Đề tài Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì?

doc30 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài nghiên cứu Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội  nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì? 1. Khái niệm nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực. 1.1 Khái niệm nguồn nhân lực. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Theo tổ chức lao động quốc tế thì: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động . Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.  Kinh tế phát triển cho rằng: nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nước và thời gian lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động. Nguồn lao động là tổng số những người trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng được hiểu trên hai mặt: số lượng và chất lượng. Như vậy theo khái niệm này, có một số được tính là nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những người không có nhu cầu tìm việc làm, những người trong độ tuổi lao động quy định nhưng đang đi học… Từ những quan niệm trên, tiếp cận dưới góc độ của Kinh tế Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước.  Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một '' tài nguyên đặc biệt '', một nguồn lực của sự phát triển  kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn  nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư  có tinh chiến lược , là  cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. 1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực. Cho đến nay, do xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau, nên vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực. Theo quan niệm của Liên hiệp  quốc, phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống. nguồn nhân lực. Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực: là gia tăng giá trị cho con người, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội. Từ những luận điểm trình bày trên, phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Như vậy, phát triển nguồn nhân lực với nội hàm trên đây thực chất là đề cập đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực và khía cạnh xã hội của nguồn nhân lực của một quốc gia. 1.3 Khái niệm nguồn nhân lực cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học,  trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề. Giữa chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng NNL là muốn nói đến tổng thể NNL của một quốc gia, trong đó NNL CLC là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về NNL CLC không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao là NNL phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường ( yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất.  Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, NNL đặc biệt là NNL CLC ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng NNL. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là NNL CLC, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có NNL CLC, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường chính trị- xã hội ổn định. 2. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 2.1 Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ cuối thế kỉ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hoá khác nhau : Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Các loại công nghiệp hoá này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ là giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về mục đích, về phương thức tiến hành, về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công nghiệp hoá diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa chung, khái quát nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hoá vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá như sau : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế-xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quan niệm nêu trên cho thấy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển. Qúa trình ấy, không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kĩ thuật và công nghệ hiện đại. Qúa trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. 2.2 Khái niệm công nghiệp, hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay đang là nhiệm vụ trung tâm cua thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa, là chủ chương đúng đắn của đảng và nhà nước. Từ nước 80% dân cư sống ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm 70% lao động của xã hội . Đảng ta luôn coi trọng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là tình trạng tất yếu để đua nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại văn minh. Trong những năm qua công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn,dã bắt đầu thực hiện và đạt dược một số thành tựu nhất định, cơ sở vật chát kĩ thuật trên một số mặt cũng được tăng cường. tuy kết quả con hạn chế ở một số vùng nhất định. Cho đến nay nhiều vùng nông thôn là vùng sâu, vùng xa, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, kĩ thuật thô sơ, chủ yếu dụa vào kĩ thuật nâu đời mà chưa dựa trên cơ sở khoa học, năng suất lao động còn thấp, sức cạnh tranh yếu, chưa thực hiện được quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn hoăc thực hiện còn lúng túng khó khăn. Chính vì vậy đại hội toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định” mục tiêu của chiến lược phat triển kinh tế xã hội năm 2002-2003 là đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng cho năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại “.Trong đó phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn là mục tiêu hàng đầu cửa chính sách phát triển các nghành từ nay tới 2010. Để thực hiện đúng nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trước hết cần có nhạn thức đúng đắn về lý luận và thực tiễn cũng như cần lắm vững đạc điểm, tính chất, nội dungcủa vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của nước ta. Tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc(unipo)đã dua ra định nghĩa sau:”công nghiệp hóa là quá trình phát triển kinh tế trong ddosmootj bộ phạn nguồn lục quốc gia ngày càng lớn được xây dựng để huy động cơ cáu kinh tế nhiều ngành với công nghệ hiện đại để chế tạo ra các phương tiện sản xuất hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm nhịp độ tăng cường cao trong nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ kinh tế xã hội”. Công nghiệp hóa nông thôn: theo tinh thần của đại hội đảng toàn quốc trung ương lần thứ 7(lần thứ VII) công nghiệp hóa nông thôn là quá trình chuyển giao cơ cấu kinh tế, gắn liền với việc chuyển đổi mới cơ bản về công nghệ và kĩ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng cho phát triển nhanh, bền vững theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở nông thôn, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân với tốc độ cao. Công nghiệp hóa nông nghiệp: đây là một bộ phận của công nghiệp nông thôn. Nội dung chủ yếu là đua ra các máy móc thiết bị, ứng dụng các phương pháp sản xuất kiểu công nghiệp, các phương pháp và hình thức kiểu công nghiệp vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp hóa nông nghiệp còn bao hàm cả việc tạo ra gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, nâng cao hàm lượng chế biến sản phảm của nông nghiệp để tăng giá trị của chúng, mở rộng thị trường của chúng. Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Đây là quá trình nâng cao trình độ khoa học- kĩ thuật vào công nghệ sản xuất và đời sống của nông thôn, cải thiện và hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức đời sống ở nông thôn, tạo ra một nền sản suất có triinhf độ ngày càn cao, cuộc sống ngày càng văn minh tiến bộ. Hiện đại hóa nông thôn: Quá trình này không chỉ bao gồm công nghiệp hóa, nâng co trình độ kĩ thuật công nghệ và tổ chức trong lĩnh vực khác của sản xuất vật chất ở nông thôn mà còn bao gồm không ngừng việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hệ thống giáo dục đào tạo,y te và dịch vụ phục vụ dời sống khác ở nông thôn. Về bản chất , hiện đại hóa là quá trình phát triển toàn diện có kế thừa ở nông thôn. Nếu hiện đại hóa là xáo bỏ toàn bộ những gì trong quá khứ và phải đưa toan bộ công nghệ thiết bị tiên tiến hiện đại vào nông thôn ngay 1 lúc la sai lầm. Hiện đại hóa nông thôn là tận dụng, cải tiến, hoàn thiện từng bước nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật công nghệ,và tổ chức quản lý nền sản xuất và đời sống xã hội ở nông thôn lên ngang tầm trình độ của thế giới. Hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình không ngừng nâng cao trình độ khoa hoc-kĩ thuật-công nghệ, trình độ tổ chức và sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là quá trình cần được tổ chức liên tục vì luôn có những tiến bộ khoa học kĩ thuật mới suất hiện và được ứng dung trong sản xuất. Chúng ta thấy rằng công nghiệp hóa và hiện đại hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thực tế diễn ra trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nước ta chứng tỏ: “nông nghiệp không thể mở rộng quy mô sản xuất ở ngay những vùng có tiềm năn, nhưng thiếu cơ sở hạ tầng, phương tiện và công cụ dụng cụ sản xuất. Để mở mang các vùng kinh tế, xây dựng các vùng chuyên canh có hiệu quả,nông nghiệp phải trông cậy vào công nghiệp, chỉ có công nghiệp mới tạo ra và cung cấp cho nông nghiệp những phương tiện cần thiết để tiến hành cho quá trình sản xuất bằng những công nghệ mang lai hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng lao động ở nông thôn. Quan điểm của Đảng về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 2.2 Quan điểm của Đảng và nhà nước về công nghiệp hóa – hiện đại hóa Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định ngày càng rõ quan điểm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuối thế kỷ 20, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải là hai quá trình tuy có phần lồng vào nhau nhưng về cơ bản vẫn tách biệt và nối tiếp nhau, mà là một quá trình thống nhất, có thể tóm tắt là công nghiệp hoá theo hướng hiện đại. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 Khoá VII của Đảng ta (1994) chỉ rõ: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. a) Tính tất yếu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu "Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh" công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, khoa học của con người…) làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Sự thành công của quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngoài mới trường chính trị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật. Các nguồn lực này quan hệ chặt chẽ với nhau. Cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng mức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá không giống nhau, tỏng đó nguồn nhân lực phải đủ về số lượng mạnh về chất lượng. Nói cách khác nguồn nhân lực phải trở thành động lực phát triển.Nguồn nhân lực phát triển thì tất yếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tién hành để đáp ứng nhu cầu đó. Theo các nhà kinh điều của chủ nghĩa Mác - Lênin, con người vừa là điểm khởi đầu vừa là sự kết thúc, đồng thời lại vừa là trung tâm của sự biến đổi lịch sử, nói cách khác con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trước đây tỏng sách báo con người được xem xét trên phương diện "con người tập thể" "con người giai cấp" con người xã hội. Ở đây tính tích cực của con người với tư cách là chủ thể được tập trung chú ý khai thác và bồi dưỡng chủ yếu ở những phẩm chất cần cù, trung thành, nhiệt tình, quyết tâm với cách mạng. Một quan niệm và một cách làm như vậy đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Tuy nhiên quan niệm và cách làm này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay Trong xã hội con người không chỉ tạo ra các hệ thống và các quá trình khác nhau của xã hội (giai cấp, đảng phía, nhà nước, sản xuất, văn hoá), mà họ còn làm người, chính họ đã in đậm dấu ấn của tiến trình lịch sử. Lịch sử (suy đến cùng) cũng chính là lịch sử phát triển cá nhân của con người, dù họ có nhận thức được điều đó hay không. Từ đây cho phép tách ra một bình diện đặc biệt trong việc xem xét "con người chủ thể" bình diện " con người cá nhân" có nghĩa là nâng nhận thứac lên một trình độ mới - quan niệm "cái cá nhân" là sự thể hiện (hiện thân) một cách cụ thể sinh động của "cái xã hội" khi con người trở thành chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường con người không chỉ nhận được sự tích cực, mà còn cả những tác động tiêu cực của nó trước con người không chỉ có những thời cơ và những triển vọng tươi sáng mà còn chứa đựng những thách thức, nguy cơ, thậm chí là cả những tai hoạ khủng khiếp. (Thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, bệnh tật và những tệ nạn xã hội). Vì vậy trong mỗi con người luôn có những "giằng xé" bởi những cực "chủ tớ" giầu nghèo, thiện ác, … trong điều kiện này cầ
Tài liệu liên quan