Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với trên 75% dân số cả nước sống tập trung ở các vùng nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm trên 80% lao động nông thôn và trên 70% lao động trong toàn xã hội.
Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chiếm từ 25 - 40% tổng sản phẩm trong nước và đạt trên 40% tổng giá trị giá trị xuất khẩu cho cả nước. Ở nông thôn có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên nhiều địa bàn rộng lớn, có nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác biệt.
Hiện nay,quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hưóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát triển mạnh các ngành công nghiệp và thương mai – dich vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu đô thị hoá.
Vì vậy phát triển nông thôn,giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn luôn là một yêu cầu cấp thiết của nước ta.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển nông thôn,giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu+ Lí do chọn đề tài:
Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu về nông nghiệp với trên 75% dân số cả nước sống tập trung ở các vùng nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm trên 80% lao động nông thôn và trên 70% lao động trong toàn xã hội. Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chiếm từ 25 - 40% tổng sản phẩm trong nước và đạt trên 40% tổng giá trị giá trị xuất khẩu cho cả nước. Ở nông thôn có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên nhiều địa bàn rộng lớn, có nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác biệt.
Hiện nay,quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội theo hưóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá: phát triển mạnh các ngành công nghiệp và thương mai – dich vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất đai phục vụ mục tiêu đô thị hoá. Vì vậy phát triển nông thôn,giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn luôn là một yêu cầu cấp thiết của nước ta.
+ Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá tác động của quá trình đô thị hoá đến thực trạng chuyển đổi việc làm và đời sống của lao động nông thôn, phân tích các nhân tố tác động tới chuyển đổi việc làm, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị phù hợp nhằm tạo việc làm, giúp cho việc chuyển đổi việc làm đạt hiệu quả cao cho lao động nông thôn.+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề ảnh hưởng đến chuyển đổi việc làm và đời sống của người lao động nông thôn trong quá trình đô thị hoá. - Phạm vi nghiên cứu: . Về không gian nghiên cứu: Người lao động nông thôn trên địa bàn. . Về thời gian quan sát thu thập thông tin: Từ năm 2009 đến năm 2012.+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn chuyển đổi việc làm của người lao động.
- Phân tích thực trạng chuyển đổi việc làm và đời sống người lao động nông thôn - Phát hiện những tác động của quá trình đô thị hoá đến việc chuyển đổi việc làm của người lao động trong thời gian qua. - Đưa ra các khuyến nghị và giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho việc chuyển đổi việc làm đạt hiệu quả cao cho lao động nông thôn huyện ….+ Phương pháp nghiên cứu khoa học:nghiên cứu điều tra,phỏng vấn.
Đi tiếp xúc thực tế hoặc thu thập các thông tin từ các ban ngành có liên quan.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm em có thể sẽ sử dụng các phương pháp như thống kê phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia.
+ Kế hoạch, thời gian nghiên cứu:- Thực tế thời gian công việc- Trước đi thực tế Lập và hoàn thành đề cương- Trong thời gian đi thực tế:
.Thu thập thông tin, tư liệu .Viết bản thảo và liên hệ giảng viên hướng dẫn- Cuối thời gian đi thực tế: Viết bản thu hoạch- Theo kế hoạch, quy định: Nộp bản thu hoạch cho GV hướng dẫn
+ Kết cấu của đề tài: - Chương 1: Phát triển nông thôn: thành tựu và thách thức
- Chương 2: Phân tích thực trạng đời sống nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân của thực trạng đó. - Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp đối với thực trạng đó và thực hiện vấn đề chuyển đổi việc làm của lao động nông thôn
B. Phần thứ hai: Nội dung chính (được thể hiện qua slide)
Kết quả nghiên cứu: phân tích số liệu để rút ra cơ sở lí luận
Nội dung chính:
+ Chương 1: Phát triển nông thôn:thành tựu và thách thức.
Thành tựu: Thời gian qua, sự nghiệp phát triển nông thôn đạt được nhiều thắng lợi quan trọng, làm nền tảng vững chắc cho quá trình đổi mới và phát triển của đất nước: - Giải quyết căn bản an ninh lương thực, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng - Giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập nông dân - Cải thiện rõ rệt điều kiện sinh họat nông thôn, cải thiện kết cấu hạ tầng - Phát huy dân chủ cơ sở. Những thắng lợi thời gian qua của sự nghiệp phát triển nông thôn bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng, tạo việc làm ổn định và cải thiện rõ rệt thu nhập cho đa số cư dân nông thôn. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống các mặt của nông dân và tình trạng nông thôn được cải thiện. Thách thức: Tăng trưởng sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua (chủ yếu dựa trên tăng đầu tư lao động và tài nguyên tự nhiên) đã không còn tiếp tục thuận lợi. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, giá lao động và vật tư tăng làm giá thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Trong khi đó, những khó khăn vốn có trong nông thôn chậm được khắc phục, như cơ sở hạ tầng kém phát triển, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống có chất lượng thấp, qui hoạch phát triển không đồng bộ, chính quyền ở cơ sở thiếu kinh phí và hạn chế năng lực,...càng làm cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn trở nên khó khăn, ngành nghề phi nông nghiệp tăng trưởng chậm, doanh nghiệp nông thôn ít. Tốc độ tăng trưởng nhanh của kinh tế đô thị và lĩnh vực công nghiệp chưa thực sự kết nối tốt với kinh tế, xã hội nông thôn một cách hài hòa. Trong khi nhiều việc làm mới tiếp tục thu hút số đông thanh niên nam giới ra khỏi nông thôn, đem lại nguồn thu nhập ngày càng tăng cho gia đình nông thôn thì cũng làm tăng mất cân đối về cân bằng cuộc sống gia đình, về chênh lệch nam nữ, tuổi tác trong xã hội nông thôn. Đất đai chuyển khỏi nông nghiệp với mức bồi hoàn không thỏa đáng, tình trạng chất thải đô thị và công nghiệp đổ về nông thôn,... đang khiến cho khoảng cách giữa nông thôn và đô thị không chỉ là thu nhập mà còn là chất lượng sống, cơ hội hưởng lợi và thiệt thòi từ sự phát triển kinh tế.
+ Chương 2: Phân tích thực trạng đời sống nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Nguyên nhân của thực trạng đó.
1. Thiếu vốn sản xuất:Đây là nguyên nhân số 1. Khoảng 91,53% số hộ nghèo là thiếu vốn. Nông dân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn để sản xuất, không được vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp.2. Không có kinh nghiệm làm ăn:Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,77% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nguyên nhân là do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi; không có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, không được hổ trợ cần thiết và một phần là do hậu quả của một thời gian dài họ sống trong cơ chế bao cấp.3. Thiếu việc làmĐây là nguyên nhân phổ biến ở các tỉnh, người nghèo ngoài trồng trọt, họ không có vốn để phát triển chăn nuôi, làm ngành nghề. Thu nhập chỉ có 6,1% từ chăn nuôi, 5,4% từ ngành nghề.Trồng trọt thì không thâm canh, lao động dư thừa, chỉ chờ vào làm thuê.Trong ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp, số ngày làm không nhiều, thu nhập thấp, công việc mang tính thời vụ cao, cạnh tranh quyết liệt.4. Đất canh tác ít:Bình quân hộ nghèo chỉ có 2771m2 đất nông nghiệp. Khoảng 61% hộ nghèo thiếu đất, ở khu vực có hợp tác xã thì có nhiều hộ không có khả năng thanh toán nợ cho hợp tác xã nên địa phương rút bớt ruộng đất đã giao cho họ, càng thiếu ruộng. Ngược lại, một số gia đình không có đủ khả năng thâm canh nên không dám nhận đủ ruộng được giao.5. Đông nhân khẩu, ít người làm:Bình quân hộ nghèo có 5,8 nhân khẩu, chỉ có 2,4 lao động. Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và đời sống gặp nhiều khó khăn.6. Trình độ học vấn ít:Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp kó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em đến trường cao, tỷ lệ nghèo đói của những người chưa hoàn thành chương trình tiểu học là 40%.7. Hạ tầng nông thôn còn hạn chếNgười nghèo chịu thiệt thòi do sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ chi phí cao, bán tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường, trường, trạm thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém.+ Chương 3: Một số khuyến nghị và giải pháp đối với thực trạng đó và thực hiện vấn đề chuyển đổi việc làm của người lao động nông thôn.
- Phát triển nông nghiệp hàng hoá. Để phát triển nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả và năng suất lao động cao, giải pháp không phải là xóa bỏ kinh tế hộ nông dân, phát triển trang trại mà là tổ chức hợp tác xã kiểu mới có chế biến và buôn bán chung để mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện thương nghiệp công bằng. Hiện nay, đang thiếu một hệ thống dịch vụ trợ giúp cho nông dân xây dựng các hợp tác xã kiểu mới, theo từng ngành hàng, từ việc xây dựng các tổ hợp tác như là một trường học để tiến lên hợp tác xã. Đây là biện pháp cơ bản để tiếp tục phát triển kinh tế gia đình nông dân bắt đầu từ nghị quyết X, chuyển hộ nông dân lên thành nông trại gia đình như ở các nước tiên tiến. Việc chuyển nông dân ra thành thị và khu công nghiệp cần phải có một chương trình như chương trình kinh tế mới trước kia, có quy hoạch, có đào tạo trong một chương trình phát triển vốn con người.
-Việc nghe theo lời khuyên của các nước phát triển thị trường ruộng đất đã dẫn đến đầu cơ khiến giá bất động sản lên cao một cách giả tạo. Ngay ở các nước có sở hữu đất tư nhân, nhà nước vẫn kiểm soát việc sử dụng đất một cách chặt chẽ. Một chính sách ruộng đất đúng đắn cần thiết cho việc thúc đẩy việc chuyển lao động nông thôn ra thành thị, bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp, hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Bảo hiểm nông nghiệp: - Gần đây, quan niệm đô thị có ảnh hưởng lớn đến phát triển nông thôn. Chiến lược đô thị hóa tập trung dẫn đến việc thúc đẩy phát triển các siêu đô thị, hạn chế việc phát triển nông nghiệp và gây khó khăn cho việc nông thôn và nông nghiệp, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng (chủ yếu về giao thông) quá tập trung vào đô thị. Do đó, muốn thúc đẩy phát triển nông thôn, phải xây dựng một hệ thống các đô thị vừa và nhỏ trên khắp đất nước.- Cần quy hoạch việc phát triển đô thị và nông thôn một cách đồng bộ. Ở các nước đang xây dựng các quy hoạch đô thị - vùng gắn các đô thị với phát triển nông thôn. Nông thôn còn thiếu mạng lưới an sinh xã hội, trong khi thu nhập tương đối giảm nhanh. Để đảm bảo phát triển bền vững, cần giải quyết vấn đề một cách toàn diện, có một chiến lược phòng chống thiên tai, dịch bệnh và rủi ro thị trường đi đôi với việc xây dựng một chế độ bảo hiểm.- Việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội phải gắn liền với hoạt động tương trợ, với các tổ chức nông dân và có sự tham gia của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng nhân dân thì mới hiệu quả. Các công ty bảo hiểm không dám bảo hiểm nông nghiệp vì sợ lỗ. - Cần có sự tham gia của tất cả các bộ: để giải quyết các vấn đề trên, cần có một hệ thống biện pháp phát triển nông thôn có hiệu lực.Trước hết, Nhà nước phải có chính sách phát triển nông thôn toàn diện, không phải chỉ tập trung vào nông nghiệp. Việc phát triển nông thôn là công việc của hầu hết các bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chúng ta đã thành lập Hội Khoa học phát triển nông thôn để huy động lực lượng quần chúng giúp Nhà nước và doanh nghiệp thực hiện công việc này. Thứ hai, Nhà nước phải hỗ trợ việc tăng cường năng lực cho các cộng đồng nông thôn để nông dân có thể tham gia vào việc phát triển nông thôn, xây dựng các thể chế nông thôn dựa vào cộng đồng: hợp tác xã và các tổ chức nghề nghiệp của nông dân. Muốn giải quyết các vấn đề nêu trên, có thể dùng các biện pháp có tính chất tình thế hay phải thay đổi cả đường lối phát triển kinh tế xã hội? Nếu tình trạng nông thôn ảnh hưởng đến tính bền vững của sự phát triển thì cần phải xét quan hệ của các vấn đề trên với đường lối phát triển. - Cần phát triển nền kinh tế mang tính xã hội: Thiếu một nền kinh tế mang tính xã hội và các doanh nhân xã hội, không thể cải cách xã hội. Không thể chỉ dựa vào việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện. Vì vậy, cần có một đường lối xã hội hoá công cuộc cải cách kinh tế xã hội, không lẫn lộn xã hội hoá với thị trường hoá và tư nhân hoá. Xã hội hoá là huy động sự tham gia của xã hội, của quần chúng. Chính Đảng đã phát triển quan điểm quần chúng trong quá trình vận động cách mạng. Phát triển mạnh xã hội dân sự để huy động quần chúng tham gia vào sự phát triển chính là áp dụng truyền thống quan điểm quần chúng của Đảng.
C. Phần ba: Kết luận- Tóm tắt công trình nghiên cứu:- Đánh giá công trình nghiên cứu:
Tài liệu tham khảo1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996) phát triển lúa lai, Hà Nội.2. Nguyễn Hữu Đống, Đào Thanh Bằng, Lâm Quang Dụ, Phan Đức Trực (1997), Đột biến – Cơ sở lí luận và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp,Hà Nội.3.chương trình phát triển Liên Hợp Quốc UNEP;Bộ Kế hoạch và đầu tư MPI;Trung tâm kinh tế môi trường và phát triển vùng CEERD.”Khóa tập huấn CP3:Sinh lợi từ sản xuất sạch hơn-2001”.
4.Cục môi trường-Phát triển bền vững ở Việt Nam mười năm nhìn lại và con đường phía trước-Báo cáo quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững.
5.Bộ khoa học Công nghệ và môi trường.Cục môi trường,200 câu hỏi đáp về môi trường,Hà Nội 2000.