Đề tài Phát triển thị trường tín dụng nông thôn, vai trò và gợi ý chính sách

Sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự biến chuyển mạnh, lượng vốn đầu tư từ nước ngoài và khu vực chính phủ đưa vào nền kinh tế tăng nhanh, thị trường cũng sôi động và khó khăn hơn trước rất nhiều, khu vực nông nghiệp nông thôn của nước ta cũng không thể tránh khỏi những tác động đó. Thế nhưng khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi tập trung những lợi thế hiện nay của nước ta và cũng là nơi mà khả năng chống đỡ các tác động từ bên ngoài rất yếu,

doc28 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thị trường tín dụng nông thôn, vai trò và gợi ý chính sách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU. Sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự biến chuyển mạnh, lượng vốn đầu tư từ nước ngoài và khu vực chính phủ đưa vào nền kinh tế tăng nhanh, thị trường cũng sôi động và khó khăn hơn trước rất nhiều, khu vực nông nghiệp nông thôn của nước ta cũng không thể tránh khỏi những tác động đó. Thế nhưng khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi tập trung những lợi thế hiện nay của nước ta và cũng là nơi mà khả năng chống đỡ các tác động từ bên ngoài rất yếu, nơi tập trung tới gần 70% dân số cả nước lại có mức tăng trưởng yếu kém, khả năng cạnh tranh không cao và quan trọng là chưa phát huy được lợi thế của mình so với nước ngoài. Bên cạnh những lý do về quy hoạch, quản lý, kỹ thuật… thì vốn cũng là một yếu tố quan trọng để khu vực nông nghiệp nông thôn có thể chuyển đổi thành cơ chế hàng hóa thị trường, phát huy được lợi thế của mình. Thế nhưng nguồn vốn đầu tư cho khu vực này lại chưa tương xứng với khả năng của nó, tỷ trọng vốn đưa vào khu vực này có khi còn giảm tương đối so với các khu vực khác. Vậy làm thế nào để khu vực kinh tế nông thôn có đủ sức mạnh để chống đỡ các rủi ro bên ngoài, và phát huy đươc thực lực của mình với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó nhóm đã chọn đề tài “ Phát triển thị trường tín dụng nông thôn, vai trò và gợi ý chính sách” qua đó cho thấy được sự quạn trong của vốn tới sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn và bức tranh thị trường vốn khu vực này. NỘI DUNG CHÍNH CƠ SỞ LÝ THUYẾT Lý thuyết ảnh hưởng của vốn sản xuất với tăng trưởng kinh tế 1.1. Mô hình Harrod-Domar (1940) a. Luận điểm cơ bản Harrod-Domar tranh luận rằng: nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuât tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia. Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kỳ đơn vị kinh tế nào hoặc toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K), (K: quy mô vốn sản xuất hoặc vốn dự trữ hoặc lượng tư bản). Sự thay đổi của quy mô vốn sản xuất (∆K) sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia hoặc đầu ra (∆Y). Mối quan hệ tỉ lệ giữa sự thay đổi vốn và đầu ra được gọi là ICOR ( ICOR= (∆K/∆Y)) Có được vốn sản xuất tăng thêm là do thực hiện các hoạt động đầu tư. Nói cách khác đầu tư chính là cơ sở để gia tăng vốn sản xuất. Vốn đầu tư quốc gia có nguồn gốc từ tiết kiệm. Tiết kiệm là phần dành lại từ đầu ra hoặc tổng sản lượng quốc gia. Như vậy, tăng trưởng GDP có quan hệ thuận với tỉ lệ tiết kiệm và quan hệ nghịch với ICOR. b. Ứng dụng trong hoach định chính sách Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cần tăng tiết kiệm để gia tăng đầu tư. Nhưng nếu GDP/người thấp thì khó mà nâng cao tỉ lệ tiết kiệm. Đây là trở ngại của nhiều quốc gia có thu nhập thấp. Hướng khắc phục chính là thu hút thêm nguồn đầu tư nước ngoài. Công thức tăng trưởng cho thấy để đẩy nhanh tăng trưởng cần giảm hệ số ICOR, nhưng việc này thường khó khăn cho các nước đang phát triển vì xu hướng ICOR ngày càng tăng theo giai đoạn phát triển kinh tế ngày càng cao. Lý do ICOR ngày càng tăng là năng suất biên của vốn sản xuất giảm dần. Mô hình Harrod-Domar cũng ứng dụng vào trong khu vực nông nghiệp, tăng trưởng nông nghiệp phụ thuộc vào vốn đầu tư hàng năm tăng thêm cho khu vực nông nghiệp. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cho nông nghiệp cần quan tâm đến tăng đầu tư hơn nữa. 1.2 David Ricardo (1772-1823) và Lewis (1955) Lợi nhuận của nhà sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư vào sản xuât, mở rộng quy mô vốn sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó chính sách khuyến khích người sản xuất mở rộng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết nhằm đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp. 1.3 Park S.S (1992) Đối với một quốc gia, tổng số vốn vật chất tích lũy qua thời gian, được gọi là tài sản quốc gia (TSQG). TSQG bao gồm: công xưởng, nhà máy (1); trụ sở cơ quan của các đơn vị sản xuất- kinh doanh (2); máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (3); Cơ sở hạ tầng (4); tồn kho của tất cả hang hóa (5); các công trinhg công cộng (6); các công trình kiến trúc quốc gia (7); nhà ở (8); các căn cứ quân sự và phương tiện quốc phòng (9). TSQG được chia thành 2 nhóm: bộ phận của TSQG được dùng trực tiếp trong sản xuất, được gọi là TSQG sản xuất, bao gồm từ loại (1)-(5). Bộ phận sản TSQG không dùng trực tiếp vào quá trình sản xuất, được gọi là TSQG phi sản xuất, bao gồm( 6)-(9). Như vậy, vốn sản xuất là một bộ phận của TSQG. Theo Park, quy mô vốn sản xuất quyết định quy mô sản lượng quốc gia. Đầu tư vào mở rộng vốn sản xuất chính là mở rộng quy mô GDP của nền kinh tế và như vậy thực hiện được tăng trưởng kinh tế. Trong khu vực nông nghiệp cũng tương tự, quy mô vốn sản xuất nông nghiệp quyết định quy mô sản lượng nông nghiệp (giả định các yếu tố khác không đổi). 2. Vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế Tín dụng đóng vai trò là công cụ tài trợ đáp ứng các nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh : Tín dụng góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể tạo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn khi doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn. Tín dụng là một trong những công cụ đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, để phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của danh nghiệp mà không cần bỏ thờí gian trông chờ vào nguồn vốn tích lũy hoặc vốn tự có. Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả : Thông qua các chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế, thì lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội được tận dụng và xác định làm giảm khối lượng tiền, giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần ổn định tiền tệ. Thông qua vốn tín dụng, doanh nghiệp có thể đạy được các mục tiêu sản xuất kinh doanh, làm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, nhờ vậy mà tín dụng góp phần ổn định giá cả thị trường. Tín dụng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển : Thông qua hoạt động tín dụng cho ra đời các loại chứng từ có giá như kỳ phiếu thương mại, trái phiếu, công trái… làm đa dạng sản phẩm cho thị trường tài chính và việc mua bán các loại chứng từ này làm tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính, làm cho thị trường tài chính ngay càng sôi động và hấp dẫn hơn. Mặc khác, lãi suất trên thị trường sẽ điều tiết hoạt động trên thị trường. Do vậy, các nhà đầu tư và lĩnh vực đầu tư có lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi, ngược lại người cần vốn có thể lựa chọn nguồn vốn với chi phí thấp nhất có thể. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội : Khi tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sẽ làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc doanh làm đời sống của người dân được nâng cao. Bên cạnh đó, vốn tín dụng cung ứng đã tạo khả năng cho việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất đai…nên có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để giải quyết công ăn việc làm. Hoạt động tín dụng còn cung ứng vốn cho đại bộ phận dân cư để đáp ứng nhu cầu trong sinh hoat cuộc sống. Ngoài ra, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giao lưu quốc tế. 3. Các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng 3.1 Các lý thuyết về lãi suất Quan điểm của McKinnon và Shaw (1973) : Sự suy thoái tài chính là kết quả của việc áp dụng lãi suất thực âm vì ảnh hưởng của sự mất cân bằng cung cầu tín dụng. Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Ohio (Adams 1973, Gonzales – Vega 1982, Von Pichke 1978), cho rằng : (1) Lãi suất thực thấp không phải là cách hiệu quả của việc phân phối lại thu nhập cho nông dân nghèo ở vùng nông thôn. Lý do : Không huy động được tiết kiệm dẫn đến suy thoái nguồn vốn cho vay. Sự khống chế của chính sách lãi trần dẫn đến hạn chế khả năng sinh lời của các định chế. Hệ quả : Phân bổ lượng tiền cho vay theo đối tượng chọn lọc. Nhằm giảm thiểu chi phí thu nhập thông tin đối với khách hàng nên các định chế tín dụng sẽ phải lựa chọn khách hàng vừa đảm bảo ít rủi ro và quy mô lượng tiền vay lớn. Hệ quả nông dân nghèo, sản xuất nhỏ bị loại ra và người hưởng lợi là nông dân giàu. (2) Sự ngộ nhận của việc ứng dụngquan điểm Keyn “ Lãi suất thấp la cần thiết để khuyến khích đầu tư vào sản xuất ’’. Trong thời kỳ những năm 30 ở Mỹ lãi suất thực rất cao, nên việc giảm lãi suất là cần dể khuyến khích mở rộng đầu tư. Nhưng hiện nay đối với các nước đang phát triển lạm phát rất cao nhưng áp dụng lãi suất danh nghĩa thấp rồi lãi suất thực âm không có nghĩa là khuyến khích đầu tư. Do đó, ngộ nhận ở chỗ: giảm lãi suất không có nghĩa là lãi suất thực âm. (3) Lãi suất thực âm sẽ khuyến khích sự dịch chuyển chi phí giao dịch từ các định chế tín dụng nông thôn đến người mượn và ảnh hưởng đến phong cách phục vụ của các định chế. Khi biết lãi suất thấp, âm trogn dạng thực, người nông dân sẽ tìm nguồn cho vay này. Do nguồn cho vay này khan hiếm và phân bố có chọn lọc nên họ sẽ sẵn sàng sử dụng chi phí tiêu cực và sẵn sàng chịu thêm các chi phí bao gồm hồ sơ giấy tờ, chi phí đi lại, chi phí cơ hội về thời gian phải làm thủ tục. Như vậy chi phí vay tiền không có nghĩa là trả lãi suất. Những điều đó đã dẫn đến tình trạng quan liêu và lạm dụng nguồn lực hạn chế này cho lợi ích cá nhân của cán bộ tín dụng. Siebel (1992): Lãi suất được xem là đòn bẩy của việc huy động nguồn lực trong nước và cải cách tài chính. Nó được xem như đòn bẩy khi đáp ứng ba điều kiện : Lãi suất phải dương trong dạng thực. Cấu trúc lãi không bị đảo ngược. Không có sự khác nhau về lãi suất. Quan điểm của Yaron (1994), Hulme và Mosley (1996): chính sách tài chính quan trọng nhất của các ĐCTDNT là phải quan tâm đến quan hệ lãi suất thực – danh nghĩa đối với cho vay, và đã tìm thấy bằng chứng rằng tất cả các ĐCTDNT nổi tiếng về hoạt động thành công đều được áp dụng lãi suất thực dương đối với cho vay. 3.2 Các lý thuyết về huy động tiết kiệm Quan điểm Adams (1973) : sự thất bại trong hoạt động tín dụng của các ĐCTDNT thuộc khu vực chính thức trong các nước đang pháp triển là quá trình nhấn mạnh vào cho vay với lãi suất thấp trong khi bỏ qua việc huy động tiết kiệm ở nông thôn. Quan điểm Von Pischke (1978) : Nông dân không gửi tiết kiệm vì thiếu dịch vụ huy động tiết kiệm tiện lợi ở nông thôn. Chẳng hạn như quá nhiều thủ tục, giấy tờ, khoảng cách xa, thủ tục rút tiền phức tạp chậm trễ… Nhiều ĐCTDNT có tiến hành nâng cao lãi suất để huy động tiết kiệm nhưng cũng thất bại vì lãi suất danh nghĩa có tăng nhưng lãi suất thực âm. Quan điểm Vogel (1984) : giải thích nguyên nhân của việc xem nhẹ huy động tiết kiệm là do nhận thức sai lầm cho rằng tiết kiệm không thể nào huy động được ở nông thôn vì người nông dân không có thặng dư so với tiêu dùng. Hơn nữa, nhận thức này cho rằng ngay cả lãi suất cao của tiết kiệm cũng không thể thu hút được tiền gửi tiết kiệm của nông dân. 3.3 Các lý thuyết về cấu trúc tổ chức (Organizational Structure) : Quan điểm Desai và Mellor (1993) : Một cấu trúc tổ chúc thích hợp nên tiến hành như sau : Đa dạng hóa loại hình sở hữu đối với hệ thống ĐCTDNT. Hệ thống nên bao gồm các loại hình sở hữu khác gồm ngân hàng nhà nước, ngân hàng tư nhân, hợp tác xã, ngân hàng cổ phần, đươc tiến hành có mục đích : Nhiều cạnh tranh và có lợi cho nông nhân hơn vì một hệ thống duy nhất với một loại hình sở hữu sẽ dẫn tới độc quyền và không có nổ lực đáp ứng yêu cầu khách hàng. Tạo nhiều cơ hội hơn cho nông dân tiếp cận nguồn tín dụng chính thức : Mỗi loại định chế cần thiết lập theo hệ thống hội nhập dọc: cấu trúc tổ chức của hệ thống bao gồm từ trung ương, vùng và cơ sở ở nông thôn. Điều này thực hiện vì các mục đích sau : Có lợi thế về điều hòa vốn cho vay. Thuận tiện trong việc huy động tiết kiệm và cho vay. Lợi thế về quy mô (chi phí giao dịch trên một người mượn thấp, hữu dụng tối đa trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn chất xám cao). Mật độ cao cua các chi nhánh cơ sở của một ĐCTDNT là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả huy động. Mật độ cao sẽ mang lại hiệu quả vì các lý do sau : Phù hợp với tính phân tán của sản xuất nông nghiệp. Cải thiện được khả năng tiếp cận của nông dân đối với các định chế. Nắm được thông tin người mượn, như vậy sẽ thẩm định được khả năng thanh toán của người mượn. Mở rộng được quy mô của người mượn và huy động tiết kiệm nên sẽ có lợi thế trong chi phí giao dịch. Đa dạng hóa chức năng dịch vụ của ĐCTDNT Đa dạng chức năng đem lại hiệu quả hơn là đơn vị chức năng vì : Đáp ứng nhu cầu đa dạng ở nông thôn. Tạo sức cạnh tranh vì sự đa dạng dịch vụ: tiết kiệm, ký gởi, ủy thác, thanh toán trong giao dịch. Giảm bớt rủi ro trong chi phí giao dịch. 3.4 Các lý thuyết về thông tin không hoàn hảo (Problems of imperfect information) : Để giải quyết vấn đề bất cân xứng về thông tin giữa người mượn và người cho vay, các nhà kinh tế học thuộc trường phái thông tin không hoàn hảo (Hoff, Stiglitz, Braverman 1993) đã đưa ra các nguyên lý mà người cho vay có thể ứng dụng nhằm áp lực cũng như kích thích người mượn hoàn trả vốn vay. Kế thừa nguyên lý này, Hulme và Mosley (1996) đã đề nghị một cơ chế hoàn chỉnh mà các định chế tín dụng thuộc khu vực chính thức có thể áp dụng như sau : Phương pháp trực tiếp : Định chế phải mở rộng nguồn lực một cách trực tiếp đối với việc sàng lọc, kích thích và cưỡng chế người mượn nhằm giảm tỉ lệ nợ quá hạn. Có ba cách phổ biến : thu hồi nợ thường xuyên, kích thích trả nợ và khuyến khích tiết kiệm. Thu hồi nợ thường xuyên (intensive loan collection): tổng số nợ được thu hồi lại trong dạng trả nhiều lần và mỗi lần trả trong một khoảng thời gian cụ thể. Kích thích trả lại nợ : Đối với phần nợ quá hạn được tính theo lãi suất phạt và chỉ cho vay tiếp khi trả lại nợ và tạo điều kiện cho định chế theo dõi hành vi năng lực thanh toan của người mượn. Nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ, nhiều định chế áp dụng cơ chế khen thưởng cho cán bộ cơ sở gắn với tỷ lệ nợ quá hạn giảm. (c) Khuyến khích tiết kiệm; Đối với người mượn không có tài sản thế chấp, để giảm rủi ro, các định chế đòi hỏi người mượn phải đóng góp một số tiền vào quỹ tiết kiệm bắt buộc, và được hưởng lãi suất tiết kiệm. Vì có tài khoản tiết kiệm tại định chế, người mượn sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc trả nợ. Phương pháp gián tiếp : Tạo ra sức ép và kích thích người mượn trả lại nợ bởi chính họ. Phương pháp này sử dụng cách thức cho vay theo nhóm, nếu một thành viên của nhóm không trả nợ thì các thành viên khác sẽ bị ảnh hưởng . Cách thức này tạo sức ép trong nhóm, các thành viên phải có trách nhiệm trả nợ đứng hạn. Để đảm bảo ảnh hưởng tích cực của sức ép nhóm, Stiglitz (1996) đề nghị như sau: Công cụ kích thích hiệu quả là mỗi thành viên có thể mượn tiền trong tương lai tùy thuộc vào việc thanh toán nợ của tất cả các thành viên trong nhóm ở hiện tại. Quy mô của nhóm nên nhỏ, trong một nhóm nhỏ sức ép của nhóm sẽ có ý nghĩa, trong khi nếu nhóm quá lớn sức ép của nhóm sẽ giảm đi. Nhóm nên hình thành bởi các thành viên có cùng đặc điểm rủi ro, vì nếu một thành viên có rủi ro lớn hơn thì anh ta sẽ được bao cấp bởi những thành viên khác. 3.5 Các lý thuyết về yếu tố ngoại sinh (Externalities) : Theo quan điểm của Greenwald Hoff và Stiglitzss (1986) : Trong bối cảnh thị trường tín dụng nông thôn, yếu tố ngoại sinh chính là sự giảm chi phí về cưỡng chế và thông tin có thể thực hiện được thông qua sự phát triển của các thị trường khác. Yếu tố ngoại sinh bao gồm quyền sở hữu đất nông nghiệp, môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng nông thôn. Việc hoàn thiện quyền sở hữu làm cho đất nông nghiệp có giá trị như tài sản thế chấp và như vậy các định chế có thể mở rộng cung tín dụng. Môi trường pháp lý có hiệu lực sẽ giúp cho các định chế giảm bớt chi phí cưỡng chế. Nếu cơ sở hạ tầng tốt sẽ làm thu nhập người nông dân ổn định, thông tin giữa người mượn và người cho vay sẽ gần hơn, như vậy sẽ giúp cho các ĐCTDNT giảm chi phí sàn lọc và rủi ro trong hoạt động cho vay. 3.6 Các lý thuyết về yếu tố khác (Other Factors) : Quan điểm của nhà kinh tế học Lee (1983), Sandaratne và Senanayake (1989), Seibel (1992) nhấn mạnh rằng những yếu tố khác như sự chậm trễ thường xuyên, quá trình thủ tục giấy tờ, khảng cách xa không thuận tiện, thiếu sự linh hoạt cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ĐCTDNT. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG HIỆN NAY. Nhu cầu tín dụng khu vực nông thôn Thực trạng về tổng quan vốn cho nông nghiệp – nông thôn Trong tổng số 86 triệu người dân VN (2009) thì vẫn có tới 60,6 triệu người sống ở khu vực nông thôn, chiếm 70,4% tổng dân số. Trong tổng diện tích cả nước 331.051 km2 thì đất nông nghiệp là 251.273 km2 (chiếm tới 75,9%). Rõ ràng, mặc dù sở hữu một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất là đất đai và người lao động song đóng góp của khu vực nông nghiệp nông thôn vào tăng trưởng kinh tế vẫn chưa tương xứng với tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản trong GDP giảm từ trên 40%GDP trước khi đổi mới xuống dao động quanh mức 20%GDP trong những năm gần đây. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân, song cơ bản là do khu vực nông nghiệp nông thôn chưa được đầu tư tương xứng trong khi chuyển dịch cơ cấu lao động không theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ vốn đầu tư hàng năm cho nông nghiệp chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội nên mặc dù tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng liên tục trên 40% GDP những năm gần đây song phần vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu và lại càng giãn rộng nếu so sánh với phần vốn đầu tư dành cho khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Trên thực tế, mới chỉ có ngân hàng Agribank có dư nợ tín dụng lớn đối với lĩnh vực nông nghiệp. Một số ngân hàng khác cho vay nông nghiệp nhưng dưới dạng hỗ trợ xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu… còn vốn trực tiếp đến nông dân rất hạn chế. Mặc dù hệ thống ngân hàng (NH) đã về các vùng quê, nhưng không phải người dân nào cũng hiểu về tín dụng NH. Thêm vào đó, những điều khoản chặt chẽ của NH trong việc cho vay vốn cũng khiến nhiều người khó tiếp cận, nhất là nông dân. Thực trạng này đẩy nhiều nông dân phải vay vốn từ tín dụng "đen"…. Vốn ODA đầu tư vào nông thôn chưa tương xứng. Ngay cả vốn ODA dùng để phát triển cơ sở hạ tầng thì nhu cầu vốn ODA dành cho giao thông đã lên đến 237.552 tỉ đồng, chiếm hơn 59% tổng nhu cầu. Trong đó, phần lớn là dành cho các tuyến quốc lộ, đường sắt đô thị, đường cao tốc… và chỉ có 1.890 tỉ đồng thực sự dành cho giao thông nông thôn, nhưng phân bổ cho cả… 33 tỉnh. Còn lĩnh vực công nghiệp, vốn ODA dự kiến dành khoảng 75.729 tỉ đồng, cao hơn hẳn so với con số dự kiến dành cho nông, lâm nghiệp và thủy sản, chỉ vào khoảng 38.166 tỉ đồng. Đó là lý do mà không có gì bất ngờ, khi tổng số vốn còn lại dành cho giáo dục, y tế, cấp nước... những thứ mà người nghèo và nhiều nông dân đang khao khát, quá ít. Y tế cũng chỉ được dành 3.083 tỉ đồng, chỉ đứng trên số vốn ODA khoảng 1.000 tỉ đồng dự định phân bổ cho lĩnh vực văn hóa. Nhu cầu về tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn. Người nông dân Khu vực nông nghiệp nông thôn đang có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và vốn đầu tư cho tiêu dùng của hàng chục triệu hộ gia đình nông dân. Người nông dân có nhu cầu lớn về vốn, trong đó có vốn tín dụng để mua sắm những tư liệu sản xuất quan trọng như máy móc thiết bị nông nghiệp phục vụ tưới tiêu, làm đất, chăm sóc cây trồng vật nuôi, thu hoạch, bảo quản, chế biến,... như phương tiện vận tải (ôtô, máy kéo, máy cày, xe thô sơ, tàu thuyền,... như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi,... như điện, xăng dầu,... Bên cạnh đó, nông dân còn có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư nói chung, vay vốn tín dụng nói riêng nhằm cung ứng các tư liệu tiêu dùng như lương thực thực phẩm, hàng công nghiệp (may mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân và gia đình,...), vật liệu xây dựng, nội thất, phương tiện đi lại (xe đạp, xe máy, thuyền, xuồng,...) cũng như thụ hưởng các loại hình dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp (thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, khoa học kỹ thuật,...), dịch vụ môi trường, dịch vụ tiêu dùng cá nhân - hộ gia đình, dịch vụ v
Tài liệu liên quan