám phá các sự vật xung quanh cũng như những biến cố đang xảy ra trong đời sống, hay các hiện tượng xung quanh như nắng, mưa, nóng, lạnh,… qua đó trẻ có thể nhận thức về môi trường xung quanh.
Thật vậy, hầu hết trẻ thơ đều có một tâm hồn nhạy cảm. Đối với các em, thế giới xung quanh chứa đựng biết bao nhiêu điều mới lạ, hấp dẫn. Ngay trong những cái tưởng chừng như bình thường và giản dị thì các em cũng phát hiện ra những điều lí thú. Chẳng vậy mà Pauxtopxky có nhận xét rằng: “Thời thơ ấu không còn mãi,… Trong thời thơ ấu tất cả đều khác. Trẻ em đã nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng và đối với tất cả với chúng đều rực rỡ hơn nhiều. Mặt trời chói lọi hơn, đồng ruộng được cày sâu hơn, tiếng sấm vang rền hơn, mưa to hơn, cỏ mọc cao hơn và cả lòng người cũng mở rộng hơn. Nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và mảnh đất quê hương cũng chứa đầy bí ẩn, nhiều hơn gấp hàng nghìn lần”.
Chẳng thế mà khi người lớn đưa ra các câu hỏi, câu trả lời hay khi đàm thoại trực tiếp với trẻ thì cũng đồng thời ngay lúc đó trẻ làm quen được với các sự vật, hiện tượng có ở môi trường xung quanh, và trẻ hiểu được những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó thông qua các từ ngữ đó. Trẻ thường nhìn sự vật trong tính toàn vẹn của nó mà chưa hề bị chia cắt ra từng mảng, từng bộ phận rạch ròi khô cứng. Những thuộc tính cụ thể - cảm tính sinh động như màu sắc, âm thanh … có tác động mạnh mẽ lên giác quan và ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của trẻ. Từ ngữ và hình ảnh trực quan của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết được ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng từ đơn giản dần tới phức tạp mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày, giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngôn ngữ là sự hiện hữu của tư duy, cả hai cùng song song tồn tại và phát triển với nhau,. Những ý tưởng của trẻ được bộc lộ bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy. Ngôn ngữ của trẻ được phát triển dần theo lứa tuổi, điều đó sẽ giúp trẻ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu cả những sự vật không xuất hiện trước mắt trẻ, những sự việc xảy ra trong quá khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, sự gợi ý của người lớn, biết so sánh, khái quát và dần dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng được phát triển.
Ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh một cách phong phú hơn. Bởi chơi là phương tiện mở rộng, củng cố chính xác hóa biểu tượng của trẻ về cuộc sống xung quanh. Nội dung chủ yếu của chơi là phản ánh thế giới xung quanh trẻ, nên khi tham gia vào hoạt động này trẻ càng hiểu sâu hơn về cuộc sống xung quanh mình. Tất cả những điều trẻ lĩnh hội trước lúc chơi dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau sẽ được chính xác hơn, phong phú hơn.
Khi tham gia vào trò chơi, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, trao đổi, phân vai trong trò chơi: Chọn vai nào, chơi như thế nào,.. và quá trình thỏa thuận này không thể thiếu vai trò của ngôn ngữ. Ngoài ra, trong quá trình chơi sẽ nảy sinh các tình huống chơi đòi hỏi mỗi đứa trẻ tham gia vào trò chơi phải có một trình độ phát triển ngôn ngữ nhất định. Trẻ bộc lộ những suy nghĩ của mình với các bạn và n