Đề tài Phát triển thịtrường trái phiếu Việt Nam

Trong những năm vừa qua, nền kinh tếViệt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độcao, trung bình từ7 – 7,5%/năm. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển. Chính vì vậy đểdáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tếtrong thời gian đến, mục tiêu đầu tưcần chiếm đến trên 30%/GDP mỗi năm. Để đáp ứng yêu cầu này cần huy động tổng hòa nhiều nguồn vốn tài trợ. Một trong những nguồn tài trợchính là việc phát triển thịtrường trái phiếu trong tổng thểsựphát triển thịtrường vốn. Hơn lúc nào hết, trước thực trạng bội chi ngân sách liên tục diễn ra trong thời gian qua cũng nhưtrong những năm đến thì kênh huy động vốn bù đắp cho sựthâm hụt này chính là việc phát hành trái phiếu chính phủ. Trong sựphát triển nền kinh tế, nhu cầu vốn đặt ra cho Chính phủmột sựquan tâm đặc biệt đểphát triển. Phát triển thịtrường vốn Việt Nam, trong đó thịtrường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo, đây là kênh dẫn vốn nhanh đểphát triển nền kinh tế đất nước. Tính đến nay, thịtrường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được gần tám năm, đã có những bước phát triển cảvềquy mô và chất lượng hàng hóa, tiến tới phù hợp với cơchếthịtrường và thông lệquốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động mua bán giao dịch cổphiếu sôi động thì thịtrường trái phiếu vẫn chưa thật sựthu hút được các nhà đầu tưquan tâm nhất là các nhà đầu tưcó tổchức. Hiện nay dù thị trường trái phiếu được chuyên biệt hóa trên sàn HNX nhưng quy mô và mức độ giao dịch của thịtrường này vẫn còn quá nhỏvà yếu. So với thịtrường cổphiếu đã có những phát triển vượt bậc thì thịtrường trái phiếu vẫn còn đang bỏngỏ. Phát triển thịtrường trái phiếu Việt Nam trởthành kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả, giải quyết các nhu cầu vốn cho các dựán đầu tưvà bù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụcho quá trình sản xuất và tái sản xuất mởrộng của các doanh nghiệp cũng nhưtạo thêm hàng hoá cho thị trường và nhà đầu tư. Muốn vậy, cần phải phân tích tìm hiểu nguyên nhân thực trạng của hoạt động thịtrường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua đểcó thể đưa ra các giải pháp trọg tâm và mang tính đột phá cho sựphát triển này. Chính vì vậy, tác giả đã nghiên cứu đềtài: “PHÁT TRIỂN THỊTRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM”

pdf96 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thịtrường trái phiếu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ]]]]] ^^^^^ NGUYỄN VIỆT TRUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009 - 2 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ]]]]] ^^^^^ NGUYỄN VIỆT TRUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM Chuyên Ngành: Kinh tế tài chính - Ngân Hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009 - 3 - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM” là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Dương Thị Bình Minh. Tác giả luận văn Nguyễn Việt Trung - 4 - DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DNNN Doanh nghiệp Nhà nước ĐMTN Định mức tín nhiệm KBNN Kho bạc Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTƯ Ngân hàng Trung ương NSNN Ngân sách Nhà nước OTC Thị trường chứng khoán phi tập trung Hose Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh TPCP Trái phiếu chính phủ TPCQĐP Trái phiếu chính quyền địa phương TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước - 5 - DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lạm phát, cung tiền và GDP (%) Bảng 2.2: Kết quả đấu thầu qua TTGDCK TP.HCM 2000 – 2004 Bảng 2.3: Kết quả đấu thầu qua TTGDCK Hà Nội 2005 – 2007(Đvt: tỷ đồng) Bảng 2.4: Kết quả phát hành trái phiếu chính phủ qua bảo lãnh từ 2000-2006 Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn qua thị trường trái phiếu Chính Phủ Bảng 2.6: Tình hình phát hành trái phiếu đô thị TP.HCM 2003-2007 (Đvt: tỷ đồng) Bảng 2.7: Kết quả phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng 2000 - 2004 Bảng 2.8: Một số đợt phát hành trái phiếu năm 2007 Bảng 2.9: Kết quả niêm yết trái phiếu thời kỳ 2000 - 2004 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô hình các chủ thể trên thị trường trái phiếu Hình 1.2: Thị trường trái phiếu Malaysia Hình 1.3: Thị trường TPCP Singapore (tỷ S$) Hình 2.1: Biểu đồ lạm phát Việt Nam (1/2006-11/2008) Hình 2.2: Đường cong lãi suất chuẩn của thị trường trái phiếu nội tệ Việt Nam: Hình 2.3: Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm. Hình 2.4: Quy mô trái phiếu nội tệ so với GDP (%) Hình 2.5: Quy mô và cơ cấu các kỳ hạn trái phiếu nột tệ chính phủ Việt Nam Hình 2.6: Giá trị giao dịch TPCP/Giá trị niêm yết ở một số thị trường so với Việt Nam Hình 2.7: Giá trị trái phiếu chính quyền địa phương phát hành từ 2003-2007 Hình 2.8: Tỉ số vòng quay trái phiếu chính phủ - 6 - MỤC LỤC Trang Chương 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1.1. Lý luận cơ bản về trái phiếu............................................................................3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu………………………………………. 3 1.1.2. Phân loại trái phiếu…………………………………………………………. .4 1.1.3. Lãi suất trái phiếu……………………………………………………………..5 1.1.4. Nhược điểm của trái phiếu………………………………………………….. 5 1.2. Thị trường trái phiếu………………………………………………………. 6 1.2.1. Khái niệm và phân loại thị trường trái phiếu………………………………... 6 1.2.2. Các phương thức phát hành trái phiếu vào thị trường………………………..7 1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường trái phiếu……………………………………7 1.2.4. Các tiêu chí phát triển thị trường trái phiếu bền vững………………………12 1.3. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển kinh tế…………..13 1.3.1. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế……..13 1.3.2. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp……..15 1.3.3. Vai trò của thị trường trái phiếu đối với các chủ thể đầu tư……………...…17 1.4. Khái quát thị trường trái phiếu ở các nước……………………………….17 1.4.1. Quy mô giao dịch thị trường trái phiếu Châu Á…………………………….17 1.4.2. Quy mô giao dịch và kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Malaysia…20 1.4.3. Quy mô giao dịch và kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu Singapore…23 1.4.4. Bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường trái phiếu các nước Châu Á…26 Kết luận chương I…………………………………………………………………28 Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 2.1. Khái quát thực trạng kinh tế Việt Nam…………………………………. 29 2.1.1. Thực trạng kinh tế vĩ mô…………………………………………………….29 2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp……………………31 2.2. Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam…………………32 - 7 - 2.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam…………..32 2.2.2. Thực trạng vận hành thị trường TPCP Việt Nam...........................................33 2.2.2.1. Thực trạng các phương thức phát hành trái phiếu chính phủ...................35 2.2.2.2. Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương............................................41 2.2.3. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp................................................................44 2.2.3.1. Thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp...........................................44 2.2.3.2. Hoạt động niêm yết và giao dịch của trái phiếu doanh nghiệp................51 2.2.3.3.Những ưu điểm của của kênh huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu đối với doanh nghiệp………………………………………………………………54. 2.2.3.4. Những tồn tại của thị trường trái phiếu doanh nghiệp .............................56 2.3. Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Việt Nam.....................................57 2.3.1. Ưu điểm...........................................................................................................57 2.3.2. Tồn tại.............................................................................................................58 Kết luận chương II..................................................................................................62 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020.........................................................................................................63 3.1.1. Quan điểm phát triển.......................................................................................64 3.1.2. Định hướng phát triển.....................................................................................64 3.2. Các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam............................65 3.2.1.Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu.................................65 3.2.2. Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ.......................................................67 3.2.2.1.Đối với trái phiếu Chính phủ........................................................................67 3.2.2.2.Đối với trái phiếu chính quyền địa phương.................................................69 3.2.3. Đa dạng hóa các loại trái phiếu doanh nghiệp..............................................70 3.2.4. Các giải pháp mang tính kỹ thuật của thị trường...........................................72 3.2.4.1. Xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn………………………………….72 - 8 - 3.2.4.2. Khuyến khích sự phát triển hệ thống định mức xếp hạng tín nhiệm chuyên nghiệp………………………………………………………………………………….75 3.2.4.3. Phát triển hệ thống giao dịch trái phiếu chuyên biệt………………………79 3.2.4.4. Chuẩn hóa hệ thống thông tin công bố, đơn giản hóa các thủ tục phát hành trái phiếu………………………………………………………………………………81 3.2.4.5. Đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu………………………………82 3.2.4.6. Nâng cao nhận thức về chứng khoán nói chung và trái phiếu nói riêng cho các doanh nghiệp và công chúng đầu tư………………………………………………..82 Kết luận chương III………………………………………………………………83 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..84 TÀI LIỆU THAN KHẢO………………………………………………………...85 PHỤ LỤC .................................................................................................................... - 9 - PHẦN MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình từ 7 – 7,5%/năm. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển. Chính vì vậy để dáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian đến, mục tiêu đầu tư cần chiếm đến trên 30%/GDP mỗi năm. Để đáp ứng yêu cầu này cần huy động tổng hòa nhiều nguồn vốn tài trợ. Một trong những nguồn tài trợ chính là việc phát triển thị trường trái phiếu trong tổng thể sự phát triển thị trường vốn. Hơn lúc nào hết, trước thực trạng bội chi ngân sách liên tục diễn ra trong thời gian qua cũng như trong những năm đến thì kênh huy động vốn bù đắp cho sự thâm hụt này chính là việc phát hành trái phiếu chính phủ. Trong sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu vốn đặt ra cho Chính phủ một sự quan tâm đặc biệt để phát triển. Phát triển thị trường vốn Việt Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo, đây là kênh dẫn vốn nhanh để phát triển nền kinh tế đất nước. Tính đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã hoạt động được gần tám năm, đã có những bước phát triển cả về quy mô và chất lượng hàng hóa, tiến tới phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh các hoạt động mua bán giao dịch cổ phiếu sôi động thì thị trường trái phiếu vẫn chưa thật sự thu hút được các nhà đầu tư quan tâm nhất là các nhà đầu tư có tổ chức. Hiện nay dù thị trường trái phiếu được chuyên biệt hóa trên sàn HNX nhưng quy mô và mức độ giao dịch của thị trường này vẫn còn quá nhỏ và yếu. So với thị trường cổ phiếu đã có những phát triển vượt bậc thì thị trường trái phiếu vẫn còn đang bỏ ngỏ. Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam trở thành kênh huy động vốn nhanh và hiệu quả, giải quyết các nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thâm hụt ngân sách của Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp cũng như tạo thêm hàng hoá cho thị trường và nhà đầu tư. Muốn vậy, cần phải phân tích tìm hiểu nguyên nhân thực trạng của hoạt động thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua để có thể đưa ra các giải pháp trọg tâm và mang tính đột phá cho sự phát triển này. Chính vì vậy, tác giả đã nghiên cứu đề tài: “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM” - 10 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phân tích thực trạng vận hành thị trường trái phiếu Việt Nam trong thời gian qua để đánh giá nguồn hàng hóa trên thị trường có đa dạng để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường không. Mặc khác qua quá trình phân tích những nguyên nhân từ thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam đề tài muốn giải quyết các tồn tại này để đưa thị trường phát triển ngang tầm với các thị trường các nước trong khu vực. Những giải pháp được đưa ra đều dựa trên quá trình phân tích những tồn tại của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu thị trường trái phiếu trên lãnh thổ Việt Nam và mô hình vận hành thị trường trái phiếu ở một số nước trên thế giới để có bài học cho các giải pháp được đưa ra. Thị trường trái phiếu trong phạm vi nghiên cứu của luận văn là thị trường trái phiếu trung và dài hạn của nhà nước và doanh nghiệp cho đầu tư phát triển. Luận văn nghiên cứu hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam từ năm 2001 đến 2008. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài đã tổng hợp tương đối hệ thống và đầy đủ số liệu hoạt động của thị trường trái phiếu ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2008. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã vận dụng lý thuyết các môn học về Thị trường tài chính làm nền tảng lý luận; bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương pháp tổng hợp, phân tích để đánh giá về tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu Việt Nam; vận dụng kinh nghiệm của các nước trên cơ sở phát triển thị trường trái phiếu làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp, nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về thị trường trái phiếu Chương II: Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam. Chương III: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam. - 11 - Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁI PHIẾU 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu Có rất nhiều khái niệm khác nhau về trái phiếu từ các nhà kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tựu trung lại khái niệm về trái phiếu thường được đề cập đến như là sự thể hiện cam kết của người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác định vào ngày xác định trong tương lai với một mức lãi suất nào đó, các trái phiếu thường có mệnh giá, ngày đáo hạn và lãi suất. Khi thực hiện việc mua trái phiếu, người mua trái phiếu được xem như đã cho tổ chức phát hành vay một khoản tiền và trái phiếu là bằng chứng thể hiện liên hệ giữa người cho vay (người mua trái phiếu) và người đi vay (tổ chức phát hành trái phiếu), và nó được xem là một loại chứng khoán nợ. Thông thường, thời gian phát hành trái phiếu tối thiểu là một năm. Các loại chứng khoán nợ khác với thời hạn thanh toán dưới một năm gọi là tín phiếu. • Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính: - Mệnh giá: Khác với cổ phần, mệnh giá trái phiếu là yếu tố được xác lập rất rõ ràng, vì đây là cơ sở đặt nền móng cho các quan hệ nghĩa vụ suốt chiều dài tồn tại của trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu thường được định chuẩn ở các số chẵn, tùy theo giá trị đồng bạc ở mỗi nước, đồng thời cũng là để giúp cho việc giao dịch thuận tiện. Mỗi thị trường sẽ có những mệnh giá được chuộng nhất và được khuyến khích sử dụng. - Lãi suất: Đây là thành tố xác định quyền lợi về thu nhập định kỳ, phần cứng cho người sở hữu trái phiếu – chủ nợ. Nó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành cam kết thanh toán cho các trái chủ khi đến hạn. - Thời hạn: Với tất cả các loại trái phiếu bình thường, việc hoàn trả lại tiền gốc sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn (maturity). Ngày đáo hạn là cơ sở quan trọng để xác định các kỳ trả lãi. - 12 - 1.1.2. Phân loại trái phiếu Việc phân loại trái phiếu tùy thuộc vào cách tiếp cận khác nhau. Điển hình: • Theo chủ thể phát hành: - Trái phiếu chính phủ Là loại chứng khoán do Bộ Tài chính phát hành nhằm mục đích sử dụng để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển và được Chính phủ đảm bảo, có mệnh giá, có kỳ hạn có lãi, xác nhận nghĩa vụ của chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu. - Trái phiếu chính quyền địa phương: Là loại giấy tờ ghi nợ do địa phương phát hành nhằm huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện, hệ thống điện nước và các dự án khác phục vụ cho mục đích công cộng tại địa phương. - Trái phiếu doanh nghiệp: Là một công cụ vay nợ có kỳ hạn, có mệnh giá, có lãi do các doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng qui mô sản xuất và đổi mới thiết bị, công nghệ của doanh nghiệp. Khi mua trái phiếu loại này, nhà đầu tư sẽ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp. • Theo hình thức phát hành: - Trái phiếu được phát hành theo mệnh giá: Là loại trái phiếu mà người sở hữu trái phiếu phải trả cho người phát hành một số tiền bằng đúng mệnh giá trái phiếu để có được trái phiếu đồng thời người sở hữu trái phiếu sẽ nhận được một cam kết chi trả lãi định kỳ và nhận lại số vốn gốc bằng đúng mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn từ người phát hành. - Trái phiếu được phát hành theo hình thức chiết khấu (discount): Là loại trái phiếu không có kỳ lãnh lãi. Nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu này với giá thấp hơn mệnh giá, tiền lãi trái phiếu chính là phần chênh lệch giữa giá mua và mệnh giá. • Theo đối tượng sở hữu: - Trái phiếu ký danh: Là loại trái phiếu có ghi tên cơ quan, đơn vị, cá nhân sở hữu trái phiếu (gọi là người mua trái phiếu) trên chứng chỉ trái phiếu hoặc đăng ký tại cơ quan phát hành trái phiếu. Dạng ghi danh được sử dụng phổ biến hiện nay là hình thức ghi sổ, trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trái phiếu trên máy tính. - 13 - - Trái phiếu vô danh: Là loại trái phiếu không ghi tên người mua trái phiếu trên chứng chỉ trái phiếu hoặc không đăng ký tại cơ quan phát hành trái phiếu. Người cầm giữ trái phiếu chính là người sở hữu trái phiếu. • Theo thời hạn phát hành trái phiếu: thông thường trái phiếu có nhiều kỳ hạn khác nhau và được chia thành trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. 1.1.3. Lãi suất trái phiếu Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau tùy theo việc lựa chọn của chủ thể phát hành. Có thể phát hành theo lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi. Tuy nhiên dù dưới hình thức nào thì lãi suất trái phiếu chịu tác động bởi các yếu tố: - Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. - Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao. - Lạm phát và mức độ trượt giá của nền kinh tế. Lạm phát gây nên sự thay đổi giá trị, sức mua của tiền tệ. Từ đó gây nên những thiệt hại nhất định cho các nhà đầu tư trái phiếu. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ được coi là an toàn nhất (theo nghĩa là không có khả năng không được thanh toán) nhưng vẫn có rủi ro lạm phát. Ngay cả trái phiếu có lãi suất thả nổi vẫn có thể phải gánh chịu rủi ro lạm phát nếu lãi suất không phản ánh hết lạm phát. Lạm phát càng cao thì rủi ro đầu tư trái phiếu càng cao. Trong bối cảnh lạm phát cao để đảm bảo lãi suất thực dương thì lợi suất trái phiếu phải tăng. - Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. 1.1.4. Nhược điểm của trái phiếu : Trái phiếu là một công cụ nợ mà các chủ thể có thể sử dụng nó để huy động vốn trên thị trường tài chính theo nguyên tắc có hoàn trả. Chính đặc điểm này đã cho thấy, chủ thể phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ chi trả trong tương lai về tiền lãi và vốn gốc cho các nhà đầu tư nắm giữ (các trái chủ). Nếu chủ thể phát hành - 14 - không có khả năng hay mất khả năng chi trả trong tương lai sẽ tác động đến khả năng thu hồi vốn đầu tư của các trái chủ. Niềm tin của các trái chủ vào hệ thống tài chính sẽ giảm đi nhất là trong trường hợp chủ nợ là chính phủ. Việc phát hành nợ có thể được dựa trên niềm tin (không cần tài sản đảm bảo) hay thậm chí có tài sản đảm bảo nhằm mục đích huy động vốn để thực hiện đầu tư phát triển. Chính phủ phát hành nợ để bù đắp bội chi ngân sách, nhằm thực hiện những dự án đầu tư phát triển nền kinh tế hay thậm chí là an sinh xã hội. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng để huy động vốn đáp ứng những nhu cầu đầu tư phát triển. Mỗi chủ thể phát hành đề có những mục đích sử dụng vốn khác nhau. Nếu việc sử dụng vốn huy động từ trái phiếu này không sử dụng có hiệu quả thì đều đe dọa đến khả năng trả nợ của chủ thể phát hành. Các trái chủ sẽ gặp rủi ro trong việc thu hồi vốn. Tuy nhiên, nếu các dự án đầu tư có hiệu quả thì việc sử dụng nợ sẽ khuếch đại lợi ích cho các chủ thể phát hành. Doanh nghiệp thì gia tăng lợi nhuận, chính phủ thì gia tăng nguồn thu trong tương lai cho ngân sách. Chính vì vậy, việc phát hành trái phiếu cần có những điều kiện nhất định, cần
Tài liệu liên quan